… – Thôi, hai người cứ về đi, tối tôi sẽ dắt thằng Thìn sang bên đấy nói rõ ràng cho cái Liễu hiểu . Dù gì thìn nó còn trường lớp, nó không thể bỏ bê cả đám trẻ chỉ vì con gái ông bà được.
Hai ông bà Tuất nghe ông Tế nói thì thấm thía gật đầu, nhưng giờ thấm thì cũng đã muộn mất rồi, sự mất dạy này của con gái có lẽ không bao giờ có ai sửa chữa nổi. Nghĩ cũng buồn cười nhỉ, thân làm thầy u chẳng dậy nổi thì thôi, phó thác gì cho người ngoài, thầy cũng chỉ là thầy , nào có phải người suốt ngày kèm cặp được đâu.
Cuộc nói chuyện không đi đến đâu, ông bà Tuất ra về. Những lời ông Tế nói cứ văng vẳng tromg đầu khiến ông Tuất day dứt. Con cái hư thế này… lỗi do ai?
Về đến nhà, Liễu đã đứng ngoài sân chờ từ bao giờ, thấy hai người về nhễ nhại mồ hôi, ả chạy đến, nhưng câu đầu tiên ả không hỏi rằng thầy u đi có mệt không ? Mà đã hỏi thẳng vào vấn đề:
– Sao rồi! Có gặp được Thìn không? Nhà bên ấy nói thế nào.
Ông Tuất nhìn con, những lời nói của ông Tế lại trỗi dậy mạnh mẽ, sát vào lòng ômg khiến ông đau xót, bất lực ,ông hỏi con:
– Chuyện lấy chồng nó quan trọng hơn thầy u ư? Chị đòi lấy người ta, chỉ quan tâm đến nhà người ta. Còn thầy u chị , chị không hỏi xem có mệt hay là không à? Chồng chị, quan trọng hơn thầy u phải không nào?
Lời ông Tuất trách móc rưng rưng lệ, ông chỉ phản ứng yếu đuối có thế ,bởi ông biết đứa con gái này nào có biết thương thầy u bao giờ. Bởi nó mà biết thương ai, thì tính tìmh nó không ngang ngược đến mức này.
– Ôi dào, thầy văn vở cái gì thế? Được hay là không còn biết đường.
Liễu không quan tâm khuôn mặt khắc khổ của thầy, ả gắt lên lần nữa. Phải rồi, bổn phận của thầy u là phải làm vừa lòmg nó kia mà. Nó không hỏi thế thì hỏi thế nào , đã bao giờ nó biết nhẹ nhàng với người thân sinh ra nó đâu mà bận.
– Người ta nói tối nay sẽ đến đây…
Ông Tuất mệt nhọc cởi cái áo khoác ngoài ra rồi đi thẳng vào trong, bà nhà cũng không nói gì đi theo chồng , để mặc đứa con gái gào rú lên như con đĩ thầy vì vui sướng, nghĩ người ta đến nhà bàn chuyện cưói xin.
Vào đến nhà ông Tuất nằm vật ra giường, vắt tay lên trán suy nghĩ, nhà thì cũng có con cái như người ta, nhưng con người ta hiểu chuyện, mà con mình khômg biết gì, còn bố láo nữa. Sau này ông bà sẽ thế nào, liệu đến lúc nhà, có được con bưng cho bát cháo trắng. Với cái thói hách dịch thế kia, e là khó .
Tối, ômg Tế cùng Thìn sang nhà, Liễu sửa soạn quần áo ngồi bên cạnh thầy u chờ khách. Khi hai cha con chuẩn bị đến hè, vẫn nghe vang vang tiếng con gái chửi thầy u như hát. Khẽ thở dài, ông Tế sẵng giọng ho đánh tiếng,ông không muốn nói nhiều về chuyện dạy con ngoan con hư ,hay đến với tư cách là thầy giáo nữa,mà ông đến đây, với tư cách là cha đẻ của amh thìn đến để từ chối hôn ước.
Vào đến nhà, hai bên gia đình ngồi đối diện nhau trên phản ,cái Liễu e thẹn ngồi đằng sau lưng thầy u,trông bộ dạng lấm lét e thẹn, chốc chốc lại nhìn trộm Thìn như muốn ăn tươi nuốt sống khiến Thìn cũng rợn cả sống lưng. Rót được chén trà mời khách, ông Tế nói ngay:
– Như tôi nói từ lúc sớm rồi đấy, cha con tôi sang đây cũng chỉ muốn nói rõ ngọn ngành, rằng thằng Thìn nhà tôi nó không có ý định lấy vợ ở cái tuổi vắt mũi chưa sạch, chưa đủ chín chắn này. Mong cô Liễu tìm người khác cho xứng đáng.
Sau câu nói thưa gửi lịch thiệp của ông Tế, Liễu tắt ngúm nụ cười, nó không còn giữ ý nữa mà hằm hằm đứng phắt dậy:
– Sao lại thế được ạ? Sao lại là vắt mũi chưa sạch, vậy bác nghĩ xem tuổi nào mới là vắt mũi sạch nào?
Liễu không phục liền quay ra cãi lí, ông Tế vẫn nhẹ nhàng ,ông nói:
– Vắt mũi sạch là khi biết thương thầy u, biết dậy từ sớm để nấu cơm, biết thức đến nửa đêm để dọn dẹp nhà cửa, biết lắng nghe, biết đồng cảm với người, biết đi làm có tiền để chắt chiu tích cóp, biết nói những lời hay ý đẹp biết thưa gửi, từ chối khéo léo, biết thương xót cảnh người khổ cực hơn mình. Biết trân trọng những đồng tiền bản thân mình làm ra, biết cảm ơn thầy u đã đẻ ra mình, biết phải cố gắng biết nhẫn nhịn, biết giúp ích cho đời. Như thế mới là người vắt mũi sạch , cô Liễu ạ.
Ông Tế nhìn thẳng vào mắt Liễu khiến cô ả lúng túng ,lạ lắm nhé, thầy u nói thì cãi lại , vậy mà ông Tế nói đểu ngay mặt, Liễu nghe cũng hiểu xong lại không dám cãi lại câu nào. Nhưng không vì thế mà Liễu từ bỏ ý định được lấy Thìn, cô chống chế:
– cứ cho là như thế đi, nhưng anh Thìn đã quá chín chắn rồi, bác xem tầm tuổi anh ấy trai làng lấy vợ hết rồi còn gì. Với lại, lấy cháu , anh ấy chắc chắn sẽ sung sướng. Bác khỏi phải lo chuyện sợ con trai mình vất vả khổ sở.
Trước lời quảng cáo hết sức thẳng thắn, ông Tế bật cười, rồi giờ ai mới là đàng trai, ai mới là đàng gái? Thìn cứ như thể cô gái e thẹn còn Liễu khác nào đàn ông. Ômg Tế giọng vẫn nhẹ đáp lại:
-Trai làng người ta không đi học ,lấy lao động là chủ yếu thì người ta lấy vợ. Mục đích của lấy vợ là xây dựng một mái ấm riêng, một gia đình riêng. Chứ nếu thằng Thìn nhà tôi nó cũng ngang tầm với trai làng không học thức, thì cô cứ lấy trai làng cho nó nhanh. Với lại, cô nói xem, cô làm gì ra tiền mà để con trai tôi lấy cô là sung sướng? Tiền đấy là của ông bà Tuất đấy chứ cô nào đã kiếm được cắc nào. Tôi nghĩ đồng tiền mình làm ra mới quý, chứ tiền của thầy u cho nhiều thì ăn tiêu cũng hết. Cô Liễu !cô còn trẻ lắm, cô chưa hiểu được làm dâu là phải làm những gì đâu. Cô cứ thử thức khuya dậy sớm, quét chuồng lợn, dọn dẹp nhà cửa ,kiếm tiền, chăm lo cho gia đình, những công việc giống như bà Tuất u cô làm ấy, rồi hãy quay lại bàn chuyện lấy chồng. Gia cảnh nhà tôi nghèo, nhà tôi không muốn lấy một đứa con dâu mà trong lời nói nó khinh thường tôi ,việc nhà lại không biết làm. Chưa kể, sự khác nhau về tầmg lớp về giai cấp chẳng thể khiến hai nhà làm thông gia được đâu…
Ông Tế nói rất nhiều, nhưng nói xoáy vào trọng tâm, tuy ông nói nhẹ nhàng lịch sự, nhưng câu nào câu ấy khi thốt ra thành lời, đều mang tính phản đối kịch liệt.
Căn phòng không chỉ có đôi trẻ lắng nghe lời ông Tế ,mà đến ông bà Tuất cũng phải dỏng tai lên mà nghe. Sao người hiểu biết người ta nói thanh thoát thế, đậm tình người thế nhỉ
Mặc dù mang tính từ chối, nhưng xong ai nghe đều không lấy gì làm tức bực.
Liễu đứng đấy vẫn không thôi ý định, bất giác cô đứng lên đi đến quỳ xuống chân ông Tế lạy một lạy rồi van nài:
– Bác ơi!bác thương chúng con với, con biết anh Thìn cũng thích con, nhưmg vì bác khó khăn, cho nên anh ấy không dám nói đấy….
Liễu láo liên mắt nhìn sang Thìn, bị ả trắng trợn đổ oan, anh toan lên tiếng phản bác thì ông Tế nắm lấy áo anh ra điều anh giữ im lặng. Ông không luống cuống từ chối ngay, cũng chẳng đỡ Liễu dậy, ông chỉ quay sang cô cười nhạt mà đáp:
– cái quỳ này tôi không dám nhận đâu, chắc gì cô đã quỳ lạy thầy u cô lần nào ,chỉ vì cô muốn đạt được ý định mà cô quỳ dưới chân tôi thế này chẳng đáng. Tôi hỏi thật cô Liễu nhé, cô muốn cưới thằng Thìn nhà tôi đến thế sao? Chẳng may cô muốn lấy ,nhưng ông bà Tuất đây khômg cho lấy thì cô tính sẽ thế nào?
– Con rất muốn lấy anh Thìn, kể cả thầy u có ngăn cản cũng không cản được con ,lời con nói ra đây là mệnh lệnh, thầy u cháu sẽ không ý kiến gì đâu.
Cái thói ngang ngược cho mình cái thói quyết định hết nó đã ăn sâu vào não của Liễu, ông bà Tuất không nói năng gì ,nhìn con rồi lại nhìn ông Tế. Đến nước này Thìn cũng phải lên tiếng khẳng địmh:
– thầy u đẻ ra, cô còn chẳng tôn trọng thì thôi, huống hồ lấy chồng cũng chỉ là người dưng nước lã. Tôi chẳng phải lòmg gì sất, tôi chỉ thấy khinh thường cái hạng con gái đanh đá , chẳng làm được cái tích sự gì cho đời., lại còn hay già mồm..
Thìn tầm này chẳng còn phải nói ý hay gì nữa,anh chê thẳng thừng. Nói với kẻ xấc xược chẳng biết gì đến lí lẽ cũng chỉ tổ tốn nước bọt. Liễu không phục toan gân cổ cãi, thì ông Tế lại ra điều kiện thế này:
– Cô Liễu , cô vẫn nhất quyết lấy thằng Thìn nhà tôi phải không?
– Vâng, cháu nhất quyết ạ.
Ánh mắt Liễu sáng lấp lámh thế hiện sự quyết tâm, cho nên ômg Tế đáp:
– nói thẳng ra thằng Thìn cũng đến một lúc cũng phải lấy vợ, mà nhà cô thì điều kiện không phải nhà nào cũng được. Bây giờ thế này đi, sắp tới thằng Thìn còn phải đi lên huyện học nâng cao, tôi có sáng kiến thế này. Cô hãy chờ thằng Thìn nhà tôi trong vòmg ba năm, trong ba năm ấy tôi muốn thấy cô thương thầy u cô, cô biết giúp đỡ thầy u cô, thầy u nói khômg được cãi, không được tiêu tiền phung phí. Ba năm trôi qua không dài, nhưng đủ để cô Liễu chín chắn trong suy nghĩ, cũng để thằng Thìn nhà tôi có thời gian học hành. Nếu ba năm sau cô thay đổi, cô ngoan hiền, và vẫn giữ nguyên ý định này, chắc chắn tôi sẽ đứng lên tổ chức đám cưới cho cô và con trai tôi.
Lời khẳng định của ông Tế khiến tất cả cùng nhìn, Liễu sáng rực mắt lắp bắp hỏi lại:
– Có thật thế không bác ? Bác không nói đùa phải không ạ?
– có mặt cả thầy u cô đây, tôi chẳng lẽ lại lừa cô?
Ông Tế khẳng định lần nữa, Thìn ngồi cạnh thấy thầy hứa hẹn thì sợ xanh mặt định gàn, thì ông Tế vỗ vào đùi anh ba cái trấn an. Bởi ông sống đến ngần này, ông cũng đủ hiểu để đoán được tâm lí của từng người, tromg lúc quá mong muốn lấy Thìn,Liễu nghe cái gì chẳng thấy bùi tai, dẫu là ba năm, hay là ba mươi năm thì cũng nhạt toẹt, bởi cái tính trẻ con bảo thủ, chỉ muốn cắm đầu thực hiện ngay.
Ông Tế biết Liễu trong lòng đang phấn khởi liền nhắc lại yêu cầu:
– Cô Liễu nhớ nhé! Cô phải thật chăm chỉ ,thật hiếu thảo với thầy u, phải biết làm việc nhà thì tôi mới cho cưới.
– Vâng, Con nhớ rồi, bác đừng có lo, nhất định cháu sẽ làm được.
Đôi mắt Liễu ánh lên niềm hi vọng vào một ngày Thìn sẽ tới cưới cô như đã hẹn. Kết thúc cuộc gặp, ông Tế cùng con trai đi về, trên đường đi Thìn hỏi:
– thầy nói thật hả thầy ? Thầy để con cưói cái đứa không biết lí lẽ ấy ư?
– Sao đâu? Nhà nó giàu cơ mà, bao nhiêu người muốn cưới con gái người ta còn không được, anh mà lấy nó, chẳng phước phần cho nhà mình quá.
Ông Tế biết Thìn tưởng thật liền đá đểu anh, nhưng lúc sau ômg nói:
– Không phải lo, thời gian giao kèo là ba năm anh nghĩ nó ngắn hay sao?
– Nhưng sao thầy lại giao kèo kiểu ấy, nhỡ đâu ba năm sau ,nó vẫn giữ ý định đấy thì làm thế nào?
Thìn vẫn không hiểu ý định của thầy liền hỏi lại, ông Tế dừng chân, quay qua nhìn con, trầm giọng ông nói:
– Nói ba tháng thì dễ , chứ để nói ba năm thì không dễ ăn tí nào đâu. Mà nhất là khi một đứa quen thói lười biếng, chịu ăn không chịu làm như cái Liễu, nó sẽ cả thèm chóng chán ngay thôi. Anh biết tại sao trong thời gian ngắn ngủi nó lại si mê anh đến thế không? Bởi nó từ bé được cung phụng nuông chiều quen, nay thấy anh đặc biệt làm ngược lại những gì người ta đã làm cho , nó mới phải lòmg anh. Nhưng nếu anh nghiêm khắc với nó trong một thời gian dài, thì nó sẽ khômg còn yêu mến anh nữa, mà chuyển thành thù. Trong ba năm ấy, nó sẽ gặp được nhiều người dạy cho nó thế nào là cuộc đời,là lí lẽ, nó sẽ lãng quên anh ngay đấy thôi. Mà nếu giả sử xác suất nó yêu anh thật, vì anh mà ba năm cố gắng thành người hiểu biết,lễ phép thương thầy u, biết đối nhân sử thế, thì tôi thấy anh phải mừng mới phải, bởi lúc ấy cái Liễu ngày hôm nay sẽ thành cô Liễu đoan trang đức hạnh hay sao.
Thầy nói xong thì lại cất bước đi , Thìn ngẫm ra được nhiều điều, hóa ra thầy không nhận lời ngay mà giao kèo với Liễu để xem cô quyết tâm đến đâu. Thôi thì tầm này cũng chẳng dám lo nghĩ, cứ để thời gian trả lời tất cả.
…. Khách đã về, hai ông bà Tuất cũng đi nằm, ông bà cũng biết, thay vì từ chối thẳng thừng khiến con gái họ lên cơn điên, nhà bên ấy cho Liễu thời gian để nghĩ ,vừa thay đổi bản thân ,vừa có cái cớ vin vào kéo dài thời gian, nếu Liễu không vượt qua được mà bỏ cuộc, thì đấy cũng là do bản thân cô, chứ người ta đâu nào mang tiếng ác.
Ngày hôm sau, người ta thấy cô Liễu quét được cái sân, cứ quét được ba nhát chổi thì cô chống nách nghỉ đến chục lần. Nhưng thấy cô cũng cố gắng, không ai nỡ nói vào. Quét từ sáng sớm cho đến gần trưa cũng xong.
Hôm nay may sao lại thiếu mất một người làm do về quê, cho nên Liễu nhanh nhảu thế chỗ. Vừa tưới được mấy gốc cây hoa sứ, Liễu lại theo người là vào chuồng bò dọn dẹp, việc mà có lẽ từ bé đến giờ cô chưa bao giờ mó tay.
Không cần nói thì ai cũng biết chuồng trại gia xúc bẩn thỉu hôi thối đến thế nào. Đúng như dự, vừa mới rúc đầu qua cửa chuồng mùi thối đậm đặc đã sộc thẳng vào mũi khiến Liễu chạy ra vội nôn thốc nôn tháo xanh mặt. Người ở đi vào trước thấy chủ nôn mật xanh mật vàng dựa bức vách thở không nên hơi thì khuyên:
– Chỗ này bẩn thỉu lắm cô ơi, thôi cô lên nhà để tôi dọn nốt cho….
– Không được! Tao phải vào làm, tao còn phải lấy chồng chứ, mày cứ làm trước đi, tí tao vào.
Liễu hất tay ra hiệu, khiến người kia cũng không nói năng gì nữa. Sau một hồi ổn định tâm lí, Liễu nhét hai lỗ mũi bằng hai miếng lá chuối khô rồi lừ đừ tiến vào. Đúng là bịt mũi thì đỡ thối hơn hẳn,nhưng công việc bẩn thỉu này nhìn thôi cũng đủ sợ, cho nên mặc dù làm, nhưng Liễu vẫn e dè không dám đi vào trong, chỉ làm hời hợt bên ngoài. Ông bà Tuất thương con , thấy con gái quyết tâm như thế thì cũng vui. Liễu lớn rồi phải để cho cô biết thế nào là lao động, là làm việc khổ cực mới có miếng ăn.
Trưa hôm ấy lên ăn cơm, mặc dù đã tắm đến ba lần, nhưng cái mùi thum thủm ấy cứ ám vào người, đến khi cầm đũa lên ăn vẫn còn ,khiến Liễu lại lợm giọng nôn ọe. Nghĩ cũng khổ, nhưng khi người ta hỏi Liễu còn muốn cố gắng mà lấy chồmg không, thì Liễu vẫn đầy quyết tâm mà tự tin nói:
– tất nhiên là còn! Bỏ thế nào được mà bỏ.
Ngày hôm sau, Liễu lần sờ đi nấu cơm, vật lộn từ sáng sớm thì đến trưa cũng có cơm ăn, cơm thì đặc như bánh đúc, còn cá rán một bên còn sống chửa kịp lật, còn bên kia cháy đen đến mức không còn ai nhận ra đấy là miếng cá nữa. Rau má luộc thì không nhặt rễ, vẫn còn cả đất khiến tất cả cùng đứng hình, bữa ăn bất ổn nhưng không ai dám mở lời chê. Liếu hí hửng xới cơm ra đĩa, cơm được xều lên cái đũa cả rồi chảy tong tỏng vào bát. Liễu ỏn ẻn hối thầy u:
– Thầy u mau ăn đi xem thế nào, tuy mã nó không đẹp lắm nhưng mà ngon lắm đấy.
Hai ông bà cười nhạt nhìn nhau rồi cũng cầm đũa lên ăn, gắp được xều rau má bỏ vào mồm nhai thì tiếng xồn xột của sạn vang lên giòn tan còn hơn cả xóc đĩa. Tiếp đến là món cá rán cháy đen kịt , cái chảo chắc có lẽ cũng thủng đít, trên sống dưới cháy ,ăn đắng nhưng còn đỡ hơn món rau. Hai ông bà biết là khó nuốt ,nhưng vẫn cố gắng ăn, vẫn cho vào mồm nhai để con gái vui.bởi chẳng mấy khi con gái họ nấu cho thầy u ăn thế này, thay vì chê, ômg bà Tuất thấy vui mừng và hạnh phúc. Cũng bởi cái cố gắng ấy, mà Tối đó hai ông bà đi ỉa tưởng chết . Cứ người này cầm đèn đi, rồi đến người khác , nhà xí được một tối nhộn nhịp và huyên náo, âu cũng là nhờ cô Liễu cả
Ngày hôm sau ,Liễu lại đi ra ruộng bẻ ngô, tuy trong người đã thấm mệt, nhưng vẫn gắng gượng để đi. Bẻ được một bao, lại phải buộc chặt bê ra xe bò trên bờ chờ sẵn, cứ làm như thế cho đến khi hết cả mẫu ruộng trồng ngô thì thôi. Khi đi qua trường làng, thấy Thìn đang dạy trẻ com đánh vần, Liễu cũng thò đầu qua cửa sổ nhưng bị Thìn tránh mặt, Liễu tức nhưng nhịn để chứng minh cho anh thấy cô đủ tiêu chuẩn và cố gắng để làm vợ anh. Liễu không làm khó dễ thìn nữa mà nhanh chóng đi về , bởi trong bụng vẫn nghĩ đằng nào hai người chẳng lấy nhau.
Thế nhưng sau biết bao nhiêu ngày cố gắng cải tạo, thì đến hôm nay người làm theo lệ gọi Liễu đi làm đồng, cô đã không dạy nổi nữa . Với cái rét cắt da cắt thịt này, thì chồmg con không còn quan trọng bằng một cái chăn ấm, một cái đệm êm. Hơn nữa, mấy ngày qua vất vả ,toàn thân Liễu đau ê ẩm người, ai không biết lại nghĩ cô bị đày ải chứ không phải cố gắng cải tạo nhân phẩm để lấy được người trong mộng nữa.
– Cô Liễu,dậy đi làm thôi, cô không địmh lấy thầy giáo Thìn nữa à?
– Dậy cái mả bà nhà mày!cút!
Cô người ở mấy hôm nay thấy Liễu siêng năng thì tưởng ả cải tà quy chính thật, cho nên thoải mái chút liền trêu, thì nhận ngay câu chửi chua ngoa từ chủ khiến cô cũbg tắt ngúm. Đây!đây mới là cái Liễu này, chứ mấy ngày qua ai nhập nó đấy chứ nào phải nó đâu. Bị chửi, cô người ở kia cũng cắp đít chạy mất, không còn dám ở lại gọi chủ dậy đi làm nữa.
Nằm trong chăn ấm đệm êm, Liễu tự dưng chột dạ nghĩ theo hướng khác. Bản thân xinh xắn, nhà không đến nỗi nào , đáng lí Thìn phải biết nắm lấy cơ hội chứ việc gì cô phải nhục nhã mà xin người ta cưới mình. Hơn nữa, chỉ có mấy ngày làm thử, Liễu đã không còn hơi đâu mà theo nổi nữa. Ấy thế mà giờ làm dâu việc còn nặng nhọc hơn nhiều, lúc bấy làm thế nào cho xuể :
-Thôi!ngủ thôi! Chồng con gì tầm này.
Liễu chùm chăn không nghĩ ngợi rồi lăn ra ngủ đến quá chiều, cái tính trẻ con cả thèm chóng chán, mau quên khiến Liễu từ người nằng nặc muốn có chồng, nay phủi tay một cách nhanh chóng. Kế sách của ông Tế thật là hay, Liễu chẳng cần mấy đến ba năm, thậm chỉ là chưa đến ba tháng đã vội vàng bỏ cuộc. Khi nghe tin con trai nói gặp Liễu ở đường làng ả lơ anh đi coi như khômg quen biết, thì ông cũng đã biết Liễu bỏ cuộc thật rồi. Khẽ nhấp một ngụm nước trà, ông Tế nói :
– Ở với thầy bu đẻ còn chẳng nên hồn, thì đi làm dâu bị đày ải ,vất vả , khổ sở đủ đường, lúc đấy ngẫm ra thì muộn mất rồi. Nhưng may thay, con bé vẫn có thời gian để mà suy nghĩ thấu đáo.
… Kể từ hôm thôi không còn luyến lưu thầy Thìn làm nhà giáo, người ta lại thấy cô Liễu trở về thói ban đầu, mấy dậy và ngang ngược. Kể ra cái tính của Liễu thì nó giống như kiểu thời vụ Vậy, ưng thì làm, nhưng chán thì lại thôi . Người ta không còn thấy cô Liễu ra đồng, hay cố gắng dọn dẹp nữa, chán rồi, bỏ rồi thì làm làm đếch gì. Bởi có cái lí phải hiếu thuận với người đẻ ra mình cô còn không biết ,thì ai dạy nổi cô.
Năm mười bảy tuổi, Liễu lên chợ huyện chơi, thì gặp được Kiệt, anh là con trai của một người có xưởng mộc khá lớn trên này. Rất nhanh sau đó, họ đem lòmg yêu nhau, tìmh yêu của Kiệt và Liễu còn chóng vánh hơn cả của thìn. Khi mà cả hai người đều xuất thân từ giàu có, mà cái tính dớm dở trái thói lại na ná nhau. Không phân chia giai cấp, phân chia học thức như Thìn. Không bị bắt cố gắng làm lụng để trở thành một người con dâu phải đạo. Liễu vẫn là Liễu, cô gái được nuông chiều vô tư nhanh chóng nối gót theo Kiệt về nhà chồng. Bỏ mặc ngoài tai những lời xì xèo bàn tán, nhưng tầm này, đã tìm được người phù hợp Liễu còn bận lòng cái gì nữa.
Trước hôm làm đám cưới, ông Tuất cũng đến mời ông Tế cùng đến chung vui. Thìn tuy không lấy Liễu ,xong thấy cô gái trẻ lấy chồng sợ cô không biết gì, anh nói với ông Tuất:
– Bác nghĩ kĩ chưa? Bác vẫn bằng lòng cho cô Liễu lấy chồng hay sao?
-Tôi ý kiến thì được cái gì thầy ơi, trước giờ thầy biết nó ương ngạnh nào có nghe ai bao giờ. Mà nhà bên ấy cũng có điều kiện, tôi cũng yên tâm đôi phần. Thôi thì sang bên ấy học dần cách làm dâu cũng được thầy ạ.
Cả ba cùng gật đầu, cách lí giải có phần hơi cồng kềnh nhưng lại rất hợp lí vào lúc này.
Ở một góc độ nào đó, Thìn hiểu nỗi bất lực của ông bà Tuất bây giờ, gả con đi không phải vì ông bà yên tâm bởi cái tính nết của con, cũng chỉ bởi không muốn nó phá phách thêm nữa. Cái Liễu ở nhà ,cũng chẳng khác gì cái của nợ, thôi thì sang bên ấy cũng giống như một khóa học trọn đời, sướng nó hưởng ,khổ nó mang, không trách cứ ai được nữa.
Tối hôm sang bên nhà uống nước để mai làm cỗ đón râu , Liễu rạng ngời trong tà áo dài thướt tha, cô dâu sắp sửa về nhà chồng đi mời nước mời trầu từng bàn, Liễu dừng lại trước Thìn, nở một nụ cười đắc ý bởi cô đang trông thấy khuôn mặt của thìn trầm hẳn xuống, hẳn là anh đamg tiếc nên mới xị mặt ra thế này:
– Mời thầy! Cảm ơn thầy thìn năm ấy đã dạy dỗ tôi, và cũng cảm ơn thầy đã từ chối tôi . Năm ấy may mà thầy không thèm lấy tôi, cho nên ,tôi mới lấy được người chồng giàu có như bây giờ.
– Cô cứ nói thế chứ, tôi nào dám nhận công cán gì. Mong là cô sẽ giàu sang sung sướng như những gì cô chọn.
Liễu gật đầu kiêu sa rời đi, nhưng nghĩ thế nào, Thìn liền kéo lấy tay cô khiến Liễu dừng bước:
– cô Liễu, tôi có thể nói chuyện riêng với cô một lát được không? Cô ra ngoài cổng này với tôi
Nói xong thì Thìn đi ra trước, Liễu nhìn theo bóng anh lủi thủi đi thì càng đắc ý, nghĩ Thìn đang tiếc rẻ mình đây mà. Hóa ra bao lâu nay anh yêu cô thật sự, nhưng chỉ vì cái sĩ hão nên còn bày đặt ra điều kiện.
Liễu lững thữbg đi Thìn ra rồi cười nhạt cao ngạo nói trước:
– để tôi nhắc cho thầy nhớ, đấy là tôi giờ đã là hoa có chủ, không phải con Liễu năm nào điên dại yêu thầy, nhưng bị thầy hắt hủi. Sao hả thầy Thìn? Thịt dâng lên mồm thì không ăn, nay thấy tôi sắp sửa theo người ta lại tiếc lại xót phải không. Muộn rồi thầy ơi, ở đời nào có mấy cơ hội.
Thìn hơi nhếch mép trước lời ngạo mạn của Liễu, anh lắc đầu nói :
– Tôi nào dám mơ tưởng trèo cao hả cô Liễu, ngày ấy cũng thế, bây giờ cũng vậy. Cô mà lấy được người tâm lí yêu chiều, tôi lại chẳng mừng cho cô còn không hết. Nhưng cô Liễu này, cô thực sự đã nghĩ kĩ chưa? Cô đành lòng bỏ mặc thầy u nơi quê nhà mà quay lưng cất gót hay sao?
– cái gì mà bỏ mặc, cái gì mà nghĩ kĩ với chẳng không? Ai lấy chồmg cũng bị cho là bỏ mặc thầy u hở anh. Ý anh là thế nào cứ nói thẳng ra, văn vở nhiều tôi ít học không biết .
Liễu cục cằn hỏi lại, Thìn quên mất con người trước mặt này nào có biết lí lẽ bao giờ, cho nên anh nói:
– Ý tôi không phải thế? Mà là cô lấy chồng thế này, đã có phút nào cô nghĩ cho ông bà Tuất hay không? Người sinh ra cô, chăm bẵm cô,ông bà chỉ có một mình cô là con. Nay cô đi rồi, ông bà có tuổi ốm đau ai lo? Mà nói thẳng ra… cô đối xử với thầy u mình còn chẳng ra gì, ở nhà cũng chẳng biết làm gì, sang bên đấy cô định hầu hạ nhà chồng thế nào ? Mười bảy tuổi còn quá trẻ cô Liễu ạ, cái thời gian ấy thà cô học hành cẩn thận, phụ giúp cho ông bà Tuất ,thầy u cô nào phải người sống tệ bạc đâu…
Thìn rất muốn nói nhiều hơn, nhưng nghĩ mình là người ngoài, nói lắm Liễu lại cáu. Nhưng anh nói bấy nhiêu cũng đủ để Liễu bực, bây giờ ả nào nghe được câu nào, đầu đặc sịt hơn bí , anh càng nói, thì Liễu lại càng nghĩ anh đang ghen tuông, ăn không được đạp đổ. Khẽ nhíu hàng lông mày tỏ ý khinh thường, Liễu nói:
– Đến giờ tôi vẫn không biết anh đang lấy tư cách gì để giáo huấn tôi , người thân sinh ra thì không phải, thầy giáo dạy cũng không. Thầy u tôi còn chưa ý kiến mà anh nói ra chẳng khác gì còn hơn ông nội tôi nữa. Sống thế nào đấy là quyền của tôi, anh tiếc rẻ thì cũng muộn màng rồi . Bản thân anh là nhà giáo nhưng ngoài chữ ra anh khômg có tiền, cái suy nghĩ cổ hủ của anh lúc nào cũng chỉ chăm chăm là đàn bà phải hầu hạ bên chồng. Nhưng cưới sang bên ấy, người ta giàu có thì tôi cần gì phải làm nữa , anh cứ khéo lo bò trắng răng. Nhưng tôi, dù sao cũng phải cảm ơn anh năm ấy đã chối bỏ tôi để tôi có như bây giờ. Anh có góp ý thế nào thì tôi cũng chẳng hoãn đám cưới mà theo anh được đâu .
Nói xong Liễu quay ngoắt vào trong, góp ý chân thành thì bị người ta coi là ghen ,là ăn không được đạp đổ. Thìn biết bất lực thở dài.
… Ngày hôm sau làm lễ rước dâu, trước mặt biết bao nhiêu quan khách, ông bà Tuất cho con rất nhiều tiền ,vàng, cùng những trang sức đắt đỏ. Người ta nói cô Liễu đẻ ra đã lót ổ bằng vàng, đi từ vạch đích đi lên nữa chứ nào có phải khổ cực bao giờ. Ông bà Tuất có mỗi mình Liễu là con, khômg cho cô thì cho ai vào đây nữa.
Tiễn con , hai ông dìu nhau khóc ,nước mắt hai hàng cứ thế tuôn. Thân làm con một, chưa phải làm gì , mới lớn lên tí thì làm dâu nhà người. Biết người ta thế nào, khó hay dễ, con gái mình có chịu nổi hay là không. Bấy nhiêu đấy thôi cũng khiến ông bà xót xa đến buốt ruột. Trong khi con gái vẫn vô tư nắm tay chồng sắp sửa rời đi , bà Tuất nghẹn nào đưa cho con gái ,con rể chút tiền lẻ lấy vía. Nghẹn ngào khóc nấc, bà nói:
– U không có nhiều, chỉ có hai đồng tiền may mắn cho các con, mong các con luôn hạnh phúc, luôn thương lấy nhau, bảo ban nhau làm ăn, cùng nhau phấn đấu. Tí nữa về nhà bên ấy đừng quay đầu lại nhìn nhớ chửa?
Cả hai cùng gật đầu ,nhận lấy mấy đồng tiền bà Tuất đưa, Liễu nhành mồm chê ít, nhưng ở chốn đông người, cô không lèm bèm gì. Cả hai còn quá trẻ để hiểu chuyện trên đời, số tiền này cũng chỉ là lót đường lấy may, gọi là trước khi lấy chồng ,đôi trẻ đừng quên gia đình này mà về thăm. Còn lời dặn dò kiêng con gái không quay đầu nhìn nhà mình, là bởi sợ sau này không làm theo lời các cụ truyền lại, con gái dễ bị đuổi về lại nhà đẻ .
Dặn dò xong, Liễu ung dung cất bước theo chồng trong sự chúc phúc của hai bên. Khi lướt qua Thìn ,thấy anh không cười nói, vẫn nghĩ rằng anh đang tiếc không lấy được. Khuyên không được thì thôi, tầm này trách thế nào được nữa, chỉ biết trách số phận sắp đặt thế rồi. Về sau sướng thì hưởng, khổ thì chịu … à mà… làm gì có cái nào gọi là về sau nữa…
Đám rước đ
dâu đi, cái rạp bắc trước sân trống hoác không một bóng người lảng vảng. Ở đấy chỉ còn bà Tuất, theo lệ chỉ có cha đẻ đưa con về nhà chồng, còn đằng trai sẽ có mẹ chồng đi đón con dâu. Ngồi trong căn nhà rộng ,gió lùa thông thống tứ hướng lạnh lẽo, lạnh cả da thịt ,và lạnh cả trong tâm hồn. Cứ nghĩ đến năm tháng sau này căn nhà u buồn chẳng còn ai, nước mắt bà lại chảy tới tận cằm. Tuy cái Liễu nó láo thật, nhưng nó vẫn là con gái bà ,là máu mủ bà dứt ruột đẻ ra. Thà là nghe nó mồm oang oang cãi thầy u suốt ngày, còn hơn giờ chẳng có nó:
– Liễu ơi! Con ơi! Đợi u mấy…
Bà Tuất vội vàng chạy đuổi theo đoàn rước dâu đã đi xa khuất, tầm này bà chẳng còn đầu óc đâu mà nghĩ ngợi đến phong tục, truyền thống các cụ gì nữa, giờ bà chỉ thấy buồn , bà chỉ chăm chăm nghĩ đến con gái mà thôi.
Bà Tuất chạy theo đến nỗi văng cả dép, đuổi đến xe của con bà chui tọt vào trong ngồi ,nắm tay con gái suốt quãng thời gian đi, bà dặn dò con nhiều thứ, chẳng biết cái Liễu nghe được mấy lời.
Đến nhà chồng được dăm phút thì hai ông bà cũng theo đoàn đi về, chẳng ai nói ai câu nào, cái sự buồn thê thảm nó cứ len vào tâm trí. Có ai khóc đâu, mà sao nước mắt nó cứ chảy không ngừng. Từ đấy về sau, không còn ai nhắc đến cô Liễu nữa.
Từ khi con gái lấy chồng, ông bà Tuất buồn thì có buồn,nhưng trong lòng cũng nhẹ nhõm đi biết bao, tự an ủi nhau con cái lớn thấy chồng là lẽ thường, buồn thì cũng có thế. Ban ngày ông bà làm việc của mình, đến tối thì cắp sách vở sang nhà cho Thìn dạy. Tầm tuổi này ,khi đã có những thứ hơn người, thì họ lại muốn khắc phục những chỗ mình chưa làm được, phần là vì thế, còn phần kia là muốn giết thời gian, không cứ xểnh ra, họ lại nghĩ về con gái.
Nói về cô Liễu bên ấy, lấy chồng xong cô mới thực sự vỡ mộng về cuộc sống hôn nhân. Hóa ra, cho dù nhà chồng có giàu đến mấy thì cũbg phải dậy từ năm giờ lo cơm nước, cũng vẫn phải dọn dẹp như thường. Không những vậy, mọi việc to bé vẫn phải làm, phải gánh vác chứ không hề có chuyện phó thác cho một ai. Đối với người thường đã đành, với đứa con gái được cưng chiều không phải là gì từ bé lại là vấn đề to lớn hơn nếu không muốn nói là sốc nặng.
Công việc nặng nhọc khiến Liễu ngất ngay ở cổng, nhưng khi tỉnh, cô vẫn phải vùng chạy đi nấu cơm bởi gia đình chồng sắp đi làm về.
Nhà cũng có người làm, nhưng họ chỉ quán xuyến chuyện xưởng chứ không phải là người ở giúp việc nhà, vì thế cho nên bao nhiêu việc Liễu phải gánh vác mà không có quyền than.
Mình trẻ con đã đành, chồng Liễu cũng là đứa trẻ ranh, ngoài hứa hẹn ra Kiệt chẳng làm được cái thứ gì, suốt ngày lêu lổng ăn chơi tối ngày, đúng y chang cái phiên bản ở nhà của Liễu, vừa ngang ngược khó bảo, lại còn láo. Bị vợ khó chịu mắng vì đi suốt sáng thâu đêm ,Liễu bị chồng đánh nhừ tử chỉ cách hôm cưới đúng một tuần.
Bị làm việc nặng, ăn uống lại thất thường, Liễu gầy đi trông thấy. Nhưng ở nơi không ai thân thích ,cô lại chẳng thể kể cho ai nghe. Lắm khi trời rét, ngồi ngoài trời rửa bát giặt giũ đến tận mười giờ đêm, lúc ấy chỉ ước sao có bát bánh đúc nóng bà Tuất làm cho ăn. Ôi Chao! Sao mà nó ấm dạ , hay là ngồi trong buồng chùm chăn lông ăn ngô nướng thì đúng là hết bài., nhưng tầm này ngồi ở đây, lấy đâu ra chăn lông ,ngô nướng, lấy đâu ra bánh đúc nóng hổi. Khẽ thở dài, nước đi này sai lầm ghê gớm, ngỡ tưởng sẽ có cuộc sống sung túc hơn ở nhà, ai ngờ…giờ ngẫm ra thì đã quá muộn rồi.
Liễu ngước đôi mắt lấp lánh lên nhìn trời đêm nghĩ về quãng thời gian ở nhà sống sung sướng hơn vua chúa, sang bên này việc lớn nhỏ đều tới tay thì không khỏi chạnh lòng. Cái day dứt đau xót nhất đối với Liễu không phải vì ăn ngon, mặc đẹp, mà là cách đối xử tệ bạc với thầy u. Để đến khi sang bên này, mặc cho thầy u chồng có sai lè ra, nhưmg bản thân là con vẫn không có quyền cãi.
Nhà Kiệt tuy làm xưởng lớn, nhưng việc ăn uống chi tiêu rất hà tiện, mỗi lần đưa tiền cho Liễu đi chợ chỉ vừa chứ không dư. nếu chẳng may có buồn mồm ăn cái bánh rán thì lại thiếu .
Lấy chồng mà ngỡ bị đi đày, Liễu thẫn thờ lê bước chân về nhà. Gọi là chồng, nhưng lại chẳng thấy chồng, bình thường chỉ có mẹ chồng là ở nhà hay soi mói , khác hẳn với câu hứa nhẹ nhàng khi ông bà Tuất nhờ vả:” ông bà cứ yên tâm, cháu Liễu sang bên đấy chúng tôi sẽ bảo ban, nhà cũng chẳng có gì khó khăn nên không có chuyện khắt khe với với cháu nó đâu”. Ấy vậy mà… cứ nghĩ đến mấy câu nói đảm bảo này ,Liễu lại cười chua chát, hóa ra xã hội này chỉ nói ngọt là tài, chẳng ai chưng ra cái thói xấu bao giờ ,thật là giả dối.
Đôi khi u chồmg làm những thứ không vừa mắt, Liễu cũng rất muốn cất mồm lên nói lí lẽ với bà, tại ở nhà cái mồm cô có thua ai khoản nói bao giờ. Ấy thế mà sang đây, cô không thể nào cãi thắng nổi u chồng dù chỉ là thở ra một câu. Bởi nếu như ở nhà khi nói chuyện với bà Tuất, mặc cho con gái có lên cơn điên đến cỡ nào, bà chỉ giữ im lặng, không phải là do Liễu thắng, mà là do bà không muốn cãi nhau với đứa trẻ người non dạ khômg biết gì, nói thẳng ra cạ nhau với nó bà lại chẳng bằng nó. Nhưng đến khi sang bên này, mặc cho Liễu nói có lí đi chăng nữa, thì mẹ chồng nó vẫn to mồm hơn chứ không nhịn như bà Tuất khiến cái Liễu co dúm người . Bất luận thế nào, làm dâu ở đây thì nó không có quyền cãi . Đấy là đặc điểm khác biệt mà ở nhà chưa từng có.
Ngày hôm ấy Kiệt đi xuyên đêm không về, thường thì hắn đi cả ngày, còn tối sẽ về nhà để ngủ, nhưng tầm này đã ba giờ đêm không thấy Kiệt về , cả ngày chẳng phụ vợ việc gì, đêm hôm đi chơi còn chẳng biết đường về, Liễu ấm ức chạy lên gọi cửa mách thầy u chồng. Một lúc sau Mẹ chồng đi ra, bà gắt:
– Đêm hôm không cho ai ngủ hả con đĩ này?
– U ơi, u dậy xem xem anh Kiệt nhà con đi đâu từ sáng đến giờ chưa về , u báo người đi tìm giúp con với.
Liễu mắt ngấn lệ nói, trái ngược với sự lo lắng của Liễu, mẹ chồng nhếch mép nói:
– nó có chân thì nó đi ,mày quản thế nào được , chưa lấy mày thì nó cũng đi thế thôi, chứ nào phải bây giờ nó mới đi đâu. Mà tao là u nó, lại là người đẻ ra nó, tao khômg lo thì thôi chứ mày ý kiến ý cò gì. Mày muốn thì đi mà tìm, đêm hôm rảnh rỗi quá…
Mẹ chồng lèm bèm xong thì đóng cửa, mặc cho Liễu đứng ngoài. Đến giờ, cô ngẫm ra được nhiều thứ trên đời nhưng có lẽ thứ cô cần nhất lúc này là yên ổn.
Ngày xưa khi chưa lấy chồng, cô không bận tâm mấy với câu,con dâu khác máu tanh lòng , nhưng bây giờ cô mới thấm ra, hóa ra người ta chỉ bênh con ruột, còn con dâu mãi mãi là người dưng. Trong khi con trai đi chơi suốt ngày thì họ vẫn cưng chiều, còn cô thui thủi một mình, họ vẫn chẳng coi cô ra gì.
Mấy tháng sau , Liễu đẻ đứa con đầu lòng , nhận được tin bà Tuất khăn gói lên chăm. Thông gia lên nhà chăm con gái ,thì thầy u chồng lại chưng ra bộ mặt hiền lành, giống như thể mấy tháng vừa qua, người ta lo chăm bẵm con dâu chứ không hề để Liễu khổ. Kiệt từ hôm vợ đẻ cũng không chơi bời gì nữa, tranh phần đòi bế con khiến bà Tuất không kìm lòng được mà khen:
– Kiệt bế con khéo thật đấy, thế này u chẳng phải lo gì về cái Liễu vụng về nữa.
– U không phải lo, Liễu về nhà con sướng lắm, sáng chẳng bao giờ phải dậy sớm, lắm khi ngủ đến trưa con phải gọi dậy mới biết đường ăn cơm đấy.
Nói xong kiệt lại nhìn Liễu đầy âu yếm thân mật khiến bà Tuất càng mừng, như thế này thì phước phần cho con gái bà quá. Liễu không nói năng gì, lặng lẽ nhìn vào đôi tay sứt sẹo nứt mẻ đến chảy cả máu ra vì tối qua cô vẫn phải giặt tã cho con lúc khuya vì chẳng có ai phụ giúp. Nay nhà chồng đóng kịch giỏi thế này, ai trông vào cũng nghỉ Liễu sướng nhất trần gian.
Nhưng Liễu không có ý định bóc mẽ nhà chồng, bởi dù gì, cô cũng là dâu, được đường đường chính chíh gả vào nhà này, sướng khổ thế nào cô chấp nhận. Quan trọng hơn cô không muốn thầy u ở nhà phải lo lắng. quãng thời gian Liễu ở nhà phá phách khiến ông bà đã quá khổ rồi. Thân cô làm cô chấp nhận cay đắng.
Lấy chồng thì Liễu khổ thật, nhưng không thể phủ nhận rằng từ khi lập gia đình Liễu nghĩ khôn ra rất nhiều, cái thói ngồi trên đầu trên cổ người ta cũng mất. Cô nhận ra rất nhiều thứ ,học được rất nhiều điều, quan trọng nhất là khi mình quyết tâm với thứ gì ,mình phải chiến đấu với nó, sống chết vì nó đến cùng.
Từ hôm bà Tuất đến đây chăm cháu, Liễu đỡ khổ hơn, được ăn uống đầy đủ nên lại tăng cân béo lên. Bà Tuất thấy con ăn nói nhẹ nhàng, thay đổi cả cái điệu bộ dáng đi nhưng đấy là điều tốt, con bà đã thật sự lớn rồi .
Tối ấy bà Tuất lấy tiền người nhà nghe tin Liễu đẻ mà cho, từ g cái phong bì bà Tuất đọc tên, thì trong cái phong bì cuối cùng bà Tuất cầm lên đọc;
– Gia đình bác Tế, thầy Thìn chúc mừng gia đình cô Liễu
Nghe đến Thìn, bất giác Liễu ngước lên nhìn, nhắc về người cũ khiến Liễu hơi nhói ở trong tìm. Thìn là thầy, nhưng cũng là người Liễu đơn phương từ hồi ấy. Lời bà Tuất ban nãy lại khiến Liễu nhớ về Thìn ,nhớ về những quãng thời gian cùng Thìn học hành, cùng Thìn phấn đấu. Hóa ra,lời anh nhắc trước khi cô đi lấy chồng là chân tình thật, ấy vậy mà hồi đấy cô lại nghĩ rằng anh đố kị. Khẽ thở dài , Liễu trách mình thời ấy bồng bột quá. Mới cách có mấy tháng thôi, nhưng cô ngỡ như mình đi lấy chồmg đã được Cả năm dài đằng đẵng. Cuộc sống sau này ở đây với cô sẽ thế nào?cô không thể nào đoán trước được.
Màn đêm buông xuống khiến người ta luôn nghĩ về dòng đời, lòng người, sự day dứt trong tâm can của Liễu giằng xé khiến cô bức bối khó tả. Lựa chọn này của cô liệu nó đi đến đâu. Cô có thể yên bình ở đây mãi được không ? Cũng có thể do mới sinh nên cô thay đổi nhiều, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến hướng tiêu cực . Dựa vào vách tường bế con với đôi mắt nhắm nghiền mệt mỏi. Giá mà cô được quay về thời con gái, chẳng phải bận tâm đến chuyện cơm áo gạo tiền. Giá mà năm ấy, Liễu nghe lời ông Tế cải tạo tốt thì biết đâu, cô lại lấy được Thìn. Giá mà… rất nhiều cái giá mà khác nữa nhưng chẳng có điều gì quay lại được, những quãng thời gian thanh Xuân tự do đẹp đẽ nhất cô chối bỏ , có không trân trọng, mất không được tiếc.