… Thằng Cò con Liễu mới sinh thức cả đêm , bởi bà Tuất đã bế con suốt cả một ngày cho Liễu nghỉ ngơi, nên bà mới chợp mắt được một lát ,Liễu cũng không muốn đánh động sợ bà mất giấc. Khẽ ômg con lặng lẽ ra ngoài nhà ngồi , gian nhà rộng rãi nhưng trống vắng khiến Liễu không khỏi chạnh lòng.
Vì chưa quen, bế con một lúc đã mỏi, nhưng Liễu vẫn không muốn đánh thức u mình dậy. Rõ ràng cũng là cháu nội,nhưng bố mẹ chồng không ai đoái hoài bế cháu. Họ vẫn thản nhiên ngủ trong chăn ấm đệm êm. Một lần nữa ,Liễu quệt nước mắt.
Nếu lấy chồmg khiến cho Liễu tỉnh ngộ thì cũng là điều đáng mừng. Trong lúc bà Tuất còn ở đây chăm cháu , Liễu làm hết tất cả mọi thứ,từ giặt quần áo tã lót, cho đến nấu cơm. Bởi bà Tuất sang đây cũng dọn dẹp , nấu nướng luôn cho thầy u chồng của Liễu ăn luôn, bởi từ khi có cháu nội, người ta cũng chẳng nghỉ buổi nào. Bà Tuất tươm việc cả ,không phải là do bà sợ người ta, đơn giản bà muốn con gái ở đây được sung sướng hơn nữa,không bị ai động chạm đến ,cho nên bà Tuất khéo lấy lòmg.
Nhiều khi thằng Cò ngủ, chỉ còn hai u con ngồi với nhau ngoài vườn, bà Tuất còn tỉ mẩn cuốc xới để trồng rau cho con gái ăn. Nhìn bà, Liễu rất muốn nói rằng cô làm dâu thực sự rất khổ ,rằng cô rất ân hận vì quãng thời gian đã sốmg tệ bạc với gia đình, nhưng cứ thấy bà Tuất nói về những điều vui vẻ, cô lại không nỡ.
Cuối cùng, hết ba tháng ở cữ, bà Tuất cũng khăn gói về nhà, lúc sắp sửa đi, bà thấm thúi vào tay con gái hết chỗ tiền còn dư, bà nói với Liễu:
– u cho! Cầm cả lấy, muốn ăn gì thì ăn, tiêu gì thì tiêu. Không phải lo nghĩ gì cả , biết ông bà bên này dễ tính, thằng Kiệt nó cũng chiều nhưng dẫu sao cũng chẳng thể thoải mái bằng nhà mình được. Cảnh làm dâu u chẳng lạ, bởi u cũng đã từng đi làm dâu cay đắnng nhiều hơn ngọt bùi. Làm gì thì làm, phải nghĩ đến bản thân . Là đàn bà phải có đôi đồng dắt vành váy. Hết tiền thì đánh điện về cho u ,u còn nhiều tiền lắm.
Liễu cười, tay bấu lấy quần ngăn cho hàng lệ khômg được trào ra. Bà Tuất cũng vậy, sợ người ta đánh giá lôi thôi, nên bà nào dám khóc ,nhưng trong giọng nói thì run rẩy liên hồi. Nhắc đến ômg Tuất, Liễu lại đau lòng, cô hỏi:
– Thầy u bên nhà cũng phải giữ gìn sức khỏe đấy nhé. Tham việc ít thôi, cũng già cả rồi .
– u biết rồi ! Từ khi mày sang đây thầy u cũng không làm mấy nữa, cứ làm từ sáng đến chiều ăn cơm sớm xong dắt nhau đi chơi, không thì sang ông Tế nhờ người ta dạy chữ. Giờ chị cũng đi lấy chồmg rồi, làm lắm cũng để cho ai? đợi cho thằng cu cứng cáp một thời gian, cho cháu về thăm thầy u nhớ chửa? Thôi, u đi đây, bế nó vào trong nhà khômg gió máy….
Liễu gật đầu, u con chia tay nhau, miệng vẫn cười tươi rói, nhưng khi xe đi, mỗi người một hướng, Liễu bế con khóc òa lên ,Liễu chạy theo xe u mình ra đến tận đường lớn như cái cách mà chỉ mấy thámg trước đấy thôi, bà Tuất cũng vì thương con mà chạy theo xe hoa đưa con gái về nhà chồng. Nhưng lần này, Liễu làm gì đuổi được xe mà theo u về bên đấy . Giống như dưới chân, một sợi xích sắt vô hình nặng trịch cùm chặt lấy chân Liễu, nước mắt cứ thế chảy vào mặt thằng cu khiến nó khóc om sòm. Liễu đứng lại nhìn theo chiếc xe xa dần rồi đi khuất trong ánh chiều tà dần tắt nắng…
Vừa quay vào trong nhà, một đống nồi đen đít chưa cọ được bà Lam mẹ chồng chưng ra xếp thành từng đống chờ con dâu vào kì cọ. Liễu nhìn là hiểu , cô đã hết thời gian ở cữ được mẹ đẻ chăm bẵm, nay cô phải trở về với một đứa con dâu làm đúng với trách nhiệm chăm lo cho nhà chồng.
– Ra mà rửa đi, bế nó đến bao giờ? Định để nó bện hơi sau này không dứt ra được đâu.
Bà Lam đành hanh nói , bởi thời gian bà tuất sang đây mấy tháng trời bà lam luôn làm ra vẻ thân thiện gần gũi. Nói thẳng ra có những thứ bà Tuất làm khiến bà không vừa mắt, nhưng bà Lam hiểu bà Tuất ở đây cũbg chỉ vài hôm, thôi thì cứ ra vẻ một người thoải mái dễ tính đỡ bị người đời chửi, nhưng sau khi bà Tuất đi, bà chẳng phải diễn cho ai xem nữa. Làm gì có ai dễ tính mà giàu, không bao giờ có!
Liễu cũng không lấy gì làm bực, bởi một khi cô đã làm dâu ở đây, cô chấp nhận chịu đựng, mà những việc kì cọ xoong nồi này cũbg không nặng nhọc gì, mà bản thân một đứa con dâu bắt buộc phải làm.
Liễu định đợi thằng Cò ngủ xong thì ra rửa,nhưng bà Lam đi ra vào mấy lần vẫn thấy còn đống bát đống nồi niêu thì bực. Thằng Cò đang gà gà ngủ, Liễu nhẹ nhàng tính đặt con thì bà Lam đẩy cửa cái rầm đi vào ,khiến nó giật mình lại ré lên khóc, Liễu lại bế con lên. Không quan tâm thằng cháu nội khóc lóc vì giật mình ,Bà Lam xỉa xói tay chống nách chửi con dâu:
– đừng nghĩ quanh quẩn với thằng cu mà bỏ việc , có con thì cũng phải làm thì mới có cái nhét vào mồm. Ở cữ mấy tháng được u đẻ lên hầu như thế là ngon rồi ,ra mà dọn dẹp đê!nói mà cái mặt cứ ì ra thế à?
– U cứ để đấy cho con, cháu nó ngủ con đặt được nó rồi con ra rửa ngay.
Liễu thiết tha nói, bà Lam đã nghe thấy rồi, nhưng bà vẫn lại nói thêm một câu;
– Mấy cái này là u cô rửa đấy, nghe bảo nhà nề nếp mà cuối cùng rửa như thế này đây. Bẩn như dúi ấy!
– U ơi!u khômg nghe thấy à?con bảo để con rửA, u đừng lôi u con vào. U con lên đây là để thăm con thăm cháu, chứ không phải người ở của nhà u. Bà ấy lên đây biết thân biết phận nấu nướng cho cả nhà mình ăn, mong u đừng moi móc nhà con nữa. Con đội ơn u!
Liễu không giữ được bình tĩnh mà gào lên trong nước mắt, rõ ràng lời thì thiết tha ,nhưng con mắt long sòng sọc lên như điên loạn, liễu khấu đầu xuống đất đến chảy cả máu khiến bà Lam hoảng bỏ đi mà không lải nhải nữa. Lúc ấy, Liễu mới ngồi bệt xuống đất, mệt mỏi không thể khóc nổi. Rõ ràng làm dâu vất vả đến cỡ nào Liễu cũng chịu được, nhưng ai động đến thầy u mình, là cô không nhịn được.
Có đứa con, Liễu càng hiểu hơn về câu nói chân thực đến xót xa:” có con rồi mới hiểu lòng cha mẹ”.
Nhiều người sẽ oán trách Liễu quá hiền lành để rồi bị nhà chồng bắt nạt, cũng sẽ có người trách rằng, tại sao không bỏ quách đi rồi chạy về nhà thầy u đẻ, Ông bà Tuất là người thương con chắc chắn sẽ không bỏ con gái trong lúc khốn khổ .nhưng xin thưa, nếu ai cứ có mâu thuẫn với nhà chồng ,vì ở với nhà chồng khổ mà bỏ chồng, thì có lẽ xã hội này, chẳng còn ai sống chung hay lấy chồng nữa. Khi liễu ở đây, cô sáng mắt rất nhiều thứ, nếu không nhờ sự đối đã tệ bạc này, Liễu sẽ không biết được giá trị của gia đình, biết quý trong gia đình mình tới đâu. Nếu nhà Kiệt mà tốt hiền lành, lấy ai dũa được cái thói ngang ngược coi trời bằng vung của Liễu. Xã hội ấy, ai cho phép được bỏ chồng, mà kể cả bỏ thì nó sẽ đi đâu? Thằng cu con sẽ thế nào? Nó không có suy nghĩ bỏ chồng là bởi, lựa chọn này là do Liễu, ông bà Tuất đã khổ với nó cả mấy chục năm rồi, nó không muốn làm khổ bố mẹ mình thêm nữa. Thay vì quay về , nó sẽ bám víu ở ngôi nhà này, tuy khắt khe , xong chỉ cần nó siêng năm, chẳng ai động chạm gì đến Liễu sất.
Vậy là kể từ đấy , ngoài lúc chăm con, Liễu vẫn cơm nước dọn dẹp, và làm bạn với khoảng vườn sau nhà, khi bà Tuất sang đây chăm con gái đẻ, bà đã dọn dẹp, cuốc xới trồng rau, bà Tuất ở nhà có vườn rộng cũng trồng nhiều rau để ăn, chẳng khi nào phải ra ngoài chợ mua. Bà nói người ở quê nghèo đa phần nhiều đất nhưng không trồng rau, phải đi mua để ăn, còn người trên phố nhà không cod vườn, phải trồng nhau trong thùng, trong vại , tuy được ít, nhưng cầm nhánh rau mình cầm ,thành quả của mình vất vả làm ra nó sướng hơn rất nhiều. Giờ ngẫm lại, thầy u nói gì cũng đúng cả.
Tiền bà Tuất cho hôm về Liễu không dám tiêu, số tiền lớn nên cô để dành, phòng những khi bất chắc cần dùng tới. Liễu tận dụng vườn trồng rau ăn, ăn không hết lại đem bán lấy tiền, nhữbg bó rau sạch tươi ngon được cô bó cẩn thận, chất lượng hơn những mớ rau người ta buôn qua tay mối lái. Rau của Liễu vừa tươi, giá lại rẻ hơn cho nên rất được người ta đặt chọn.
Việc trồng rau, nuôi thêm gà vịt không chỉ để Liễu có đồng ra đồng vào ,mà nó còn giúp cô gái trẻ thoáng đãng đầu óc, nói thẳng ra khôn ra rất nhiều.nghĩ lại ngày xưa trẻ, nào có thấy Liễu suy nghĩ được chuyện gì ra hồn. Nay Liễu đã biết cân đo đong đếm, tímh toán tiền nomg đâu vào đấy.
Tuy là ăn chung nhưng vợ chồng Liễu ở gian nhà nhỏ sau nhà chính, lấy cớ bận con bé, cho nên cô chỉ quanh quẩn sau nhà ,chỉ khi có việc cần như nấu nướng, cô mới chạy lên phía trước. Đôi khi rảnh rỗi, Liễu cũng cắt mấy quả dưa chuột trồng được , hay trộn củ khoai tây luộc nhừ với ít mật ong đem đắp mặt. Dù sao thì cô vẫn còn trẻ, tuy không cứu vãn được Xuân xanh khi lấy chồng, nhưng người đàn bà quý trọng bản thân là người phụ nữ mạnh mẽ nhất, và yêu kiều vô cùng. Liễu luôn cảm ơn quãng thời gian lấy chồng đầy khắc nghiệt ấy đã tôi luyện một cô Liễu biết hi sinh và cố gắng. Lắm khi một ngày cuốc được cả mấy xào đất trồng rau, mệt muốn đứt hơi, nhưng cô vẫn nói thầm trong bụng:” liễu ơi, mày làm tốt lắm. mày là con ông bà Tuất mà ,phải mạnh mẽ lên gia đình mày đang yên ổn, đừng để thầy u phải buồn”.
Ngày hôm ấy là ba mươi tháng chạp, tức là ngày cuối cùng của năm cũ. Liễu tranh thủ dọn dẹp lau chùi từ sáng, cứ hễ con ngủ lúc nào, Liễu lại phải nhanh chóng làm ngay lúc bấy cho xong việc.
Ông bà Lam đi qua xưởng quyết toán tiền cho công nhân về quê ăn tết,Kiệt thì cứ bù khú ăn tất niên triền miên chẳng nghĩ đến vợ con ở nhà. Liễu cũng không quan trọng, bởi ngày hôm qua Kiệt cũng đưa cho Liễu một sấp tiền khá nhiều để sắp sửa cho thằng cu. Biết chồng mình tệ, chẳng tử tế như cái vẻ ngoài, nhưng đổi lại nhà Kiệt giàu, cho nên mặc dù sống chung tìmh cảm đã cạn, nhưng Liễu vẫn thoải mái vì có tiền. Đối với cô hiện tại, tình yêu chỉ là cảm giác, còn vật chất mới làm cho người ta no cái bụng, ấm cái thân.
Tuy nhiên, họ cũng nghe đâu đó có câu nói rằng:” mối tình đầu lúc nào cũng khiến cho người ta hoài niệm và nhiều cảm xúc nhất” tất nhiên đấy là chỉ do Liễu cảm nhận thế, bởi ngày ấy thầy giáo Thìn không yêu thương gì cô cả. Nhưng nếu so với Kiệt bây giờ, cảm xúc với Thìn nó là một thứ gì đó nhẹ nhàng và êm ả, không phải cảnh chật vật vất cả giữa dòng đời thế này.
Ngày ấy là vì còn nông nổi, nghĩ cưới Kiệt là một điều gì đấy oai và hãnh diện bởi vì giàu có , nhưng đến bây giờ, khi ngã xuống cái hố phân này, thì cô lại ao ước có được một người chồng, không cần giàu sang, chỉ cần vì nhau mà cố gắng, vì nhau mà phấn đấu cho sau này.hay ít ra, cô muốn bắt đầu lại từ sự độc thân ung dung tự tại, cô sẽ biết kiếm tiền chính sức mình bỏ ra. Nhưng đời làm gì có ông bụt, có bà tiên, có phép màu nào mà quay lại . Thôi thì không quay lại được, Liễu sẽ cắm đầu chạy về phía trước, bởi giờ cô nào sống vì mình, mà cả vì con cái nữa.
– Luộc gà đi!luộc khéo vào đấy, gà cúng giao thừa mà nát, mà rách da, toạc đùi thì chỉ có vứt đi thôi.
Bà Lam đi vội vàng qua con dâu rồi nhưng không quên dằn dò. Liễu chỉ Vâng dạ,vui vẻ làm theo, tết nhất đến nơi, lại là dâu mới,cô cũng không muốn xin xỏ rằng phải về nhà. Bởi khi gả vào nhà này, cô đã biết cái lí lẽ rằng làm dâu sẽ chẳng được về ăn tết nhà thầy u đẻ,nên cô không xin. Ra tết ít việc, vẫn còn chơi bời, lúc ấy muốn về lúc nào cũbg được.
Trời ngả về chiều, khi còn đang cắm bình hoa cúc trưng bàn thờ gia tiên thì thằng cu con nó dậy, công việc lại đành bỏ ngang, Liễu lại chạy vào bế con. Tuy thằng cu hay gắt không quen người lạ, thế cho nên ngoài liễu ra cũng không ai bế nổi. Trong lúc một tay cắp con, tay kia cắp hoa thì Kiệt về,người hắn nồng nặc mùi rượu có vẻ ngà ngà say. Bình thường Liễu không mượn ,nhưng hôm nay cuối năm, sợ không làm kịp nên cô nhờ;
– Mình trông giúp tôi thằng Cò mấy. Tôi cắm nốt hoa, bỏ con gà lên bếp luộc cúng tất niên là xong rồi.
Kiệt lừ lừ lừ nhìn vợ, định nói cái thứ gì nhưng Kiệt lại thôi, chìa hai tay bế con, thằbg cu lạ bố cũng khóc ngặt nghẽo, nhưng tầm này Liễu không có thời gian để xót ruột ,cô phải làm xong mọi thứ trước giao thừa chứ không thì muộn. Việc gì chậm còn được, chứ giữa đêm tức là đã qua năm mới mất rồi