Về Già Con Nuôi

Chương 6



… Thìn gọi cửa để ông Tế chạy ra mở, thấy con trai về giữa đêm hôm mặt tái mét, ông Tế trêu:
– sao lại về giờ này, học simh ưu tú quá nó đuổi phải chạy đúng khômg. Thôi! Vào nhà đi.
Thìn khômg dám kể sự tìmh bởi xấu hổ. Nhưng trái với sự im lặng của Thìn bên này, thì cô Liễu bên nhà sau khi bị Thìn đẩy ngã vội vàng mặc quần áo vào người rồi đi lên nhà trên đập cửa bắt đền ông bà Tuất. Nếu khômg phải bận mặc quần áo vào người, thì Thìn không đời nào thoát khỏi tay Liễu:
– Thầy u! Ra đây tôi bảo.Nhanh lên!
Tiếng cô Liễu gào lên ra lệnh khiến gia nhân bên nhà cũng phải chạy lên xem. Ômg bà Tuất mở cửa ,thấy con gái quần áo xộc lệch thì cũng ngờ. Chưa để mọi người hỏi, Liễu đã nói ngay ra ý định:
– Thầy u! Thầy u mau bắt anh Thìn lại cho tôi. Không được để cho anh ấy chạy thoát. Mau lên!
Liễu mắt lomg lên sòng sọc quát tháo, cô như muốn điên thật sự. Chưa bao giờ cô muốn thứ gì mà không được đáp ứng, và Thìn cũng thế. Ngỡ tưởng mấy ngày qua Thìn đã dạy Liễu và trị được cái thói ngang ngược coi trời bằng vung ấy nhưng không phải. Chỉ là chưa ai đụng đến giới hạn của Liễu ấy mà thôi.
Ông bà Tuất nghe con nói thì không hiểu mấy, liền hỏi lại;
-S ao lại phải bắt, thầy Thìn lớn rồi, thầy đi là việc của thầy, nhà ta không có quyền giữ…
– Sao lại không? Ông bà phải bắt hắn về cho tôi. Tôi muốn lấy hắn, nhanh ngay và luôn.
Sau bao ngày, Liễu lại trở về con người vô giáo dục như ban đầu, gia nhân biết tầm này không đi Liễu chửi cho cũng chết, biết thân biết phận đốt đuốc đi tìm thầy. Ông bà Tuất hiểu ra vấn đề, chỉ xuống giọng nói con:
– Được rồi ,đi tìm thì đi tìm.
Rồi tất cả chia nhau đi, tản ra nhiều hướng, Liễu quay về buồng đập phá đồ đạc,nhưng tuyệt nhiên ômg bà Tuất không nói năng gì , có lẽ họ đã quá quen với đứa con gái mất dậy này, mọi lời nói của con gái đều được thực thi, dù cho có ngang ngược đến đâu đi chăng nữa.
Bởi vậy, người ta nói, ai rồi cũng có con, và đều thương con cả, nhưng từ thương nó khác với từ chiều làm hỏng con cái. Phải chi ông bà Tuất thương con giống như câu các cụ nói:” thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi”, thì đâu đến nỗi này.
Đám người chạy thẳng đến nhà ông Tế tìm Thìn, gọi cả cửa nhà ông trong đêm hôm. Thìn phải dặn thầy không được nói anh có nhà, nhân lúc người ta chưa vào. Anh chạy sang cửa ngách cạnh bếp rồi núp sau cái bể nước chỗ có hàng rào bao quanh. Ông Tế đi ra gặp đám người, ông hỏi:
– Các anh đến đây vào giờ này là có chuyện gì?mai đến báo không được hay sao? Tầm này dân làmg còn ngủ, các anh chạy rầm rập thế này thì nghỉ ngơi thế nào được nữa?
– Thầy Tế ạ, chúng tôi là người nhà ông Tuất, thầy Thìn con trai thầy có sang đấy dạy cô nhà, chẳng may chạy đi đâu mất nên chúng tôi sang tìm. Đêm hôm sợ thầy Thìn gặp chuyện gì thì cũng dở…
Ông Tế làm ra vẻ không biết gì nên cũng sốt ruột hỏi:
– Thế hả anh? Không biết nó đi đâu nhỉ? Nó không có về nhà, từ hôm ấy nó bảo tôi là sang dậy con ông Tuất thì tôi cũng biết thế, chứ nào nó đã về đây được lần nào.
Ông Tế nói y như thật khiến người ta tin. Im lặng một lúc ông tặc lưỡi nói:
– Nó cũng hai mấy rồi còn gì, khi ở với tôi nó cũng đi lên huyện qua đêm suốt đấy, nhưng thôi các anh ạ, nó lớn cả rồi chứ nào phải đứa lên ba đâu mà cử người đi tìm . Các anh cứ về bảo ông Tuất thế, chắc có lẽ mai nó về thôi, cảm ơn các anh với gia đình đã tìm cháu nó. Khi nào nó về đây, tôi sẽ báo cho mọi người yên tâm.
Ômg Tế có học thức nên nói chuyện rất bùi tai, hơn nữa người ta cũng đâu có muốn đi đêm hôm tìm kiếm thế này, nhưng sợ Liễu quái thai phá phách, người ta đành cố gắng. Nay ông Tế nói vậy, họ cũng xin phép đi về,chỉ cần nói đã tìm khắp nơi vào cả nhà Thìn nhưng không thấy là xong.
Người ta về báo thì y rằng Liễu chửi, nhưng cũng phải chấp nhận thôi, ông bà Tuất thấy con phá phách khômg hề hé răng lấy nửa lời. Cái sự chịu đựng của thầy u cứ tưởng thế là hay khiến Liễu được đà lấn tới, mà cũng có thể đấy là cách dạy con của nhà giàu, còn nhà nghèo thì chắc chắn Liễu sẽ khômg còn cái răng nào. Đêm ấy có lẽ là đêm đầy bất ổn đối với nhà ômg Tuất.
Sáng hôm sau Liễu lại phái người đi tìm, tin đồn về cô Liễu phải lòmg thầy thìn cùng làng loan đi rất nhanh, cơ bản người ta chưa thấy con đàn bà nào dám phái người đi bắt đàn ông về làm chồng. Bảo sao cô Liễu cũng đến tuổi cập kênh rồi, nhà lại giàu mà tuyệt nhiên không ai dám bén bảng đến. Đừng nói là thầy giáo, chứ cái ngữ không coi thầy u ra gì, không coi mọi người ra gì, thì chỉ có nước rước voi về giầy mả tổ.
Không tìm thấy Thìn, Liễu khăng khăng bắt thầy u sang nhà ông Tế bàn chuyện cưới xin, người thì không thấy đâu, ấy vậy mà cô ả đã tính tới nước bắt người ta làm chồng. Ông bà Tuất nhìn nhau thở dài, họ biết thừa Thìn đời nào thèm lấy đứa ngang ngược như Liễu. Cả làng người có học chỉ đếm trên đầu ngón tay, Thìn là một trong số ít ấy
, mà cái gì đã hiếm thì nó lại rất có giá trị.
Tuy biết người ta không thèm con gái mình, thế nhưng lại vì con, ông bà Tuất bê một tráp trầu têm cánh phượng sang nói chuyện với ômg Tế về vấn đề hỏi cưới Thìn . Có lẽ cả làng này chưa có tục lệ nào mà đàng gái lại đến hỏi cưới đàng trai thế này.
Khẽ đặt tráp trầu xuống, bên tromg chỉ vỏn vẹn năm miếng trầu têm cánh phượng, nhưng đấy chưa phải là tất cả, bên dưới cái khay lễ ấy là rất nhiều tiền ,từng sấp tiền được để ngay ngắn thành hai chồng . Nói trắng ra, trầu chỉ là cái cớ, còn tiền mới là chính.
– thế này là…
Ông Tế chỉ vào cái tráp vừa bê sang, nếu như người khác mà trông thấy chỗ tiền này, mắt có lẽ đã sáng rực lên, ấy vậy mà ông Tế lại thản nhiên một cách lạ lùng, ông hỏi lại hai vợ chồng nhà ômg Tuất ,bà đùn đẩy cho ông, cuối cùng ông Tuất nói:
– Thầy Tế ạ! Có lẽ thầy cũng đoán được tình hình nhà tôi, chẳng là cái Liễu nhà tôi nó mến mộ thầy Thìn lắm, suốt mấy ngày qua công lao của thầy ấy đối với gia đình tôi là rất lớn, vì vậy cho nên mong thầy Tế thương tìmh đôi trẻ quý mến nhau mà tác hợp. Tôi hứa với thầy, sẽ không để cho trai thầy phải chịu khổ.
Những lời tâm tìmh cùng lời hứa hẹn quá đỗi bùi tai, nghĩ cũng phải nhỉ, nhà giàu như ômg Tuất thì ai chẳng muốn làm con. Thế nhưng, sau câu nói mở đầu tưởng như là êm đềm, thì ông Tế đậy cái khay lại đẩy cái tráp ấy về phía ômg bà Tuất, ông Tế nói thẳng:
-Thế này ômg bà ạ, bản thân tôi là thầy, thế nhưng chuyện trăm năm của các cháu là chuyện cả đời, mà tôi cũng chưa nghe thằng Thìn nó về nói tôi câu nào về việc nó thích cô Liễu bên đấy
.Đó chỉ là cô Liễu tương tư một mình đấy thôi, ông không thể nói là hai phía thích nhau được. Tiếp nữa là đến chuyện thằng Thìn con trai tôi sang đấy , mục đích của nó là dạy học, chứ không phải là để tìm hiểu con gái của các vị. Đối với nhà tôi, yêu đương là yêu đương, dạy học là dạy học, không có chuyện sang đấy vì dạy học xong yêu luôn cả học trò. Và cái quần trọng hơn,đấy là ông bà xem xem trước giờ có ai là phận gái, lại mang mang lễ sang đàng trai nói chuyện trước bao giờ. Như nhà tôi có thể bỏ qua, nhưng phải nhà khác thì nhà các người sang liệu còn giá trị hay là không. Ôg bà là người có hiểu biết, có của cải, vật chất ,không phải là người nghĩ ngắn ,hay vơ đại, nhà tôi cũng chỉ là hạng nghèo, gia cảnh so với bên đấy khômg thể bì nổi. Nếu cháu nó về làm dâu, e cũng chẳng chịu được khổ. Lúc thích lên thì nói vậy thôi, chứ về sau này sướng ở khổ đi , điều ấy là chắc chắn. Tốt nhất ômg bà động viên cháu nó, tuổi còn trẻ suy nghĩ còn sốc nổi thì nên ở nhà . Lấy chồmg là cả một quá trình vất vả khổ cực, không phải cứ thích là được đâu…
Ông Tế không úp mở gì mà nói thẳng, hai ômg bà nhìn nhau thở dài, ông Tuất nói:
– Chúng tôi cũng đã nói nó hết lời rồi ngặt nỗi cái Liễu nhà tôi ngang ngược quá ,nó khômg nghe thầy ơi… thầy cố gắng giúp tôi với không nó phá nhà tôi mất thầy ơi…
Tiếng van xin bất lực cùng những ánh mắt cầu cứu trong tuyệt vọng. Người ngoài không nghe cuộc nói chuyện này chắc có lẽ người ta nghĩ ông bà đến đây để xin cứu chữa bệnh tình , chứ không phải xin người ta đồng ý lấy con gái mình. Ông Tế không do dự, lần này có phần gay gắt hơn ông đáp ngay:
– Ông bà Tuất này!nhiều khi tôi nghĩ chẳng biết bên nhà cô Liễu là người đẻ ra hai người,hay là con của hai người mà sao ông bà sợ nó như kiểu sợc giặc Mĩ vậy? Phá nhà ư? Phá nhà thì bản thân nó ở đâu, ai nấu cơm cho nó ăn, ai cho nó tiền tiêu mỗi ngày, ai hầu hạ nó ? Nó cũng gần hai mươi tuổi đầu rồi, mà cái lễ nghi tối thiểu là biết thương cha thương u còn chẳng tỏ tường, thì thằng Thìn nhà tôi lấy về,để nó lại phải chăm nom cung phụng hay sao? Nhà tôi là nhà giáo, là nghề dạy trẻ con, chứ không phải là nhà trông trẻ. Nói trắng ra, cái Liễu nó láo toét đến mức này, thì phải trách hai người trước, nhà có điều kiện, có đầy đủ những thứ mà một gia đình không có gì mong ước, ấy vậy mà lại không biết lấy cái mình có để dạy dỗ con thành người, nghĩ đưa cho nó tiền tiêu thì nó sẽ biết ơn ông bà , nghĩ phục vụ những thứ nó cần thì nó sẽ biết thương cha thương mẹ ư? Nhầm! Cái Liễu nó cũng bắt đầu từ một đứa trẻ, chính từ khi bập bẹ biết nói ông bà phải dạy cho nó cách làm người rồi. Chứ để tầm này, thằng Thìn nhà tôi nó có dạy, thì cũng chỉ là phần nổi mà thôi . Giống như cái cây ông bà trồng vậy, nó chỉ chữa được phần ngọn đỡ sâu, còn phần dễ nó thối luỗng ra rồi, xanh tốt một thời gian trên lá, thì một thời gian sau nó lại sâu bệnh như thường. Ý tôi nói ở đây chữa cái gì, dạy cái gì ,cũng phải dạy từ bé, từ gốc dễ ông bà có hiểu không
Ông Tế gay gắt một hồi khiến ông bà Tuất cúi mặt, có thể hai người không hiểu hết ý văn chương,nhưng lời ông Tế nói ra rất rõ ràng, ví dụ cũng rất thực tế, khiến hai người đều hiểu, đã quá muộn để con gái trở thành con người biết suy nghĩ.
Ông Tế ở đây đứng trên phương diện một người cũng làm cha, và đứng cả trên phương diện một người làm giáo dục, thấy người ta là cha là mẹ khômg dạy được con mình, ông có cả sự phẫn nộ lẫn bực tức. Ví như ông Tế, một người góa vợ từ khi con trai còn bé. Khi Thìn lên ba, ông đã chở cả con trai mình đi dạy, những đứa trẻ khác thì học chữ, còn Thìn lúc ấy chưa biết gì, ông chỉ có yêu cầu cho Thìn ngồi im, không quấy không khóc, lớn thêm một chút, ông dạy con cách lễ phép, cách giúp đỡ người khác. Ông vừa làm thầy giáo vừa là cha, con không thuộc bài cũng bị phạt như con người ta, thậm chí là phạt nặng hơn để cho con biết, cha mình làm thầy thì càng phải tiến bộ hơn con người ta, chứ không phải có thầy để dựa dẫm ỉ nại chuyện học hành. Thế cho nên, sau này khi Thìn lớn, tuy gia cảnh không giàu, nhưng ông Tế vẫn tự hào vì có đứa con trai nề nếp, đạo đức, những thứ mà nhiều người nhà giàu thời ấy chưa chắc đã có, đấy chính là học thức.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương