Về Già Con Nuôi

Chương 5



Truyện: Về Già Con Nuôi
Tác giả: Dao Ninh
Chap 5
… Trưa ấy cả nhà về, nghe Thìn kể hôm nay Liễu nấu cháo cho thầy thì ai cũng khen. Người ta chưa bàn đến chuyện cháo đó ngon hay dở, nhưng Liễu biết quan tâm tới người khác là một tiến bộ rất lớn, nó lớn hơn ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người.
Tất cả về kịp thời, bà Tuất sai gia nô mời thầy lang về bắt bệnh bốc thuốc cho Thìn. Mặc cho anh từ chối và nói rằng có thể tối qua do tắm muộn nên bị cảm, nhờ bát cháo bò nguyên tảng mà anh đỡ hơn rất nhiều, tuy nhiên ông bà vẫn mời thầy lang về xem bệnh cho kĩ lưỡng. Thìn là cứu tinh của nhà ông Tuất, sao ông bà có thể lơ là được.
Liễu từ lúc đấy cho đến khi Thìn ăn xong, có người bắt mạch, đến khi anh xuống buồng nằm, Liễu không rời nửa Thìn bước. Chốc chốc lại đi qua cửa phòng xem Thìn đang làm cái gì. Thấy lạ, Thìn hỏi:
– Cô có muốn hỏi gì à? Sao chứ lóng ngóng thế?
– À không có gì? Tôi sợ thầy chết nên đi qua thôi ấy mà. Thầy cứ nằm đi.
Liễu lấp liếm rồi chạy vụt đi, cô chạy thẳng về phòng ngồi, nãy nghe thấy Thìn xin phép ông bà Tuất cho mấy đứa trẻ con trong làng tới đây học, bởi Thìn mệt không có đi đến trường g dạy được. Tất nhiên là ông bà Tuất đồng ý ngay.
Đầu giờ chiều, những đứa trẻ nhếch nhác lấp ló sau cánh cổng nhà ông Tuất giàu nhất làng, chúng nó trầm trồ về những thứ xa hoa bên trong, trần đời chúng nó chưa thấy cái cột nhà nào to thế này, có sân gạch đỏ rộng thế này, và có cả nhiều gia nhân thế này. Tuy chưa bao giờ đến đây, xong ,hôm nay nó có mặt cũng chỉ vì thầy Thìn ốm cho gọi chúng. Chúng nó đã đến cổng từ sớm, nhưng chưa đến giờ vào tuyệt đối khômg có đứa nào gây ồn, hay láo nháo ngoài đấy mất trật tự. Đến khi gia nhân mở cửa ,từng đứa trẻ vào một cách điềm đạm, không chạy nhảy không nô đùa.
Nhìn tác phong của đám trẻ, bà Tuất không kìm được mà thốt lên khen;
– đám trẻ con này được thầy Thìn dạy khéo quá, đứa nào cũng ngoan, cũng biết giữ ý. Vào cả đây các cháu! Thầy dậy xomg tí bác nấu chè đỗ đen cho mà ăn.
Thìn dặn học trò ngồi lên trõng kê ở sân, đứa thì ngồi ở cái ghế đẩy gần hè, lấy cái bảng xanh bé có sẵn trong cặp, Thìn dạy chúng nó ghép vần ,trong đấy có cả Liễu. Ngày hôm nay tâm trạmg Liễu khác thường, tập viết được đôi chữ Liễu lại lia mắt nhìn thầy, thấy mắt Thầy chuẩn bị nhìn sang tới mình, Liễu cúi xuống thật nhanh.
Kết thúc buổi học, bà Tuất giữ đúng lời hứa nấu chè đỗ đen cho đám trẻ con nghèo của làng. Thìn thay mặt chúng nó cảm ơn ômg bà Tuất, rồi dàn bát chia đều cho mỗi đứa một bát khômg vơi không đầy, bát nào cũng giống bát nào. Từng đứa nhận được bát chè ăn mát ruột, có đứa ăn xong vẫn thòm thèm. Liễu cũng được một bát, cô ngồi một góc ăn ngon lành. Thấy Thìn ngồi đấy không ăn, tay vẫn cầm cái nồi chè nghiêng đáy, cô hỏi:
-Thầy ăn chè đi chứ, thầy đang ốm kia mà.
– Tôi không đói, chỗ chè này tí chia cho chúng nó lần nữa, mỗi đứa may ra được một thìa canh.
Liễu hiểu, anh không ăn là bởi anh nhường cho đám trẻ con đói khát. Thìn múc thêm cho từng đứa,đến lượt Liễu, cô cũng không ăn thêm, để c anh chia cho chúng nó đủ chè. Liễu dán mắt vào nhìn thầy, sao cái thứ gì thầy làm Liễu cũng rất ưng mắt. Phải chăng Liễu thích thầy Thìn mất rồi.
Kể ra không nhờ Thìn, ai dạy được Liễu bỏ cái thói ngang ngược. Không nhờ Thìn, thì Liễu đời nào biết chữ. Thìn là một người rất đặc biệt đối với cô, ngoài vẻ đẹp trai, da trắng, thì anh khác với tất cả người làng này đấy là anh biết chữ, biết đối nhân xử thế, biết dùng cái tử tế để thuần hóa được một con người hư hỏng, thay vì bất lực và xa lánh .
Tối hôm ấy trời mưa, Liễu từ bên buồng mình trông ra nhà bên vẫn thầy Thìn đọc sách, Liễu đã ngồi đây được hơn một tiếng đồng hồ rồi ,không có việc gì ngoài việc nhìn thầy rồi tủm tỉm cười thầm. Cái nét đẹp trai sạch sẽ này, làm gì có ai có.
Thìn bất giác nhìn lên thấy Liễu ,cô lại giả vờ lần sờ những thứ khác tránh mắt thầy, mặt cô đỏ bự tía tia. Thìn không đọc nữa mà che ô sang phòng Liễu. Cô thản nhiên hỏi:
– Thầy khômg đọc sách nữa à? Nay mưa to quá thầy nhỉ?
– Hôm nay cô làm sao thế? Có cái gì mà cô cứ phải nhìn trộm thế, quân tử thì phải nhìn thẳng.
Thìn hỏi, Liễu tim đập chân run không dám nhìn mặt thầy, tự nhiên cô để ý cái áo Thìn mặc bị dính nước mưa. Bất giác cô đưa tay nên sờ, cái cảm giác sờ vào cơ thể săn chắc ,nóng hổi của thìn khiến Liễu đứng hình, cơ mặt cô khômg thể nào nhếch nổi cái môi. Giống như thể ,người thìn có điện, khi cô chạm vào thì bị giật khiến không thể nào thoát được.
Nuốt nước bọt cái ực, Liễu hỏi:
– Thầy Thìn này! Thầy cũng hai mươi rồi mà ông Tế không giục thầy lấy vợ nhỉ.
– Vì chuyện đấy mà cô đứng ngoài này sao?
Thìn cúi xuống dò hỏi, Liễu lúng túng không đáp, ánh mắt láo liên nhìn dưới đất, trước mặt thìn ,cô không thể nào bình tĩnh nổi.
Khẽ búng vào trán Liễu một cái,anh xốc lại tinh thần cho cô:
– Chuyện đấy không quan trọng bằng việc học hành đâu. Thôi, đómg cửa lại không mưa hắt vào nhà.
Thìn nói xong thì chùm áo lên đầu cho khỏi ướt rồi chạy về hướng buồng mình. Liễu đứng trông theo, trong lòng rất muốn hỏi thật nhiều câu, nhưng cô lại không biết hỏi thế nào.
Không bằng lòng , Liễu cũng chạy sang theo khi mưa rào vẫn nặng hạt. Đứng trước mặt Thìn, Liễu không nói năng gì liền thơm cái chụt vào má Thìn,rồi nhanh chóng chạy về. mưa trơn trượt, sân lại mọc rêu, đi ra giữa sân thì chẳng may Liễu trượt ngã dập đít xuống sân, đau đớn tưởng chết, nhưng vẫn phải cố chạy về phòng. Thìn sau cái hôn đấy thì bật cười. Anh khômg chấp, bởi Liễu vẫn còn trẻ con, việc của anh là đến dạy con gái nhà người ta, chứ không phải nhân cơ hội mà lấn sang chuyện khác.
Liễu về phòng nhảy ngược lên chẳng biết vì cái ngã ấy quá đau hay vì cô sung sướng khi được đụng chạm vào thầy. Người ta bảo ,cái gì khác nhau thì hay hút nhau, thầy quá hoàn hảo cho nên người nhiều khuyết điểm như Liễu khó mà vượt qua được.
Sáng hôm sau là ngày nghỉ , thấy Liễu ,Thìn dặn cô ở nhà học cách may vá với người làm, anh còn có việc phải đi lên huyện với ông Tế. Hỏi anh thì anh không nói, Liễu vùng vằng chửi người làm, cái thái độ của anh dửng dưng trước cô khiến cô càng thấy anh không tôn trọng mình. Khi người ở mang vải ra chuẩn bị dạy may vá, Liễu tức đá cái khay chỉ rơi ra nền nhà. Thìn trông thấy thì nói:
– Cô Không phải học mỗi chữ thôi đâu, còn phải học may vá thêu thùa, học nấu ăn, đến cả cách đi đứng cũng phải học. Đừng vì bản thân mình dốt mà bắt người khác phải khổ.
Thìn chỉ về phía cô hầu đang cặm cụi nhặt chỉ dưới đất, rồi toan đi, thì Liễu chặn lại,cô nói;
– thầy không coi tôi ra gì phải không?
– này!cô đừng có cao giọng như thế ? Cô cũng chỉ là học trò ,tôi coi là gì khác được. Cái tính cô còn chưa sửa được, ai thương được cô.
Nói xong, thì Thìn đi, câu nói mang tính mỉa mai khiến Liễu bị đả kích rất lớn. Cô điên tiết chạy lên nhà, gào vào mặt ông bà Tuất trách cứ, mách thìn không coi trọng mình. Tất nhiên ông bà khômg thể hiểu ý con gái mình, bởi tâm tư Liễu đamg thích thầy, chỉ nói rằng không coi trọng thì thật là buồn cười. Thìn nghe thấy được tất cả, xong anh vẫn quay đi, anh phải dứt khoát, chứ không muốn Liễu nhầm lẫm rằng mình có tình ý gì với Liễu rồi để cô ôm mộng thì chết dở.
Đi xa mãi cả chục mét, Thìn vẫn nghe được tiếng Liễu trách cứ nạt nộ thầy u:
– Tôi không biết! Thầy u phải giữ chân thầy Thìn lại cho tôi, tôi còn phải học ,tôi chưa học cái gì cả.
Thìn lắc đầu, cũng chẳng biết ca thán kiểu gì vào lúc này. Bởi Liễu ở cái tuổi dở dở ương ương, nên dạy dỗ cũng chỉ được phần nào. Đối với ông bà Thìn, thì con họ có đôi ba tiến bộ họ đã mừng, nhưng người ta có biết đâu, Liễu còn rất nhiều thứ phải dạy nghiêm khắc. Cũng giống như lúc ông Tuất sang nhờ ông Tế dạy con gái Thìn có nói đấy, cây non còn dễ uốn, chứ cây đã cao lớn uốn quá cũng gãy mà thôi.
Tối ấy thìn cố tình về thật muộn để cho Liễu khỏi chờ, thế nhưng, khi vào tới phòng mình, đinh ninh đã tránh được kiếp nạn, thì hóa ra Liễu vẫn ngồi thù lù trên giường đợi. Trong ánh đèn dầu leo lắt, khi Thìn nhận ra thì đã quá muộn.
– Thầy đi đâu mà giờ này mới về? Thầy có biết là tôi chờ thầy từ sớm đến bây giờ không ?
– tôi phải đi lê huyện tham gia với các thầy khác về cải cách giáo dục, không phải đi chơi. Mà vấn đề đấy tôi không cần phải đi kể với một học sinh như Cô. Mà…anh nô ngủ cùng tôi đâu? Cô lại đuổi anh ấy đi đâu rồi. Người ngang ngược như cô có dạy cũng chẳng ăn thua gì.
Nói xong, Thìn định lấy cớ đi tìm anh nô kia, nhưng thực chất là muốn chạy tháo thân khỏi Liễu. Cô biết thừa, nhanh chân chạy ra cửa chốt chặt không cho thìn đi . Đến nước này Liễu không muốn giấu diếm gì nữa, cô bộc bạch:
– Thầy… anh Thìn! Em biết bây giờ nói ra hay không thì anh cũng biết tâm tư của em rồi. Mấy ngày qua em không ngủ được, thực sự anh là người rất quan trọng đối với em, quan trọng đến mức anh chỉ cần đi có một buổi thôi, em đã thấy nhớ rồi
Liễu tâm sự rồi ôm lấy Thìn từ sau lưng, Thìn toan gỡ tay nhưng rất chặt. Tuy không chạy được, nhưng Thìn vẫn nói cho Liễu hiểu:
– Cô nhầm rồi ,đấy không phải là tình yêu, cô còn quá trẻ con để biết tình yêu là gì, chẳng qua từ bé đến giờ chưa có ai đứng lên uốn nắn, nay gặp người khác nên vô tình cô bị rung động đấy thôi. Sau này gặp người khác ,cô lại thích ngay ấy mà.
– em không cần biết sau này thế nào, em chỉ cần biết giờ em thích anh là đủ. Anh thấy đấy, nhà em giàu nhất làng này, nếu anh lấy em, anh sẽ có tất cả, chẳng cần làm gì thì vẫn có ăn Không sung sướng hơn sao. Em thì có chỗ nào không tốt nào?
Liễu hỏi lại, Thìn lắc đầu nói:
– người bình thường là như thế đấy, nhưng thay vì lấy vợ giàu, tôi muốn cầm đồng tiền do chính mình làm ra mà không cần xin xỏ ai cả. Liễu này! Thay vì ở đây nói những điều vô nghĩa, chi bằng cô hãy phụ giúp thầy u làm việc nhà ,hãy quan tâm họ hơn là quát vào mặt họ, đừng nghĩ họ phải có trách nhiệm cung phụng chiều chuộng cô như thế. Cô sống sung túc như hôm nay là nhờ thầy u, thay vì làm mấy cái thứ vô bổ này hãy tâm sự và yêu thương họ nhiều nhất có thể. Dù tôi có thích cô đi chăng nữa, nhưng cô sống bạc với thầy u cô thế này, tôi không dám chắc khi lấy cô về, cô sẽ đối xử với thầy tôi thế nào. Người thân ruột thịt cô còn vong ơn bội nghĩa, thì hi vọng gì cô đối xử tốt với tôi.
Thìn nói thẳ g hết tất cả, vậy mà Liễu vẫn khômg buông tha, cô thiết tha xin xỏ, rồi bất chợt cởi bỏ hết tất cả quần áo trên người ra ăn vạ. Liễu muốn lấy thân để mua chuộc sự cương trực ấy, có ai đối mặt với mĩ nhân mà vượt qua dễ dàng. Ấy thế mà không, Thìn nhìn thẳng vào mắt Liễu rồi đáp:
– Cô xem thường tôi quá rồi, đừng nghĩ làm thế này sẽ khiến tôi mềm yếu. Tôi không thay đổi đâu, làm thế này chỉ khiến cô mất giá hơn mà thôi.
Nói xong, Thìn dứt khoát đẩy Liễu ra rồi mở cửa ra ngoài. Anh đi thẳng về nhà không ngoái đầu nhìn lại, nếu sự giáo dục của anh lên người Liễu mà khômg khiến người ta sáng Dạ, tỉnh ngộ, thì tốt nhất anh nên rời khỏi đó thì hơn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương