Về Già Con Nuôi

Chương 4



… Tối ấy, không ai phải dặn, Liễu lại ngồi ăn chung với người ở, vẫn là cái chân co lên chống cằm, thì Thìn vẫn đánh, nhưng tay vì chửi thầy, ả nhe răng ra cười. Chiều làm có tí mà ăn cơm ngon hẳn ra, Liễu cứ xới hết bát nọ rồi đến bát khác.. Bữa cơm vì thế mà vui vẻ hẳn lên.
Sáng hôm sau, Thìn lại túm cổ lôi Liễu dậy lúc sáu giờ để ăn cơm, rồi sáu rưỡi theo anh lên trường học, lúc đầu ông Tuất không cho, sợ mất thể diện, nhưng nghĩ lại cái Liễu thì khác gì đứa trẻ to xác không biết chữ đâu. Thế là họ cho con đi học.
Ngồi trên xe đạp cho Thìn chở đi, Liêu hỏi:
– Thầy nói xem tại Sao phải học chữ? Thời buổi này mười người thì đến bảy người không biết chữ. Tôi cũng có khác gì số đông đấy đâu.
– Học vào nó có nhiều cái lợi ích lắm nhé. Cô có thấy thầy cô không? Ông ấy đã già,nhưng giàu, đối với người thường thì người ta kính trọng. Nhưng tôi là thầy, ông ấy vẫn một đều dạ hai đều gọi là thầy. Chữ nghĩa nó rộng lắm, nói ra cô cũng chẳng thể hiểu ngay được. Nhưng cứ thí dụ thế này, hai người đàn ômg cùng mặc bộ quần áo giống nhau, cùng đi đứng giống nhau, nhưmg qua cách nói chuyện người ta biết ngay ai là người có học thức, ai là không học hành.
– Kinh thế cơ à?
Liếu nhành mồm hỏi lại, Thìn gật đầu chắc chắn, anh nói:
– tất nhiên rồi. Này nhé, nếu là người có học ghét nhau, người ta đôi khi sẽ không cần cãi nhau, mà người ta chửi nhau bằng chữ, người không học hành thì nhìn chẳng khác nào người ta đang nói phét cả, nhưng người học thức cao, nghe nó giống đang cầm máy khoan khoan vào đầu nhau ấy. Còn những người học kém, sơ hở ra là đánh nhau, đánh không được thì vứt mắm tôm với con gà giãy chết vào nhà người ta. Người ta hay chửi chung những loại này là loại không có văn hóa.
Nghe đến đây Liễu im bặt , bởi chuyện đấy chẳng phải cô là người đầu têu ra đấy thôi. Hóa ra Thìn biết cô làm, xong cũng không thèm chấp, đúng thật, người ta biết nhiều đôi khi lại không cần khoe rằng mình hiểu biết nhiều.
… Thìn chở Liễu đến cái trường làng lợp bằng rơm, bên cạnh đấy là chùa làng, giếng làng, trường là nơi tập chung của làng mỗi khi có họp hành, hay tổ chức sinh hoạt đều đến bãi sân trước làng này.
Gọi là trường cho sang mồm, nhưng thực chất, chỉ là cái mái lợp bằng cọ đơn sơ, gá cái khung vào phần mái của đình chùa. Bên trong, có vẻn vẹn năm cái bàn đã mục, phía trên thì có cái bảng gỗ cũng chẳng biết có từ đâu.
Khi hai người đến nơi, đã thấy những đứa trẻ đứng chờ thầy, đứa nào mặt mũi cũng bẩn thỉu, cũng lấm lem, có đứa cởi chuồng, có đứa cõmg cả em đi. Khi Thìn đến nơi, chúng nó khoanh tay lễ phép cúi đầu chào thầy. Thìn xoa đầu một thằng rồi Chào lại quay qua Liễu, Thìn cười hỏi:
– cô đã thấy sự khác nhau giữa cô và những đứa trẻ này là gì chưa?
– Khác gì nào, ý thầy nói nhà tôi giàu còn chúng nó nghèo phải khômg?
Liễu không hiểu ý liền lắc đầu, Thìn cười đáp lại:
– Không phải chuyện đó, chuyện đó thì rõ ràng ngay trước mắt rồi, cô cần gì phải đoán. Cái thứ mà tôi đang muốn nói đến đấy là, tuy chúng nó nghèo, nhưng chúng nó có học hành, nên khi thấy tôi chúng nó biết đường Chào. Còn cô giàu sang thì nhất nhưng không được học hành, thấy người khác có thấy cô Chào bao giờ đâu. Thế nên tôi mới nói, hai người giống nhau nhưng chỉ qua cách nói chuyện thì biết ai là người có học hay không cơ mà.
Liễu gật đầu, hóa ra thế, cô cũng hơi xấu hổ khi bị so sánh với người nghèo . Thầy đến, tất cả cùng vào lớp, vì Liễu to đầu cao nhất lớp, nên thìn cho ngồi bàn cuối . Liễu ngồi nhìn xung quan lớp học tồi tàn, lâu lâu có cơn gió thổi qua, mái nhà còn tốc lên phần phật, dưới chân, nền đất ẩm thấp chỗ lồi chỗ lõm kê bàn cập kênh. Thấy Liễu là học sinh mới ,lại to đầu nhất thì đứa trẻ nào cũng nhìn. Cả một ngôi làng rộng lớn nhưng đếm đâu được chỉ có chục đứa lèo tèo . Hóa ra, làng này nghèo cũng bởi do văn hóa còn thấp.
Lấy sách lấy vở ra, Thìn viết thứ ngày tháng lên bảng, nét chữ nắn nót thanh mảnh được gạch chân cẩn thận. Thìn chia cái bảng làm đôi, một bên là dành cho những đứa học trước đã đến đoạn ghép vần, còn bảng bên này dành cho đứa mới biết đến mặt chữ giống như Liễu. Tuy rất xấu hổ vì mình to đầu, nhưng Thìn vẫn tỏ ra bình thường, anh cũbg nói chuyện với liễu giống y cái cách nói chuyện với những đứa học trò khác. Đi với Thìn học chữ, Liễu nhận ra những người có học thường ăn nói nhẹ nhàng, không quát tháo người khác giống như thầy u nó, và cả nó cũng thế. Nhà nó giàu vậy, nhưng chẳng ai biết chữ, cho nên rất hay cáu và chửi bới người làm . Hóa ra, người ta có học, hay chửi văn những người học ít là văn hóa thấp.
Mấy ngày trôi qua đều đặn Liễu theo thìn đến trường,ngày nghỉ thì Liễu lại theo thầy đi cuốc đất, trồng rau, bẻ ngô về luộc mang ra chợ bán. Nhữbg đồng tiền bản thân vất vả kiếm được khiến Liễu biết trân trọng hơn nhiều. Bao nhiêu ngày Thìn ở đây, là bấy nhiêu ngày người ta thấy cô Liễu nhà ông Tuất không còn mắng chửi đành hanh, không còn mở mắt ra là đòi tiền tiêu vặt như ngày trước. Liễu cũng không láu táu hỏi rằng tại sao lại cho cô ăn cùng người làm, tại sao không cho cô lên nhà trên. Học hành khiến Liễu sáng dạ thật sự, không hỏi bởi vì cô biết, nếu chuyện gì không được đáp ứng ,có thắc mắc nhiều thì câu trả lời vẫn là khômg thể được. Thế cho nên đến bữa, Liễu cứ theo lệ chui vào trong nhà ngang ăn với người làm. Giờ người ta cũng thân thiện với cô nhiều, nói chuyện cũng không còn e dè như trước. Kể ra ,ăn cơm dưới này thoải mái hơn trên nhà, ông bà Tuất ngoài chuyện nói về vay lãi, hay tiền nomg ra, chẳng thấy hỏi han con được câu nào. Ở dướii đây mọi người nói đủ thứ chuyện trên đời khiến bữa cơm lúc nào cũng rôm rả. Ăn xong, mỗi người phụ nhau một tí, liễu nhận việc giũ chiếu ,nên đến bữa thì trải chiếu, xong lại cuộn vào. Công việc hàng ngày thứ nào đơn giản có thể làm Liễu cũng không nhờ ai. Ví như ngày xưa Liễu đanh đá, lúc nào cũng bắt người hầu canh cạnh cửa, chờ khi nào mình gọi là phải có mặt ngay đêm cũng như ngày, nay Liễu không cần nữa mà cho người ta đi ngủ. Quần áo của cô tắm xong cũng tự giặt. Thấy Liễu tiến bộ,ai cũng mừng,người ta biết Liễu được thế này tất cả đều do Thìn dạy dỗ.
Mấy ngày sau Thìn lên ăn cơm với ông Tuất, gọi cả Liễu lên ngồi cùng. Thường thì người ở sẽ xới cơm, nhưng giờ Liễu không cần, tranh ngồi đầu nồi xới cho thầy u. Cầm đũa lên còn biết mời, Hai người để ý thấy Liễu ăn không còn thói rung chân nữa, mà ngồi ngay ngắn đàng hoàng. Ăn xong, lại nhanh chóng đi lấy tăm cho thầy u. Hai ông bà quá đỗi vui mừng, hóa ra cái Liễu nhà ông bà vẫn còn chữa được.
Ngày hôm ấy Liễu dậy sớm chuẩn bị đi học như mọi khi, nay Liễu đã biết mặt chữ cái chuẩn bị Thìn dạy ghép vần ,sắp sửa biết đọc nên Liễu phấn khởi lắm, ra đứng trước sân chờ thầy chở đi học. Nhưng hôm nay lạ lắm, đợi mãi mà thìn không dậy, nghĩ thầy ngủ quên, Liễu đứng bên cửa sổ gọi thầy, xong ngoài tiếng ho cả tràng liên tục ra , thì còn tiếng rên lừ đừ nhè nhẹ bên trong phát ra khiến Liễu phải đập cửa gọi:
– Thầy Thìn ơi! Thầy ơi! Sáng nay khômg học à? Làm sao mà ho thế?
Liễu rối rít hỏi, mãi một lúc sau thìn đi ra mở cửa, mặt anh đỏ bự như người say, vã cả mồ hôi hột , người vẫn khoác cái áo dạ, chân tay Thìn run lẩy bẩy bám chặt vào cánh cửa, mắt lờ đờ nhìn Liễu khiến cô hoảng sợ,Thìn nói:
– Ra lớp báo đám trẻ con nay tôi ốm nên được nghỉ, chiều bảo chúng nó đến đây…
– Gớm!thầy lo thân thầy đi, không báo chúng nó cũng biết đường nghỉ…
Nói đôi ba câu thìn ho, thì Liễu gắt. Dựa vào tường anh lắc đầu nói,v
– Không đâu!cô cứ chạy ra báo chúng nó thế? Nếu không báo chúng nó cứ đợi đấy đến trưa đấy. Học thì báo, không học cũng phải báo.
Liễu gật đầu,sai người chạy đi báo. Tầm này nhà vắng người, phần vì người ở ra đồng, ông Bà Tuất đi thu tiền lãi. Nhà chẳng còn ai, cho nên Liễu lóng ngóng đỡ thầy về phòng nằm nghỉ. Cái phòng này là của gia nhân, Thìn dọn đến đây tuy ông Tuất nói anh lên ngủ cùng thì tốt hơn nhưng anh không chịu, nói ngủ với người ở cũng được.
Liễu để Thìn nằm trên giường, rồi luống cuống chạy ra giếng lấy khăn mặt, cô đang nhớ lại xem mỗi lần ốm gia nhân làm kiểu gì. Nghĩ đến đây, Liễu đun nước sôi rồi bỏ vào thau, nhúng cái khăn mặt vào rồi chạy về phòng đưa cho Thìn đắp. Sờ vào cái khăn mặt nóng bỏng tay, thìn nhảy ngược lên. Anh lắc đầu nói:
– Ra sau vườn lấy lá nhọ nhồi đem giã rồi mang vào đây.
Liễu lại lật đật chạy đi, may thay cô biết cây nhọ nhồi, nên hái được một nắm liền chạy về giã vội. Xong xuôi Liễu mang cả cối vào cho thầy. Thìn tuy ốm ,nhưng biết Liễu không biết làm ,nhờ đến đoạn này là tốt lắm rồi, còn đâu anh dậy chắt nước lá ra uống, còn một chút thì gói vào khăn đắp cả nước lẫn bã lên trán . Sau một lúc đắp, thìn chuyển qua sốt nóng, anh cởi cả áo dạ nhưng vẫn không bớt nóng,cái áo trắng mặc bên trong cũng thấm cả mồ hôi ra ngoài. Khômg chịu được nữa, Thìn cởi nốt cái áo ấy rồi vứt xuống cuối giường trước sự ngỡ ngàng của Liễu.
Liễu đứng chỗ bàn để sách của thìn bần thần, tự nhiên cô thấy khó thở quá, tim đập cứ như kiểu thiếu đi vài nhịp. Mắt vẫn dán vào thìn xem có cần gì không, nhưng cô lại không dám hỏi.
Thìn sau một lúc nằm trên giường nóng bừng mặt thì cũng bớt sốt. Lấy cái khăn thấm mồ hôi, Thìn đảo mắt sang vẫn thấy Liễu đứng đấy nhìn mình. Anh nói:
– Trần đời chưa chăm người ốm bao giờ phải không. Học dần đi, sau này thầy u mà ốm đau thì còn biết đường mà làm.
Liễu lấm lét không dám nhìn Thìn nữa, bởi bây giờ cô chỉ mải nhìn chỗ khác nó nhạy cảm mà nó vớ vẩn lắm. Liễu nói;
– để tôi xuống nấu cho thầy bát cháo…
– Thôi, để tí tôi làm. Chứ cô xuống nấu lại cháy nhà thì khổ thân ông bà Tuất nữa,mà tôi cũng khó nghĩ.
Thìn nói thật lòng, xong câu nói đấy lại khiến Liễu nghĩ Thìn đang coi thường mình. Không nói không rằng, Liễu lầm lì đi xuống bếp chuẩn bị xoong nồi nấu cháo. Mặc cho Thìn gọi lại can ngăn.
Xuống đến bếp, ngồi cạnh thùng gạo, Liễu mới thở phào, chả hiểu sao ngồi đây dễ thở hơn hẳn so với nãy đối diện với Thìn, cái má hồmg hồng nóng ran giờ cũng đã bớt. Chưa bao giờ cô bị thế này, đây là lần đầu tiên.
Gạo Liễu đem vo, rồi cứ thế bắc lên bếp đun, mở cặp lồmg ra thấy có miếng thịt bò chuẩn bị nấu ăn trưa gia nô để đấy trước khi đi, Liễu cũng quẳng cả miếng chắc phải hơn nửa cân vào nồi. Rơm được Liễu cho vào bếp liên tục,lửa cháy đùng đùng bay khói nhiều khiến Liễu cay mắt, nhưng không vì thế mà cô bỏ ra ngoài, bởi còn cái nồi cháo tâm huyết cô nấu cho thầy còn chưa xong. Đúng thật có quá nhiều thứ lần đầu Liễu làm kể từ khi Thìn đến đây, đến ông bà Tuất thân sinh ra Liễu cũng chửa có cơ may thưởng thức cháo do tay con gái nấu.
Chốc chốc liễu lại mở vung xem bên trong thế nào, khiến tro bay cả vào trong nồi cháo nổi lấm tấm đen kịt.
Sôi cháo, Liễu lấy các thứ gia vị đem cho. Nhắm sắp được, Liễu ra ngoài giếng rửa mặt mũi chân tay ,tính sạch sẽ rồi sẽ vào múc cháo. Nào ngờ rửa xong thì cháo khê , bởi Khuê nấu nhưng khômg đảo cháo lần nào. Mùi khê bay ra từ bếp khiến Liễu giật mình chạy vào bắc ra.
– May thế! Chưa cháy hết!
Đấy là câu nói đầu tiên khi Liễu mở vung. Lấy bát lấy thìa, Liễu hí hửng múc cháo ra, cô cũng muốn nếm xem thành quả của mình thế nào.
Lấy mâm bưng cháo lên, cái cảm giác nghẹt thở ấy nó lại xuất hiện, tim cô đập như giã gạo. Khẽ đặt hai bát cháo đầy xuống bàn, Liễu hối :
– Ăn cháo đi thầy! Cháo tôi nấu đảm bảo là thầy hết ốm.
Liễu khoe rồi cười híp mắt, tuy Thìn không tin lắm vào câu nói ấy, xomg vì Liễu đã mấy công nấu, anh khômg thể không thử. Mệt nhọc đứng lên, tay với lấy cái áo sơ mi trắng mặc vào người,bên này Liễu chăm chăm nhìn vào cơ thể trắng bóc kia, đàn ômg sao mà trắng thế chứ, trắng hơn cả Liễu. Nghĩ đến đây Liễu lại nghĩ đến câu nói của Thìn rồi rút ra kết luận, khômg chỉ người có học nói chuyện rất nhẹ nhàng, mà cơ thể người có học thì rất trắng .
Liễu cứ chăm chăm nhìn Thìn cài cúc áo, cái tay cầm hai cái thìa run lên bần bật căng thẳng. Lạ nhỉ! Y như bị tụt huyết áp vậy.
Thìn ra bàn ngồi, anh khẽ chau mày, rồi vớt tro đóng thành bè trên miệng bát. Quay ra, anh hỏi:
– Cô nấu nhiều thế kia à? Cả một tô múc canh thế này.,Ăn liệu có ổn không?
– Ơ kìa, rất ổn đấy nhé. Tôi nấu rất cẩn thận đấy. Cái tro này là do lỗi kĩ thuật, thầy đảo ở dưới mà xem, có cả thịt.
Liễu cười hi hí quảng cáo ,thìn không đáp vội vàng quấy cháo từ dưới lên, thì giật mình phát hiện ra, miếng thịt bò to bằng bàn tay ở dưới đáy bát nguyên cả tảng. Anh nhìn Liễu ,cô nói;
– Lúc đầu tôi định nấu cháo đường thôi cơ, nhưng nghĩ thầy ốm , cần phải có chất nên tôi nấu cháo thịt bò. Thầy ăn đi, ngon cực.
Nói rồi Liễu hối thầy ăn , Thìn bật cười, gắp tảng thịt sang bát cho liễu ,anh nói:
– may là có một miếng thịt bò đấy, chứ để nguyên con bò nguyên lông nấu cháo thì chết rồi. Ông Tuất nói cô khômg biết gì là không đúng, cô rất thông minh đấy chứ. Nhưng tôi chỉ ăn thế này thôi, còn miếng thịt bò này tôi trả lại cô, công lớn cô nấu cháo, cô nên ăn mới phải
Thìn nói đài dòmg khiến Liễu không hiểu được nhiều. Nhưng thấy Thìn cho lại miếng thịt bò thì ăn ngay. Ngửi cái mùi cháo bị khê thơ. thơm, Thìn quấy đều rồi húp vài thìa lót dạ. Liễu nhìn thầy ăn vui thích thú, có thứ gì đó khiến Liễu bồi hồi khó tả. Nhấtt là khi Thìn chịu ăn đồ cô nấu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương