Về Già Con Nuôi

Chương 11



Truyện: Về Già con nuôi
Tác giả: Dao Ninh
Chap 11
… Con lạ bố, trong khi bố ở chung nhà nghe nó lạ lẫm nhỉ, ấy thế mà thằng cu nhà Liễu lại lạ thầy nó đấy. Cũng bởi có khi nào Kiệt bế ẵm nó đâu, đến hỏi han vợ hôm nay con thế nào còn chẳng có, chứ đừng nói là cho con ăn một thìa . Nhưng Liễu thây kệ, sự hiện diện của Kiệt không vướng gì cô hết, có chồng hay không,không quan trọng. Để mà nói thứ Liễu cần bây giờ, là sự yên bình, là tiền bạc , hơn là cái cảm giác hạnnh phúc. Tuy rất cần, nhưng cô biết nó xa vời lắm.
Khi đồng ý cưới Kiệt, Liễu bồng bột khômg nghĩ sâu xa, rằng làm vợ là phải làm gì, đấy có lẽ chỉ là danh xưng. Đến bây giờ, Liễu mới hiểu, từ vợ chỉ có hai chữ, trông thì gọn gàng, xúc tích, nhưng nó lại nặng nề chẳng khác gì có hai tấn sắt đè lên, nặng nhọc và vất vả. Ngày xưa Liễu ước mình lớn thật nhanh, giờ lớn rồi mới thấy làm người lớn quá vất vả, chịu đủ thứ đắng cay trên trần đời. Giá mà cô cứ mãi bé,mãi nhỏ để núp sau ông bà Tuất một tay che cả trời thì hay biết bao nhiêu. Và, lời dặn dò cấn nhắc của Thìn đến bây giờ đối với Liễu không phải anh nói quá. Mà làm vợ thực chất ở xã hội thời ấy là nô lệ.
Cứ nghĩ về quá khứ, khóe mắt của Liễu cứ nhòa đi lúc nào chẳng hay. Nhưng cô rất nhanh chóng nhìn về thực tại ,động viên bản thân sống cho mình, sống cho con, chỉ cần con cô có cuộc sống đủ đầy, bất luận cô làm gì cũng được.
Bưng lọ hoa lên ban thờ, Liễu kính cẩn thắp một nén hương ,mong tổ tiên sẽ phù hộ cho hai mẹ con khỏe mạnh, Liễu chỉ cầu có thế, thực tế và ngắn gọn. Ra đến giếng Liễu thở phào, giờ luộc con gà cúng , đi nấu cơm tối nữa là xong. Luộc gà thì lâu chứ nấu bữa cơm thì cũng nhanh.
Dưới ánh lửa bập bùng, bóng Liễu cao in hần lên bức vách, Liễu thoăn thoắt rút rơm cho vào bếp, chốc chốc lại mở vung ra xem sôi chưa còn bớt lửa, bởi u chồng đã dặn rồi, gà cúng giao niên không được phép sơ xẩy.
Khẽ quệt mũi , Liễu hơ hai bàn tay trên ngọn lửa , cái lửa nóng khiến đôi tay lạnh cóng được sưởi ấm đôi phần. Cả ngày dọn dẹp trong trời đông, Liễu cứng đờ đỏ ửng chân tay. Cái rét miền bắc những ngày cuối năm luôn khiến người ta ngán ngẩm.
Nổi gà vừa vặn sôi nhỏ , Liễu gạt bớt lửa chỉ để cháy liu điu vì sợ nứt da đùi. Liễu còn nghĩ cô làm cẩm thận thế này con gà cúng chắc chắn thầy u sẽ ưng lắm, chốc nữa ra vườn hái bông hoa hồng cắm vào mỏ gà nữa là hết ý .
Khi còn đang dán mắt vào con gà, thì bất giác từ phía nhà sau có tiếng đổ vỡ, cùng tiếng trẻ con khóc lên the thé. Là thằng Cò con của Liễu khóc đấy mà, mọi khi nó lèo nhèo đòi u, nó chỉ kêu be bé thôi, chứ nào đâu gào ầm ĩ thế này. Hẳn là nó bị làm sao rồi.
Không nghĩ ngợi thêm, Liễu chạy ra sau nhà, phi vào nên trong, cô chết sững khi thấy con trai ngã nằm ở dưói đất, mặt thằng bé đỏ bự tía tai lên the thé khóc run người. Trên giường, Kiệt vẫn ôm lấy cái chăn phủ kín đầu gáy như trâu . Nhìn thôi cũng đủ biết, vì say rượu ,hắn bỏ mặc thằng bé trên giường chơi một mình, rồi cứ thế ngủ. Thằng bé trườn dần rồi ngã xuống đất.
Vội vàng chạy đến bế con, nhìn trán thằng bé sưng vù lên một cục ,Liễu xoa đầu thằng bé. Mọi khi Liễu bị nhà chồng đánh chửi cũng không sao, nay có nhờ mỗi trông con một lúc thì xảy ra chuyện. Giật lấy cái chăn che trên đầu chồng, Liễu chửi:
– Kiệt! Dậy mà xem thằng Cò nó ngã tím mặt đây này. Trông con cái kiểu gì thế hở?
Liễu gắt , Liễu mở lim dim mở mắt, hắn chỉ gật gật cái đầu rồi ậm ờ vài câu. Xót con, Liễu chảy cả nước mắt.
– Ôi giờ Liễu ơi!Mày luộc gà kiểu gì thế này? Nứt toác hết ra rồi còn đâu. Mày chạy đi đâu rồi? Sao lại để bếp lửa cháy lèm cả ra chỗ rơm thế này? Định đốt nhà à?
Liễu nghe tiếng bà Lam the thé chửi dưới sân thì mới giật mình, nhớ ra còn cái nồi gà trên bếp.
Không nghĩ gì nhiều, Liễu bế cả thằng cu chạy xuống bếp, ông Lam đứng ở cửa, bà Lam ở trong bếp bắc nồi gà ra ngoài. Con gà Liễu ngồi cả buổi trông cẩn thận, nay chỉ vì năm phút rời đi,nó đã nứt toác cánh . Cảm giác công sức mình bỏ ra tỉ mẩn nay đổ sông đổ bể khiến Liễu bất lực.
Gà chín nhũn, bố mẹ chồng vẫn oang oang câu chửi không làm được cái trò trống gì, trên tay, thằng cu khóc ngặt nghẽo, ồn ào khiến Liễu như muốn hóa điên. Bất thình lình Liễu ôm con chạy lên nhà,trong đầu cô lúc này chỉ nghĩ thế nào phải thoát ra khỏi mớ hỗn độn phức tạp đấy , và hơn hết Liễu bị quá nhiều áp lực khiến cô không thể chịu đựmg nổi nữa, giọt nước cuối cùng tràn li . Liễu xông thằng vào trong buồng, đi đến giường chỗ mà Kiệt vẫn đang ngủ say sưa không biết gì. Thó lấy cái chai dầu tràm bà Tuất cất công nhờ người mua từ trong nam ra cho con gái đẻ. Một nhát một,Liễu giơ thẳng tay đập một cái vào đầu chồng như chuốc lên sự giận dữ, khiến Kiệt nhảy ngược lên ngồi bật dậy. Liễu rít lên chửi chồng:
– mày nghĩ thằng cò này có phải con mày không thế. Mày làm khổ u con tao mà vẫn ngủ ngon làmh thế hả thằng khốn nạn này. Tao đếch thèm ở với cái loại chó má như mày nữa. Cái thứ lông bông chẳng làm trò trống gì.
Liễu trong nước mắt nhạt nhòa chỉ lấy được chút tiền rồi bế thằng con bỏ đi ngay trong đêm, đằng sau ,Liễu vẫn nghe thấy tiếng léo nhéo của nhà chồmg. Liễu không kịp suy nghĩ rằng vừa rồi mình đã làm gì, liệu có đúng hay là sai. Lúc ấy coi chỉ biết mình cần phải là thứ gì đó, nếu không sẽ hóa điên mất.
Vụt chạy ra khỏi đường lớn, màn đêm đen kịt mới khiến Liễu choàng tỉnh. Giữa khoảng không vô địmh trống rỗng giữa ngã tư tối ba mươi lạnh buốt .
Bầu trời đêm mênh mông rộng lớn trước mắt ấy thế mà khômg nghĩ ra một trốn dung thân cho mẹ con Liễu. Hôm nay đêm ba mươi người ta tấp nập chạy ngược xuôi lo nốt công việc để đón Chào năm mới. Chạy đến đây rồi, ấy thế mà lại chẳng biết đi đâu, bắt đầu từ chỗ nào ….
– Này! U con nhà này về đâu? Có mướn xe không tôi chở đi cả thể?
Khi còn đang đờ đẫn nhìn dòng người, thì một người đàn ông chạy xe ba gác bán đào hỏi khiến Liễu lúng túng hỏi lại:
– Đi đâu…là đi đâu?
– Ơ hay sao lại hỏi tôi? Tết nhất đến đít rồi thì về nhà chứ về đâu…
– Nhà nào?
Liễu vẫn ngơ ngác hỏi lại ,khiến người đàn ông chở đào lắc đầu , nghĩ Liễu bị dở hơi, ông định đi, nhưng trước khi đi, ông vẫn đáp lại câu hỏi ngớ ngẩn của Liễu vừa rồi^
– Về nhà mình, về nơi có thầy cô, có u cô nuôi nấng chăm bẵm cô. Chứ giờ cô hỏi về nhà nào thì tôi cũng chịu.
Nói xong thì người ta đi, nhưng Liễu sực nhớ ra, Liễu chạy theo túm lấy sau xe của người ta rối rít:
– Vâng vâng chú ơi, chú cho tôi về nhà.
Người đàn ông lại dừng xe, Liễu bế con trèo lên xe ba gác cho người đàn ông chở đi.
Đêm nay là đêm cuối cùng của năm cũ, chỉ còn vài tiếng nữa thôi là chuyển sang năm mới, vì vậy nên đường làng hôm nay tấp nập nhộn nhịp hẳn ra.
Người đàn ông bán đào vẫn còn rất nhiều, đi dọc đường ông vừa bán đào dạo, vừa bắt khách để kiếm thêm tiền. Liễu ngồi trên xe cũng mời Chào đào hộ .
Đêm mưa phùn lất phất bay, thằng Cò ti u xong no bụng ngủ từ lúc nào, trời rét,Liễu cởi cái áo khoác của mình ra chùm cho con. Nhìn thằng cu ngủ mớ cười hềnh hệch, Liễu cũng ấm lòng mà cười theo.
Từ đây cách nhà Liễu cũng hơn chục cây số. Liễu đặt con xuống sàn xe, rồi rao đào bán hộ. Mồm Liễu to, lại có khiến bán rau từ trước, cho nên chẳng mấy đã bán được một nửa xe đào cho người ta. Vừa đi, người đàn ông hỏi chuyện:
– Sao đêm muộn rồi vẫn bế con đi thế? Nhà đẻ ở đấy, thế nhà chồng chỗ nào. Mà nhà chồmg đâu? Đi thế người ta cũng để cho đi à?
Liễu cười nhạt lắc đầu, sự im lặng của cô gái trẻ khiến người đàn ông trạc tuổi ông Tuất cũng có thể đoán ra, người ta cũng không hỏi nữa.
Cứ chốc chốc lại có người mua, người đàn ông lại dừng để khách chọn, chỉ còn ba mươi phút nữa là giao thừa, cũng là trên xe chỉ còn một cành đào, Liễu xót ruột hối ông :
– Chú ơi! Đi nhanh đi chú , không là qua năm mới mất chú ơi.
Người đàn ômg gật đầu, vội vã chạy băng băng đi , nóng lòng về nhà, Liễu nhấp nhổm không yên. Đi đến cổng Chào của làng, người kia cho hai mẹ con Liễu xuống, tay cô đã cầm sẵn tiền để người ta nói bao nhiêu thì sẽ trả ngay rồi còn về bởi cũng sắp giao thừa rồi. Thế nhưng khi liễu còn chưa nói ,thì ông ấy đã lắc đầu ,ông nói:
– tôi không lấy tiền của hai u con đâu, cũng nhờ cô mà tôi bán hết được chỗ đào, chứ khômg thì ế đến đêm còn bán cho ai được nữa. Còn cành đào này cô mang về, coi như tôi tặng cô lấy cho may mắn. Nhớ nhé, dù có xảy ra chuyện gì, thì cũng phải quay về nhà, về với th ầy với u, với người sinh ra mình… nhớ chửa?
Liễu nhìn người đàn ông xa lạ bằng đôi mắt ướt nhòa, trong hàng lệ mặn chát, cô gái trẻ vẫn nở nụ cười tươi. Gật đầu cảm ơn, hai mẹ con đùm dúm nhau chạy về, trên tay khômg quên cầm cành đào người ta cho về nhà ăn tết.
Ngày hôm nay về nhà mình, cảm giác nó lạ lắm, vừa man mác buồn, vừa bồn chồn ,hồi hộp. Liễu gạt luôn sự lo lắng khi vừa mới đây thôi cô mang họa với nhà chồg, tầm này không có chỗ lo lắng, tầm này chỉ có sự phấn khởi chở về quê nhà ăn tết với thầy u.
…Ở trên hè, ông bà Tuất đang nhâm nhi ấm trà đặc chờ khoảnh khắc giao thừa sắp sang. Bên dưới bếp gia nô chạy chuẩn bị cho ông Tuất cúng . Tết năm nay không có con, bà Tuất buồn chẳng hé răng cười. Ngẫm con đi làm dâu khổ sở, bà chỉ biết thương xót để bụng. Đời bà cũng đã trải qua cảnh làm dâu, bà hiểu hơn ai hết, làm gì có ai làm dâu mà ăn sung mặc sướng bao giờ:
– Ông ơi! Hay chiều mai ông qua nhà đón u con nó về chơi nhé ông. Xin với người ta cho u con nó ở nửa tháng thôi rồi lại chở chúng nó về…
Bà Tuất quay sang hỏi ngập ngừng chồng, ông Tuất thở dài lắc đầu đáp:
– Khó lắm bà ơi! Ai người ta dễ thế bao giờ. Giờ nó là con người ta, mình mà cứ xin xỏ nhiều quá, người ta lại ghét lây sang cả nó. Bên ấy cũng không thiếu thốn gì, con nó cũng chẳng khổ đâu. Tầm này chắc nó cũng giống như mình ,cùng quây quần với chồng con đón tết đấy. Thương nó, thì nhắc đến nó ít thôi, để cho con nó còn lo cho gia đình chồng.
Những lời nói của ông Tuất bên ngoài cổng Liễu đã nghe thấy cả. Nó chẳng khác nào con dao cứa mạnh vào tim. Ở nhà bố mẹ vẫn nghĩ con gái sang bên làm dâu sung sướng, có biết đâu Liễu khổ sở đang ở ngay ngoài cổng thế này:
– Ơ cô Liễu! Ông bà ơi!cô Liễu về này…
Tiếng một người ở chạy qua sân thấy Liễu ôm con lấp ló liền reo lên vui mừng g, hai ông bà cũng đứng lên trông theo phía cổng . Đúng thật, đúng là cái Liễu đây rồi, thầy u chạy ùa ra ôm trầm lấy u con nhà Liễu khômg khỏi xúc động vui mừng. Từ hôm cưói, Bà Tuất thì được lên chăm con gái thì biết, chứ như ông Tuất từ hôm cưới đến giờ đã gần tròn một năm nay mới trông thấy. Liễu gầy đi nhiều, không những thế lại còn đen nhẻm ra, đầu tóc rũ rượi, bàn tay còn đầy nhọ xoong chưa kịp rửa, ống quần cao thấp luộm thuộm khiến ômg không khỏi xót xa . Liễu thời xinh đẹp, quần là áo lượt đâu mất. Cô đi làm dâu một năm ,mà ngỡ Liễu vừa đi tù mười năm mới về vậy.
Cả nhà dắt díu nhau vào trong sân trong sự vui mừng khó tả, nhìn thế này, ông Tuất biết con gái khổ sở đến mức nào. Bà Tuất bế lấy đứa cháu đang ngủ say, ông Tuất nhìn con gái thở dài an ủi:
– về nhà mình là tốt rồi, nếu có chuyện gì, thì cứ về đây với thầy u, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Lúc nào thầy u cũng mở cửa sẵn chờ con về.
Liễu gật đầu, òa lên khóc nức nở, ômg trầm lấy những người sinh ra mình. Khi Liễu trao cho ômg Tuất cành đào phai nở rộ, thì cũng là lúc, tràng pháo hoa đầu tiên được bắn lên nền trời vụt sáng, năm mới đã sang thật rồi…
Vậy là, cô Liễu đã được trở về trong vòng tay gia đình,về với thầy u cùng mái nhà thân thuộc.
Gia đình là lớp học đầu tiên dạy ta những câu nói đầu đời,và nó dạy cho ta biết thế nào là yêu thương, che chở ,bao dung. Và chỉ có nơi này, đủ rộng lượng tha thứ khi ta phạm phải nhữnh sai lầm , và đây cũng là nơi duy nhất để ta trở về sau những vấp ngã…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương