Về Già Con Nuôi

Chương 12 Full



Chap 12 (ngoại truyện duy nhất)
… Tết năm nay có lẽ là tết ấm áp nhất và hạnh phúc nhất đối với nhà ông bà Tuất, có con ,có cháu về đón tết chung , Ông bà không khỏi vui mừng, tuy biết, có những chuyện bên lề còn ngập ngừng chưa kể, chưa giải quyết, xong không ai muốn nhắc vào đầu năm mới thế này.
Nhà tuy chỉ có hai ông bà già, nhưng dưói bếp là cả đội đội ngũ người làm chờ trực, năm nay có ít người về quê, họ ở lại nhà ông bà Tuất để làm việc, bởi nghe đâu mùng hai đẹp ngày, tất cả đều ra ruộng làm lấy may, cầu một năm sung túc, thóc lúa đầy bồ.
Trong khi ông Tuất cúng gia tiên, bà Tuất bế cháu ngoại. Liễu được người làm đun nước lá nóng tắm cho ấm người. Sống một năm nơi quê người nào có ai đun được gáo nước cho Liễu, nay về nhà, lại được hầu hạ như thời chưa chồng.
– Cô ơi, em không biết cô về, nên… quần áo cô em chưa có giặt lại. Em… em…
Cô Sen người ở năm nào rụt rè sợ chảy cả mồ hôi, cái tính hạch sách hành hạ của Liễu khiến người ở trong nhà sợ hãi quá đỗi. Liễu đưa tay cầm lấy bộ quần áo, hành động rất nhẹ nhàng mà khiến người ở giật mình nhảy ngược lên run cầm cập. Liễu nhẹ nhàng hỏi:
– Kìa!tôi có làm gì đâu, cả năm tôi đi không về, quần áo nhăn là dễ hiểu thôi mà, cô cứ đưa đây,tôi mặc được …
Cô Sen kia ngước mắt lên nhìn Liễu, tỏ ý ngạc nhiên không dám tin. Cô lại hỏi:
– Thật ạ?
– Ừ thật! Quần áo lành lặn là tốt rồi .
Nói xong liễu đi về hướng nhà tắm chuẩn bị, nhưng cô Sen kia vẫn thấy lạ liền chạy the hỏi với:
– mặc được hả cô? Cô mặc được quần áo nhăn ạ?
Không hiểu ý người ở, Liễu đáp:
– Sao thế? Tôi mặc quần áo nhăn thì lạ lắm hay sao?
Người ở không suy suy nghĩ giây nào liền gật, im lặng xắn tay áo lên, cô hầu nói:
– Năm ấy ở nhà, chỉ vì áo cô bị nhăn, mà cô đánh em đấy, sẹo vẫn còn đây. Chưa kể những hôm cô bực dọc trong người cô cũng chửi cũng đánh. Đây, vết này là cô đánh hôm cô đi chơi cô làm mất một chiếc khuyên tai, còn vết này là do ông Tuất chưa đưa tiền cho cô tiêu. Đây… cả đây nữa…
Cô giúp việc vừa trình bày, vừa lật áo lên chỉ vào những vết sẹo ngắn dài đủ kích cỡ khiến Liễu không khỏi thảng thốt. Năm ấy, cô quá ư là ác độc, nay nhìn lại những thương tích này, cô không khỏi rùng mình sợ.
Khẽ sờ lên những vết sẹo, Liễu mắt ngấn lệ, cô ôm lấy người ở thân cận với mình,gắn bó với mình từ lúc bé cho đến lúc lớn lên. Bị chủ hà khắc, đánh đập, ấy vậ mà Sen không đi, không cãi,khômg trách cứ bất kể câu nào:
– tôi xin lỗi, năm ấy là do tôi sai, tôi tệ quá phải không? Nay tôi thay đổi thật rồi, sẽ không có chuyện đấy xảy ra nữa.
Sen nhìn người chủ mình theo hầu khóc, cô liền gật đầu, khẽ lau những giọt nước mắt thi nhau chảy trên gò má. Sen thấy tromg ánh mắt của Liễu sự hiền lành, đau khổ, chứ không phải người tàn ác như hôm nào.
Đổ nước nóng đầy vào cái chậu gỗ to cho Liễu, không chỉ có nước nóng, những
loại thảo dược, , người ở còn chạy ra vườn hái hoa hồmg vứt vào, đúng với thói quen của
Liễu. Người ta còn đứng cạnh chậu tắm ,người bóp lưng bóp chân, người chờ cô Liễu sai vặt. Nhưng Liễu xấu hổ nói mọi người ra ngoài để cô tắm một mình. Có những chuyện năm ấy đối với Liễu là thường, nhưng cho đến giờ cô lại cảm thấy thật quái gở và mắc cỡ.
Ông bà Tuất ngồi trên hè nghe tiếng cô Liễu khômg cho người làm tắm hộ thì cười. Bà Tuất nói:
– Con bé, thực sự đã thay đổi rồi.
Đêm ấy tất cả người làm cùng gia đình ông Tuất ăn chung nhau một mâm cơm, ông phát tiền thưởng tết ngay trong bữa khiến ai cũng phấn khởi. Ông bảo tối nay được phép uống say, bởi mai mùng một không ai phải làm.
Ăn xong lại có người ở dọn dẹp, Liễu cũng phụ nhưng không ai cho. Nhìn con lóng ngóng ngồi không yên ,ông bà Tuất nhìn nhau mừng. Đêm ấy có lẽ là đêm ngủ ngon lành nhất của Liễu, bởi thằng cu con có bà Tuất chăm, lâu lâu thi thoảng bú đêm, bà tự kéo áo Liễu lên rồi cho thằng cu con rúc vào. Nhìn cái thói ngủ dạng chân dạng tay của Liễu bà Tuất không nhịn được cười. Đối với bà, Liễu mãi mãi là một đứa trẻ con.
Trưa hôm sau, Liễu dậy khi cơm canh dọn sẵn. Nhìn cửa nhà trông hoác không có ông bà, Liễu ra hỏi người ở:
– Thầy u tôi đi đâu cả rồi?
– Ông bà bế cháu ra từ đường họ chúc tết các cụ rồi cô. Bà bảo khi nào cô dậy thì dọn cơm với chuẩn bị quần áo cho cô chơi tết, em chuẩn bị kia rồi.
Liễu gật đầu, đi loanh quanh căn nhà khang trang mà từ bé gắn bó, ấy thế mà đến tận bây giờ Liễu mới ngắm nhìn nó lâu nhất.
Quanh quẩn ở nhà khômg có việc gì làm, Liễu buồn chân buồn tay tự xay bột làm bánh. Thấy cô Liễu siêng năng, người ở nói vào:
– Cô Liễu khéo tay quá nhỉ. Chắc sang bên đấy được thầy u chỉ nhiều lắm hả cô?
Nhắc đến người bên chồng, bất giác Liễu dừng tay, rồi lắc đầu cười trừ. Mới mùng một, cô không muốn nhắc đến chuyện không vui. Tính ra cô còn chưa biết phải nói chuyện này với thầy u thế nào, từ hôm qua đến giờ, ông bà biết ý cũng chẳng hỏi.
Đến chiều, hai ông bà bế cháu bề, Liễu chạy ra đón rồi nói:
– Thầy u bế cháu đi những đâu, đi cả buổi mà nó không đòi ăn à?
– Ôi dào đi cu cậu chẳng cười tít cả mắt ấy chứ. Vào mỗi nhà một ít, rúc người ta bú trực lấy may, no kễnh bụng đây này.
Thằng cu con sà vào lòmg mẹ cười tít mắt, theo ông bà lạ, nhưng nó lại chẳng khóc quấy như bố nó bế .
Hết ngày mùng một, Liễu không dám đi đâu, cô sợ ra ngoài đường người ta sẽ hỏi là lấy chồng tại sao không ở nhà chồng ăn tết mà lại về đây,rồi thì là chồng đâu, sao không thấy. Liễu sợ làm thầy u mình mất mặt. Bấy nhiêu đấy thôi cũng khiến cô thu mình khép nép chẳng muốn giao du với ai.
– đi chơi đi con, năm mới mà, đừng ở nhà không như thế? Ai hỏi gì cứ bảo là về nhà ngoại chơi, chẳng ai hỏi sâu về chuyện khômg phải của nhà mình đâu, đừng có lo.
Ông Tuất thấy Liễu ngồi ở trõng trông ra ngoài đường thì im lặng khômg đáp. Tự dưng cảnh có chồng vào, suy nghĩ nó sẽ chẳng còn bồmg bột như thời còn son nữa. Nếu là thời xưa ,ông chẳng cần nói thì Liễu đã chạy băng băng đi rồi, nhưng đợt này ,kiếm không còn ra chỗ để chơi nữa.
Liễu lấy chồng năm mười bảy tuổi, có lẽ mười bảy năm trở về trước là quãng thời gian huy hoàng nhất,tự do nhất, đẹp dẽ nhất của Liễu, hất về năm trở lại đây, cô chẳng thấy có gì. Có lẽ sự vui vẻ của cô Liễu cũng chỉ dừng lại ở tuổi mười bảy ấy mà thôi.
– cứ ăn tết cho vui vẻ đi, đừng có lo gì cả. Có thầy u đây rồi, vài hôm nữa thầy u sang bên ấy chúc tết, tiện thể nói chuyện luôn. Yên tâm, ổn cả thôi.
Ông Tuất vỗ vai con động viên, Liễu gật đầu. Tuy không biết ở nhà chồmg con đã làm thứ gì, có sai ở đâu. Nhưng đối với một người cha, ông chỉ biết người ta không được phép bắt nạt con gái ông, trông cái cảmh quần áo Liễu bẩn thỉu, lem luốc, tay chân rớm máu vì làm nhiều, thì ông biết, con gái ông đã cố gắng hết sức rồi.
Sang mùng hai, ông bà Tuất thuê xe chạy lên nhà chồng Liễu mà không nói năng gì với con gái, nói là đi chúc tết, nhưng trên thực tế ông bà lên nói chuyện cho rõ ngô rõ khoai, xem sự tình là thế nào. Khi đến nơi, ông bà Tuất nhận được cái con mắt khinh thường của thông gia cùng chàng rể quý hóa. Nhưng ông không quan tâm, ông đến đây là vì con gái, chứ không thèm dỗi hơi để đoán già đoán non về thái độ người ta thế nào
Sau câu chúc tết nó nhạt hơn nước ốc của ông Tuất, ông bà lam cũng chỉ ậm ờ. Ngồi cạnh chồng, bà Lam không nhịn được liền cất mồm hỏi thẳng:
– Hai ông bà đến vì chuyện con cái Liễu phải không? Ông bà dạy dỗ con kiểu gì thế hở?
Bà Lam gắt lên bực bội, bà Tuất đưa tay lên ra chiều không hài lòng, bà nói vào:
– Kìa bà Lam! Hôm nay mới mùng hai tết thôi đấy, vợ chồng chúng tôi lặn lội đường xá đến đây chúc tết ông bà, còn chưa nói được câu nào ngoài câu chúc, đến chén nước trà ông bà còn chưa mời. Mà bà đã hỏi con gái tôi ? Nó thì làm sao. Chồng bà còn chưa lên tiếng nói thì bà có quyền hành gì. Mất dậy!
Bà Tuất nhấn mạnh câu nói cuối cùng khiến cả nhà ông bà Lam giật mình trố mắt . Đúng thật, người ta cũng chưa nói câu nào hỗn hào, cũng chỉ đến chúc tết chứ nào đã đề cập đến chuyện chi đâu mà sửng cồ lên. Hơn nữa, xã hội này trọng nam khinh nữ, đàn ông chưa nói đàn bà đã lên tiếng là không hề được phép.
Thấy ông bà Tuất không phải dạng vừa, ông Lam lúc ấy mới bỏ nước ra mời cho đúng đạo, nhưng rót ra xong ông bà Tuất cũng không uống. Ông Tuất lộn lại hỏi câu nói của bà Lam ban nãy;
– Hôm nay vợ chồng tôi lên đây trước là để chúc tết ông bà, sau là thăm nom hỏi han sức khỏe mọi người trên này. Mà bà Lam đây nói không biết dạy con ý là thế nào? Tôi khômg hiểu lắm…
– Thế cái Liễu không nói gì với ông bà à? Nó không về đấy hay sao? Nó làm việc không nên hồn, luộc con gà cúng chẳng xong, không nhữbg thế, nó còn đánh chồng chảy máu đầu đây này.
Nói rồi, bà Lam vạch tóc của Kiệt ra, đúng thật, trên đầu bị khâu mấy mũi thật. Ông Tuất hoảng hốt hỏi lại:
– Chết thật, sao cái Liễu nó lại làm thế?nó bị điên à?
Trông thái độ của ông bà hỏi lại, thì người nhà bên này nghĩ hai người không biết gì thật, và Liễu khả năng không về bên đấy, cắp con đi buổi đêm hôm, lại hết năm, Kiệt sợ Liễu làm liều thì thật thà kể:
– thế u con nó đi đâu được?tối hôm ấy con ăn tất niên có ngà ngà say, nhưng con vẫn nhớ là cái Liễu dặn con trông con để nó đi luộc gà. Thế là con trông, nhưng lúc sau con ngủ quên mất, nghe thấy tiếng thằng Cò khóc thì nó chạy vào đánh con, con nghe loáng thoáng thấy u con mắng nó luộc nhũn gà…
Kiệt kể câu được câu mất vì ngủ quên, và vì cả say , nhưng đại loại người ta vẫn hiểu ý . Ông Tuất nói xen vào:
– À ,hóa ra là cái Liễu bảo anh trông con, nhưng anh ngủ quên nên thằng bé ngã tím má vào. Vì anh trông con không nên hồn, nên con Liễu mới phải chạy lên bế con , nồi gà không ai trông thì nó chẳng nát. Thế rồi cuối cùng nồi gà nát là do đâu? Do con Liễu nhà tôi khômg có ba đầu sáu tay , lơ là, hay do anh trông con không cẩn thận để nó phải chạy lên? Phải như tôi, anh khâu mấy mũi thế này còn nhẹ đấy, ch thẳng ra làm chồng mà còn chẳng được tích sự gì, rượu chè bê tha tao còn đấm cho ý.
Ông Tuất nói xong ,thì bà Tuất cũng nói vào:
– Thế mà lúc cưới, bên này kêu có gì cháu nó khômg biết làm thì chúng tôi sẽ chỉ, nhà lúc nào chẳng có người ở. Bốc phét thế là cùng, có người làm tại sao con tôi lại phải luộc gà lúc đêm hôm, trong khi con nó bé, ông bà chẳng đỡ đần gì nó còn trách cứ. Này!con nhà ông bà là ngọc ngà trâu báu thì con gái tôi cũng là vàng bạc đấy, trước khi lấy con ông bà con gái tôi nó xinh đẹp chứ không lôi thôi như bây giờ đâu.
Ông bà Tuất kẻ tung người hứng chửi thông gia như hát hay. Yếu thế, bà Lam nói vào;
– Ông bà đến đây không phải xin lỗi thì lí do là cái gì?
– Con gái nhà tôi có lỗi lầm gì mà phải xin? Chúng tôi đến đây cũng chỉ muốn báo là nếu các người không sống cho nên hồn, không đỗi đãi được với con tôi tử tế thì để tôi đón con đón cháu tôi về chăm. Nhà Ông bà gia giáo quá phải tìm đứa nào đi bằng bốn chân chạy thật nhanh mới ở được. Thôi, tôi nói thế thôi, Chào ông bà.
Nói xomg ông bà Tuất đứng dậy đi về, cái dáng ômg bà mới hiên ngang làm sao, khiến ômg bà Lam tức nhưng khômg biết nói thế nào.
Được cái, ông bà Tuất giàu, nhưng chẳng đến nỗi phong kiến cổ hủ quá, vì vật cho nên được mụn con gái, ông bà nâng niu, chứ phải gia đình khác, là kiếm lấy thằbg con trai ở ngoài để nối dõi, nhưng ông bà tuất thì khômg. Vậy nên mới có chuyện hai người nuông chiều con gái đến thế.
Để nói ông bà có buồn sau khi nói chuyện với thông gia không, thì ông bà không buồn. Bởi ai chẳng thương con,mà Liễu lại còn làm đúng. Đối với ông bà, chỉ cần con gái hạnh phúc, vui vẻ, vậy là hai người đã mừng rồi, còn chuyện điều tiếng ,bịt thế nào được mồm thiên hạ.
Chiều mùng ba tết, ông Tế và Thìn sang nhà ông bà Tuất chúc tết. Liễu thấy Thìn thì xấu hổ, bế con ngồi ở giường không dám nói năng câu nào. Tài lắm, hễ cứ gặp ai ngày xưa Liễu đắc tội,tầm này cô chỉ muốn độn thổ xuống đất mà thôi.
Thìn thấy Liễu tránh, thì đi đến lấy tiền ra lì xì cho thằng cu rồi ôm lấy nó ra ngoài chơi . Ông Tế thấy Liễu không nói gì thì hỏi:
– cô Liễu lấy chồmg xomg ít nói hẳn ra nhỉ.
Liễu cười trừ không đáp giữ lẽ,phải như Liễu ngày xưa thì đã hớt mồm lên nói tay đôi với ông Tế ngay rồi.
Nhìn thằng cu con theo Thìn ra sân, nó túm chặt lấy áo anh gặm gặm chảy dãi ướt hết áo. Liễu chạnh lòmg xót xa vô hạn. Ngỡ lấy một người khác sẽ sống đàng hoàng hơn , để khi gặp lại người cũ, cô có thể ngẩng cao đầu. Nào ngờ…
Tối hôm đấy, bên nhà chồng Liễu sang khiến Liễu lúng túng khó xử. Ông Tuất tiếp khách như thường, hai bên ổn định xong, ông Lam trình bày:
– hôm nay chúng tôi đưa cháu Kiệt sang đây là để xin lỗi ông bà bên này , sau là cũng muốn đưa cháu Liễu về lại nhà. Suy nghĩ mấy ngày, chúng tôi cũng nhận ra cái sai, nên mong ông bà thứ lỗi. Mong ông bà cho hai đứa nó đón nhau về.
Ông Lam nói với thái độ rất thành khẩn, có lẽ người ta cũng biết lỗi mà sửa thật rồi. Ông bà Tuất không đáp, nhường để chỗ con gái tự quyết định nhưng cô không nói lời nào,mặt nhìn xuống chân, vân vê cái vạt áo tỏ vẻ trốn tránh.
Bà Tuất thấy tất cả im lặng, liền xua tay nói:
– thôi, chẳng mấy khi cháu nó về bên này, ông bà cứ để cho cháu nó ở đây chơi. Khi nào cháu nó ổn địmnh, tôi sẽ dắt cháu về.
Mấy người nhìn nhau rồi cũng gật đầu đồng ý. Kết thúc buổi gặp gỡ trong lạnh lùng, tẻ nhạt, ông bà Tuất biết con gái chưa thể nào nguôi ngoai được cảm giác phải gồng gánh mọi thứ một mình.
Ra giêng, ông Tuất cùng cô Liễu đi khắp các đình chùa hái lộc đầu năm. Tối về, cô lại cắp sách đi học ,đến bù đắp những chỗ mình còn thiếu xót, dở dang.liễu được sốmg lại cảm giác năm ấy bám rịt lấy Thìn, nhưng nay cô chừng mực và chín chắn hơn nhiều.
Tối hôm đấy, Liễu sửa soạn sang bên nhà Thìn học, thì ông Tuất nói vào:
– Này!thầy Thìn dạo này để mắt đến cái Liễu nhà mình hay sao ấy. Hôm trước thầy thấy hắn thập thò ở ngoài cổng đợi mày…
– thầy ấy rủ con đi học đấy, thầy đừng có nghĩ linh tinh .
Liễu đỏ bừng mặt lên nói, nhưng bà Tuất nói xen vào:
-Lấy được thầy Thìn thì chẳng tốt quá. Nếu người ta có lòng, thì mình cứ đón nhận đi..
Liễu cười, cầm lấy cặp sách, đội cái mũ lên đầu, cô hí hửng nói với thầy u:
– Con đi học để làm người hiểu biết, thầy u bây giờ cứ nuôi con đi, rồi về già con nuôi…
Nói xong cô Liễu tươi cười chạy đi ngay. Ông bà trông thấy con gái vui cũng ấm lòmg. Đứng trong sân, nhưng hai ông bà vẫn kịp nhìn thấy bóng dáng một người đàn ômg đĩnh đạc khí chất hơn người đứng nép vào cổng chờ con gái. Liễu chạy ra ,cả hai đều im lặng rời đi trong đêm trăng vằng vặc chiếu sáng ,sưởi ấm những tâm hồn đã có quá nhiều tổn thương và đau khổ…
***Hết****

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương