Tôi ngước mắt lên nhìn mới phát hiện ra Dũng đang đứng trước mặt mình. Giây phút nhìn thấy anh, cả người tôi khẽ run lên, làm sao tôi có thể nói cho anh biết rằng mình đến đây vì cu Tin. Với cái thân phận hiện giờ của tôi và thằng bé, nói ra điều đó quả thật hơi thái quá. Cuối cùng tôi chỉ có thể nén cảm xúc xuống, lắp bắp nói dối:
– Tôi…tôi có người nhà nằm viện trong này.
– Người nhà? ( Dũng nhíu mày nghi hoặc hỏi lại tôi)
– Dạ vâng. Người nhà tôi cấp cứu trong này, may mà bây giờ cũng không sao rồi.
Dũng không trả lời lại nữa, anh cúi xuống nhìn bàn chân đang run run vì lạnh của tôi, qua một lát anh hỏi:
– Tất chân đâu? Sao không mang?
– Tôi vội quá nên quên mất.
– Cô năm nay bao nhiêu tuổi rồi mà còn không biết lo cho sức khỏe của mình thế hả?
Nghe anh nói vậy, tự nhiên những giọt nước mắt từ đâu kéo về lại rơi dài trên hai má, giống như những uỷ khuất và tủi thân tôi đang cố gắng chịu đựng thì đến lúc này không thể nào chịu nổi nữa nên đành vỡ tung ra.
Dũng thấy mấy giọt nước mắt cứ thi nhau rơi xuống thì sắc mặt có chút lúng túng, ngập ngừng hỏi:
– Cô sao thế? Sao tự nhiên lại khóc?
– Không…chắc tại lạnh quá ấy.
Nói xong anh liền cởi chiếc áo khoác choàng măng tô của mình khoác lên vai tôi. Tôi nhìn thấy hành động ấm áp của anh khi đó lại càng khóc tợn. Mà anh thấy tôi thế thì lại càng ngơ ra, lúng túng đưa tay lên lau nhẹ những giọt nước mắt đang rơi trên má tôi:
– Thôi nín đi đồ trẻ con. Khóc sắp lụt bệnh viện người ta ra rồi.
– Bác sĩ tiêm hạ sốt nên đỡ sốt rồi. Thằng bé vừa ăn được ít cháo xong đi ngủ.
– Thế anh vào chăm thằng bé đi. Tôi đi về đây.
– Thôi, anh lo cho con đi. Đừng cho lo cho tôi.
– Tôi bảo để xe máy đó, tôi đưa cô về. Cô không thấy trời đang mưa à? Còn cu Tin có ông bà nội với mẹ nó trong đó rồi, cô không phải lo.
“Không phải lo” làm sao mà tôi không lo được chứ khi thằng bé chính là đứa con tôi dứt ruột đẻ ra. Ba năm trước giao thằng bé cho vợ anh, niềm hi vọng và an ủi duy nhất của tôi chính là con được bình an và khỏe mạnh mỗi ngày. Bây giờ con ốm, con mệt, tôi lo cho con còn như đứt từng khúc gan khúc ruột. Tôi rất rất thương con chỉ có điều vĩnh viễn không bao giờ có thể danh chính ngôn thuận bên con, cổ họng tôi nghẹn đắng lại chỉ có thể đáp:
– Tôi biết rồi. Cảm ơn anh.
Sáng hôm sau tôi dậy đi làm trong cơ thể mệt mỏi dã dời. Mẹ vừa nhìn thấy sắc mặt tôi không tốt đã hỏi:
– Dạ không, con khỏe mà mẹ.
– Sao mặt con nhợt nhạt thế kia?
– À chắc tại do con mới ngủ dậy nên trông vậy thôi. Mà hôm nay mẹ thấy trong người sao rồi, ngày mai có lịch khám lại của mẹ đó.
– Dạo này mẹ cũng thấy ổn hơn rồi, tập thể dục mấy bài nhẹ nhàng con bảo cũng thấy khỏe hơn đó.
– Dạ vâng, bác sĩ khuyên nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày mẹ ạ.
– Ừ, mấy năm nay mẹ ở nhà, đi làm có vài tháng thôi nhưng thấy vui lắm. Vậy mà chưa gì lại đổ bệnh, khổ thật. Lâu lắm cũng không gặp thằng bé cu Tin, không biết dạo này thằng bé thế nào. À con có hay gặp thằng bé không?
– Dạ thằng bé đang ốm mẹ ạ. Nghe sếp con nói chẳng chịu ăn gì mấy. Mà ngày xưa mẹ làm ở đó, chắc mẹ biết thằng bé thích ăn gì nhất đúng không?
Mẹ tôi nghe đến tin cu Tin ốm liền sốt sắng hỏi:
– Thằng bé ốm thế nào? Hay lại bị về đường hô hấp hả?
– Thì thằng bé đó đường hô hấp kém mà, cho ăn uống đồ lạnh là dễ bị lắm. Mọi người cứ bảo thằng bé kén ăn nhưng mẹ lại thấy trộm vía rất dễ ăn. Nhiều khi sơn hào hải vị lắm cũng chán, mẹ nấu mấy món đơn giản thằng bé lại thích. Đặc biệt là thích nhất cháo tôm hoặc cháo thịt băm.
Tôi nghe mẹ nói dường như cũng hiểu thêm đôi chút về con. Sau đó tôi cũng chỉ “dạ vâng” cho qua chuyện rồi thay đồ đi làm. Ngày hôm ấy tôi để ý anh không đến công ty, chắc là còn bận ở viện chăm thằng bé. Mấy anh chị trong phòng thấy tôi ngoái ra ngoài nhiều lần còn tủm tỉm cười trêu:
– Sếp nay không đi làm em à.