Chương 49. Đau thương qua rồi.
Mặc dù anh đã khỏe lên rất nhiều, đã cười nói, đau đớn đã giảm rõ. Nhưng bà Nhung vẫn còn thương xót khi nhìn vào vùng ngực phủ kín băng gạc trắng vì vết phẫu thuật. Nhưng điều quan trọng trong lúc này là mạng sống của anh vẫn giữ được, bà Nhung thở một hơi nhẹ nhõm khi nhớ lại mọi chuyện. Rồi bà lại bảo.
– Ừ khỏe rồi! Khỏe thì đừng làm cho mẹ khổ thêm nữa.
Anh Hoàng Minh đặt tay lên tay mẹ.
– Mẹ vất vả quá! Cảm ơn mẹ.
– Khỏi cần cảm ơn! Tôi ngán cậu quá rồi! Trong mắt cậu chỉ có Mỹ Hạ thôi! Chẳng biết gì nữa.
– Mẹ hiểu cho con, con không thể làm khác được.
– Thôi con nằm nghỉ đi. Mẹ đi mua ít đồ dùng cần thiết với mẹ ăn cơm trưa đã.
Thế gian này, tình mẫu tử vẫn luôn đẹp. Mặc dù con có lớn đến đâu, tốt hay xấu hay có dại khờ, có làm điều gì sai phạm đi chăng nữa thì mãi mãi vẫn là con của mẹ. Tình mẫu tử luôn thiêng liêng nỗi lòng yêu thương con cái là vô điều kiện. Bà Nhung cũng vậy, chẳng muốn nhìn thấy con mình phải chịu đau đớn.
Bước xuống dưới tầng trệt, bà Nhung vào căng tin mua các thứ cần, mua xong bà lại tới ngồi ăn cơm, ăn gần xong, định đứng dậy thì bất chợt, Mỹ Hạ bước tới cúi đầu chào bà rồi hỏi.
– Bác, cho con hỏi anh Minh đang ở phòng nào vậy ạ! Con muốn lên thăm ảnh một lát.
– Con ngồi xuống ghế đi, nghe bác nói chuyện.
Mỹ Hạ ngồi xuống ghế vẻ hơi sợ vì ánh mắt mẹ anh không vui. Bà Nhung nghiêm nghị nói.
– Bác không muốn con tiếp tục yêu đương với con trai bác nữa, con cũng thấy rồi đó, nó vì con mà suýt mất mạng con không thấy mình có lỗi hay sao?
Mỹ Hạ nuốt nghẹn nỗi buồn vào trong khẽ nói.
– Con biết là ảnh vì con mới thành ra vậy, nhưng con thương anh Minh mà bác, cho con xin lỗi.
Bà Nhung cảm thấy có phần bực bội nói.
– Tôi đã nói rồi. Tôi không muốn Minh nó xảy ra thêm chuyện gì nữa. Côrõ chưa? Cô có van xin hay cầu khẩn gì tôi cũng không thể nào chấp nhận đâu.
– Không nhưng nhị gì hết. Từ nay hai đứa đừng gặp gỡ nhau nữa.
Mỹ Hạ vừa thốt lên vừa nắm tay bà Nhung như một sự cầu xin.
Bà Nhung đẩy tay Mỹ Hạ đứng dậy bước đi thẳng, Mỹ Hạ loạng choạng suýt ngã rồi ngồi lên ghế sờ tay lên bụng nơi đứa con của người yêu thương đã nằm trong bụng. Bao nhiêu dày vò mệt mỏi bất chợt làm run đôi tay.Mỹ Hạ đứng dậy bước đi thẩn thờ qua bên khoa thận gặp mẹ, bà Thu thấy con buồn nên hỏi.
– Con chưa gặp được Minh sao?
– Thế con khám th.ai thế nào rồi? Con còn đau bụng không?
– Dạ không sao mẹ ạ! Con mang th.ai đôi mẹ ạ.
Bà Thu mở to ngạc nhiên vừa mừng vừa lo.
– Con mang song sinh sao?Trời ơi! Về ráng ăn uống vào mới đủ chất nuôi con được, con cứ u sầu hoài cũng ảnh hưởng đến cái tha.i lắm nghe con. Đâu giấy khám đâu đưa cho mẹ coi.
Mỹ Hạ lấy giấy khám trong giỏ xách ra đưa cho mẹ, bà Thu nhìn tờ giấy rồi bảo.
– Đúng là song sinh thật rồi, tha.i đã 6 tuần. Ổn rồi. Mà sao con lại bị đau bụng? Mẹ lo quá!
– Con không biết. Bác sĩ nói là không vấn đề gì mẹ ạ! Chỉ dặn dò con ăn uống và cẩn thận đi đứng.
– Vậy mẹ yên tâm rồi, nhưng song tha.i mẹ lo quá! Con lại nghén nặng nữa.
Biết con mang thai đôi, bà Thu thật sự lo lắng hơn, thảo nào lại bị nghén nặng nề và nhìn con gầy hơn hẳn. Nhưng cũng vẫn cố gắng an ủi chút động lực để con vui vẻ để khỏe mạnh.
Ngồi một lúc, ba Mỹ Hạ cũng chạy thận xong, cả nhà Mỹ Hạ cũng ra ngoài đón xe đi về nhà.
Lên xe ổn định chỗ ngồi, bà Thu bảo với chồng.
– Mỹ Hạ nó khám thai rồi, mang thai đôi ông à!
– Thế sao? Vậy bảo nó ăn uống vào, người gì xanh như tàu lá ấy mà suốt ngày cứ khóc.
– Thôi ông đừng trách mắng nó nữa. Để tôi khuyên bảo nó.
– Vậy chờ con người ta khỏe lại thì tính chuyện cưới hỏi đi. Tôi không cần vàng vòng hay đình đám nữa, có cái lễ trầu câu thôi cũng được.
– Ông thay đổi nhanh vậy. Phải bửa trước ông nói như thế thì không phải khổ không?
– Ông làm cha mà không biết thương con cái, chờ xảy ra chuyện mới chịu. Nói tới tui bực cả mình.
Ngồi trên xe, nghe ba mẹ nói chuyện, Mỹ Hạ nghĩ về lời mẹ anh Hoàng Minh đã nói, những suy nghĩ mông lung không ngừng. Không lẽ mình và anh đã hết duyên với nhau rồi sao? Đứa con này sẽ không có cha. Mẹ xin lỗi, xin lỗi con, nếu sau này lớn lên, chắc có lẽ các con sẽ oán trách mẹ, mẹ cũng không muốn điều đó xảy ra và Dù thế nào đi chăng nữa, mẹ vẫn còn có hai con…Anh đã khỏe lại chưa? Mấy hôm nay em vẫn không thể gọi cho anh được. Không biết là anh như thế nào rồi.
Nhìn xa xăm bên ngoài, nước mắt đã tuôn ra tự khi nào trên khuôn mặt một cô gái trẻ đang ngồi trên chuyến xe buýt ấy.
3 hôm sau, vẫn như mọi khi bà Thu cùng chồng đến bệnh viện tỉnh đa khoa để ông Vũ chạy thận, bà Thu phải ngồi bên ngoài để đợi. Bà ngồi nhớ đến anh Hoàng Minh, bà không biết giờ này anh đã khỏe chưa hay như thế nào. Bà lấy điện thoại ra gọi nhưng không hiểu sao vẫn không liên lạc được. Thế là bà Thu đi qua bên khoa ngoại tim mạch lồng ngực để tìm xem thử có thấy không?
Dù gì Hoàng Minh vẫn vì con gái bà mà thành ra vậy cùng với sự mang ơn chàng trai bác sĩ đã giúp đỡ mình rất nhiều. Mấy hôm thì anh nằm phòng hồi sức tích cực nên không cho vào, hôm nay không biết anh đã ra phòng ngoài chưa?
Bà Thu lân la qua khoa ngoại dò tìm giữa dòng người qua lại và các phòng vẫn không thể biết anh đang nằm ở đâu. Chợt bà đến thấy có khu vực đông người đang phát thuốc, thế là bà ngồi xuống ghế để chờ hỏi một điều dưỡng tên bệnh nhân Hoàng Minh.
Bà ngồi 10 phút sau thì nghe y bác sĩ đọc tên người nhà bệnh nhân Lê Hoàng Minh đâu?
Bà Thu đứng dậy nhìn vào trong những người thì thấy một phụ nữ tuổi cũng trên 60 bước vào trong phòng nhận thuốc rồi đi ra.
Thấy người phụ nữ đi ra, bà Thu đến chào hỏi.
– Dạ chào chị. Chị là mẹ của bác sĩ Minh sao?
Bà Nhung ngạc nhiên nhìn bà Thu rồi hỏi.
– Em là ai? Sao biết con tôi?
– Dạ em là mẹ của Mỹ Hạ, xin lỗi chị chỉ vì con gái em mà cậu Minh ra nông nỗi như vậy.
– Thôi! Lỗi không phải do em, chuyện cũng không ai muốn. Tôi không trách đâu, chỉ trách con tôi.
– Cảm ơn chị đã thấu hiểu. Thật tình em áy náy lắm nên muốn đến phòng thăm cậu ấy một chút, xem thử tình hình đã khỏe hơn chưa?
– Không có gì đâu, con tôi khỏe hơn rồi. Bên phòng đó, vẫn đang hạn chế người nhà ra vào nên chắc có lẽ em không thể vào được đâu.
– Dạ, cảm ơn chị. Em cũng mong cậu Minh mau khỏe lại.
Bà Nhung định bước đi, nhưng sực nhớ đến Mỹ Hạ nên quay lại nhắc.
– Từ nay em kêu con bé Mỹ Hạ đừng đến tìm con tôi nữa nhé! Tôi biết nói ra mất lòng nhưng tôi nói thẳng vậy đó. Hai đứa tốt nhất không nên qua lại thì hơn.
Bà Thu nghe mà lặng người không biết nói sao, chỉ thấy ngại ngùng vì lỗi là do con mình nên đã làm bà Nhung không thích. Bà Thu buồn bã gật đầu khẽ nói.
Bà Nhung bỏ đi không muốn nghe thêm lời nào nữa. Bỏ mặc bà Thu đứng rụt rè rồi quay lưng từng bước chậm rãi trong một nỗi buồn.
15 ngày nằm viện, khi mọi thứ đã ổn định, anh Hoàng Minh được cho xuất viện về nhà nghỉ dưỡng.
Vừa về nhà được một ngày, bà Quyên tìm đến nhà anh Hoàng Minh.
Ngồi đối diện với bà Nhung, bà Quyên đặt phong bì trên bàn rồi mở lời.
– Tôi thật sự xin lỗi, chi phí bệnh viện tôi đã lo đủ hết rồi, giờ tôi xin được bồi thường thêm một ít nữa, mong gia đình nhận cho, bỏ qua cho thằng con tôi.
– Chuyện đồng ý hay không còn tùy thuộc vào con tôi. Chứ tôi là tôi không thể chấp nhận.
– Tôi biết là chị rất khó lòng mà bỏ qua cho lỗi lầm mà con tôi đã gây ra, nhưng nó đã thật sự hối hận rồi.
Bà Nhung không nói gì, bà Quyên sụt sùi rồi từ từ nói tiếp.
– Tôi cũng là một người mẹ, tôi thấu hiểu được nỗi đau của chị khi nhìn con cái như vậy. Tôi cũng làm mẹ, đáng trách là tôi lơ là với con cái để nó ngu ngốc mà gây ra cớ sự ngày hôm nay. Tôi cầu mong gia đình tha thứ cho lỗi lầm của nó.
– Thôi chị nói gì đi nữa thì mọi chuyện cũng xảy ra rồi. Người đáng trách là con của chị.
– Cảm ơn chị, mong gia đình lượng thứ. Tôi thật sự xin lỗi gia đình, nhất là cậu Minh. Tôi đi về đây.
Lúc sau, bà Nhung vào nói chuyện cùng con, anh Hoàng Minh có nghe thấy việc khi nãy nên nói với mẹ.
– Thôi mẹ bỏ qua cho người ta đi mẹ.
-Bỏ qua cũng từ từ con à. Để họ có thời gian mà suy ngẫm, cho biết sống trong nỗi sợ.
– Hôm giờ hết pin mẹ cất trong nhà, để mẹ lấy cho.
Bà Nhung cấm sạc điện thoại cho con, rồi bà ngồi xuống nghiêm túc nói.
– Con quên Mỹ Hạ nha con, đừng gọi cho con bé ấy nữa. Con tìm người mới đi thì hơn.
– Mẹ ngăn cấm con vì điều gì?
– Chứ do nó mà con thành ra như vậy đó. Nên mẹ không thích con bé ấy.
– Không được, con không thể bỏ Mỹ Hạ, càng không muốn bỏ đứa con của mình.
– Con nói sao? Đứa con…ý con là….
– Mỹ Hạ có thai rồi mẹ ạ! Mẹ đành lòng bỏ đi đứa cháu nội của mẹ hay sao?
Bà Nhung ngồi xuống thở dài chẳng biết nói thêm câu nào nữa, khi biết được tin mình có cháu nội. Mặc dù vẫn đang bực tức chuyện Mỹ Hạ đã gây ra cho Minh nhưng bà không thể đối xử với con đến mức chia lìa tình ruột thịt con cái của con mình. Trong ánh mắt mệt mỏi thẩm sâu sau bao ngày lo lắng mất ngủ, bà Nhung cũng nhẹ nhàng đồng ý.
– Thôi được rồi. Thế con bé ấy nó có mang bao lâu rồi.
– Dạ cũng hơn một tháng rồi mẹ ạ.
– Vậy để khi nào con thật sự khỏe hẳn rồi mẹ sẽ ra nhà để nói chuyện cưới hỏi.
Anh Hoàng Minh nở nụ cười rạng rỡ trên môi, niềm hạnh phúc trào dâng.
– Thôi tôi sợ cô cậu quá rồi! Ơn nghĩa cái gì? Khổ quá rồi.
– Con khỏe rồi mà mẹ, mai mốt đi liền đi mẹ.
– Thôi thôi nghe đến lấy vợ là giục như giặc vậy à! Chán cậu ghê.
Chương 50. Tính chuyện hôn lễ
Anh tính lấy điện thoại ra gọi thông báo cho Mỹ Hạ biết tin, nhưng chợt nghĩ lại thích tạo cho cô nàng một bất ngờ nên lại thôi.
Giờ đây nghĩ đến ít hôm ra nhà Mỹ Hạ để hỏi vợ là động lực niềm vui lớn để anh Hoàng Minh vượt qua tất cả để nhanh trở lại bình thường. Anh cười hỏi mẹ.
– Một tuần nữa con tái khám lại nếu khỏe hoàn toàn thì hôm sau mẹ phải đi hỏi vợ cho con đấy nhé!
Bà Nhung liếc mắt vừa cười.
– Để đó có mất đâu mà con lo, gì cũng từ từ chứ.
– Mẹ này, cưới vợ phải cưới liền tay chứ mẹ.
– Thôi được rồi. Tôi chiều tới bến luôn, được chưa? Miễn là nhanh khỏe giúp tôi là đủ rồi.
Mỹ Hạ mang xô đi hái ớt cho ông Hai hàng xóm. Đang hái những quả ớt thì nỗi nhớ về anh lại ùa về làm tim nhói đau, không hiểu tại sao hôm nay lại vậy, lòng lại nghĩ. Chắc do lâu không gặp nên mình thấy nhớ vậy thôi! Vậy là anh Minh quên mình thật rồi! Mình phải làm mẹ đơn thân. Thì thôi, chẳng thể trách ai được. Lỗi do mình, mình khờ dại thì mình chịu thôi, chỉ thương cho hai con trong bụng không có cha và trước mắt mình phải cố gắng làm sao để có tiền để ngày sinh con nữa. Không được nghĩ ngợi nhiều sẽ tốt hơn.
Vẻ mặt buồn hiu, tuy đã tự nhủ mình rồi. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, Mỹ Hạ vẫn thấy tủi trong bụng, dù cố gắng mạnh mẽ đến đâu thì kỷ niệm và lời thề hứa vẫn còn. Đoàn tụ chia ly luôn tồn tại mỗi sớm mỗi chiều. Thật sâu trong lòng, Mỹ Hạ vẫn mong chờ một ngày nào đó anh sẽ đến đây dang tay đón nhận che chở cho mình, cô cũng mong rằng mẹ anh cũng sẽ bỏ qua lỗi lầm của một cô gái suy nghĩ nông cạn dại dột đã gây ra tai hại lớn.
Tất cả tình cảm kỷ niệm, cứ nghĩ đến là làm Mỹ Hạ ửng đỏ đôi mắt, tự bao giờ mình lại dễ dàng rơi nước mắt đến vậy? Trước kia mình mạnh mẽ bao nhiêu thì giờ yếu đuối bấy nhiêu. Phải chăng khi người ta đã nếm trãi được vị đắng của tình yêu thì đều vậy không?
Nắng đã lên cao, tấm lưng đứng ngoài trời cũng nóng bỏng, giọt mồ hôi lấm tấm đã ướt đẫm cả khuôn mặt, mà đám ớt vẫn chưa hái được bao nhiêu vì tâm trí não nề.
Từ đâu xuất hiện bóng dáng một anh chàng tuổi 39 đứng trên bờ xa xa nhìn xuống đám ớt và anh khẽ cười. Ánh mắt vẫn đang dõi theo Mỹ Hạ, một người mà lòng anh đã nhớ thương đã bao ngày.
Hôm nay Mỹ Hạ bỏ điện thoại của mẹ vào túi để nghe nhạc cho đỡ buồn, chuông điện thoại reo lên, Mỹ Hạ thò tay vào túi lấy ra xem, vì cái nắng gay gắt nên không nhìn rõ được số, Mỹ Hạ đưa máy lên tai cứ tưởng cô dì hàng xóm.
– A lô, con nghe đây, mẹ con đang ở nhà.
Con tim bồi hồi nhói lên, Mỹ Hạ liền hỏi lại giọng vui mừng.
– Anh gọi em có gì không?
– Anh thật tình chỉ muốn báo cho em một tin thôi.
– Anh…anh sắp lấy vợ rồi.
Mỹ Hạ sững người, tim như muốn vỡ nát, khi nghĩ đến người anh lấy chắc chắn sẽ là cô gái nào đó. Im lặng giây lát, Mỹ Hạ cũng nói được vài lời.
-Em biết vợ anh sắp lấy là ai không?
Vừa nói xong câu đó, nước mắt chực trào ra không giữ lại được. Nỗi đau buồn làm lòng ngực như thắt lại, Mỹ Hạ kết thúc cuộc gọi rồi bỏ điện thoại vào túi. Chẳng biết phải làm sao chỉ biết đưa tay lau đi nước mắt, lau hoài vẫn cứ trào ra không ngừng, hơi thở nông mệt mỏi của một thai phụ làm cho Mỹ Hạ mệt hơn.
Anh bước xuống lại gần đứng sau lưng nhưng Mỹ Hạ chẳng hay biết. Sau khi ngừng khóc, bàn tay Mỹ Hạ ngắt lá ớt quăng xuống dưới vì tức tối và mở miệng chửi không long.
– Thế gian này đàn ông ai cũng như nhau thôi, chẳng ai tốt cả. Không thể ngờ…biết là lỗi do mình, nhưng có cần phải lấy vợ nhanh đến vậy không chứ! Sợ mình không biết hay sao mà gọi báo. Bộ trái tim này chưa đủ đau hay sao? Tôi ghét anh…
Anh đứng cười mỉm không nói gì, Mỹ Hạ lại tự nói một mình.
– Anh cứ lấy vợ đi, đừng có đến đây, đến đây tôi sẽ đuổi anh về. Biết mình không thích nghe mà vẫn gọi báo cho mình biết. Đúng là …xấu xa mà.
– Em nói thật không? Đuổi anh về sao?
Giọng nói anh bất chợt phát ra từ phía sau, làm Mỹ Hạ giật mình quay lại, cô tròn mắt kinh ngạc không nói nên lời.
– Anh đến rồi này, có đuổi anh không?
Mỹ Hạ quay lưng che giấu cảm xúc đang trào dâng từ tận đáy lòng, nỗi đau buồn và nỗi nhớ bủa vây, nhưng vẫn chưa thể tin rằng anh ra để tìm mình, nên cổ họng như vướng phải nghẹn ngào hờn ghen.
Anh bước lại kề bên và đưa tay quay người Mỹ Hạ lại, tay anh đặt lên đôi má để nhìn vào đôi mắt rưng rưng của Mỹ Hạ mà lòng anh thương xót.
– Anh xin lỗi, lẽ ra anh không nên trêu chọc em. Em đừng khóc nữa, đã có anh đến với em rồi. Anh sẽ không bao giờ rời xa em nữa.
Anh Hoàng Minh ôm lấy Mỹ Hạ, cái ôm thật chặt và thật lâu, cảm nhận hạnh phúc tình yêu sau bao ngày xa cách nhớ nhung, để nước mắt lại rơi chan hòa trong yêu thương vô tận. Bàn tay anh nắm lấy tay Mỹ Hạ rồi nhẹ nhàng hỏi.
– Hôm giờ em ăn không được hả? Hôm nay em gầy quá!
– Do em buồn nôn nên ăn không được.
Anh đưa tay sờ vào bụng rồi bảo.
– Con ngoan nha, đừng có làm mẹ mệt nhiều chứ.
Hai người nắm tay nhau đi về, anh lại nói.
– Em khám th.ai chưa? Nếu chưa lát nữa anh đưa em đi khám tha.i nha.
– Em khám lúc anh còn nằm viện à!
– Vậy bác sĩ nói con mình khỏe không em?
– Dạ bình thường anh à! Mà anh thích trai hay gái.
Anh cười trìu mến nhìn Mỹ Hạ.
– Con nào anh cũng thương như nhau thôi! Miễn sao khỏe mạnh em à.
Vẻ mặt anh bất ngờ, miệng anh cười trong niềm vui lớn.
– Đôi luôn sao? Vậy anh sẽ có 2 con cùng lúc.
– Anh vui thì vui thật nhưng anh lo quá. Mang thai đôi thì vất vả cho em.
– Em không sợ vất vả, miễn sao chúng có đủ cha lẫn mẹ là em vui rồi. Em không nghĩ gì nữa.
Giữa cái nắng gay gắt buổi trưa những giọt mồ hôi thấm đẫm trên áo, trên má mặt Mỹ Hạ, anh đưa tay lau vội rồi bảo.
– Em rửa tay rồi vào nhà đi, mẹ anh ngồi trong đó.
Mỹ Hạ cùng anh ra sau rửa tay rửa mặt rồi bước vào nhà. Trước mắt là bà Nhung cùng ba mẹ Mỹ Hạ đang ngồi nói chuyện. Mỹ Hạ cúi đầu hướng mắt qua mẹ anh nói lời chào.
Bà Nhung ngồi đối diện với ba mẹ Mỹ Hạ bà nói.
– Tôi nãy giờ tính vậy đó, chú thím thấy được không?
– Dạ chị tính sao thì tôi nghe vậy. Vậy là tháng sau sẽ tổ chức hôn lễ.
– Vâng, vì đường xá xa xôi nên tôi sẽ đám hỏi và rước dâu trong một lần luôn cho tiện. Chú thím thấy được không?
– Dạ. Được, con gái tôi diễm phúc mới lấy được con trai chị. Tôi cảm ơn chị đã cất công đến đây.
– Có gì đâu, tính tôi thẳng tính nên thím đừng để bụng chuyện cũ nha.
Mẹ Mỹ Hạ trong niềm vui hạnh phúc.
– Dạ, em hiểu mà. Thôi giờ cũng trưa rồi, em dọn cơn lên chị và cháu cùng ăn với gia đình em bửa cơm cho vui nhé!
– Vậy cũng được. Tôi rất vui khi được gia đình đón tiếp.
Mỹ Hạ cùng mẹ xuống dọn cơm lên. Cả gia đình ăn cùng mẹ con bà Quyên bửa cơm trưa.
Cùng ăn, cùng chuyên trò với nhau. Bà Thu ái ngại nói.
– Chị thông cảm, do chị ra mà không báo nên em không có ra chợ để mua gì đó để đãi một bửa ngon lành được. Thât ngại quá!
Đôi mắt bà Quyên như biết cười, bà bảo.
– Thím đừng ngại, tôi thích được ăn như vầy hơn. Bởi nó làm tôi gợi nhớ tới thuở ấu thơ của tôi.
Bửa cơm đơn sơ giản dị của gia đình nghèo của Mỹ Hạ thường là rau củ nhiều hơn thịt cá, chỉ có những ai thấu hiểu đồng cảm và yêu quý trân trọng nó thì mới có thể cảm nhận được cái ngon từ một bửa ăn đơn sơ đến vậy.
Sau bửa cơm, bà Nhung đi lòng vòng xung quanh nhà để ngắm những gì gợi nhớ về ký ức thuở bé của bà. Vô tình bà Quyên thấy mãnh đất sau hè có ngôi nhà nên hỏi.
– Đây nhà ai thế? Ngôi nhà có vẻ quá đơn sơ thím nhỉ?
– Dạ, đất nhà này vốn dĩ của gia đình em, nhưng cũng vì không tiền chạy thận mà ông nhà em phải cầm với giá 10 triệu và thời hạn 3 tháng, nhưng đến thời hạn thì người ta không chịu mà đòi 50 triệu mới trả, không trả đủ thì mất.
– Vậy gia đình có sổ không hả thím?
– Sổ bị mất lâu rồi nhưng chưa làm lại.
Bà Nhung nghe câu chuyện bức xúc vô cùng, không thể nhịn nổi.
– Vậy để tôi cho chú thím 15 triệu để lấy lại, tôi sẽ đích thân qua nói để đòi lại công bằng cho gia đình.
Do gia đình bà Thu chữ nghĩa thì chỉ biết sơ hiểu biết pháp luật hạn chế nên cứ thế chấp nhận thua thiệt để kẻ ăn cháo đá bát giành giật trắng trợn mà không biết phải nói như thế nào.
Thế la bà Nhung cùng bà Thu bước qua nhà người đàn ông tên Phi đang ở trong ngôi nhà đó để nói chuyện.