Lưới Tình

Chương 41



Buổi sáng, thành phố Sài Gòn rộng lớn hòa mình trong nắng sớm. Ánh mặt trời phía đằng đông hé dần lên soi rọi ánh nắng vàng rực khắp muôn nơi, chiếu sáng từng tầng nhà cao thấp chen chúc nhau trùng điêp. Những con đường lại nhộn nhịp xe cộ, con người, khói bụi và âm thanh ồn ào của các hoạt động từ mọi hướng hòa lẫn vào nhau trở nên tấp nập và đó là nhịp sống, nhịp thở của một thành phố bon chen, đông người và một ngày mới lại bắt đầu.
Trong căn nhà nhỏ, một đêm yên bình đầu tiên ở nơi xứ người, Mỹ Hạ được say giấc ngủ một đêm ngon lành, cô tỉnh giấc cảm thấy thân mình như khỏe lại.
Buổi sáng sớm trong nhà bếp bà Hoa rộn ràng tiếng va chạm của xoong nồi. Bà Hoa thức sớm tự khi nào mà đã tươm tất lên măm lên bát thức ăn trên bàn hơi nóng nghi ngút tỏa ra.
Mỹ Hạ giờ mới bước xuống để rửa mặt, nụ cười ngại ngùng khi đi ngang qua gian bếp có hai mẹ con bà Hoa ngồi đó.
Thấy Mỹ Hạ bước từ nhà vệ sinh ra, bà Hoa cười bảo.
– Lại ngồi ăn sáng luôn đi con. Bánh canh ngon lắm đó.
Mỹ Hạ ngồi vào bàn. Bà Hoa múc một tô còn nóng hổi.
– Đây, có làm gì làm cũng phải lo cái bụng trước đã.
– Dạ. Cảm ơn cô.
Bà Hoa cười.
– Cảm ơn gì không biết nữa. Con ăn đi, cứ tự nhiên như ở nhà nghen.
Chàng trai tên Thịnh con trai của bà Hoa đã ăn xong, anh đứng dậy đi rửa tay rồi một lúc thay bộ quần áo khác rồi lại bước ra.
– Má, cho con ít tiền đi má.
Bà Hoa móc trong túi ra lấy 100 ngàn đưa cho con trai.
– Nè, cầm tiền đổ xăng đi con.
Anh Thịnh cầm tiền trên tay mẹ.
– Dạ con đi nha má!
– Ừ, chạy xe cẩn thận nha con.
Thịnh nhìn Mỹ Hạ hơi ngần ngại rồi cũng mở miệng nói.
– Mỹ Hạ ở nhà vui vẻ, Thịnh phải đi học rồi.
Mỹ Hạ cũng đáp lại.
– Dạ, anh đi học đi ạ!
Con trai bà Hoa dắt xe rời khỏi nhà, Mỹ Hạ cũng ăn xong và dọn dẹp tô chén trên bàn. Bà Hoa ngồi nhìn Mỹ Hạ nở nụ cười hiền hòa hỏi chuyện.
– Con sao vô đây một thân một mình vậy con?
– Dạ chuyện con cũng không biết kể bắt đầu từ đâu nữa.
– Con cứ nói sơ cũng được, sao phải đi mà trong túi không có quần áo gì nhiều, chắc con đi vội vàng lắm phải không?
– Dạ.
– Sao con cứ tâm sự cho cô biết hoàn cảnh, nếu giúp được gì thì cô giúp.
– Dạ con trốn chạy một người đàn ông, cũng vì tiền mà con đồng ý làm người tình cho ông ấy.
Bà Hoa thay đổi sắc mặt với vẻ thương hại và lo lắng cho Mỹ Hạ, bà buồn bã nói.
– Trời! Con kể cặn kẽ sự việc cô nghe xem nào. Sao mà khổ dữ vậy nè.
Mỹ Hạ bắt đầu kể về mình, bắt đầu từ việc ở trọ đi làm công nhân, rồi hết hàng nên đã xin làm phục vụ quán cafe và tình cờ quen biết người đàn ông chủ quán tên Mạnh. Sau đó bị kẻ trộm dọn sạch căn phòng trọ, không có gì trong tay thì bất chợt người đàn ông chủ quán đã ra đề nghị sẽ lo tất cả mọi thứ nếu làm người yêu ông ta.Trong hoàn cảnh quá bi đát, Mỹ Hạ đã nhắm mắt đồng ý và rồi sau một đêm ở chung vì không thể nào muốn mình tiếp tục ngấm trong vũng lầy bẩn thỉu, cô đã bất chấp trốn thoát.
Nghe Mỹ Hạ kể về sự việc diễn ra với mình, bà Hoa không khỏi nghẹn ngào xót thương cho số phận của một người con gái nơi vùng cát trắng xa xôi. Bà Hoa đôi mắt u buồn nhìn Mỹ Hạ lại nói.
– Con đơn thân một mình lại thật thà nữa mà sống ở nơi đất chật người đông này dễ bị lừa lắm. Nếu con không ngại thì trước mắt cứ ở lại đây và phụ quán cho cô rồi tính.
Mỹ Hạ nghe bà Hoa cho mình ở lại nhà nên mừng không giấu được cảm xúc mà reo lên.
-Con cảm ơn! Cảm ơn cô nhiều lắm! Không gặp cô, con không biết đi đâu về đâu nữa.
-Cô nhìn con, tự dưng thấy quý mến lắm đó. Nhưng không lẽ con cứ lẩn trốn hoài được sao? Ba mẹ con có biết con đi vô đây không?
– Dạ không, chắc con ở đây không lâu được.
-Con về, đường nào ông ấy cũng bắt con lại, con không sợ sao?
– Con sợ lắm nhưng ba mẹ con đang không có tiền.
-Thôi giờ cô phải đi chợ để mua thịt bò tối còn bán. Con có muốn ra chợ mua ít đồ dùng không?.Đi chung với cô luôn.
– Dạ con cũng muốn đi ạ.
Mỹ Hạ cùng bà Hoa lấy xe máy ra chợ, chợ cũng không xa lắm nên chạy một thoáng thì đến. Vào trong chợ bà Hoa tới quầy thịt bò để lấy thịt bò đã dặn trước, bà Hoa lại mua giò heo và những thứ cần dùng để nấu bún.
Sau khi mua xong các thứ, bà Hoa dẫn Mỹ Hạ tới quầy bán quần áo, mua 3 bộ quần áo và các vật dụng cá nhân.
Vừa đi về, bà Hoa vừa trò chuyện.
– Con ở nhà cô con có thấy ngại con trai cô không?
– Dạ cũng hơi ngại ạ.
– Thằng Thịnh con trai cô nó hiền lắm, nó đang học bên nghành luật sư đó con, học năm thứ 5 rồi đó, một năm nữa thôi thì cô không khổ nữa.
– Dạ, cô vất vả lắm mới nuôi anh Thịnh học đến giờ ha cô?
– Thôi cô ráng tiết kiệm lắm mới lo được nhiêu đó.
Gia cảnh nhà bà Hoa cũng khốn khó, Mỹ Hạ nghĩ mình ở đây cũng ngại, nhưng chẳng biết đi đâu và làm gì ở đây.
Tối đến, màn đêm buông xuống, những cửa hàng ăn uống lại mở ra tấp nập đầy dọc đường để phục vụ nhu cầu ăn uống của nhiều thực khách, Mỹ Hạ lại ra quán bún bò cùng bà Hoa để phụ.
Mới dọn hàng ra, sắp xếp xong xuôi mọi thứ, vẫn chưa có khách đến, Mỹ Hạ ngồi xem lại chiếc điện thoại thì nó đã hết pin tắt nguồn tự khi nào rồi vì không mang theo dây sạc, lòng nghĩ. Vậy là có muốn gọi cho ai cũng không được rồi.
Bà Hoa ngồi rảnh rỗi nói chuyện với Mỹ Hạ về chuyện trả công.
– Con cứ làm cho cô, khi nào con cần về nhà thì cô đưa tiền cho nha.
– Nhưng con ăn uống và ở nhà cô thì sao ạ! Cái khoản đó thì…chắc con phụ giúp cô thôi ạ.
Bà Hoa nghe Mỹ Hạ nói vậy liền cười bảo.
– Có con hay không thì hai mẹ cô vẫn nấu bao nhiêu đó thôi à! Con đừng ngại gì hết, cô phải trả công cho con đàng hoàng chứ.
– Con cảm ơn cô nhiều, chứ con không biết nói thế nào nữa.
Bà Hoa lại cười.
– Cái con bé này…thật là…
***
7h đêm tại bệnh viện, trong phòng bệnh của ba mẹ Mỹ Hạ, chiếc điện thoại của bà Thu reo lên, bà Thu nhìn vào màn hình thấy tên con gái gọi đến nên nhất máy lên để điện thoại vào tai, bà hỏi.
– Gì vậy Mỹ Hạ? Con để tiền dưới gối cho mẹ mà không nói cho mẹ biết.
– Mỹ Hạ nó đã đi đâu rồi? Bà là mẹ nó đúng không?
Tiếng nói người đàn ông vang lên làm bà Thu giật mình. Sợ ba Mỹ Hạ nghe, bà Thu run run cầm điện thoại ra ngoài, vôi vàng hỏi lại.
– Ông là ai vậy? Sao lấy điện thoại con gái tôi?
– Bà không cần biết. Tôi hỏi bà, con gái bà hiện đang ở đâu? Nói.
Giọng nói ồ ồ nghe rợn người, bà Thu run tay, mặt toát mồ hôi hột không hiểu chuyện gì xảy ra với con mình. Giọng bà run sợ vang lên.
– Chú là ai? Con gái tôi đâu? Hỏi tôi sao tôi biết được, tại sao chú lại có điện thoại con tôi?
Không ai trả lời bà Thu nữa, vì chưa tắt máy, nên giọng nói của người đàn ông khi nãy vẫn còn nghe thấy khi ông ta nói chuyện với ai đó.
– Bà ta chắc không biết con gái ở đâu cả.Hừm…Vậy rốt cuộc Mỹ Hạ đi đâu?
Bà Thu nghe mà hồn vía như bay lên mây, bà Thu kề điện thoại vào miệng tiếp tục la lớn hỏi.
– Này…các người là ai? Con gái tôi đâu?
Màn hình hiện lên chữ kết thúc cuộc gọi, bà Thu đứng sững run sợ bấm lại số Mỹ Hạ để gọi nhưng lại không liên lạc được nữa. Lòng người mẹ đau đáu nước mắt tuôn trào trong nỗi lo tột cùng. Mỹ Hạ…rốt cuộc con đang ở đâu? Trời ơi! Con đã đi đâu vậy hả? Sao người ta lại có điện thoại con gái mình? Thảo nào sáng nay mình gọi không được. Chế.t mất thôi!
Bà Thu thẩn thờ nhớ lại lần cuối cùng gặp lại con gái là sáng hôm.qua, Mỹ Hạ rất lạ là quan tâm cho cha mẹ khác thường. Vậy là …Mỹ Hạ đã tính đường bỏ đi đâu đó nên mới bỏ tiền dưới gối?
Đứng một hồi bà Thu bước vô phòng mà cố tỏ ra không có gì, sợ ông Vũ lại buồn rầu lại càng bệnh nặng hơn.
***
Ba ngày sau, anh Hoàng Minh gọi điện cho Mỹ Hạ nhưng không liên lạc được. 6h tối, anh chạy xe đến phòng trọ tìm Mỹ Hạ, đứng trước của phòng, anh ngạc nhiên khi thấy hai người một nam, một nữ lạ mặt đang ở. Anh Hoàng Minh hỏi.
– Em, cô gái ở đây trả phòng rồi hả em?
– Dạ, em mới đến hôm nay thôi anh, em nghe có người nói có người không ở nữa nên em đến ở.
– Cảm ơn em.
Hoàng Minh buồn bã lòng thầm trách. Em đi đâu cũng chẳng thèm nói luôn, điện thoại thì không gọi được. Vậy là …em thật sự quen người đàn ông đó rồi sao?
Anh quay lại nhìn lại nhớ những kỷ niệm trước đây, thoáng buồn, nhớ nụ cười hồn nhiên của Mỹ Hạ, dường như ảo ảnh hiện ra trước mắt là khuôn mặt Mỹ Hạ cười rồi chợt tan biến. Anh bước chân ra khỏi cổng ngoài định lên xe. Từ đâu chiếc xe máy sáng đèn trước mắt rồi dừng lại trước mắt anh. Giọng nói quen thuộc hỏi.
– Ủa? Anh Minh phải không? Em là Hằng nè.
– Mỹ Hạ đi đâu rồi em?
– Anh đứng đây chờ đi, em có thư gửi cho anh. Mỹ Hạ nó gửi.
Anh Hoàng Minh đợi, trong nỗi niềm lo lắng và có chút vui vì Mỹ Hạ còn nhớ đến mình.
Hằng cầm tờ giấy được xếp lại đưa cho anh Hoàng Minh.
– Mỹ Hạ nó có chuyện gì đó buồn lắm mà không muốn nói và nó gửi con gấu bông cho em nói có dịp quay lại sẽ lấy.
– Anh cảm ơn em. Mà sao Mỹ Hạ anh gọi không được, em có số điện thoại khác của Mỹ Hạ không?
– Em không có, hôm bửa phòng Mỹ Hạ bị trộm nên mất hết đồ đạc và điện thoại rồi anh.
Anh Hoàng Minh kinh ngạc hỏi lại.
– Lâu chưa em?
– 5.6 ngày rồi, bửa bị mất đồ là hôm sau Mỹ Hạ bỏ đi luôn đó anh. Mỹ Hạ không ở đây nữa cũng 5 ngày rồi đó. Anh về xem thử nó viết gì trong đó. Nó còn thương anh nhiều lắm! Hôm bửa nó đến nhà anh để muốn nói chuyện mà anh làm sao rồi nó về không ăn uống gì rồi bệnh luôn, ông chủ quán mới đến thăm…
– Anh cảm ơn em, thôi anh về đây. Khi nào Mỹ Hạ đến thì em lấy số cho anh nha.
– Em biết rồi.
Hằng bước vô khu trọ, anh Hoàng Minh mở tờ giấy ra xem. Dòng chữ hiện ra trước mắt anh.
” Anh, khi anh đọc được tờ giấy này là em đã đi thật xa rồi. Mặc dù anh không muốn quay trở lại với em nữa, nhưng em vẫn luôn giữ một hình bóng và kỷ niệm giữa anh và em. Em xin lỗi vì đã làm một việc ngu ngốc, nhưng tất cả như dồn em vào con đường này…nhiều chuyện em không muốn anh biết, anh phải sống thật tốt, đừng tìm em hay gọi điện cho em nữa. Thứ lỗi cho em nhé!
Mỹ Hạ”.
Nước mắt anh Hoàng Minh rơi ra cõi lòng chua xót nghẹn ngào. Sao em khờ dữ vậy em, có gì mà em phải bỏ đi chứ! Em đã đi đâu ?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương