Làm Vợ Hai

Chương 16-20



Tên truyện: Làm Vợ Hai.
Tác giả: Phạm Kiều Trang.
Đoạn 17
Trái tim tôi có cảm giác như bị ngón tay của ai đó cọ vào, ngưa ngứa buồn buồn, lại cảm thấy có chút vui mừng lén lút. Không muốn cười mà khóe miệng cứ cong lên.
Tôi đưa một bàn tay lên miệng, khẽ hắng giọng một tiếng rồi nhét lại điện thoại vào trong túi, không trả lời lại anh ta. Tôi còn cố ý uống xong ly cafe kia mới lững thững đi lại chỗ Trần Lịch Xuyên, giả vờ hỏi:
“Sếp uống thêm gì nữa không? Tôi gọi nước hoa quả cho anh nhé?”.
Anh ta phóng ánh mắt sắc như d.a.o đến, lạnh lùng đáp: “Đưa tôi đi sưởi nắng”.
“Ở đây sưởi được rồi mà. Với cả còn có chị Nhu ở đây, hay là chị Nhu đưa sếp đi sưởi nắng nhé?”.
Chị Nhu định nói “Được”, nhưng thấy nét mặt Trần Lịch Xuyên càng lúc càng u ám hơn nên lại thôi.
Anh ta nhìn tôi nói: “Em đưa tôi đi sưởi nắng, nhanh lên”.
Không còn cách nào, tôi đành chào tạm biệt chị Nhu rồi đẩy xe lăn cho anh ta đi loanh quanh đoạn đường gần đó. Lúc đến đầu dốc, tôi mới hỏi: “Vừa rồi chị ấy nói gì với anh thế?”.
“Không nói cho em biết”.
Tôi bĩu môi: “Chị ấy là người yêu của anh cả tôi, anh biết chứ?”.
Trần Lịch Xuyên im lặng một lát rồi mới đáp: “Biết”.
“Sao anh vẫn nhận chị ấy vào làm việc?”. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi: “Anh cố ý làm vậy để chọc tức anh cả tôi à?”.
“Em cảm thấy tôi phải làm mấy trò hèn hạ đó à?”.
Tôi lắc đầu, cảm thấy con người Trần Lịch Xuyên không bỉ ổi như vậy: “Không, chỉ là tôi không hiểu nên mới hỏi anh. Nếu tôi nghĩ anh hèn hạ, sẽ không hỏi anh đâu”.
Anh ta ngẩng đầu nhìn ánh mặt trời vàng rộm đã bắt đầu chiếu lên khắp thung lũng trước mặt, bên sườn núi đối diện, từng đám mây trắng lững lờ trôi, đẹp như một bức tranh. Trần Lịch Xuyên trầm mặc một lúc lâu mới nói với tôi: “Việc nhân sự tôi không quản, lúc đầu cũng không biết cô ta là bạn gái của anh cả em. Mãi đến khi anh em đến công ty gây sự mới biết”.
“Biết rồi sao vẫn để chị ấy ở lại làm việc?”.
“Người không có lỗi gì, không có lý do để đuổi việc”.
Tôi cười: “Cũng phải”. Trước mặt đã là một con dốc cao, đường ở đây khúc khuỷu, cứ một quãng ngắt lại có một con dốc. Hiếm khi người đàn ông kia rơi vào cảnh không có sức chống đỡ, tôi muốn tranh thủ dọa một trận.
Tôi đẩy anh ta đến đỉnh dốc, hỏi: “Có tin tôi đẩy anh xuống không?”.
Anh ta liếc tôi: “Em thử xem”.
“Tôi thả thật thì làm ma đừng về đòi mạng tôi đấy”.
“Tôi quấn lấy em cả đời, ám em cả đời”.
Tôi phì cười: “Này ông chú gia trưởng, anh nghiện tôi à?”.
Trần Lịch Xuyên nhìn tôi không nói, chẳng rõ có phải vì ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt anh ta hay không mà tôi phát hiện ra lúc này đôi đồng tử lạnh nhạt của anh ta lại in vẻ ấm áp, in cả mây trời và cả hình bóng tôi.
Tôi giật mình: “Nói đùa thôi”.
“Tôi chưa nói gì, em giật mình làm gì?”.
“Anh nhìn tôi như muốn ăn luôn tôi vậy”.
Trần Lịch Xuyên cười: “Người muốn được tôi ăn nhiều lắm, tôi chưa đói khát đến nỗi đứng ở giữa đường ăn em đâu”.
“Ai muốn được anh ăn?”. Tôi hất hàm chỉ về phía chị Nhu: “Chị ấy à?”.
“Không nói cho em biết”.
“Đồ hai vợ rồi vẫn trăng hoa”.
“Em nói gì nói lại xem”.
“Đồ hai vợ rồi mà vẫn trăng hoa”.
Anh ta bị tôi chọc tức hết lần này đến lần khác nhưng không làm được gì, chỉ có thể nghiến răng: “Giỏi lắm”.
Tôi cười hì hì, lấy mũi chân móc vào xe lăn của anh ta rồi bắc hai tay làm loa, hướng về phía thung lũng bên dưới hét to: “Trần Lịch Xuyên là đồ thần kinh”.
“…”
“Tôi ghét anh ta nhất trên đời. Đồ có bệnh”.
“…”
“Mai này tôi có đủ gan rồi, tôi sẽ đá đít anh ta xuống vực”.
“…”
“Cứ đợi đấy”.
Vẻ mặt Trần Lịch Xuyên lúc này: “…”. Chỉ có một chữ ba chấm!
Sưởi nắng xong, chúng tôi về lại nhà nghỉ. Vừa mới đóng cửa phòng đã thấy điện thoại anh ta reo liên tục, mặc dù đang là kỳ nghỉ lễ, lại không ở công ty nhưng công việc của anh ta vẫn chất chồng như núi. Có hôm còn ôm ipad ký ký duyệt duyệt gì đó đến tận nửa đêm mới đi ngủ.
Mấy ngày này, tôi để ý thấy điện thoại của anh ta chỉ liên quan đến công việc, ngoài ra, cũng chưa thấy Trần Lịch Xuyên đi chỗ khác nghe điện thoại cá nhân bao giờ, mà quan trọng nhất là vợ cả và con trai của anh ta ở trong nam, ít ra đi mấy ngày như thế cũng nên gọi một cuộc để hỏi thăm chứ.
Tại sao anh ta không gọi, mà chị ấy cũng không gọi?
Tôi thắc mắc là thế nhưng cũng không hỏi, bởi vì bây giờ tôi mang tiếng là vợ hai của anh ta nhưng lại chẳng giống lắm. Giữa tôi và Xuyên chỉ có ngủ chung, không có đụng chạm, không có thân mật hay hôn môi và làm mấy chuyện abc xyz gì đó, cứ như bạn cùng giường vậy thôi. Cho nên hỏi anh ta về gia đình chính ở trong nam cũng kỳ quái lắm!
Nhưng ngẫm lại thì thấy so với tất cả, mối quan hệ của anh ta và tôi mới đúng là quái gở hơn!
Chị Nhu ở cùng nhà nghỉ với chúng tôi, thỉnh thoảng ra cửa hoặc ăn cơm cũng đụng mặt chị ấy. Chị Nhu có vẻ rất quan tâm Trần Lịch Xuyên, lần thì lấy nước, lần thì tốt bụng bưng cơm đến, có lần còn đến tận cửa phòng gõ cửa để đưa cho anh ta một ít thuốc lá, nói là thuốc mua của mấy người dân tộc.
Mà nói đến hoàn cảnh chị ta tới thì cũng hơi ngượng ngùng, vì hôm ấy tôi với Trần Lịch Xuyên đang ở trong phòng, tự nhiên tôi nổi hứng trêu anh ta nên mới lấy mấy quả mơ chua từ hôm trước, ngồi xếp bằng trên giường ăn.
Trần Lịch Xuyên không ăn được đồ chua nên khẽ rùng mình, da gà da vịt khắp người dựng cả lên: “Em ra ngoài ăn đi”.
“Sao thế? Bây giờ ăn ở trong phòng mà anh cũng cấm à?”. Tôi lại chấm một miếng muối, bỏ quả mơ chua lè chua lét vào miệng. Trần Lịch Xuyên hết chịu nổi, tự tay đẩy xe lăn muốn ra ngoài.
Tôi giơ chân giữ lấy bánh xe của anh ta: “Anh đi đâu thế?”.
“Em không ra ngoài thì tôi ra”.
“Anh ngồi đây nhìn tôi ăn. Mơ ngon lắm. Một mình tôi ăn không có đủ vị giác”.
Anh ta bóp cổ chân tôi: “Em muốn vị giác gì?”.
“Vị sung sướng khi có người không ăn được”. Tôi cười hì hì: “Như anh đấy”.
Trần Lịch Xuyên không để ý đến tôi: “Bỏ chân ra”.
“Không bỏ”
“Đếm đến ba, em có bỏ không?”
“Không bỏ”.
“Một…”
Tôi vênh mặt lên, bỏ quả mơ thứ hai vào miệng. Yết hầu anh ta trượt lên trượt xuống, quay đầu đi nói: “Hai”.
Tôi nói: “Ba đi. Anh có đếm đến 30 tôi cũng không…”.
Chữ “Sợ” còn chưa nói ra thì Trần Lịch Xuyên đã túm chân tôi đứng dậy, sau đó nhào lên giường đè tôi xuống. Tôi đang nhai dở quả mơ bị giật mình, không kịp phản kháng mở to mắt nhìn anh ta, muốn hét lên nhưng miệng đang mắc quả mơ, nhất thời không nói được nên lời.
Trần Lịch Xuyên cúi đầu nhìn tôi: “Không gì?”.
“A…”. Mặt tôi bất giác đỏ bừng, luống cuống đẩy anh ta ra nhưng không được: “Buông tôi ra”.
“Không sợ phải không?”.
“Sợ, sợ, buông tôi ra”.
“Còn dám ăn mơ nữa không?”.
“Không dám nữa”.
Anh ta cười cười, đột nhiên cúi thấp đầu xuống, gần đến nỗi hơi thở nóng hổi phảng phất quanh chóp mũi tôi. Ánh mắt Trần Lịch Xuyên dán chặt ở môi tôi, chậm rãi nói từng chữ: “Mấy ngày rồi trêu tôi vui lắm phải không?”.
Tôi xấu hổ liếc mắt nhìn đi chỗ khác: “Làm gì có?”.
“Muốn vị giác của người không ăn được à?”. Tay anh ta bắt đầu mân mê môi tôi, thực lòng, tôi chưa bao giờ trải qua gần gũi với người khác giới như thế này, càng không muốn thân mật với Trần Lịch Xuyên. Nhưng thân thể tôi cứ mềm nhũn cả ra, không phản kháng nổi.
“Nói xem”. Tay anh ta nâng cằm tôi lên: “Ban nãy mạnh miệng lắm cơ mà. Muốn đủ vị giác phải không?”.
Tôi đỏ mặt, muốn nói một chữ “Không”, nhưng cùng lúc này anh ta lại cúi xuống, dùng môi mình lấy quả mơ trong miệng tôi, tiếp theo còn xuống sâu thêm nữa, tôi sợ nên nhắm tịt mắt lại, cứ nghĩ lần này tôi xong rồi, trộm gà không được còn mất nắm gạo. Nhưng đúng lúc này môi anh ta sắp chạm đến môi tôi bên ngoài lại có tiếng gõ cửa.
Tôi giật mình, cuống cuồng đẩy Trần Lịch Xuyên ra rồi đứng dậy. Anh ta cũng khẽ nhíu mày, chỉnh trang quần áo rồi đứng lên, nói: “Ai thế?”.
“Sếp, em đây ạ”. Giọng chị Nhu khẽ khàng, mềm mại như nước: “Em mang đến cho sếp ít đồ”.
Trần Lịch Xuyên liếc tôi một cái, tôi lúc này mặt vẫn nóng ran ngồi co ro trên giường nhìn trời nhìn đất, anh ta chẳng có cách nào, đành chậm rãi lê từng bước đi ra mở cửa.
Thì ra qua ba ngày, chân của anh ta đã dần dần lấy lại cảm giác. Thế mà ban nãy tôi còn to gan trêu anh ta. Đúng là gan tôi to bằng trời rồi mà!
Lúc mở cửa ra thì chị Nhu đang cầm một túi thuốc, thấy tôi cũng ở trong phòng, chị ấy nhoẻn miệng cười một cái rồi đưa túi thuốc cho Trần Lịch Xuyên: “Hôm nay em ra chợ phiên thấy người ta bảo đắp lá này lên thì sẽ nhanh lành vết thương nên mua về. Sếp thử đắp xem ạ”.
Anh ta là người lịch sự, cũng không muốn từ chối thẳng thừng nên đáp: “Cảm ơn”.
“Ơ, chân sếp đi lại được rồi ạ?”.
“Ừ, không đến nỗi què hẳn”.
Chị Nhu hơi xấu hổ: “Em không có ý đó, tại sáng nay vẫn thấy sếp ngồi xe lăn mà tối đã thấy sếp đi được rồi nên hơi ngạc nhiên ạ”.
“Vợ tôi chăm sóc tốt”. Trần Lịch Xuyên quay đầu lại nhìn tôi, ánh mắt như có như không chất chứa một nụ cười.
Chị Nhu thấy thế cũng tự biết ý không làm phiền nữa, nói thêm vài câu rồi đi luôn. Xuyên đóng cửa lại xong, lại ném thẳng túi thuốc đó lên bàn tivi rồi đi về phía tôi.
Tôi lập tức nhảy dựng lên: “Anh làm gì thế?”.
“Em nói xem tôi định làm gì?”.
Vẻ mặt của anh ta vẫn lạnh lùng, nhưng lời nói lại mang theo vẻ mờ ám. Tôi nghĩ ở cạnh nhau lâu như vậy mà anh ta không đụng vào tôi, lần này có lẽ cũng chỉ muốn dạy tôi một bài học thôi, cho nên tôi nhanh chóng thức thời, vội vàng nói: “Sếp, tôi không ăn mơ trong phòng nữa đâu. Từ giờ không ăn nữa. Ngày mai tôi đi muối làm ô mai”.
“Gì nữa”.
“Tôi không bắt anh uống sữa nữa”.
“Tốt. Còn gì nữa”.
“Tôi không dọa đá đít anh xuống vực, không mắng anh là đồ thần kinh nữa”.
Bước chân của Trần Lịch Xuyên hơi chậm lại, anh ta liếc tôi, thấy sắc mặt tôi nghiêm túc như vậy cũng bật cười: “Mau đi tắm đi”.
Tôi nhảy vọt qua giường, cầm đồ chạy vào phòng tắm, chốt cửa!
Một đêm ấy trôi qua yên bình, túi thuốc lá của chị Nhu mang đến anh ta không đụng, mà trên giường cũng không đụng tôi.
Sáng hôm sau cũng là ngày cuối của kỳ nghỉ lễ, tôi nghĩ bây giờ chân Xuyên đi lại được rồi, có lẽ ở nốt ngày hôm nay rồi mai sẽ về Hà Nội, nên tranh thủ dậy thật sớm để đi ngắm bình minh.
Ai ngờ anh ta lại hỏi tôi: “Muốn đi săn mây không?”.
“Hả?”.
“Hôm trước bảo thưởng cho em một ngày lương của tôi để đi săn mây. Hôm nay chân tôi đi được rồi, em có muốn đi không?”.
Tất nhiên là tôi muốn đi, nhưng sợ chân của anh ta vẫn chưa lành hẳn, đi đường đèo cũng hơi đáng ngại. Nhưng Trần Lịch Xuyên nói không sao, tôi lái xe là được, thích đến chỗ nào săn mây thì đi.
Tôi sung sướng hỏi: “Thật à?”.
Anh ta gật đầu chắc nịch: “Thật, nhưng đừng đá đít tôi xuống vực là được”.
Tôi xấu hổ gượng gạo cười: “Làm gì có, tôi chỉ say xe thôi, lái xe hơi bị tốt đấy”.
“Đi thôi. Không thì bỏ lỡ bình minh mất”.
Chúng tôi lên chiếc xe hôm trước lái tới đây, nổ máy, men theo dọc con dốc đi săn mây. Cũng chẳng biết là chỗ nào đẹp nhất, chỉ biết cứ đi đến chỗ có cảnh đẹp thì dừng xuống ngắm là được.
Sáu giờ sáng, ánh mặt trời từ trên cao dần dần chiếu xuống dãy núi, cây cỏ ngủ vùi trong đêm tối như được đánh thức, đồng loạt rũ sương đứng thẳng dậy đón ánh bình minh. Không khí yên tĩnh và mát mẻ, thoải mái đến mức tinh thần như được gột rửa.
Mấy chữ tinh thần như được gột rửa này khiến tôi giật mình, tôi ngoảnh đầu liếc qua Trần Lịch Xuyên đang ngồi bên ghế phụ, thấy bình minh lúc này cũng chiếu khắp gương mặt của anh ta. Đẹp trai sáng sủa, hàng mi dài cong cong như phiến lá, sống mũi cao, in bóng xuống một bên gò má sạch sẽ trong veo.
Sống suốt 27 năm nay, tôi chưa từng nhìn thấy một người đàn ông nào đẹp trai đến vậy. Đẹp đến mức chỉ cần nhìn một lần cũng muốn sa chân c.hế.t chìm vào trong đó. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ tôi sa chân như vậy đã quá đủ, ngày mai rời khỏi nơi này rồi tôi sẽ buộc phải trở về làm chính tôi, sống bên cạnh kẻ thù với trái tim đầy dè chừng và toan tính.
Thời gian qua ở Hà Nội quanh quẩn với hận thù rất mệt mỏi, nhưng từ lúc lên đây, xa gia đình, xa những bộn bề nơi phố thị phồn hoa, tự nhiên tôi lại thấy tinh thần mình như được gột rửa.
Tôi đã tạm gác xuống việc anh ta là ai, tôi là ai, đứng ở giữa đất trời Hà Giang này hò hét trêu chọc anh ta, mắng anh ta là đồ thần kinh, đòi đá đít anh ta xuống vực, còn ngồi xếp bằng giữa giường ăn mơ trêu Trần Lịch Xuyên. Anh ta thì ngược lại, im lặng nghe tôi mắng, uống hết cốc sữa tươi tôi gọi, còn suýt nữa bỏ mạng trong thang máy vì tôi.
Tôi nghĩ giữa hai người chúng tôi, nếu không có hận thù thì tốt biết mấy. Trần Lịch Xuyên, nhiều năm trước anh không đến nhà tôi ở thì tốt biết mấy.
Có như vậy, chúng tôi sẽ không phải chịu nhiều giày vò đau khổ như bây giờ, anh ta cũng không phải lấy tôi làm vợ hai…
Nhưng cuộc đời nếu bằng phẳng dễ đi như thế thì ai cũng đều có thể dễ dàng mà sống, làm gì có thằng nhóc nào quỳ dưới mưa để xin người ta bố thí cho chút tiền làm công hai mươi năm, sau đó lại một mình cõng cha mẹ trên vai đi dọc sông tìm hố chôn, có phải không?
“Đừng nhìn tôi như thế?”.
Nghe giọng anh ta, tôi mới khẽ giật mình, ngoảnh đầu nhìn về con đường trước mặt: “Anh không nhìn tôi, sao biết tôi nhìn anh?”.
“Cảm nhận”. Trần Lịch Xuyên cười: “Mắt em nóng”.
“Mắt anh nóng thì có”.
Phía trước có một đoàn xe đang lên dốc, đầu xe dán một tấm băng rôn: Xe chở học sinh đi du lịch, ở bên đường đối diện còn có mấy người phụ nữ dân tộc đang địu con trên lưng, hình như là mới đi chợ về.
Tôi hỏi: “Học sinh cũng lên đây đi du lịch à nhỉ?”.
“Chắc là vùng ngay bên dưới, tranh thủ ngày nghỉ lên đây chơi”.
“Ừ”.
“Em đi chậm lại, chờ xe khách đi qua mấy người phụ nữ bên đường rồi hãy lách lên”.
“Tôi biết rồi”.
Nói là nói thế nhưng tôi đạp phanh đột nhiên không được, dẫm mấy lần cũng không ăn. Sống lưng tôi bất chợt lạnh toát.
Tôi không dám nói với Trần Lịch Xuyên, sợ anh ta lo lắng nên cứ đ.iên cuồng đạp phanh, còn định kéo phanh tay nhưng xe đang xuống dốc, có kéo phanh tay cũng vô dụng.
Lúc này, có lẽ anh ta cũng phát hiện ra tôi có vấn đề nên ngay lập tức nhổm dậy: “Xảy ra chuyện gì?”.
Tôi vẫn loay hoay đạp phanh, không được mới hét một tiếng: “Anh mở cửa nhảy ra khỏi xe, nhanh”.
Trần Lịch Xuyên gầm lên: “Gì?”.
Xe lại đang xuống dốc, không hãm được tốc độ thì một là sẽ đ.âm qua thanh chắn bên vực rồi lao xuống, hai là đ.âm vào đoàn xe chở học sinh kia, dừng lại được nhưng chắc chắn sẽ phải hy sinh mạng của ai đó.
Còn đ.âm sang bên vách núi ư? Mấy người phụ nữ địu con đi chợ sẽ bị ng.hiền nát dưới bánh xe tôi. Chuyện g.iế.t người này tôi không làm được!
Tôi đỏ mắt, cũng gào lên với Trần Lịch Xuyên: “Tôi bảo anh nhảy xuống”.
Anh ta không nói, chỉ chồm lên nhìn xuống chân tôi, thấy tôi vẫn đi.ên cuồng ghì chân phanh thì hiểu ra mọi chuyện: “Em nhảy xuống”.
“Tôi không nhảy”. Tôi đỏ mắt hét, lúc trước anh ta cứu tôi một mạng ở thang máy tôi vẫn còn nhớ rất rõ, lần này cứ để tôi trả nợ đó cho anh ta đi: “Anh nhảy đi”.
“Tôi lái, em nhảy”.
“Tôi không nhảy”.
“Không nghe lời tôi ném em xuống”.
“Anh dám?”.
Xe trôi càng lúc càng nhanh, đoàn xe kia cũng tiến đến rất gần. Trần Lịch Xuyên lao sang giằng tay lái của tôi, muốn ném tôi ra bên ngoài nhưng chân anh ta mới bị thương, chưa lành được nên không khỏe bằng tôi. Tôi vằng ra: “Tôi c.hế.t là được chứ gì? Chỉ là c.hế.t thôi, có gì to tát. Anh mau nhảy xuống”.
“Buông tay ra”.
“Không buông”
“Không buông thì cùng c.hế.t”.
Dứt lời, anh ta xoay bánh lái của tôi thẳng về hướng vực, tay còn lại vẫn cố chấp đẩy tôi. Nhưng tôi lì như trâu, vẫn bám trụ lại đến cùng, sau đó chỉ nghe “Rầm” một tiếng rất mạnh. Chiếc xe của chúng tôi bay qua taluy đường, rơi thẳng xuống vực sâu.
Trong tiếng gió vi vút bên tai, tôi nghe Trần Lịch Xuyên khẽ mắng: “Đồ thần kinh”.

 

Đoạn 18
Đường đèo Hà Giang quanh co khúc khuỷu, một bên là vách núi một bên là vực, xe của chúng tôi đ.âm qua taluy rồi rơi thẳng xuống dưới, may sao ở đáy vực lại là một cánh rừng già nguyên sinh, lúc sắp chạm đất thì được mấy tán cây dày cản lại.
Xung lực khi xe rơi xuống được giảm bớt, nhưng bốn bánh vừa chạm đất thì vẫn nghe “Rầm” một tiếng, nội tạng của những người ngồi bên trong lộn tùng phèo cả lên, tim phổi của tôi cũng như muốn bắn cả ra ngoài.
Tôi nói là không sợ c.hế.t, nhưng khi rơi xuống vẫn kinh hãi hét lên:
“AAAAA”.
Trần Lịch Xuyên cũng bị va đập đến mức mặt mày xanh mét, một tay anh ta vẫn nắm chặt cổ tay tôi, gầm to một tiếng: “Ép người lại, nghe thấy không, ép người lại”.
Tôi không nghe nổi giọng anh ta, chỉ cảm thấy tai mình ù đặc!
Túi khí trong xe bật tung, đè ép ngực tôi và lưng ghế phía sau, tôi càng hét to thì càng có cảm giác không thở nổi. Lúc này, xe hình như đã lao qua một sườn dốc cao nào đó, không thể phanh lại, cứ thế đ.âm qua hàng loạt cây cối rồi chạy băng băng xuống dốc, từng lần mui xe đập vào cây đều là từng lần tôi bị giật ngược về phía sau, thân thể khắp nơi đều đau nhói.
Trần Lịch Xuyên vẫn nói gì đó bên tai tôi, nhưng đầu tôi ong ong, chỉ nghe được mỗi tiếng hét của chính mình và có cảm giác rằng chắc chắn hôm nay mình sẽ c.hế.t. Tuy nhiên, ngay sau đó bỗng dưng có một bóng người chồm qua chỗ tôi, anh ta giữ chặt một đầu dây an toàn bên ghế tôi, thít chặt tôi cố định vào lưng ghế.
Giữa những tiếng “rào rào” của cây gãy đổ, cuối cùng tôi đã nghe được giọng người đó. Anh ta nói: “Đừng hét, nghe rõ không, áp sát người về lưng ghế. Hét trong lúc bị va đập sẽ làm em nổ phổi”.
Giọng của anh ta kiên định, vững vàng, mang theo sự mạnh mẽ khiến người khác có cảm giác như được trấn an. Lúc này, tôi mới mở mắt ra nhìn Trần Lịch Xuyên, đầu anh ta đầy m.áu, từ bả vai đổ xuống có một sợi dây an toàn vắt ngang, nhưng thân thể vẫn đập ầm ầm vào tablo phía trước.
Khi đó tôi rất sợ hãi, nhưng so với nỗi sợ c.hế.t, tôi còn sợ Trần Lịch Xuyên c.hế.t cùng tôi hơn nên lập tức ngậm miệng, không hét nữa. Tôi ôm lưng anh ta, cố giữ cho cơ thể Trần Lịch Xuyên thôi va đập: “Anh mắng tôi thần kinh làm gì?”.
Anh ta nhìn tôi, miệng vẫn nói: “Ép chặt người lại”.
“Hai chúng ta đều thần kinh, Trần Lịch Xuyên, anh thần kinh, tôi cũng thần kinh”. Phổi tôi căng tức, như muốn vỡ tung, nhưng không la hét nữa nên đã có cảm giác thở được: “Rơi xuống đây rồi cũng sẽ c.hế.t thôi”.
“Đừng nói nhảm”.
Anh ta vừa dứt lời thì tôi thấy trước mặt là một khoảng không gian thoáng đãng, tiếng cành cây gãy đổ biến mất, chỉ còn một bầu trời xanh ngát và trong vắt.
“Trời…”. Tôi tưởng đã thoát, liền kêu một tiếng. Nhưng Trần Lịch Xuyên lại nói với tôi: “Không phải trời”.
Anh ta mở thật to mắt nhìn phía trước, thốt ra thêm hai từ: “Là hồ”.
“Gì cơ?”.
Chỉ trong tích tắc tiếp theo chiếc xe của chúng tôi lao thẳng xuống hồ nước, bốn phương tám hướng đều vang lên những âm thanh “rào rào” của nước bị xé tung, tứ phía có bọt trắng văng tung tóe.
Lúc này, tôi mới chợt hiểu ra bầu trời xanh ngát mà tôi đã thấy ban nãy hóa ra không phải là đường thoát, mà là hình ảnh phản chiếu của bầu trời trên mặt hồ. Nếu xe mắc kẹt ở một gốc cây nào đó, tôi còn có hy vọng có thể sống được, còn xe chìm xuống hồ nước sâu dưới vực thế này thì…
Nghĩ đến kết cục, một cảm giác kinh hoàng lập tức dội thẳng vào tim tôi, khiến tôi có cảm giác hãi hùng còn hơn khi rơi xuống vực vừa rồi. Sống lưng tôi lạnh toát, vội vã quay sang nhìn Trần Lịch Xuyên, lại thấy anh ta đang gấp rút tháo dây an toàn, vội đến nỗi không kịp lau máu trên mặt:
“Tháo dây an toàn, chúng ta bỏ xe bơi lên”.
Cửa kính sau lưng anh ta đã ngập nửa phần nước, nếu lúc này bỏ xe bơi lên thì vẫn còn đường thoát. Tôi cũng muốn bơi lên, nhưng lại chỉ nói với anh ta: “Anh bơi trước đi”.
Động tác của Trần Lịch Xuyên bất giác khựng lại, anh ta quay đầu nhìn tôi, thấy tôi vẫn ngồi yên một chỗ mới nói: “Tháo dây an toàn, tôi đỡ em lên”.
“Tôi biết bơi, tôi tự lên được”. Tôi ấn nút hạ cửa kính xe nhưng có lẽ khi bị va đập đã hỏng, hoặc bị khối lượng lớn nước đè ép nên không thể hạ được. Rút cuộc, tôi chỉ có thể nói: “Anh phá kính đi”.
Trần Lịch Xuyên không nghi ngờ gì, xoay người dùng khuỷu tay phá kính. Nhưng xe của anh ta là loại xe cực tốt, rơi từ trên cao xuống như vậy mà kính không hề bị nứt vỡ, chỉ có thân xe bị xung lực đánh đến mức sắt thép rã rời, từ những khoảng hở ấy nước bắt đầu tràn vào, róc rách chảy vào khoang xe.
Áp lực của nước bên ngoài quá lớn, giống như đổ bê tông cả khoảng không bên ngoài, Trần Lịch Xuyên đập ầm ầm vào kính nhưng không xi nhê gì mới quay sang tôi: “Tôi nhớ trong xe có búa phá kính, em thử tìm ở hộc đồ cạnh cửa xem có không?”.
Tôi gật đầu, tay lần mò tìm búa phá kính, nhưng mò mãi mò mãi mà không tìm được. Lúc này, Trần Lịch Xuyên dường như cũng phát hiện ra gì đó nên đột ngột quay đầu lại, tôi nghĩ anh ta thấy tôi chậm chạp nên muốn tự tay tìm búa phá kính, không ngờ Trần Lịch Xuyên lại lao đến đẩy người tôi về phía sau, kéo túi khí ra rồi nhìn xuống chân tôi.
Khi thấy rõ bên dưới, vẻ mặt anh ta lập tức cứng đờ: “Chân em…”.
Phải! Lúc xe rơi xuống chân tôi vẫn ghì chặt ở chân phanh, cả quá trình va đập nhiều như vậy, phần mui xe móp vào nên chân tôi bị kẹt rồi, bây giờ ngay cả đau cũng không có cảm giác nữa, chỉ biết là rút mãi không ra thôi.
Cho nên tôi mới nói, bị mắc ở gốc cây nào đó còn có hy vọng sống, còn rơi xuống hồ thì đời tôi xong rồi!
Tôi đáp: “Chân tôi bị kẹt, không bơi được. Anh không việc gì thì mau bơi đi”.
“Tôi không đi”. Anh ta nói xong, không đợi tôi đáp đã kéo chân tôi, nhưng ở đó kẹt rất sâu, trừ khi chặt đứt nó ra, nếu không Trần Lịch Xuyên có làm cách nào cũng không lôi được.
Nhưng anh ta vẫn kiên trì nói: “Cố chịu đau một chút, sắp xong rồi”.
Tôi lắc đầu: “Tôi thử rút ra rồi nhưng không rút được, anh cũng không kéo được, nhân lúc chưa chìm xuống đáy hồ thì bơi lên đi. Anh còn dùng dằng ở đây thì không kịp đâu, phá kính rồi bơi lên đi”.
Trần Lịch Xuyên không trả lời, vẫn kiên trì lôi kéo chân tôi. Lúc này chẳng biết xe đã chìm đến nơi nào dưới lòng hồ rồi, tôi ngẩng đầu chỉ thấy mặt nước không còn sáng nữa, khắp nơi đã lờ nhờ đầy rêu xanh, nếu anh ta không đi ngay thì không kịp nữa.
Nhưng Trần Lịch Xuyên lại nhất quyết không đi vì tôi!
Nhìn người đàn ông kia cả người đầy máu vẫn không ngừng giằng co bên dưới, nước mắt tôi không nhịn được, cuối cùng vẫn ào ào rơi xuống. Tôi nhớ lúc thang máy rơi anh ta chịu thương tổn thay tôi, bây giờ có cơ hội sống mà vẫn cố chấp đặt bản thân vào hiểm nguy vì tôi. Vì một đứa con gái của kẻ thù mà gánh nhiều phiền phức như vậy có đáng không? Trần Lịch Xuyên, có đáng không?
Rút cuộc, tôi không thể chịu đựng thêm, hét to: “Nước sắp ngập khoang xe rồi, anh không mau đi đi thì không có cơ hội sống nữa đâu. Anh nhìn rõ tôi đi, anh nhìn xem tôi là ai. Tôi là kẻ thù của anh, anh mạo hiểm ở đây cứu tôi làm gì? Mau đi đi”.
“…”
“Tôi không có gì cả, tôi c.hế.t cũng được. Tôi c.hế.t coi như đền mạng cho cha mẹ anh”. Tôi vừa khóc vừa nói: “Nhưng anh còn vợ anh, con anh. Anh không thể c.hế.t được. Ít nhất thì bây giờ anh không thể c.hế.t được. Anh đi cho tôi”.
“…”
“Anh nghe không? Anh đi…”.
Trần Lịch Xuyên kéo không được thì đột nhiên nổi đ.iê.n, tôi còn chưa mắng hết anh ta đã nhào lên, tóm lấy mặt tôi rồi đ.iê.n cuồng hôn xuống. Nụ hôn của anh ta có vị tanh của m.áu, có vị mặn của nước mắt, thậm chí tôi còn nếm được cả vị đau thương đến cùng cực trên bờ môi anh ta.
Tôi cũng khóc như một kẻ đ.iê.n, ghì lấy đầu Trần Lịch Xuyên hôn trả, hôn đến mức tim phổi như muốn nổ tung, cõi lòng tan nát. Tôi biết sau nụ hôn này thì tôi sẽ c.hế.t, lần đầu tiên hôn người đàn ông kia rồi cũng sẽ trở thành lần cuối được bên anh ta, sau này tôi sẽ ở lại đây, chìm xuống lòng hồ rồi kết thúc sinh mạng ở đó.
Nhưng Trần Lịch Xuyên lại nói với tôi: “Tôi chưa từng làm gì với người phụ nữ khác, ai nói với em là tôi có con?”.
“Gì cơ?”. Trái tim tôi như bị thứ gì đó đập mạnh vào, tôi mở to mắt nhìn Trần Lịch Xuyên, lại thấy ánh mắt anh ta kiên định không suy chuyển nhìn tôi.
Anh ta lau nước mắt trên mặt tôi, nói: “Tôi không cần em đền mạng, em phải sống cho tôi. Chỉ cần khoang xe vào nước chậm, chờ được đến khi có người đến cứu thì chúng ta vẫn có thể sống. Em có nghe không? Đừng nói gì đến c.hế.t, ở yên đây chờ tôi tìm cách cứu em”.
Nói rồi, anh ta mới buông tay khỏi mặt tôi, nhắc lại một lần nữa việc tôi ở yên chờ anh ta, sau đó mới quay người đi tìm điện thoại.
Ban nãy bị va đập nhiều nên không biết điện thoại của anh ta đã rơi ở chỗ nào, Trần Lịch Xuyên loay hoay một lúc mới có thể tìm được. Có điều, lúc này bên hông tôi đã bắt đầu cảm thấy man mát, nước ở quạt gió trên tablo phía trước cũng ào ào chảy vào khoang xe, chẳng mấy chốc sẽ vùi lấp chúng tôi hoàn toàn trong làn nước.
Tôi biết không còn nhiều thời gian nữa, vực sâu thế này Trần Lịch Xuyên có gọi trợ lý của anh ta đến cũng cứu không kịp, chỉ là anh ta đang cố chấp với một thứ không nên cố chấp mà thôi.
Còn tôi, tôi hiểu rõ mình nên kiên trì cái gì, buông tay vào lúc nào thì tốt nhất, cho nên tôi không chờ được Trần Lịch Xuyên cứu tôi!
Một tay tôi tiếp tục lần mò xuống hộc để đồ bên cạnh cửa, có lẽ ngay cả ông trời cũng ủng hộ tôi nên chỉ một vài giây sau đã sờ được vào một vật nhọn hoắt. Tôi chầm chậm cầm lên, nắm chặt nó trong tay rồi gọi một tiếng: “Xuyên…”.
Anh ta quay đầu lại, thấy búa phá kính trên tay tôi thì sắc mặt lập tức tái nhợt. Trần Lịch Xuyên định lao lại, nhưng tôi đã hét lên: “Tôi bảo anh mau đi đi”
“Đừng…”. Tiếng anh ta gầm lên lẫn vào âm thanh phá kính, vào khoảnh khắc ấy tôi gần như dồn toàn bộ sức lực của cả một đời người, đập đầu nhọn của búa vào mặt kính phía trước. Một vết nứt ngay lập tức xuất hiện trên đó, giây tiếp theo liền nhanh chóng lan ra, giống như một mạng nhện trắng xóa.
Trần Lịch Xuyên lao đến ôm lấy tôi: “Em đ.iên rồi”.
Dòng nước xoáy theo khe nứt của kính ào ào dội vào, chỉ trong vài giây ngắn ngủi đã nhấn chìm đến cổ tôi. Tôi cố rướn lên, thở hổn hển bảo anh ta: “Tôi đền mạng cho cha mẹ anh. Về sau mong anh cũng buông tha cho gia đình tôi. Chúng ta đừng ai hận ai nữa”.
Trần Lịch Xuyên hai mắt đầy tơ máu, liên tục lặp lại: “Tôi không cần em đền mạng, ai bảo em đền mạng. Em đ.iên rồi…”.
Tôi cũng cảm thấy mình bị đ.iên, bởi vì thời khắc này lại thấy đau lòng không chịu được. Tôi không nỡ rời xa Trần Lịch Xuyên, không nỡ buông tay.
Nhưng tại sao tôi lại lưu luyến kẻ thù của tôi nhiều như vậy được chứ?
Xe bị đè nặng bởi nước nên tốc độ chìm xuống nhanh hơn, chẳng mấy chốc đến cả rêu xanh tôi cũng không nhìn thấy nữa, chỉ thấy trước mắt là bùn đất và sinh vật phù du, bẩn và tanh đến nỗi không thể nhìn rõ được.
Tôi nghĩ trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc thế này thì người ta sẽ buộc phải chọn con đường sống, Trần Lịch Xuyên cũng buộc phải bơi lên. Nhưng cuối cùng tôi vẫn chỉ thấy anh ta quanh quẩn ở chân tôi, cố chấp lôi tôi lên.
Tôi đấm anh ta, đẩy anh ta, túm tóc anh ta, nhưng có làm thế nào thì cũng không thể lay chuyển được Trần Lịch Xuyên.
Mặt nước chẳng mấy chốc đã đỏ ngầu máu từ c.hâ.n tôi, tai tôi bị vào nước, ùng ục ù đặc. Trần Lịch Xuyên hình như muốn chặt đứt chân tôi thật nên không tiếc lực lôi kéo, tôi có cảm giác như chân phải của mình sắp bị chia thành hai nửa, một nửa kẹt dưới chân phanh, nửa kia nằm trong tay anh ta, dây thần kinh bị kéo căng đau không gì tả được.
Lúc ấy, nếu có thể nói chắc chắn tôi sẽ nói rằng đằng nào tôi cũng c.hế.t, xin anh ta đừng hành hạ người sắp c.hế.t như tôi. Thế nhưng, đột nhiên vài giây sau hình như có thứ gì đó bên dưới “Phựt” một tiếng, tôi có cảm giác như được rút lên, cả người nhẹ bẫng.
Sau đó, tôi nhìn thấy từng lớp rêu xanh dưới lòng hồ phủ lên mặt tôi, nước tràn qua hốc mũi, xộc vào lục phủ ngũ tạng tôi. Phổi tôi không còn không khí để hít thở, lồng ngực bị đè ép như muốn nổ tung, tôi cứ nhủ mình phải gắng gượng, nhưng chỉ vài giây sau não đã chẳng cảm nhận được gì nữa, ngay cả bầu trời xanh ngay bên trên cũng không nhìn được.
Nhưng tôi lại nhìn được sợi chỉ đỏ ở cổ tay Trần Lịch Xuyên!
Tôi nhớ lúc ở chợ đêm, bà cụ bán mơ đó đã chúc chúng tôi sống hạnh phúc dài lâu, sớm sinh quý tử. Tôi nhớ Trần Lịch Xuyên đã nhìn sợi chỉ đỏ kia rồi ước, ngay cả tôi dù không tin những vẫn nhắm mắt ước nguyện.
Tôi đã ước chúng tôi đều đặt xuống được hận thù, về sau mỗi người đều được sống bình an vui vẻ. Nhưng có lẽ bây giờ chỉ có Trần Lịch Xuyên bình an vui vẻ, còn tôi, tôi sắp c.hế.t rồi.
Thân thể tôi không còn trọng lượng, tôi lơ lửng trong làn nước, sau đó nhìn thấy một cây cầu trắng xóa bắc qua bờ bên kia. Đầu cầu bên đó cỏ cây tươi tốt, không có những khóm hồng đầy gai như ngôi nhà ở cuối con ngõ đầy rêu phong mà chỉ có bỉ ngạn nở đỏ rực, đẹp đến kinh diễm, nhưng cũng lại cho người ta cảm giác bi thương.
Tôi không thích hoa bỉ ngạn, nhưng vẫn chầm chậm đi qua cây cầu đó. Bên tai có tiếng người bảo tôi qua sông rồi thì kiếp này sẽ không còn đau khổ nữa, uống xong một bát canh cũng chẳng còn nhớ đã từng hận thù ai, đau thương vì ai.
Tôi cũng cảm thấy kiếp này đã quá mệt mỏi, muốn chấm dứt toàn bộ khổ đau để chuyển thế sang một kiếp khác, nhưng lúc vừa bước đến giữa cầu thì lại nghe giọng một người vang lên: “Cơm Nắm, mở mắt ra”.
“…”
“Tôi nói em mở mắt ra, có nghe không? Cơm Nắm, mở mắt ra”.
Tôi khẽ giật mình, cảm thấy giọng người này rất quen nhưng không thể nhớ được ra là ai. Trong lúc tôi đang suy nghĩ, lại nghe anh ta liên tục gọi tôi là Cơm Nắm, cuối cùng tôi mới nhớ ra Cơm Nắm chính là tên của tôi.
Không, tên của tôi là Đoàn Nguyệt Khuê, Nguyệt là trăng, Khuê là dịu dàng, tên em là ánh trăng dịu dàng…
Trần Lịch Xuyên!
Một dòng nước từ họng tôi ộc lên, cảm giác đè ép ở phổi lập tức biến mất, tôi bắt đầu có thể thở được, lập tức nghiêng đầu nôn ra thêm một ngụm nước khác. Có người ôm lấy tôi, đập mạnh vào lưng tôi: “Thở đi”.
Tôi ra sức hít thở, ngớp từng ngụm không khí căng tràn vào trong phổi. Lúc này, lục phủ ngũ tạng tôi đều đau nhói, nhưng tôi đã nhìn thấy bầu trời xanh, nhìn thấy hồ nước rộng lớn bên dưới, còn thấy cả Trần Lịch Xuyên.
Người anh ta ướt sũng như chuột lột, nước trên tóc vẫn nhỏ tong tong qua khóe mắt đỏ ngầu, anh ta liên tục vỗ lưng tôi, nói tôi “Thở đi”. Còn tôi thì nhìn thấy anh ta thì liền có cảm giác mình vừa cõi c.hế.t trở về, không nhịn được kích động, nhào đến ôm lấy cổ Trần Lịch Xuyên.
“Xuyên”. Cổ họng tôi đau như bị ai dùng móng tay cào vào, nhưng tôi vẫn cố nói: “Tôi sợ, tôi sợ…”.
“Đừng sợ”. Giọng anh ta khàn khàn, chẳng rõ có phải tai tôi bị vào nước hay không mà còn nghe được cả sự run rẩy trong thanh âm của Trần Lịch Xuyên: “Không sao rồi. Cơm Nắm, không sao rồi”.
Tôi gật đầu, tim tôi vẫn đập đ.iên cuồng vì sợ, nhưng tôi có thể cảm nhận được da thịt ấm nóng trên người anh ta, tôi nghe được hơi thở của Trần Lịch Xuyên, mà chỉ cần như vậy thôi cũng đủ vững tin là mình không sao rồi, vào thời khắc quyết định anh ta vẫn không chịu từ bỏ cũng đã cứu được tôi!
Mặt trời của buổi ban trưa chiếu xuống khe núi, rọi chút ánh nắng ấm áp lên thân thể hai người chúng tôi. Trần Lịch Xuyên ôm tôi ngồi một lúc, đợi đến khi tôi thực sự bình tĩnh lại mới nói: “Chỗ này không ở lâu được, phải đi thôi”.
Tôi sửng sốt hỏi: “Đi đâu?”.
“Kiếm chỗ nào đó có thể dừng chân lại được, nhân tiện kiểm tra vết thương ở chân em”. Anh ta nhìn lên vách núi dựng đứng phía trên kia: “Từ trên đó xuống đây không có đường, chờ được mọi người xuống đến đây thì cũng mất ít nhất hơn một ngày nữa. Mà ban đêm ở trong rừng rất nguy hiểm”.
Anh ta nói tôi mới để ý, độ cao từ taluy đường xuống đây ít nhất phải hơn một trăm mét, xe của chúng tôi rơi như vậy mà còn sống được đến giây phút này đã quá là kỳ tích. Nhưng dù có lách qua được cửa tử nhỏ hẹp thì tới giờ vẫn chưa chắc đã an toàn thoát được.
Xung quanh nơi này là rừng rậm nguyên sinh, chỉ có cây cối núi đá hoang vu, trong hồ kia cũng chẳng biết có những động vật gì. Trần Lịch Xuyên nói phải đi là rất đúng!
Tôi chống tay ngồi thẳng dậy: “Nhỡ không ra được khỏi rừng thì sao?”.
“Ít nhất ở đây cũng có thôn làng gì đó”.
“Sao anh biết?
Anh ta chỉ vào mấy dấu chân bên kia hồ, nói: “Có vết chân trâu và chân người, chắc có đường đi thôi”.
Tôi gật đầu, loạng choạng muốn đứng lên: “Thế thì đi thôi”.
“Tôi cõng em”.
Tôi định nói tôi đi được, nhưng cổ chân tôi lúc này đầm đìa m.áu, da thịt cũng rách be bét, chẳng biết đã gãy mất mấy cái xương rồi. Tôi không muốn cố chấp làm phiền Trần Lịch Xuyên nên cuối cùng đành để anh ta cõng đi, nằm trên tấm lưng rộng lớn của anh ta, tim vẫn đập loạn từng nhịp.
Dù đã nhắc nhở mình đừng nghĩ tới nụ hôn trong xe vừa rồi nữa, nhưng bờ môi tôi vẫn quanh quẩn mãi hương vị của anh ta. Tôi lấy tay quệt đi, sau đó cố kiếm chuyện để nói:
“Anh có cảm thấy từ khi lên đây tôi với anh toàn gặp chuyện đen đủi không?”.
“Có”.
“Cảm giác thế nào?”
“Cảm giác giống như em đang nghĩ”.
“Anh biết tôi nghĩ gì à?”.
Trần Lịch Xuyên cười, bước chân vững vàng dẫm lên nền lá mục, cõng tôi đi sâu vào trong rừng: “Ừ. Em nghĩ có người muốn hại tôi”.
Đúng là như vậy, sự cố rơi thang máy có thể coi là chuyện ngoài ý muốn được, nhưng xe của anh ta là dòng cao cấp, lại thường xuyên được đi bảo dưỡng, rất khó có thể bị đứt phanh. Ở đây chỉ toàn đường đèo như vậy, chỉ cần ngồi xe không phanh coi như mất nửa cái mạng, cho nên sự cố rơi xuống vực vừa rồi, tôi cảm thấy không phải là ngẫu nhiên.
Tôi hít vào một hơi thật sâu, lại hỏi: “Anh có đoán ra là ai không?”.
“Không chắc lắm, nhưng có một người”.
“Ai vậy?”
“Đợi đến khi xác nhận đúng là người đó rồi sẽ nói cho em biết”.
“Anh không ở lại bờ hồ đó cũng là vì chuyện này à?”. Tôi ôm chặt cổ Trần Lịch Xuyên, thân thể lắc lư theo từng bước chân của anh ta, nghĩ ngợi một lát mới nói: “Sợ người kia tìm thấy anh trước sẽ làm hại anh hả?”.
“Tìm chỗ xử lý vết thương cho em trước”.
Thực ra lúc này chân tôi đã bắt đầu lấy lại được cảm giác, nói không đau là nói dối, tôi đau đến mồ hôi lạnh trên trán vã ra, nhưng lại nghĩ Trần Lịch Xuyên khắp nơi đều bị thương mà vẫn cõng tôi, anh ta không kêu mệt thì tôi cũng không nên rên rỉ mới phải.
Tôi áp mặt vào tấm lưng rộng lớn của anh ta, im lặng rất lâu mới hỏi: “Tại sao lúc đó không bỏ mặc tôi?”.
Hơi thở của Trần Lịch Xuyên hơi sững lại, anh ta trầm mặc chừng một giây rồi lại tiến về phía trước, không trả lời tôi. Tôi cũng không hỏi nữa, nhưng đến khi sắp thiếp đi thì lại nghe một giọng rất khẽ vang lên: “Tôi sẽ không bỏ mặc em”.
“Tại sao?”.
“Chưa đủ”.
“Cái gì chưa đủ?”.
Lần này, tôi không đợi được khi anh ta đáp đã ngủ quên mất, đến khi Trần Lịch Xuyên đánh thức tôi dậy thì bầu trời đã chuyển về chiều tối, xung quanh vẫn là cánh rừng hoang vu nhưng hình như lẫn trong gió còn có mùi khói bếp.
Trần Lịch Xuyên nói với tôi: “Phía trước có làng”.
“Tôi ngửi thấy mùi thức ăn”.
“Chúng ta đến đó thử xem”.
Không biết đã đi trong rừng bao lâu, nhưng lúc bắt đầu xuất phát thì mặt trời mới ở đỉnh đầu mà giờ ánh chiều tà cũng sắp tắt đến nơi rồi, có lẽ người đàn ông kia đã quá mệt mỏi, nhưng lúc này cánh tay vẫn vững vàng giữ chặt lấy bắp chân tôi.
Tôi rất đau lòng, muốn hỏi anh ta có mệt không, nhưng lúc này trước mắt lại nhanh chóng hiện ra mấy ngôi nhà tranh, còn có một người phụ nữ trông có vẻ nhiều tuổi đang gánh nước.
Trần Lịch Xuyên rảo bước cõng tôi đến: “Chào bà, bọn cháu bị ngã xuống núi, không tìm được đường ra nên lạc đến đây”.
Người phụ nữ kia giật mình, vội vàng quay lại, thấy cả tôi và anh ta đầm đìa máu mới hốt hoảng nói: “Hai người bị ngã xuống núi? Bị thương có nặng không?”.
Trần Lịch Xuyên không nói đến mình, chỉ nhìn tôi: “Bạn cháu bị thương, chắc là gãy chân rồi, chưa có dụng cụ sơ cứu gì cả. Cháu muốn xin bà một vải sạch để buộc chân cô ấy lại”.
Bà cụ mắt kèm nhèm không rõ, cúi đầu nhìn chằm chằm chân tôi một lúc rồi đột nhiên ngẩng đầu gọi to: “Ông ơi, ông ơi, ra mà xem này”.

 

Tên truyện: Làm Vợ Hai.
Tác giả: Phạm Kiều Trang.
Đoạn 19
Có lẽ vì mới trải qua mấy lần thập tử nhất sinh nên tôi nảy sinh tâm lý đề phòng, thấy bà cụ gọi thế thì vô thức ôm chặt lấy cổ Trần Lịch Xuyên. Lúc này, tay anh ta cũng cọ qua cọ lại trên bắp chân tôi, không lên tiếng, nhưng thông qua hành động ấy tôi cũng hiểu được ý anh ta muốn nói hãy yên tâm.
Chưa đầy nửa phút sau có tiếng dép loẹt quẹt từ phía ngôi nhà tranh vang lên, một ông cụ có mái tóc bạc trắng bước ra, vừa đi vừa nói: “Có việc gì mà bà gọi toáng lên thế? Tôi đã bảo rồi, không gánh được nước thì cứ để đó tôi làm, người đã yếu còn khăng khăng muốn gánh mấy thùng nước làm gì?”.
“Không phải gánh nước”. Bà cụ xua tay: “Có người bị thương, ông mau đến xem xem”.
“Ai cơ?”
“Người rơi từ trên núi xuống, bị thương. Cả hai đều bị thương”.
Lúc này, ông cụ mới nhìn thấy Trần Lịch Xuyên đang cõng tôi, ngẩn ra mấy giây mới bảo chúng tôi mau vào trong nhà. Thôn làng này chưa có điện, trong ngôi nhà tranh xiêu vẹo chỉ thắp một cây đèn dầu cỡ lớn, ánh sáng không tốt lắm, nhưng bà cụ thắp thêm một cây nến nữa thì vừa đủ soi rõ vết thương trên cổ chân tôi.
Ở đó má.u đã đông đặc cả lại, từng mảng từng mảng đen ngòm, còn có mấy con măn mắt rừng ngửi thấy mùi tanh nên thi nhau bâu vào, trông vừa bẩn thỉu vừa đáng sợ.
Trong lúc ông cụ đi tìm kính lão thì bà cụ nói:
“Hai người gặp may đấy, ông nhà tôi là thầy lang”.
Tôi “Ồ” một tiếng: “Thầy lang của thôn này ạ?”.
“Đúng, cả thôn này chỉ có ông ấy là thầy lang thôi. Chữa bệnh giỏi lắm, người trong làng có bệnh gì đều đến đây để ông ấy chữa hết”.
Vừa nói đến đây thì ông cụ quay lại, sau khi nhìn rõ chân tôi mới lắc đầu: “Bị thương thế này chắc là gãy xương rồi”.
Trần Lịch Xuyên nói: “Có thể xử lý vết thương ngoài da cho cô ấy trước không ạ?”.
“Được, nhưng ở đây không có thuốc tê, sẽ đau đấy”.
Tôi gật đầu: “Không sao ạ, cháu chịu được. Nhờ ông xem giúp cháu với ạ”.
Ông cụ liếc qua sắc mặt xanh rợt của tôi, sau đó bắt đầu lôi hộp đồ bằng gỗ ra, bên trong có mấy chai nước thuốc gì đó và panh y tế, còn có cả một xâu kim rất to: “Hai người đi thế nào mà lại rơi xuống đây?”.
Trần Lịch Xuyên đáp: “Bọn cháu đi leo núi, trượt chân rơi xuống đây”.
“Vách núi dựng đứng thế này mà cô cậu cũng dám leo là giỏi đấy”. Ông cụ lấy ra một chiếc khăn trắng, tuy hơi cũ kỹ nhưng có vẻ sạch sẽ, để gọn gàng bên cạnh chân tôi: “Thôn này mấy chục năm qua không có người vào rồi, may mà cô cậu còn tìm được đường đến đây”.
Bà cụ đặt thau nước lên, lấy chai nước thuốc nhỏ vào đó mấy giọt rồi bảo: “Đúng đấy, ban nãy thấy họ mà tôi giật cả mình, còn tưởng gặp ma nữa”.
“Bà chỉ được cái thần hồn nát thần tính”.
Tôi thấy hai người này cũng có vẻ thật thà chất phác, lại tốt bụng giúp chúng tôi nên cũng dần giảm bớt đề phòng. Tôi hỏi: “Chỗ này lâu nay không có người vào ạ?”.
“Ừ. Ngày trước có con đường, nhưng hơn bốn mươi năm trước lở núi nên bít mất đường rồi, không đi ra ngoài được nữa. Mà bọn tôi ở tít trong này, chính phủ không biết đến nên sau đó cũng có ai đến mở đường để đi đâu, cứ sống thế suốt mấy chục năm nay thôi”.
“Không còn đường nào khác để ra khỏi thôn sao ạ?”.
“Có chứ”. Bà cụ nói nửa đùa nửa thật: “Đường cô cậu vừa mới xuống đó”.
Thôn này không có đường ra, bốn bề được bao bọc bởi vách núi dựng đứng, chỉ cần nghĩ đến thế lòng tôi đã đủ hoảng hốt. Nhưng quay lại nhìn Trần Lịch Xuyên thấy sắc mặt anh ta vẫn bình tĩnh tựa như núi, tự nhiên tôi lại nghĩ người nhiều tài sản như anh ta còn không sợ không về được, thì vô sản như mình còn sợ làm gì?
Lúc này, ông cụ thầy lang đã rửa tay xong, đi đến cầm chân tôi lên: “Tôi nghĩ mấy ngày tới cô cậu cũng chưa thể ra khỏi đây được, nên tôi sẽ nắn lại xương bàn chân bị trật khớp của cô ấy trước, sau đó mới khâu lại rồi nẹp cố định để xương tự liền lại về vị trí cũ, cô cậu thấy thế nào?”.
Trần Lịch Xuyên nhìn tôi, ý muốn hỏi tôi quyết định thế nào. Mà thật sự đã đến nước này, có người chữa cho mình đã là tốt lắm rồi, tôi không dám đòi hỏi gì hơn nên gật đầu: “Được ạ”.
Bà cụ đưa chiếc khăn sạch cho tôi: “Cắn vào đi, đau quá thì cố chịu đựng, đừng cắn vào lưỡi”.
Tôi nhận lấy, nói: “Vâng ạ”.
Ông cụ đặt một chân tôi lên giường, duỗi ra, sau đó thử lắc lắc cổ chân tôi mấy lượt. Lúc ấy đau nhưng tôi chịu được, nghĩ chút nữa ông cụ mới nắn xương gì gì đó, không ngờ còn chưa kịp chuẩn bị thì ông cụ đã đột ngột giật mạnh một cái, tôi đau đến mức dây thần kinh trên người như bị kéo căng lên, gai ốc khắp người đều dựng đứng.
Đau quá nên tôi không nhịn được, buột miệng hét một tiếng, đúng lúc này bỗng dưng có một bàn tay ấm áp siết chặt lấy bàn tay tôi.
Tay Trần Lịch Xuyên rất to, có vết chai, rất cứng rắn và vững chãi, lúc cầm tay tôi có cảm giác như bàn tay tôi lọt thỏm giữa lòng bàn tay anh ta, vừa đủ ấm áp để mọi nỗi đau trong lòng tôi dịu xuống, vừa đủ dịu dàng để tôi có thể yên tâm.
Răng tôi cắn chặt miếng vải trong miệng, nước mắt giàn giụa nhìn Trần Lịch Xuyên, lại nghe giọng anh ta trầm trầm bảo tôi: “Không sao rồi”.
Ông cụ tiếp tục lắc lắc cổ chân tôi, sau đó lại đến từng đầu ngón chân bị gãy của tôi. Mỗi lần động vào tôi đều có cảm giác muốn sống muốn c.hế.t, nhưng bởi vì có Trần Lịch Xuyên luôn nắm tay tôi, có anh ta nói “Không sao rồi” nên tôi không hét nữa, đau đớn thế nào cũng gắng gượng chịu đựng.
Một lát sau cuối cùng cũng nghe được tiếng ông cụ thở phào: “Được rồi, may là không có ngón nào bị gãy nát xương, bây giờ khâu lại là được”.
Trần Lịch Xuyên nhìn bàn chân đã trở về hình dạng ban đầu của tôi, lại nhìn vẻ mặt tôi, lát sau mới dời mắt sang mấy chiếc kim khâu vải to tướng để trong hộp đồ, hỏi: “Có cách nào giảm đau cho cô ấy không ạ?”.
“Ban nãy tôi nói rồi, ở đây không có thuốc tê đâu”. Ông cụ lại rửa tay vào chiếc thau bằng đồng ban nãy, nghĩ nghĩ một lát rồi đáp: “Nhưng có thể dùng thuốc phi.ện, nhựa của cây a.nh túc có tác dụng giảm đau tốt hơn cả moocphin”.
Tôi là người ở thời đại mới, còn là một luật sư, tôi rất phản cảm với chuyện dùng thuốc p.hiện, nhưng Trần Lịch Xuyên lại nói: “Vậy phiền ông cho cô ấy dùng loại thuốc đó, cảm ơn ông”.
“Không”. Tôi ngồi bật dậy, giọng nói vẫn run rẩy vì đau đớn: “Tôi không dùng thuốc phi.ện”.
Anh ta liếc tôi: “Hàm lượng ít thì không nghi.ện”.
“Tôi có thể chịu được”.
“Vết thương khắp chân em rất sâu, không giảm đau thì không thể chịu đựng được khâu sống”. Ngữ điệu của Trần Lịch Xuyên bình thản ôn hòa, nhưng cũng vô cùng cương quyết: “Khi cơn đau quá ngưỡng chịu đựng của con người, hệ thần kinh sẽ bị tổn thương, bây giờ không có thuốc tê thì dùng thuốc phi.ện để giảm cảm giác đau là tốt nhất, hiểu không?”.
“Nhưng thuốc phi.ện là chất c.ấm. Tôi không muốn dùng chất c.ấm vào người mình”.
“Vậy em biết moorphin được điều chế từ gì không?”. Ánh mắt anh ta sắc lạnh nhìn tôi: “Moorphin trong y học cũng xuất phát từ cây thuố.c phiện, mà thực ra nhựa cây anh túc 100% là Moorphin. Em nói xem trên đời này có bao nhiêu người bị ung thư đang hàng ngày tiêm moorphin?”.
Lúc trước tôi từng đến bệnh viện K, trông thấy rất nhiều bệnh nhân ung thư đang ngày ngày phải tiêm moorphin, bọn họ rất đau đớn, chỉ dùng moorphin mới có thể ngủ được, có người một ngày phải tiêm trên 10 mũi. Còn tôi, Trần Lịch Xuyên chỉ bảo tôi dùng một lần thôi!
Cuối cùng, tôi đuối lý trước anh ta, cũng không muốn tranh cãi về vấn đề này nữa, đành ngoan ngoãn nghe theo lời Trần Lịch Xuyên, dùng thuốc phiệ.n để giảm đau.
Ông cụ đi vào buồng trong, một lát sau mang ra một viên gì đó màu đen. Trần Lịch Xuyên nhận lấy, tách ra một miếng thật nhỏ, vo lại đưa đến miệng tôi, bảo tôi nhai thứ ấy rồi nuốt xuống.
Ban đầu tôi vẫn chần chừ không muốn, nhưng cuối cùng vẫn phải ăn. Vị thuố.c phiện từ từ tan dưới đầu lưỡi tôi, để lại một loại mùi vị ngai ngái đắng chát, mùi cũng rất khó ngửi.
Thế nhưng người ta nói ‘thuốc phi.ện là thuốc tiên’ quả không sai, chỉ qua một lát sau cơn đau của tôi cũng từ từ dịu xuống, sau đó còn cảm thấy người nhẹ bẫng, cũng không còn thấy mệt mỏi, y như chưa từng có vết thương nào trên người vậy.
Trần Lịch Xuyên hỏi tôi: “Thế nào rồi?”.
Lòng tôi vẫn có cảm giác bức bối khó chịu, không nhìn anh ta mà chỉ đáp: “Không còn đau nữa”.
Ông cụ chỉ chờ có thế, lập tức lấy chiếc kim ra hơ trên đèn để khử trùng, sau đó bắt đầu khâu chân tôi.
Tôi nhìn rõ ràng từng mũi kim to tướng chọc vào da thịt mình, sợi chỉ may quần áo thít lại những vết thương của mình, lại nhìn ngọn đèn dầu tỏa bóng hiu hắt xuống sàn nhà bằng đất nện, đột nhiên lại có cảm giác chúng tôi đang ở một nơi nào đó trong thập niên 70, 80, vừa nghèo khổ vừa lạc hậu, mọi thứ còn đơn sơ cũ kỹ hơn cả căn nhà cuối con ngõ đầy rêu phong của Trần Lịch Xuyên.
Lúc kim đ.âm vào, chân tôi vẫn chảy m.áu, bà cụ lật đật đi lấy vải mới, còn Trần Lịch Xuyên im lặng ngồi một bên thấm m.áu cho tôi, thỉnh thoảng nói vài câu gì đó với ông cụ.
Tôi nghe được ông cụ hỏi: “Trước đây cậu cũng từng hút thuốc phi.ện phải không?”.
Động tác của Trần Lịch Xuyên hơi khựng lại, anh ta ngẩng đầu lên nhìn tôi, thấy tôi vẫn nhìn mình thì ánh mắt liền trầm xuống. Lát sau, anh ta mới khẽ hắng giọng trả lời ông cụ: “Vâng, cách đây 15, 16 năm gì đó có hút”.
“Lúc đó khoảng mấy tuổi?”.
“19 tuổi”.
“Còn nhỏ như thế đã hút rồi à?”.
Trần Lịch Xuyên không đáp, chỉ cười: “Ở đây không phải người trẻ hơn cháu cũng hút thuốc phi.ện à?”.
Ông cụ kinh ngạc đáp: “Sao cậu biết?”.
“Cháu thấy ở bên ngoài bìa rừng có trồng cả một vườn anh t.úc, người lớn trong thôn không hút được nhiều đến vậy, hút hơn mười năm đã c.hế.t rồi. Mà chỗ này cũng không thể bán thuốc phi.ện ra ngoài được, nên đoán chắc phải cả lớn cả nhỏ mới hút được chừng đó”.
“Cậu thanh niên, có mắt nhìn tinh tường đấy”. Ông cụ lấy kéo cắt sợi chỉ to ở chân tôi, cười: “Nhìn cậu cũng không tầm thường đâu. Lúc trước hút xong bỏ được đúng không?”.
“Vâng”
“Nghiện mấy năm?”
“Hai năm”.
“Ồ”. Ông cụ gật gù: “Hai năm còn bỏ được, quá giỏi”.
Nói xong, ông ấy mới vỗ vỗ lên bắp chân tôi: “Được rồi, ngày mai tôi sẽ vào rừng hái thuốc cho cô đắp vết thương, ngày hôm nay chịu khó để vết thương hở như vậy một hôm”.
Tôi nói “Vâng” một tiếng: “Hôm nay chưa nẹp lại hả ông?”.
“Chưa, mai có thuốc thì nhanh liền xương hơn”.
“Cháu cảm ơn ông ạ”.
Bà cụ lúc này từ dưới bếp chạy lên: “Cơm nấu xong rồi, tối nay hai cô cậu ở lại ăn cơm nhé? Mà bị thương thế này còn đi đâu được. Ở lại ăn cơm cùng vợ chồng tôi rồi mai còn đắp thuốc”.
Tất nhiên là tôi cũng chỉ mong có thế, nhưng nhờ người ta chữa chân giúp, còn ăn nhờ ở đậu không nên tôi rất ngại: “Vâng ạ. Để cháu dọn cơm với bà”.
“Ôi chân thế thì dọn gì, cứ ngồi ở đó đi, tôi còn nấu thêm nồi canh nữa, xong xuôi lên là được ngay thôi”.
Trần Lịch Xuyên cũng định đứng dậy, nhưng ông cụ lại nói: “Cậu không định xử lý vết thương à? Bả vai cậu bị trật rồi”.
Nghe nói vậy tôi mới để ý, đúng là một bên xương bả vai của anh ta hơi gồ lên, chẳng biết là bị từ lúc xe rơi xuống vực hay là lúc tìm cách cứu tôi lên. Nhưng từ đó đến giờ chưa từng thấy Trần Lịch Xuyên kêu đau.
Anh ta thấy ánh mắt tôi nhìn sang thì gượng cười đáp: “À… vậy phiền ông nắn giúp cháu ạ”.
“Ngồi xuống đây, tôi nắn một cái là vào ngay. Với cả đầu cậu cũng chảy m.áu nữa, không bị thương sâu, nhưng vẫn phải rửa đi”.
Tôi nhanh nhảu đưa miếng vải ban nãy mình cắn cho anh ta: “Anh dùng đi”.
Trần Lịch Xuyên liếc tôi: “Không cần”.
“Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người, thần kinh sẽ bị tổn thương”. Tôi nhắc lại lời ban nãy của anh ta, thậm chí còn định xin ông cụ thầy lang thêm một miếng thuốc phiện.
Nhưng kết quả là ông cụ nắn bả vai mà anh ta không hề kêu lên tiếng nào, thậm chí sắc mặt vẫn lạnh tanh như không, khiến tôi không khỏi cảm thấy vừa kinh ngạc vừa bái phục.
Nắn xong xương bả vai, Trần Lịch Xuyên đứng dậy xoay xoay cánh tay mấy vòng rồi bảo: “Cháu đi xuống bưng mâm giúp bà cụ”.
“Tay đau, không cần đâu”. Ông cụ gọi anh ta lại, nhưng Trần Lịch Xuyên đã đi xuống nhà dưới, một lát sau bưng một mâm cơm lên, trên đó chỉ có mấy món rau dưa, còn có một tô canh lõng bõng nước.
Bà cụ hơi xấu hổ nói: “Ở chỗ hai người không ăn thế này phải không? Ở chỗ này không ra ngoài được, bình thường chỉ ăn mấy món rau dưa, hôm nào có nhà làm thịt lợn thì mới có thịt ăn”. Nói đến đây, hình như bà cụ nghĩ ra chuyện gì đó nên lại ngẩng đầu hỏi ông cụ: “Hình như ngày mai đến phiên nhà cái Mơ làm thịt lợn rồi nhỉ?”.
“Không phải, là nhà ông Phúc”
“À à, nhà ông Phúc. Ngày mai tôi phải mang bì khoai đi đổi mấy cân thịt lợn mới được”.
Bữa cơm hôm ấy đạm bạc, nhưng có lẽ vì đói nên tôi ăn rất ngon, Trần Lịch Xuyên cũng không tỏ vẻ chê bai, chỉ mấy món rau dưa cũng ăn hết được hai bát cơm đầy.
Bà cụ cứ giục anh ta ăn thêm mãi, ông cụ cũng bảo Trần Lịch Xuyên uống thêm một chút canh, cuối cùng anh ta nể mặt mới múc thêm một tô canh nhỏ, cười bảo: “Lâu rồi cháu mới được ăn ngon như thế”.
“Thật à?”. Ánh mắt bà cụ sáng rực lên: “Mấy món này mà cậu cũng thấy ngon à?”.
“Ngon chứ, rất giống vị canh mẹ cháu nấu”.
“Mẹ cậu bao nhiêu tuổi?”.
Trần Lịch Xuyên uống một ngụm canh, đáp: “Mẹ cháu mất vừa tròn 20 năm”.
Bà cụ “À”, một tiếng, nói xin lỗi xong lại bảo: “Con trai của tôi nếu còn sống thì có lẽ cũng bằng tuổi cậu bây giờ. Năm nó mất mới chỉ 18 tuổi thôi. Cao ráo đẹp trai, y như cậu vậy”.
Ông cụ ở bên gõ đũa vào bát: “Cái bà này, lại nói linh tinh rồi”.
Bà cụ chấm nước mắt: “Tôi thấy cậu này giống con trai mình nên tự nhiên nhớ nó thôi”.
Trần Lịch Xuyên lấy khăn xô đưa cho bà cụ, còn gắp cho bà cụ một miếng rau ngon nhất, giọng nói hết mực ôn hòa: “Bác ăn đi”.
“Ừ, phải rồi, ăn thôi. Tự nhiên làm không khí mất vui”. Bà cụ cầm khăn trên tay anh ta, xua chúng tôi: “Mau mau, mấy đứa mau ăn đi”.
Ăn uống xong, vợ chồng thầy lang già trong núi sắp xếp cho chúng tôi ở căn buồng bên dưới. Bà cụ phủi sạch ga giường bằng vải hoa của những năm 80, cười bảo: “May quá, hôm qua tôi thấy trời nắng nên mang mấy đồ này ra giặt, hôm nay vừa đúng lúc cần dùng”. Nếp nhăn trên mặt bà xô lại, nhưng từng đường nét vẫn vô cùng phúc hậu: “Giường hơi nhỏ, hai người chịu khó ngủ tạm nhé, cần thêm chăn thì bảo tôi”.
Tôi vội vã xua tay: “Thế này là quá tốt rồi ạ, không cần thêm chăn đâu. Cháu cảm ơn bà ạ”.
“Ban nãy tôi có gánh nước về rồi, ở phía sau nhà có chỗ để tắm đấy. Cần tắm rửa thì cứ ra đó nhé”.
“Vâng, cháu biết rồi ạ”.
Bà cụ vẫn không yên tâm nên dặn dò chúng tôi thêm một lượt nữa mới để lại cây đèn dầu rồi lên nhà đi ngủ. Ở trong núi, người dân đi ngủ từ rất sớm, bà cụ vừa đóng cửa đã thấy ánh nến trên nhà vụt tắt, chúng tôi cũng không dám phí phạm dầu, nhanh chóng vặn nhỏ đèn lại.
Trong căn phòng đơn sơ chẳng mấy chốc chỉ còn một chút ánh sáng hiu hắt, Trần Lịch Xuyên phủi lại chăn đệm một lượt nữa rồi bảo tôi: “Tôi cõng em ra sau nhà đi tắm”.
Tôi đỏ mặt một hồi, cuối cùng lí nhí đáp: “Tôi không có quần áo”.
Vẻ mặt anh ta cũng có chút lúng túng, tuy nhiên ngay sau đó Trần Lịch Xuyên lại bảo tôi ngồi đợi một chút, anh ta ra ngoài bê thùng nước của bà cụ vào phòng, tiếp theo kiếm một cây sào nhỏ, vắt chiếc chăn lên, làm thành một phòng tắm nhỏ cho tôi.
Trần Lịch Xuyên nói: “Tắm tạm ở đây, rồi quấn chăn vào, tôi đi tìm thêm cái chăn khác”.
“Còn anh thì sao?”.
Anh ta không nói, chỉ bế tôi đặt lên chiếc ghế gỗ trong phòng tắm đó rồi mở cửa đi ra ngoài. Ở trong núi lạnh, không có máy nước nóng cũng như bình siêu tốc, tôi vội vàng tắm rửa rồi giặt sạch quần áo cũ, định mặc lại, còn chiếc chăn kia thì nhường cho Trần Lịch Xuyên, nhưng vừa định dậy lại nghe tiếng cửa mở.
Giọng anh ta vọng vào: “Em xong chưa?”.
Tôi nói: “Đợi một chút, gần xong rồi”.
“Đừng mặc lại quần áo ướt, tôi hỏi mượn bà cụ được hai bộ quần áo rồi”.
Chẳng biết do anh ta luôn hiểu được những gì tôi đang nghĩ, hay là Trần Lịch Xuyên quá thông minh để biết tôi muốn làm gì, mà bao giờ cũng cho tôi thứ tôi cần đúng lúc, khiến tôi không thể không cảm kích.
Tôi nhoẻn miệng cười, bảo anh ta: “Tôi biết rồi, anh đưa giúp tôi”.
“Có tự mặc được không?”
“Được mà”.
Một cánh tay đưa qua chiếc chăn trên sào, tôi nhận lấy quần áo, mặc vào người mới thấy rộng ơi là rộng, phải dùng tay để giữ lại chun quần. Nhưng được cái quần áo của bà cụ có mùi nắng rất dễ ngửi, giống như hương cỏ cây trong thung lũng.
Trần Lịch Xuyên bế tôi lại giường, đặt tôi nằm xuống rồi đắp chăn mới lên cho tôi, xong xuôi mới tự mình đi tắm. Anh ta cũng tắm sau tấm chăn đó, mặc quần áo của ông cụ, lại dọn dẹp cẩn thận mọi thứ rồi mới quay lại giường.
Tôi vẫn chưa ngủ, nằm gọn vào một góc nhìn anh ta. Lúc đầu cứ nghĩ Trần Lịch Xuyên mặc quần áo của người già chắc sẽ buồn cười lắm, nhưng anh ta quả thực là kiểu người điển hình cho mặc gì cũng đẹp. Chiếc áo sơ mi sọc cũ kỹ từ mấy chục năm trước khoác lên người anh ta lại giống như chuẩn bị trở thành model của năm nay, ngay cả quần dài bằng chất vải rẻ tiền khi ôm lấy đôi chân dài kia cũng phẳng đét, chẳng khác gì người mẫu.
Trần Lịch Xuyên thấy tôi cứ nhìn mãi mới hỏi: “Trông buồn cười lắm à?”.
“Không”. Tôi thành thật đáp: “Như mốt mới của năm nay vậy”.
“Lúc còn trẻ chắc ông cụ cũng là thanh niên chịu chơi lắm”. Anh ta nói đùa: “Ban nãy tôi hỏi mượn quần áo, ông cụ lục ra được từ đáy thùng bộ này cho tôi. Còn bảo đây là bộ ông từng mặc đi tán bà mấy chục năm trước”.
“Thật à?”. Tôi phì cười.
“Nhưng bà bảo quần áo bà mặc lúc ông đến tán thì hỏng từ lâu rồi. Chỉ còn bộ quần áo này cho em thôi”.
“Tôi mặc hơi rộng, ngày mai phải kiếm một cái dây chuối buộc lại mới được”.
“Tốt nhất là buộc cho chắc vào”.
“Không chắc thì anh nhìn chắc?”.
Trần Lịch Xuyên cười: “Thanh niên trong làng nhìn”.
Tôi không nói nữa, anh ta cũng tắt đèn rồi đi ngủ. Lẽ ra sau một ngày dài trải qua đủ chuyện, chúng tôi sẽ mệt đến c.hế.t đi, đặt lưng lên giường là phải ngủ ngay, nhưng có lẽ vì lạ nhà nên mãi mà tôi vẫn không thể chợp mắt được.
Một lát sau, tôi mới hỏi Trần Lịch Xuyên: “Nếu không ra được khỏi thôn này thì phải làm sao?”.
“Sẽ tìm ra cách thôi, đừng lo”.
Tôi gật đầu, nghĩ nghĩ một lúc lại nói: “Anh nói trước đây từng hút thuốc phi.ện hai năm, là lúc nào?”.
“Lúc đi vác chì trên này”.
“Những người vác cùng rủ hút à?”.
“Không phải”. Trần Lịch Xuyên trầm ngâm rất lâu mới nói: “Lúc đó bị đá lăn vào chân, gãy chân nhưng chưa về được. Mấy người phu làm cùng mới bảo hút thuốc p.hiện để giảm đau, đợi đến khi xuống núi được thì nghi.ện rồi”.
“Bao nhiêu lâu mới xuống núi?”.
“Một tháng”.
Tôi vừa mới bị gãy chân, chịu đau từ sáng đến tối đã cảm thấy gắng gượng không nổi, còn anh ta năm đó phải chịu đựng ròng rã một tháng, không có thuốc phi.ện đúng là không tinh thần nào chống đỡ được.
Tôi hít vào một hơi thật dài, hỏi tiếp: “Sau đó thì sao?”.
“Hội phu vác chì đó hầu như nghiệ.n hết, quản lý mỏ chì sợ bọn tôi bỏ trốn nên dụ mọi người hút thuốc ph.iện cả, không ai bỏ trốn được. Cứ thế ngày nào cũng hút, hơn hai năm, không vác chì nữa nên tôi cai”.
“Cai khó lắm phải không?”.
Anh ta lại im lặng, đến khi nghe tiếng mưa rừng rả rích bên ngoài mới nghe được tiếng đáp lại: “Ừ”.
Ngừng một lát, Trần Lịch Xuyên lại nói: “Chỗ thuốc hôm nay em dùng không nghi.ện được, đừng lo”.
“Tôi không lo nghiện. Tôi chỉ cảm thấy có rất nhiều thứ về anh mà tôi không biết”.
“Sợ tôi à?”.
“Không”. Tôi quay sang nhìn anh ta, lần đầu tiên chủ động nói một câu: “Là thương”.

 

Đoạn 20
Đêm tối, ở vùng núi sâu rất yên tĩnh, không gian im ắng đến nỗi có thể nghe được tiếng muỗi kêu, còn có tiếng côn trùng râm ran không biết vọng đến từ phương nào.
Trần Lịch Xuyên im lặng một lúc mới nói: “Tôi không cần em thương hại tôi”.
“Đó không phải là thương hại”
“Vậy thì là gì?”.
Tôi xoay mặt vào tường, nghĩ nghĩ một hồi mới đáp: “Tôi cũng không rõ là gì, nhưng tôi chỉ thương hại những người yếu thế hơn mình. Anh bây giờ có cuộc sống tốt hơn tôi, cho nên chắc chắn không phải tôi thương hại anh”.
Hơi thở của người bên cạnh có chút sững lại, anh ta không lên tiếng, nhưng tôi có cảm giác sau gáy có một ánh mắt nóng rực nhìn tôi.
Trần Lịch Xuyên không nói nữa, tôi nghĩ rồi anh ta cũng ngủ thôi, nhưng đột nhiên một lát sau lại có một đôi tay vươn đến, tóm lấy vai tôi rồi mạnh mẽ xoay người tôi lại.
Tôi giật bắn mình, vừa định mở miệng đã thấy mặt mình vùi vào lồng ngực ấm nóng của một người. Ở đó có mùi ẩm mốc của quần áo lâu ngày không mặc, có mùi xà phòng hương nhài thoang thoang bay, còn có một trái tim đập từng nhịp vững vàng và kiên định, mạnh mẽ không thứ gì bì được.
Trần Lịch Xuyên nói: “Tôi biết cảm giác đó của em là gì. Lúc trước tôi cũng từng như vậy”.
“Như…”. Lúc mở miệng mới thấy ngay cả giọng mình cũng trở nên run rẩy: “Như vậy là sao?”.
“Là thương một người, người ấy có cuộc sống tốt hơn tôi. Không phải thương hại”.
Tim tôi đột nhiên nhói lên một cái, tôi sửng sốt nhìn anh ta, lại bắt gặp một ánh mắt rực sáng của Trần Lịch Xuyên.
Trong phút chốc, tôi có cảm giác như mặt mình đỏ lựng lên, từng mạch máu đến thớ thịt đều kêu gào thổn thức, rung động không có cách gì chối bỏ được. Tôi lúng túng rất lâu mới hỏi lại anh ta: “Bây giờ cảm giác thế nào?”.
“Khác ngày xưa rất nhiều”. Trần Lịch Xuyên mỉm cười: “Mỗi giai đoạn là một loại cảm xúc khác nhau”.
“Là hận hay là ghét?”.
“Không hận cũng không ghét”.
Tôi há miệng, muốn hỏi ‘Vậy thì là gì?’, nhưng cuối cùng vẫn là không đủ dũng khí!
Thực lòng tôi rất muốn biết kết quả, nhưng lại sợ nghe được câu trả lời của anh ta. Tôi sợ Trần Lịch Xuyên nói không phải như những gì tôi đang nghĩ, càng sợ hơn anh ta nói đúng như những gì tôi đang nghĩ.
Giữa kẻ thù với kẻ thù, tồn tại tình cảm cao hơn chữ Thương là một chuyện rất giày vò đau khổ, tôi không dám thừa nhận, cũng không có can đảm để thừa nhận loại tình cảm tuyệt vọng như vậy!
Tôi hít vào một hơi thật dài, đáp: “Không hận cũng không ghét là được rồi. Thù oán một người là chuyện rất mệt mỏi”.
“Có nhiều chuyện nặng lòng còn hơn hận”. Trần Lịch Xuyên cúi đầu, nhẹ nhàng hôn lên trán tôi: “Hôm nay mệt rồi, ngủ một giấc đi”.
“Xuyên”.
“Ừ”.
“Anh cũng rất mệt rồi”. Cánh tay tôi nhẹ nhàng vòng qua eo của anh ta, khẽ nói: “Ngủ một giấc thật ngon vào”.
Có lẽ vì nụ hôn ấy mà cả đêm tôi ngủ rất yên bình, nằm trên chiếc giường nhỏ được ghép lại bằng hai miếng gỗ cứng đơ mà vẫn có thể ngủ thật ngon đến sáng. Lúc tỉnh dậy, sờ sang bên cạnh thì không thấy Trần Lịch Xuyên đâu, chỉ thấy bên gối anh ta để một sợi dây nhiều màu được bện lại từ sợi len.
Tôi cầm lên ngắm nghía một lát mới nghĩ ra, thứ này có lẽ là để thay cho dây chuối buộc chun quần mà hôm qua tôi đã nói. Hình như sáng sớm Trần Lịch Xuyên đã dậy đi kiếm cho tôi.
Tôi cười cười, túm một góc quần của bà cụ rồi buộc lại bằng sợi dây len, thít thật chặt, không sợ bị tụt nữa mới nhảy lò cò đi ra ngoài.
Lúc này, ánh nắng buổi sáng sớm đã rọi xuống khắp sườn núi, ông cụ đang loay hoay ở sân phơi thuốc, bà cụ thì tưới rau, Trần Lịch Xuyên gánh nước. Nhìn chiếc đòn gánh có hai đầu được treo hai xô nước trĩu nặng trên vai anh ta, bỗng dưng tôi lại nhớ đến 20 năm trước, dưới bầu trời rộng lớn cũng có một cậu thiếu niên cũng từng gánh xô nước to đi từng bước vững vàng như thế.
Khi đó anh ta rất gầy, xô nước lại lớn, một mình Trần Lịch Xuyên cứ thế gánh từ giếng đến bể, rồi lại từ bể vòng lại giếng, tôi lẽo đẽo theo đuôi anh ta, chờ đến khi Trần Lịch Xuyên xách xô không về lại đòi trèo vào đó.
Anh ta nhìn tôi nói: “Ngồi ở một xô sẽ không cân bằng, tôi không gánh em được”.
“Thế thì lấy đá bỏ vào xô kia, xong rồi anh gánh em?”.
Tôi vô lý như vậy, thế mà Trần Lịch Xuyên vẫn kiên nhẫn chiều theo ý tôi. Anh ta nhặt đá xếp vào một xô, lại bế tôi bỏ vào xô còn lại, gánh tôi từ bể về giếng. Tôi tự động trèo ra khỏi xô để anh ta đổ nước, sau đó lại bám đuôi anh ta để chờ được gánh về.
Trải qua mấy mươi năm, có lẽ tôi đã không còn ngồi vừa chiếc xô kia nữa. Trần Lịch Xuyên cũng không còn là chàng thiếu niên nghèo khổ năm đó. Anh ta bây giờ đã là một tổng giám đốc có thể hô mưa gọi gió, vừa cao lớn lại vừa đẹp trai. Nhưng chẳng hiểu sao nhìn anh ta gánh nước dưới nắng như thế này, tôi vẫn có cảm giác Trần Lịch Xuyên bây giờ và Trần Lịch Xuyên lúc xưa chẳng có gì khác nhau, vẫn là cùng một người có đủ mạnh mẽ kiên gan, cũng lại bình dị đến thế!
Bà cụ thấy tôi bước ra mới nói: “Vợ cháu dậy rồi kìa”.
Anh ta liếc chiếc quần chun đã được buộc lại trên người tôi, khóe môi cong cong nở một nụ cười: “Vâng ạ”.
“Chà, buổi sáng mới nhìn rõ, xinh xắn thật đấy. Da trắng như trứng gà bóc vỏ vậy”. Bà cụ cười tươi, quay đầu vẫy tay gọi tôi: “Cháu gái ra giếng rửa mặt đi, chồng cháu gánh đầy sắp bể nước rồi đấy”.
“Bể nước to như thế mà sắp đầy được rồi ạ?”.
“Thế này đã là gì, cậu ấy còn gánh nước cho mấy nhà bên cạnh nữa kìa”.
“Thế ạ?”.
“Ông nhà tôi hai ngày chỉ gánh được bốn xô nước, dùng phải dè xẻn, hôm nay cậu ấy gánh đầy bể, có nhiều nước thì thoải mái dùng rồi”.
Tôi mỉm cười, vừa định lặc liễng ra sân giếng thì Trần Lịch Xuyên đã đặt gánh nước xuống, bảo tôi: “Đợi một lát, tôi vào bế em”.
“Chân tôi hôm nay đỡ đau rồi, tôi lặc được, anh cứ gánh nước đi”.
“Ở sân giếng trơn”.
“Nhảy được mà. Múa ba lê còn được, nhảy lò cò là gì?”. Tôi cào cào lại mái tóc, vừa nói vừa vịn vào vách nhà, nhảy lò cò ra sân giếng: “Nhìn đây này, tôi tàn nhưng không phế đâu đấy”.
Bà cụ tấm tắc khen: “Cháu còn biết múa ba lê nữa cơ à?”.
“Vâng ạ. Ngày trước cháu đi thi múa ba lê được giải nhất, còn được tặng một hộp bánh Chocopie nữa đấy”.
“Bánh Chocopie? Là gì thế?”.
Tôi nghĩ những người dân ở đây đã sống trong núi bốn mươi mấy năm, không ra ngoài thì không biết đến bánh Chocopie được, thế nên tốt bụng giải thích:
“Là bánh có lớp ngoài là socola, ở giữa có một lớp nhân màu trắng, vừa dai vừa ngọt ạ”.
“Vị có giống quả na trên núi không?”.
Tôi nghĩ ngợi vài giây mới đáp: “Giống vị gạo nếp giã dẻo hơn ạ”.
“Ồ”.
Trần Lịch Xuyên vẫn gánh nước nhưng ánh mắt dán chặt lên từng bước chân tôi, anh ta cố ý đi chậm, chờ tôi cùng ra sân giếng, sau đó còn đổ nước vào chậu nhôm cho tôi rửa mặt.
Nước trong núi rất mát, rửa mặt vào buổi sớm rất khoan khoái. Trần Lịch Xuyên chẳng biết còn kiếm đâu ra được một chiếc bàn chải gỗ và một cái khăn mặt sạch đưa cho tôi.
Tôi nhìn chiếc bàn chải được làm thủ công trông có hơi thô kệch, tròn xoe mắt hỏi:
“Anh kiếm mấy thứ này từ đâu thế?”.
“Gánh nước cho hàng xóm đổi được”.
“Hả?”.
Ông cụ đang giũ giũ mấy miếng thuốc to bằng vỏ cây, đặt lên sào nứa, nghe vậy mới trả lời thay Trần Lịch Xuyên: “Sáng nay chồng cháu dậy sớm ra giếng gánh nước, mấy người hàng xóm thấy thế mới nhờ cậu ấy gánh nước hộ, cậu ấy gánh cho người ta mấy bể đầy rồi, người ta trả công chồng cháu bằng bàn chải và khăn mặt”.
Tôi “Ồ” một tiếng, tủm tỉm nhìn anh ta: “Cái này làm thủ công ạ?”.
“Ừ”. Bà cụ chỉ sang ngôi nhà cách đó mấy chục mét: “Cả xóm chỉ có một nhà đó làm được bàn chải thôi, lông bàn chải làm từ xơ của quả mướp già, khó làm lắm. Bình thường phải mang tận mấy ba cân lúa mới đổi được một cái bàn chải. Hôm nay cậu ấy gánh đầy bể nước cho nhà bà đó là đổi được bốn cái rồi. Ông nhà tôi một cái, tôi một cái, vợ chồng nhà cháu hai cái”.
Bà cụ cười hiền hòa, mấy chiếc răng đen bóng lộ ra, trông vừa đáng yêu vừa đáng mến. Tôi sờ sờ mấy sợi lông bàn chải bằng xơ mướp, trái tim như ấm lên: “Thế thì hôm nay cả nhà chúng ta đều có bàn chải mới dùng rồi”.
“Nhờ chồng cháu cả đấy”.
Hàng xóm bên cạnh cũng có một đôi vợ chồng già, trên giàn phơi trước nhà treo mấy quả mướp khô. Tôi nhìn một lát mới nói: “Bên đó cũng không có ai gánh nước ạ?”.
“Có thằng con trai nhưng lười thối thây, nghi.ện thuốc phiệ.n, chẳng được tích sự gì”. Ánh mắt bà cụ sáng rực nhìn Trần Lịch Xuyên: “Chẳng bằng một góc của chồng cháu, cậu ấy người thành phố mà khỏe mạnh thật, gánh mấy bể đầy cho hàng xóm rồi lại quay về đây gánh cho nhà chúng ta”.
Tôi cười: “Anh ấy giỏi lắm, mười mấy tuổi đã gánh nước, bổ củi, vác mấy một lần được mấy bì gạo to rồi đấy. Ở nhà bà có việc gì thì cứ bảo anh ấy làm nhé”.
“Sao thế được chứ, gánh đầy bể nước là chúng tôi cảm ơn cậu ấy lắm rồi”.
“Bà ơi, chúng cháu ăn không ở không ở đây, còn được chữa bệnh miễn phí nữa mà. Bà đừng ngại, bà cứ sai việc anh ấy đi”.
Trần Lịch Xuyên liếc tôi, khẽ nói: “Còn em thì sai việc gì?”.
“Tôi rửa bát quét nhà, phụ bà cụ nấu cơm”.
“Vậy tôi lên rừng chặt cây”.
Tôi nghĩ Trần Lịch Xuyên định lấy củi, nhưng ở trên hiên hè chất đầy củi đã khô, dùng đến mùa đông có khi còn chưa hết. Không biết anh ta định làm gì nên tôi mới hỏi: “Để làm gì?”.
Anh ta cầm hai xô nước quay đi, lúc sắp rời khỏi sân giếng mới đáp: “Để lỡ lát nữa em có phá hỏng bếp của bà cụ thì còn có gỗ mới để dựng lại”.
Tôi tức đến nghiến răng, sẵn chậu nước rửa mặt liền vảy nước lên người anh ta, vừa vảy vừa mắng: “Trần Lịch Xuyên, phỉ phui cái miệng anh, còn lâu tôi mới phá hỏng bếp”.
Chân anh ta dài nên bước rất nhanh, tôi vảy nước dài như vậy mà vẫn không dính nổi hạt nào vào gấu quần Trần Lịch Xuyên. Anh ta cười cười, không thèm chấp tôi, đi thẳng một mạch ra giếng làng xách hai xô nước khác. Bà cụ và ông cụ ngồi trong sân nhìn chúng tôi vảy nước như vậy thì cười vang.
Tôi nghe loáng thoáng tiếng ông cụ nói: “Chà, tự nhiên tôi lại thấy nhớ chúng ta ngày trước. Tôi đến tán bà, bà hất thẳng cho tôi một chậu nước rửa rau”.
“Ai bảo ông chọc tôi trước. Ngày đó ông ướt một bộ quần áo mà được bố tôi mời vào nhà còn gì”.
“Tôi vẫn giữ bộ quần áo đó đến bây giờ đấy”.
***
Cụ ông lên rừng hái thuốc cho tôi, đến buổi trưa quay về mới nẹp xương chân tôi lại. Lúc chuẩn bị cầm hai thanh gỗ buộc bàn chân, ông cụ hỏi tôi có muốn dùng thêm thuốc phi.ện để giảm đau không, nhưng tôi không dám. Tôi bảo mình vẫn chịu được, Trần Lịch Xuyên thì im lặng ngồi một bên nắm tay tôi.
Đến buổi tối chúng tôi quay về phòng thì đã thấy ở cuối giường có một đôi nạng, hình như mới được làm nên gỗ còn rất mới, từng đường đẽo gọt rất tỉ mỉ mềm mại, không có sợi răm gỗ thừa, ở giữa chạc ba còn được quấn một lớp vải dày để giảm đau tay.
Tôi biết đây là đồ Trần Lịch Xuyên làm nhưng vẫn cố hỏi: “Hôm nay anh đi lên rừng chặt cây làm cái này à?”.
Anh ta cười: “Không phải dựng lại bếp nên làm một đôi nạng để em đi lại cho dễ”. Trần Lịch Xuyên đỡ tôi lại giường, đưa nạng cho tôi: “Thử xem có vừa không”.
Tôi gật đầu, thử kẹp nạng vào hai bên nách rồi đi lại mấy bước, chiều cao rất vừa vặn, tay cũng không bị đau. Có thứ này tôi không phải nhảy lò cò nữa, đi đâu cũng không cần có người đỡ đi, rất thoải mái.
Nghĩ đến cả ngày hôm nay Trần Lịch Xuyên ở trên rừng cặm cụi làm thứ này vì tôi, trái tim tôi lại bất giác mềm xuống, thứ thổn thức trong lòng cũng mỗi lúc một nhiều thêm. Tôi cụp mắt, nói với anh ta: “Cảm ơn anh. Tôi rất thích cái này”.
Trần Lịch Xuyên xoa đầu tôi: “Ở đây điều kiện sống không tốt, cố chịu đựng một chút, đợi chân em lành hẳn, tôi sẽ tìm cách rời khỏi chỗ này”.
“Xin lỗi nhé. Tự nhiên lại kéo dài thời gian, làm lỡ việc của anh”.
“Kéo dài ở đây thêm một ngày thì tôi cũng được nghỉ ngơi thêm một ngày”. Anh ta nói một câu lời ít ý nhiều: “Về sớm cũng chưa chắc đã là chuyện tốt”.
“Công ty anh có ai quản lý thì phải làm sao? Không sợ người khác nhân lúc anh mất tích để trèo lên ghế của anh hả?”.
Trần Lịch Xuyên mỉm cười: “Em đang lo cho tôi đấy à?”.
“Không, tôi lo cho mức lương sáu nghìn đô của tôi. Tôi sợ người khác lên làm tổng giám đốc thay anh sẽ ăn quỵt tiền lương đó”. Tôi giả vờ nghiêm túc đáp: “Với cả vừa rồi tôi giải quyết được việc ở khách sạn trên này, anh cũng hứa thưởng cho tôi rồi mà tôi còn chưa kịp đòi tiền thưởng”.
“Đôi nạng này thay cho tiền thưởng đấy thôi”.
“Hả?”. Tôi tròn xoe mắt, nếu không phải chân đau chắc chắn đã dậm bình bịch: “Tiền thưởng gì mà bèo thế?”.
“Ngày trước em nói một ngày lương của tôi đáng giá bao nhiêu nhỉ?”.
Tôi biết thừa Trần Lịch Xuyên định dụ tôi vào bẫy nhưng vẫn phải nghiến răng đáp: “Gấp mấy lần một trăm triệu”.
“Đôi nạng này tôi làm nửa buổi, tính rẻ cho em 150 triệu”. Anh ta không thèm che giấu bản chất tư bản: “Cãi nhau chợ búa 15 phút được thưởng 150 triệu, thế là nhiều lắm rồi đấy”.
Trong lòng tôi thầm mắng Trần Lịch Xuyên là đồ khốn!
***
Mấy ngày hôm sau, bởi vì chân tôi vẫn đau, mà tạm thời cũng chưa tìm được đường ra khỏi thôn làng này nên chúng tôi vẫn ở lại nhà ông bà cụ. Trần Lịch Xuyên giống một người con trai trong nhà, hàng ngày cùng ông cụ lên rừng hái thuốc, làm những việc nặng, lợp lại mái nhà, thậm chí còn bổ củi gánh nước giúp mấy hộ hàng xóm kế bên.
Người dân ở đây rất quý anh ta, cứ chốc chốc lại í ới sang gọi: “Xuyên ơi, Xuyên đâu rồi”.
Bà cụ lật đật chạy ra: “Cậu ấy lên rừng hái thuốc với ông nhà tôi rồi. Có việc gì thế?”.
“Tôi mới may cho cậu ấy mấy bộ quần áo. Mang đến tặng cậu ấy”. Người hàng xóm xách giở túi ra, bên trong là mấy bộ quần áo được dệt vải thủ công, kiểu cách trông hơi cổ lỗ sĩ, nhưng có vẻ rất vừa vặn với Trần Lịch Xuyên.
Bà cụ vợ thầy lang nhận lấy: “Lát nữa cậu ấy về tôi đưa sau. À mà tiện nhờ bà may cho vợ cậu ấy một bộ nhé”. Bà cụ chỉ tôi đang ngồi chống cằm trên bậc cửa, nói: “Vợ cậu ấy mấy hôm nay toàn mặc đồ của tôi, rộng lắm, cứ phải buộc lại chun quần”.
“Ồ, kia là vợ của Xuyên à?”. Người hàng xóm ngây ra nhìn tôi, có lẽ mấy ngày này không thấy tôi bén mảng ra cổng nên tưởng chỉ có mình Trần Lịch Xuyên là người lạ tới đây: “Cậu ấy lấy vợ rồi à?”.
Tôi cười: “Vâng ạ”.
“Đứng lên tôi nhìn xem nào. Có số đo mới may được”.
“Không cần đâu ạ, cháu mặc quần áo của bà cụ nhà này cũng được. Không cần may mới đâu ạ”.
“Thế sao được. Chồng cháu mấy hôm trước giúp nhà cô làm lại mấy then chuồng trâu, bổ cả một đống củi to cho nhà cô nữa. Giữ cậu ấy ở lại ăn cơm nhưng cậu ấy nhất định không ở. Cô thấy cậu ấy mặc lại quần áo của ông cụ thầy lang mới may mấy bộ sang biếu đấy chứ”. Người kia cười bảo: “Để cô may thêm cho cháu một bộ”.
Tôi chưa kịp từ chối, cô hàng xóm đã vội vàng dúi túi quần áo vào tay bà cụ, sau đó tất tưởi chạy về, vừa đi vừa bảo phải may sớm quần áo cho kịp đưa tôi.
Người hàng xóm đó vừa về một lát, lại có một cô gái rất xinh mang rổ trứng gà sang. Bà cụ vừa nhìn thấy đã hỏi: “Mang sang biếu Xuyên hả?”.
Cô gái đó đỏ mặt, vô thức đưa tay sờ bím tóc trên vai: “Vâng ạ. Mẹ cháu bảo mang trứng gà sang biếu anh ấy. Hôm qua anh ấy gánh nước cho nhà cháu”.
“Cậu ấy không có nhà, lên rừng hái thuốc với ông nhà tôi rồi. Nếu muốn gửi lại thì gửi vợ cậu ấy đi”.
Lúc này, cô nhóc mới ngước lên nhìn tôi, thấy tôi lùng bùng trong bộ quần áo của bà cụ, nạng vứt bên cạnh, vẻ mặt liền ngây ra: “Anh ấy có vợ rồi ạ?”.
“Ừ. Vợ người ta đấy, xinh không?”.
“Dạ xinh ạ”.
“Muốn gửi trứng thì gửi đi”.
“Dạ”.
Cô gái bẽn lẽn bước về phía tôi, bộ dạng có hơi mất tự nhiên, thậm chí còn không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. Dù sao cũng chỉ là một thiếu nữ 17, 18 tuổi, thích ai cảm mến ai đều không che giấu nổi trên gương mặt, tôi cũng quen rồi. Đợi cô ấy đưa giỏ trứng gà tôi mới hỏi:
“Cô bé, thích anh ấy à?”.
Giỏ trứng gà trong tay cô gái đó run lên, lúng túng đáp: “Không ạ. Không phải”.
“Không cần xấu hổ, tôi nói cho cô biết một bí mật”. Tôi liếc bà cụ đang quét sân, nhỏ giọng nói vào tai cô bé đó: “Tôi với anh ấy không phải là vợ chồng thật đâu, cô có thích thì cứ mạnh dạn đi”.
“Thật ạ?”.
“Thật chứ”.
“Ồ”.
Vừa nói đến đó thì Trần Lịch Xuyên cùng ông cụ từ trên núi về, vừa mới nghe tiếng ngoài sân thì mặt cô bé đó đã đỏ lựng lên, sau đó chui qua hàng rào chạy mất. Tôi nhìn theo bóng lưng nhanh như con thỏ của cô gái đó, lòng có chút buồn cười.
Từ lúc ngồi ở cửa đến giờ tôi đã đếm được 5 cô gái đi qua liếc vào đây như muốn tìm người nào đó, 3 cô sang đưa quà, thậm chí vừa rồi còn có một người phụ nữ to béo phốp pháp mới đặt chân vào sân đã oang oang gọi Trần Lịch Xuyên. Tôi nghĩ cả cái thôn này đều muốn làm vợ bé của anh ta hết rồi!
Nhưng cái tên đầu sỏ trăng hoa kia thì lại tỏ ra vô tội như không, vừa rửa mặt ở bể xong đã đi đến đưa cho tôi một quả lê rừng: “Tôi ngâm ở dưới bờ suối, vẫn còn mát, ăn đi”.
“Hôm nay ăn ngọt no rồi”. Tôi cáu giận vô cớ.
Trần Lịch Xuyên không hiểu ý tôi, bình thản lấy một con d.ao ra gọt vỏ lê, nói: “Ăn gì ngọt?”.
“Ăn mấy ánh mắt tình tứ, gọi anh Xuyên ơi ngọt như mía lùi”.
Anh ta nhìn tôi mấy giây rồi bật cười: “Thế thì liên quan gì đến tôi?”.
“Phiền c.hế.t đi được”. Tôi chỉ vào cả đống quà chất đầy trong góc nhà: “Ai đến cũng hỏi tôi có phải vợ anh không. Trả lời nhiều phiền c.hế.t”.
“Em nói sao?”. Trần Lịch Xuyên đưa cho tôi một miếng lê đã được bổ ra, thịt lê vừa trắng vừa nhiều nước, có cảm giác mát rượi.
Tôi nhận lấy miếng lê, chu môi đáp: “Nói anh có hai vợ rồi nhưng vẫn tuyển thêm vợ bé. Nếu có nhu cầu thì nộp hồ sơ đăng ký, có thời gian sẽ xét duyệt dần dần”.
Anh ta bật cười: “Ăn lê đi”.
Buổi tối, bốn người chúng tôi vẫn ngồi quây quần ăn cơm bên một ngọn đèn dầu hiu hắt, mâm cơm đã có thêm thịt, còn có trứng gà, bà cụ chia cho tôi và Trần Lịch Xuyên mỗi người hai quả, dặn ăn nhiều trứng gà sẽ nhanh sinh được con.
Tôi cười cười, chúng tôi cưới nhau mấy tháng rồi mà đến hôn môi mới chỉ làm một lần, đụng chạm còn chưa từng, sinh con làm sao được chứ?
Ăn xong cơm, ông bà cụ lại tắt đèn đi ngủ sớm, bình thường tôi và Trần Lịch Xuyên cũng tiết kiệm dầu nên về buồng xong cũng đi nghỉ luôn. Nhưng hôm nay anh ta đột nhiên lại bảo tôi:
“Có muốn đến một nơi không?”.
Tôi nghiêng đầu hỏi: “Đến nơi nào cơ?”.
“Hôm kia tôi đi cùng ông cụ lên rừng thấy một chỗ hay lắm. Nếu em thích thì tôi đưa em đến”.
Mấy ngày rồi chỉ quanh quẩn ở nhà, tù chân tù tay, tôi rất muốn đi loanh quanh thôn này nhưng vẫn giả vờ nói: “Buổi tối đi trong núi có việc gì không?”.
Trần Lịch Xuyên chỉ lên trời, nói: “Có trăng soi đường, không việc gì cả”.
Tôi không tốn một giây suy nghĩ đã ngay lập tức gật đầu, anh ta bảo tôi trèo lên lưng, sau đó cõng tôi men theo con đường nhỏ trong thôn, lững thững ra sau núi.
Hinh như hôm nay là ngày mười sáu nên ánh trăng rất đẹp, mặt trăng tròn và sáng, soi rõ cả cánh rừng xanh tươi, ánh trăng lại như những sợi bạc phủ lên từng nhánh cây ngọn cỏ, đẹp đến dung dị, cũng tự tại đến thanh bình.
Tôi ôm lấy cổ Trần Lịch Xuyên, bỗng dưng lại có cảm giác nếu đường đời cứ bình yên như vậy thì thật tốt: “Ở đây không khí trong lành nhỉ? Đêm đêm nghe tiếng côn trùng kêu, sáng sớm nghe tiếng gà gáy”.
“Giống như đang sống ở năm 70, 80”.
“Anh có thích không?”.
Trần Lịch Xuyên nghĩ ngợi một lát rồi đáp: “Cũng không tệ”.
Tôi cười cười, vùi mặt vào tấm lưng rộng lớn của anh ta, nghe những tiếng bước chân dẫm trên lá mục của Trần Lịch Xuyên: “Chỗ kia còn xa nữa không?”.
“Sắp đến rồi”.
“Bao nhiêu bước nữa là đến?”.
Thân thể anh ta hơi cứng lại, Trần Lịch Xuyên ngẩng đầu, lại tiến về phía trước, kiên nhẫn trả lời câu hỏi trẻ con của tôi: “Ba trăm bước nữa sẽ đến. Em đếm đi”.
Giống như 20 năm trước, tôi ngồi trong xô nước cố ý nhắm mắt, hỏi anh ta bao nhiêu bước nữa sẽ đến. Trần Lịch Xuyên cũng nói với tôi: Ba trăm bước nữa là đến!
Tôi lẳng lặng nhắm mắt, bắt đầu đếm: “Một”.
“Hai…”
“Ba…”.
Mùi lúa chín thơm thơm bay vào cánh mũi, hương hoa cỏ trong đêm theo gió phiêu tán trên tóc tôi, tôi ôm cổ Trần Lịch Xuyên, đếm một trăm bước, hai trăm bước, đến hai trăm chín mươi chín bước thì anh ta dừng lại.
Dù cõng tôi trên lưng nhưng Trần Lịch Xuyên vẫn biết tôi nhắm mắt, anh ta nói: “Em mở mắt ra đi”.
“Bước thêm một bước”.
Anh ta gật đầu, bước thêm một bước, tôi cũng mở mắt ra, khi nhìn thấy những thứ trước mặt thì lập tức sửng sốt, còn có cảm giác không tin được.
Ở đó là một vùng đất bằng phẳng với hàng nghìn con đom đóm rực sáng, bên dưới là một thảm cỏ dày tươi tốt, những khóm hoa dại đủ màu sắc theo gió đung đưa, lấp lánh xinh đẹp dưới ánh trăng như một dải lụa bạc.
Đẹp đến kinh diễm, đẹp đến mê say, đẹp đến tuyệt mỹ!
Trần Lịch Xuyên!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương