… Ngày hôm nay là lần đầu tiên cô chủ ngồi xuống ăn cùng người làm. Biết Liễu khinh thường người ở xưa giờ, nên chuyện ngồi ăn chung mâm mới kẻ hầu người hạ là bị thầy Thìn bắt ép,cho nên tất cả ngồi chen chúc cạnh nhau, còn nửa chiếu còn lại thì nhường cho cô chủ với thầy Thìn ngồi.
Tuy đã ngồi theo ý, nhưng chẳng may chỗ chiếu ấy bị thủng, người hầu còn phải lấy áo của mình trải lên cho Liễu ngồi, nhưng Thìn cản, anh nói:
– Anh không phải làm thế đâu, toàn người trong nhà cả, cứ để tự cô ấy làm…
– N ày!thầy đừng nghĩ tôi không nói là không biết gì nhé. Ai người nhà với cái lũ hầu này? Chiếu nó rách nó đậy lên là đúng.
Liễu vẫn khó chịu nói, nhưng giật lấy cái áo của người hầu trả lại. Thìn đáp:
– Cô xem, cô là chủ, nhưng ý thức còn thua người ta nữa. Người ta thì giữ ý, còn cô thì chẳng biết gì. Cô có tay có chân, đừng để việc gì cũng tới tay họ, cô sẽ nghĩ đấy là trách nhiệm của họ phải làm, nhưng đối với người ngoài như tôi, cô không khác gì người bị què bị cụt sất. Bởi cô hành xử không có văn hóa thế, cho nên ông Tuất mới không cho ngồi chung khi có khách đấy.
Liễu bị Thìn mắng thì lại thôi, ả tháo hai chiếc dép ra kê đít ngồi. Đến đoạn người ta xới cơm, đẩy thức ăn ngon về phía Liễu, còn rau dưa để chỗ khác. Lần lượt từng người già trẻ làm giúp việc mời cô, mời thầy, Thìn cũng lễ phép mời lại. Đến lượt Liễu, Thìn giật áo hất hàm ra hiệu cô cũng phải mời. Nhưng bên kia, ông già đánh tuổi ông Tuất vẫn làm giúp việc xua tay nói:
– Không cần đâu thầy ơi, chúng tôi toàn người ở cả. Nào phải ngang hàng cùng lứa mà mời với mọc. Thầy với cô cứ ăn ạ.
Đã nghe thế rồi, nhưng Thìn vẫn nhìn Liễu tỏ ý bắt phải mời, ả ấm ức thật sự, nhưng ở trong này không có vây cánh, bèn lí nhí mời:
Tất cả không dám nhận ,liều cúi đầu đáp lễ. Ngỡ tưởng đã được ăn, nhưng khi trông vào, Liễu lại chẳng thấy có món gì ngoài tí thịt kho, ngoài ít dưa cà muối sổi. Thìn nhận lấy bát cơm bằng hai tay rồi ăn như thường, còn Liễu vẫn ngồi cắn đũa không biết gắp được miếng nào. Thìn không quan tâm, vẫn vừa ăn vừa nói chuyện với mọi người . Một lúc sau, Liễu đưa cho người ở cái đĩa, sợ Thìn nghe thấy, Liễu nói nhỏ:
– Lên xin thầy cho tao mấy miếng thịt gà vào đây, cả mấy miếng giò nữa…
– Không phải xin, cô cứ ngồi đấy ăn đi, người ta ăn được, thì cô cũng ăn được. Ăn đi để cho mà biết, sau này gia đình không giàu có như bây giờ, không còn cao sang mĩ vị mà chỉ có rau có dưa thì vẫn có thể ăn mà sống được.
Thìn nhất mực không cho, lần này Liễu không nhịn nữa mà quăng đũa, ả vứt cả đũa của Thìn không cho ăn. Liễu chửi:
– Này! Tao nể mày là thầy ,tao không muốn nói , nhưng mày cũng quá đáng vừa phải thôi chứ . Tao chưa bao giờ phải ăn cùng với cái lũ này, hay phải ngồi chiếu rách thế này. Bao nhiêu việc tao cũng nghe theo cả rồi, có cái việc tao muốn ăn ngon lành một tí mày cũng nói. Vậy cuối cùng thì ai là chủ ở đây? Mày dạy tao được chữ quái nào mà lên mặt? Này, tao nể là nể khách thầy tao nghe thấy nên tao im, chứ mày không biết điều thế này rồi thì… chúng mày đâu!túm cổ thằng ôn này ra ngoài cổng đập cho chết bà nó đi.
Liễu điên lên chửi bới, ra lệnh cho người làm đánh đuổi thầy giáo. Liễu không nhịn được nữa mà quyết tống cổ Thìn đi, mỗi lần gào mồm lên, nhữbg đường gân xanh dẹo chạy dọc từ đỉnh đầu vắt qua thái dương nổi lên xanh dẹo. Trần đời, Thìn mới trông thấy nét tướng ấy ở đàn ông ,nhưmg hóa ra nó có cả ở phụ nữ. Những nét tướng của người nóng nảy bộc trực.
Sau một lúc gào thét, xong chẳng có ai dám đứng dậy đuổi thầy , tuy người ta không được học hành ,nhưng ai nấy đều biết câu nói truyền lại về tôn sư trọng đạo, láo với thầy ngang với tội đánh cha mẹ.
Thấy người ở không làm gì, Liễu quay lại trừng mắt với từng người, ả lại nói thêm lần nữa:
– Chúng mày điếc hết rồi phải không? Chúng mày ăn cơm của nhà ai mà bênh nó?có tin tao bảo ông Tuất đuổi hết đi không?
Thìn đi đến không nói không rằng tát một nhát vào mặt Liễu khiến ả chết sững, cái tát đấy đau lắm chứ không phải nhẹ. Liễu trừng mắt lên nhìn thìn , đây là lần đầu tiên có người dám đánh Liễu. Chưa kịp nói gì thì Thìn lại ấn đầu ả một cái, thìn chửi:
– Chạy lên nhà mà mách, chắc chưa được ai dậy nên láo đúng không? Mày có mách thầy u mày, cũng chẳng ai dám nói gì đâu. Tao còn to hơn mày cơ, mày có tin chỉ một lệnh ,gia nhân nhà này sẽ xúm lại đánh chết mày không. Mày nghe cho kĩ đây, trong cái làmg này, người có tiền nhất không phải người được coi trọng nhất, mà người được coi trọng và nể phục, là người có học hành. Cho nên đừng có mà láo!láo là tao vặn răng đấy.
Thín nói câu nào, trừng mắt lên nhìn Liễu câu ấy. Ả không nói gì,lừ lừ nhìn anh rồi cũng cụp mắt xuống. Lần đầu tiên trong đời có người dám nói còn to hơn cả ông Tuất, ấy vậy mà trước giờ Liễu nghĩ trong làmg thầy ả là to nhất. Nay nghe Thìn còn vượt cả vai vế của cha mình, ả im không cãi. Vậy là hình tượng có cha giàu một tay che trời trong mắt Liễu hoàn toàn sụp đổ.
Khi vẫn còn đứng sờ sờ ra thì Thìn nạt thêm câu nữa khiến liễu giật bắt mình. Lần này ả sợ thật cho nên ngồi im. Người làm ai về chỗ nấy.
Tất cả đều ăn ,nhưng liễu vẫn chưa đụng đũa, người ở thân cận gắp cho một miếng thịt kho mặn hối thúc;
– Cô cố ăn đi cô, ăn đi không đói …
Liễu nhìn miếng thịt bé bằng ngón tay kho cháy cạnh, nhìn là biết nó mặn đến cỡ nào khi xung quanh miếng thịt bao lấy là lớp muối phủ trắng xóa. Thìn hối thúc người giúp việc:
– Kệ nó! Cô cứ ăn đi, ăn xong còn phải làm. Dỗi hơi đâu mà nịnh nọt. Nó đã mười mấy rồi, bằng tuổi nó có đứa lấy chồmg rồi kia đấy.
Thìn nói , Liễu không dám hé răng. Liễu giờ đã tin Thìn là người to nhất, khi nãy nó gào mồm lên ,mọi khi thầy u nó sẽ chạy xuống hỏi xem thế nào. Vậy mà nãy nó kêu, không một ai đếm xỉa.
Nghĩ đến đây nó lại dỗi, cầm bát cơm lên và một miếng thật to bỏ mồm nhai. Nó co cái chân lên cao quá cằm rồi tự nhiên ăn. Đang ăn ,Thìn lại gõ vào cái đầu gối nó rồi nói:
– Khoanh cái chân vào! Nhìn người làm người ta kìa. Mình là chủ, mình phải sang lên.
Liễu gật đầu, nó hạ cái chân xuống, lấy cái tay quệt nước mắt . Sơ hở là ăn đập, sơ hở là ăn tẩn. Sau bữa cơm, Liễu cũng bị bắt dọn như người làm. Trông đứa con gái mình bất trị cuộn chiếu ra hè giũ, ông bà Tuất trông nhà mới trông ra cười như được mùa.
Cơm nước xomg, Liễu toan chạy lên nhà nói chuyện thì Thìn gàn không cho lên. Tầm này là giờ nghỉ trưa, không được quấy rầy người khác. Nghe vậy, Liễu lại lủi thủi về phòng.
Nhưng nằm đâu độ mười phút, mấy thằng băng đảng đầu trộm đuôi cướp dưới trướng của Liễu giả làm mèo kêu gọi ở cổng. Nghe ám hiệu, Liễu chạy ra đến cửa buồng vẫn thấy Thìn ngồi ở trõng trước hè nhà trên. Anh vừa mới bảo người ở đi ra nói với mấy đứa trẻ ranh, rằng cô Liễu bị ông Tuất đánh, giờ không có tiền đâu mà cho chúng nó. Đứa nào mà bén bảng đến dụ dỗ nữa, là ông cho người chặt chân. Nghe tới đây, thì cả đám giải tán, bởi ông Tuất là người giàu, lời ông nói ra thì là tối thượng.
Buổi trưa nay có lẽ là buổi trưa êm ả nhất từ trước đến nay, bởi không ai nghe thấy tiếng cô Liễu chửi người làm,hay chạy thình thịch đi chơi. Bởi Thìn đã nói rồi, tí nữa có việc giao cho Liễu làm.
Trước khi nhận lời dạy Liễu , Thìn có hỏi ông bà Tuất về những thói hư tật xấu của Liễu nên cũng nắm được đôi phần. Đối với Thìn, trẻ con sinh ra lớn lên đều vô lo vô nghĩ như nhau, nhưng đa phần, những đứa trẻ nghèo biết thương cha thương mẹ, còn những đứa trẻ giàu thì hoàn toàn không. Chúng nó miễn nhiên mặc địmh bố mẹ nó phải làm những thứ chúng nó cần, và vô tình đẩy con cái mình thành những đứa vô ơn.
Mọi khi cái Liễu chỉ biết chơi, nay lần đầu nghe chửi rồi còn bắt dọn dẹp trộm vía trưa nay ngủ ngon lạ thường. Thìn không ngủ trưa,anh mang sách vở ra đọc, ông Tuất đi ra thấy thầy ông nói:
– thầy giáo không ngủ trưa ạ? Thầy vào giường nằm nghỉ đi thầy, nhà tôi nhiều phòng lắm. Nãy tôi thấy cái Liễu dọn dẹp mà tôi vui quá thầy ạ. Lần đầu tiên tôi thấy con bé làm đấy.
– Tại nhà bác chiều con nên thành thói đấy thôi. Chứ đứng chuẩn mực của gia đình người Việt mình, thì xong bữa, con cái phải lấy tăm cho thầy u mới phải đạo. Tôi ngồi đây là bởi sợ cô nhà lại giao du với bạn xấu. Bác phải nhớ, muốn con gái thành người đàng hòabg, thì tuyệt đối không cho giao du với người đểu giả . Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, phải biết chọn bạn mà chơi.
Ông Tuất nghe thì lẩm bẩm đọc theo, trẻ tuổi như Thìn mà nói gì ra cũng có lí. Sực nhớ ra chuyện, ông Tuất vẫy người ở đang ngồi ở trõng sau nhà ngang, lấy trong túi ra túi tiền ông nói:
– Cầm lấy, tí cô dậy thì đưa cho cô.
Thìn trông thấy thì hỏi, ông Tuất thật thà đáp:
– tiền tiêu vặt hàng ngày thầy ạ. Sáng nào tôi cũng phải đưa tiền cho con bé, hôm nay có thầy chắc nó quên khômg hỏi hay sao đấy, chứ mọi hôm là nó gào um lên rồi.
Nghe ông Tuất nói, thìn liền cầm lấy túi tiền, anh giở ra đếm trước mặt ông rồi nói:
– Bác cho con gái tiền tiêu vặt mà chỗ tiền này bằng tiền đong gạo của cha con tôi ở nhà cả tháng rồi. Tôi nói bác không nhớ sao, muốn con nên người,đừng chiều con theo cách này, bác đabg giết con đấy. Thôi thế này, tôi sẽ giữ chỗ tiền này, trong một tháng tới bác tuyệt đối khômg được can thiệp hay bênh vực gì con gái cả. Nếu con gái bác có đòi hỏi gì, bác cứ lơ đi là xong. Trong thời gian tôi ở đây, tôi sẽ dạy con gái bác biết quý trọng những thứ đơn giản nhất.
Ông Tuất gật đầu vâng dạ, thật sự ông bà Tuất thương con, nhưmg lại không biết thương thế nào cho phải. Họ chỉ nghĩ đáp ứng những gì con đòi hỏi thì đấy là thương. Nhưng sự thật lại khômg phải như thế.
Đúng hai giờ chiều, khi Liễu còn ngủ chảy dãi ra, thì Thìn vào lôi dậy, mắt nhắm mắt mở, Liễu ra rửa mặt, trong lúc bấy. Thìn đã đứng chờ sẵn với cái cuốc trên tay, chờ Liễu làm xong, anh lệnh:
– đầu giờ chiều rồi, đi ra ruộng dỡ khoai với người ta đi.
– Sao tôi phải làm? Nhà thiếu gì người ở?
Liễu không đồng ý, thì Thìn nói;
– bởi không làm thì sẽ không có ăn, muốn có tiền thì phải lao động. Thanh niên sức dài vai rộng phải đi làm đi chứ, làm mới khỏe được. Nếu không đi, thì ở nhà dọn chuồng lợn .
Thế là, Liễu giật lấy cái cuốc cùng cái thúng trong tay Thìn đi thẳng , bởi chí ít, dỡ khoai sẽ không thối như quét chuồng.
Ra đến nơi thì người làm cũng đang làm dở . Gọi mọi người vào uống nước, Thìn nói:
– Hôm nay tôi sẽ chơi một trò, đấy là cứ ai dỡ khoai nhanh thì sẽ được tiền. Cứ một thúng cân lên được một yến sẽ được một hào . Dỡ được thúng nào thì tiền ngay thúng đấy.
Tất cả đều vỗ tay tán thưởng, chỉ có liễu là bĩu môi chê,cô nói:
– Gớm, dỡ cả thúng mới được một hào, tiền tiêu vặt của tôi một ngày đã được năm đồng rồi. Có mấy đồng lẻ mà cũng chơi…
– Thế à? Nhưng đây đúng thật là tiền tiêu vặt của cô đấy, muốn lấy thì chỉ có cách là làm thôi. Xem kìa, trong khi cô cãi lí thì người ta đã được nửa thúng rồi kia.
Thìn nói rồi chỉ tay về phía luống khoai người ta đang làm tất bật. Nghe đến đây, Liễu luống cuống đội nón rồi cắp thúng mang đi. Luống đã có rõ ràn,g mỗi người một đường không ai tranh của ai.
Những người thành thạo làm việc đồng áng, thì làm rất nhanh, cứ bổ một nhát xuống, họ chỉ cần nhấc rễ là sẽ lên cả trùm củ. Còn Liễu không biết làm ,cứ lómg ngóng không biết đào từ đâu, hễ bổ được nhát cuốc, nhát thì đứt rễ, nhát thì vào củ chẳng đường tí nào nên hồn.
Đã có người cắp cái thúng khoai đầu tiên mang về cân, Thìn đứng ở đầu bờ hỗ trợ cho vào bao. Tiền tươi thóc thật, anh đưa cho người ta một hào, trước sự phấn khích của tất cả. Có mỗi cô Liễu là khômg chịu, thấy người ta lấy tiền tiêu vặt của mình cũng ra sức làm thật nhanh, không cào được bằng cuốc ,liễu chuyển sang dùng bằng tay đào bới, đào mãi mới nhặt được một củ, trong khi những người kia đã được bao nhiêu thúng chạy về bờ lấy tiền.
Ngày dỡ khoai hôm nay có Thìn đi cùng nhanh xong hẳn , ai nấy cũng mong đào thật nhiều để có tiền. Đối với liễu thì mấy hào không đáng gì, nhưng đối với người nghèo khổ thì là cả một khoản khômg nhỏ.
Đến năm giờ, ruộng khoai đã làm xong, Liễu cũng mệt bở hơi tai, mặt mày đỏ bự xong cũng chỉ được nửa thúng vơi, cân lên chẳng được một yến. Thìn nhíu lông mày rồi nói:
– Chưa được một yến, không được hào nào.
– Ơ kìa, nhưng tôi đã cố hết sức rồi ,cũng phải trâm trước đi chứ. Tiền này là tiền của tôi kia mà
– Lao động ai cũng như ai, cô kém hơn thì phải cố gắng chứ. Đúng thật là tiền của cô, nhưng cho hay không là quyền của tôi, ông Tuất khômg có quyền. Này!cho một hào vậy.
Thìn đưa cho Liễu một hào, cầm được đồng tiền mình làm ra Liễu gào lên thích thú. Lần đầu tiên trong đời cô được trả lương bằng sức lao động của mình, cho nên phấn khởi và vui mừng, tuy lúc đầu nói không thèm, xomg về sau bị cuốn vào trò thi thố khiến Liễu cũng đào bới hết sức để giành được một hào quý giá.
Trên đường đi , để thưởng cho bản thân mình đã nỗ lực, vất vả , Liễu lấy tiền ra mua kẹo mút. Cô ả liếm láp cây kẹo nhưng mồ hôi vẫn chảy ròng ròng, đây có lẽ là cây kẹo ngon nhất từ trước đến nay mà Liễu đã được ăn