Nếu Em Không Về

Chương 1-2



NẾU EM KHÔNG VỀ
Tác giả: Phạm Vũ Anh Thư
Thể loại: Thực tế

Lâu lắm rồi mới quay trở lại viết truyện, chương đầu tiên đánh dấu sự trở lại này, rất mong chị em hãy t.ương t.ác thật cao để em có động lực ra truyện đều mỗi ngày nhé! Cảm ơn mọi người vẫn luôn đồng hành và chờ đợi em.

Chương 1

Ngoài trời đang đêm, mưa rơi tí tách từng hạt qua ô cửa kính nhỏ kèm theo hơi gió lạnh ùa về khiến người tôi lạnh buốt. Chiếc áo mỏng manh không đủ ấm, lại thêm tiếng khóc ngằn ngặt của So càng làm tôi run lên. Dù đã được bế trên tay nhưng cơn đau cộng thêm kim truyền trên người vẫn khiến con bé không thể nào ngừng khóc. Nước mắt con chảy ướt đẫm trên vai áo tôi khiến lòng dạ tôi như có ai xé ra làm trăm mảnh. Tôi đưa tay vỗ nhẹ lên vai con nhưng con càng khóc lớn. Nghe tiếng khóc của So, Sam nằm dưới giường đang ngủ cũng lồm cồm bò dậy gọi tôi:

– Mẹ ơi!

Tôi nhìn con, vừa vỗ vỗ cho So bớt đau vừa trấn an Sam:

– Con ngủ đi, mẹ ru em một lúc rồi mẹ nằm với con.

Thấy tôi nói vậy Sam cũng ngoan ngoãn nằm xuống. Trong phòng bệnh ngoài ba mẹ con tôi còn có mấy người nữa, nhưng cũng may ai cũng thông cảm tôi nên không cằn nhằn gì. Chỉ là con bé khóc nhiều quá, nhiều đến nỗi trái tim người mẹ như tôi cũng đứt ra thành từng đoạn, thương con mà chẳng thể làm gì được cho con chỉ có thể ôm con chặt hơn, khoé mắt cay nồng. Phía đối diện giường, có người thương cảm khẽ cất tiếng nhè nhẹ trong đêm:

– Bố nó đâu? Sao không gọi bố nó đến trông cho một lúc, thay ca nhau còn ngủ chứ? Mấy đêm nay tôi thấy cô toàn thức trắng thôi mà không thấy chồng cô đến, lại còn tha lôi thêm thằng anh vào nữa, sao không để nó ở nhà. Con cái ốm đau thế này không có ai phụ là khổ lắm.

Lời nói của người xa lạ nhưng lại khiến tim tôi nhói lên, không biết đáp trả thế nào chỉ đành lặng im. So khóc thêm một lúc nữa rồi cuối cùng con cũng ngủ, đặt con nằm xuống giường tôi khẽ đưa hai tay nắm lấy hai con rồi nhìn ra bầu trời mưa đêm cuối cùng mệt quá thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Trong giấc mơ chập chờn của ngày đông lạnh giá những ký ức cũ như cuốn phim hoài niệm hiện về. Người ta thường nói, khi bạn đau khổ nhất sẽ nhớ về quãng thời gian hạnh phúc nhất, có lẽ vậy…

Sáng hôm sau khi tỉnh lại trời đã sáng, cơn mưa đêm cũng đã tạnh, thế nhưng bên ngoài vẫn lạnh buốt. Cho Sam, So ăn sáng xong cũng đến giờ bác sĩ đi buồng. So không còn khóc nữa, con bé nằm cạnh Sam nhưng cũng chẳng có sức mà chơi đùa. Làn da tái xanh, chỉ ngước lên nhìn anh trai, nghe anh hát rồi lại cụp mắt xuống. Sau khi thăm khám xong cho con bé tôi cũng theo chân bác sĩ Trung về phòng để nghe tư vấn. Bác sĩ Trung đã quá quen mặt với ba mẹ con tôi, đến khi ngồi xuống anh khẽ thở dài nói:

– Cô cũng biết bệnh tình của con mình rồi đấy, tình trạng hẹp van động mạch phổi của con bé nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Gia đình nên thu xếp, đợi sức khoẻ của cháu ổn định thì phẫu thuật luôn. Phẫu thuật sớm sẽ ổn định sớm, tỉ lệ chữa khỏi cũng khả quan hơn.

Tôi nghe xong khẽ đưa hai tay bấu lại. Không phải tôi không biết những điều này, chỉ là tiền phẫu thuật khá lớn, mấy năm nay tích cóp, bán tất cả mọi thứ tôi vẫn chưa đủ để phẫu thuật cho con. Thấy tôi im lặng anh Trung lại nói:

– Không nên trì hoãn thêm nữa đâu, cô cũng biết đấy, sức khoẻ của con bé không ổn định, kéo dài thế này sẽ nguy hiểm. Tiền nằm viện cũng quá tội, thà cố gắng vay mượn rồi phẫu thuật sau đó con bé khoẻ mạnh làm ăn rồi trả dần cũng còn hơn.
– Vâng. Tôi biết rồi.
– Biết rồi thì cố gắng nhé, về chuyên môn tôi cũng sẽ cố gắng hết sức chữa trị cho con bé, giờ tôi kê đơn thuốc rồi chiều nay cho xuất viện về nhà, nằm dài ngày cũng không tốt, lại dễ lây chéo các bệnh nhiễm trùng khác nữa, vả lại thêm thằng anh ở đây ba mẹ con vất vả quá.
– Vâng, cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Trung không đáp, chỉ kê cho tôi một đơn thuốc rồi lại có bệnh nhân khác cần tư vấn. Tôi cầm đơn thuốc xuống quầy thuốc mua rồi mới lên phòng bệnh. Khi vào đến cửa thì cả Sam và So đã đều ngủ. Tôi lặng lẽ dựa lưng vào tường nhìn hai con. Tuy là hai anh em song sinh nhưng nhìn So nhỏ bé hơn Sam rất nhiều. Có lẽ bởi từ nhỏ con bé ốm yếu, bệnh tật nên thể trạng cũng kém, dù ăn bao nhiêu cũng không thể lớn được như bao đứa trẻ bình thường khác.

Năm ấy khi tôi mang thai các mốc sàng lọc cũng không làm đầy đủ, chỉ biết mình mang thai đôi một trai một gái. Đến khi sinh ra Sam ra trước, thằng bé khoẻ mạnh bình thường, còn So thì vừa ra đời đã tím tái, phải đưa đi cấp cứu. Lúc ấy tôi mới biết hoá ra con bị hẹp van động mạch phổi, nằm viện gần tháng trời mới được về. Khi So được hơn một tuổi bác sĩ đã chỉ định nong van bằng bóng qua da, có điều sau hai lần nong thất bại bác sĩ nói tình trạng của con khá nặng nên không thể nong được nữa mà được chỉ định phẫu thuật. Chỉ là sau đó sức khoẻ của So không được tốt nên phẫu thuật bị lùi lại, giờ con được ba tuổi tôi lại không còn đủ chi phí để phẫu thuật cho con. Dù tôi đã cố gắng đi làm, cố gắng tích cóp từng xu nhưng cuối cùng số tiền tiết kiệm vẫn chỉ là con số nhỏ so với số tiền cần.

Tôi nhìn Sam, So trái tim không sao thở nổi vì xót xa. Mới chỉ có ba tuổi nhưng Sam lại rất hiểu chuyện và người lớn, từ bé luôn rất nhường nhịn và yêu thương em. Thằng bé may mắn hơn em gái về sức khoẻ nhưng suy cho cùng so với những đứa trẻ ngoài kia con vẫn thiệt thòi về thể chất lẫn tinh thần. Giữa cuộc đời đầy đau khổ và tẻ nhạt này… tôi không biết bấu víu vào đâu ngoài hai đứa con này nữa.

Buổi chiều So được xuất viện về nhà. Căn nhà cũ kỹ ọp ẹp không được dọn dẹp nên từ ngoài hiên vào đến trong nhà đồ đạc vương vãi đầy. Tôi vốn định mang Sam, So vào phòng trước rồi ra dọn lại nhà thì đã thấy Việt từ bên trong bước ra. Thường giờ này anh ít khi ở nhà, thế nên thấy anh tôi có chút ngạc nhiên hỏi:

– Anh không đi làm sao? Sao giờ còn ở nhà?

Sam So nhìn thấy bố thì mừng quýnh ríu rít chào:

– Con chào bố.

Việt nhìn Sam, So ừ một tiếng rồi đáp lời tôi:

– Công trình cũ hết việc từ tuần trước rồi, chưa tìm được việc mới nên tôi ở nhà.

Nghe đến đây tôi khẽ ngớ người, hoá ra anh không đi làm cả một tuần nay rồi, vậy mà tôi không hay biết, cũng không hề thấy anh gọi điện hỏi con lấy một câu. Thế nhưng tôi không dám trách anh chỉ lặng lẽ dẫn hai đứa vào phòng đến lúc ra cũng thấy Việt đã đi từ bao giờ. Căn nhà bừa bộn như bãi chiến trường, bác sĩ Trung cũng dặn tôi nên để So ở trong một môi trường sạch sẽ, như vậy cũng sẽ tốt cho con hơn, vả lại từ xưa đến nay tôi cũng không chịu được cảnh bừa bộn nên dù rất mệt vẫn lựa chọn dọn dẹp sạch sẽ rồi mới nấu nướng cho hai đứa.

Buổi tối Việt không về chỉ có ba mẹ con ăn cơm. Ăn xong tắm táp sạch sẽ tôi mới cùng hai đứa lên giường. Phía đối diện là phòng của Việt, chỉ cách nhau một tấm chắn nhựa mỏng manh. Sam và So cứ nhìn mãi sang căn phòng ấy rồi hỏi tôi:

– Mẹ ơi, tối nay bố không về hả mẹ?

Tôi cũng không thể nhớ nổi từ bao lâu rồi Việt rất ít khi ở nhà, đến nỗi dường như Sam, So cũng quen dần với điều ấy nên dù tôi không đáp cũng không hỏi thêm. Trước kia khi lấy Việt tôi đã từng cảm thấy vô cùng tự ti bởi Việt là một người đàn ông tương đối nhiều sự lựa chọn còn tôi chỉ là một đứa không công ăn việc làm. Gần bốn năm trước Việt vẫn làm phó phòng cho một công ty khá nổi tiếng, không đến mức quá nhiều tiền nhưng lương cũng khá cao. Thế nhưng sau đó khi tôi sinh Sam, So được vài tháng không biết nghe lời chị Hoa – chị gái ruột anh rời công ty cũ chung tiền mở công ty mới cùng anh rể cuối cùng làm ăn thất bát, vỡ nợ đến giờ vẫn chưa thể trả hết tiền, nhà cũng phải bán đi để trả nợ rồi ở tạm ngôi nhà cũ kĩ này. Mẹ chồng tôi lại bị tai biến, thành ra mọi gánh nặng đè hết lên vai Việt. Có lẽ những áp lực ấy khiến anh dần dần thay đổi… thay đổi đến mức tôi cũng không còn nhận ra nữa.

Tôi khẽ thở dài nhìn lên trần nhà, thực ra nếu So không bị bệnh có lẽ tôi đã có thể phụ giúp Việt một chút, nhưng không… lo cho hai con còn chẳng thể lo nổi. Không muốn nghĩ nhưng dường như cuộc sống đang bức bách tôi quá đỗi.

Nhớ lại lời bác sĩ Trung nói rằng So cần được phẫu thuật sớm, nhất định phải tìm cách cho con bé phẫu thuật sớm. Phẫu thuật sớm… Tôi phải lấy tiền ở đâu để cho con bé bây giờ đây, tôi phải nghĩ cách gì đây? Mấy năm nay tôi đi làm, lương không cao, con lại đi viện nhiều, đến giờ số tiền tôi có chỉ vỏn vẹn hơn hai mươi triệu mà số tiền cần phẫu thuật cho con cũng ngót nghét đến cả một hai trăm triệu. Mặc dù hiện nay nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng căn bản ai cũng hiểu rằng đó chỉ là hỗ trợ trong danh mục được chi trả, vả lại nếu chờ đến lượt con mình thì cũng rất mong manh. Chính bản thân tôi cũng biết nếu không phẫu thuật tôi biết sẽ rất nguy hiểm cho So. Tôi nằm nghĩ rất lâu, rất lâu, cuối cùng cũng chỉ như mối tơ vò không sao có thể thoát ra được.

Sáng hôm sau Sam và So đều đòi đi học. Con mới ra viện tôi cũng chưa muốn cho con đi học luôn, thế nhưng cả hai đứa đều nằng nặc đòi đi nên tôi đành chiều theo. Vả lại tôi nghỉ làm cả chục ngày nay, nếu không đi làm nữa thì không biết đời nào mới đủ tiền phẫu thuật cho So, mà lớp của So, Sam lại là cái Phương, bạn thân tôi chủ nhiệm nên tôi cũng yên tâm một phần. Khi vừa ăn sáng xong chuẩn bị đưa hai đứa đi học tôi đã nghe tiếng chị Hoa oang oang bên ngoài:

– Mẹ chồng nằm viện từ hôm kia mà con dâu không thấy mặt đâu. Tôi chẳng hiểu mợ làm dâu kiểu gì nữa.

Thấy chị Hoa trách móc, tôi có chút ngạc nhiên. Mẹ chồng tôi nằm viện mà Việt không hề nói gì, tôi không hay biết. Thế nhưng tôi không cãi lời chị Hoa mà chỉ hỏi lại:

– Mẹ bị sao vậy chị?
– Giờ còn hỏi được câu này, có đứa con dâu như này đúng là phúc nhỉ?
– So nằm viện cả chục ngày nay hôm qua mới ra viện nên…, chiều nay em sẽ vào thăm mẹ.
– Thôi khỏi đi, mẹ trưa nay ra viện rồi, ăn rồi mỗi đẻ con cũng không đẻ được đứa con nên hồn. Cả ngày bệnh tật, tiêu tốn bao nhiêu tiền của của cái nhà này rồi. Từ ngày về đây chả làm được cái gì cho nhà chồng cả, tài thật, sao thằng Việt lại rước được mợ về không biết.

Nghe chị Hoa nói đến đây, cổ họng tôi nghẹn ứ lại. Những lời móc mỉa như xé nát tâm can của một người mẹ. Tôi không muốn cãi nhưng không thể nhẫn nhịn được trả lời:

– Trước mặt trẻ con chị đừng nói những lời khó nghe như vậy. Không ai muốn con mình bệnh cả…
– Thôi. Tôi nói cũng chẳng sai gì đâu, từ lúc thằng Việt nó lấy mợ về đen đủ đường, mợ làm được cái quái gì cho cái nhà này chưa hay chỉ làm khổ nó? Con cái bệnh tật thế sao không nhờ ngoại? Chẳng phải mợ có đứa em nuôi giàu có lắm sao… sao không biết đường về mà xin tiền nó? Mà bố mẹ đẻ mợ cũng có phải nghèo khó lắm đâu, chẳng lẽ không cho mợ nổi tiền chữa bệnh cho con So?

Tôi nhìn chị Hoa, không muốn tí lại thành cãi nhau to trước mặt mấy đứa trẻ nên mặc lời nói đầy mỉa mai của chị chỉ chào một vội bế Sam, So ra con xe máy cà tàng thắt dây lại rồi đi thẳng đến nhà mầm non tư thục của cái Phương. Sau khi dặn dò cái Phương cho So uống thuốc đúng giờ xong tôi liền phi xe máy đến chỗ làm. Công việc hằng ngày của tôi là làm lễ tân khách sạn, thế nhưng vì So thường hay ốm đau đi viện nên tôi không được làm chính thức mà chỉ được sắp xếp vào mấy ca thay thế. Lúc đến, quản lý có gọi tôi vào đưa cho tôi tiền lương rồi nói với tôi ngoài trừ lương thì toàn bộ hoa hồng, thưởng tháng này tôi đều sẽ bị cắt sạch vì nghỉ mười ngày nay rồi. Bản thân tôi cũng cảm thấy có chút không cam tâm nhưng tôi không dám cãi lời quản lý. Trước kia khi chưa vướng bận điều gì tôi cũng rất ít khi cúi đầu trước mặt người khác. Thế nhưng mấy năm nay, trải qua ngàn vạn đắng cay tôi biết mình chỉ có thể nhẫn nhịn. Tôi còn hai đứa con nhỏ, tôi cần tiền vậy nên chỉ có thể gật đầu nuốt những ấm ức vào trong cầm số tiền ít ỏi cất đi.

Hai giờ chiều tôi thay ca, ngoài trời vẫn lạnh buốt chỉ là không còn mưa nữa. Giờ này chưa thể đón Sam, So. Tôi nhìn hai hàng cây bên đường, lòng đầy rẫy những suy nghĩ miên man, nhớ lại lời chị Hoa sáng nay nói đầu óc lại ong ong. Thực ra có những chuyện không phải người trong cuộc sẽ không sao hiểu được. Đúng là tôi có bố mẹ, gia cảnh cũng không quá mức bần hàn nhưng từ năm mười tám tuổi tôi đã tự mình bươn trải tự nuôi thân, thi thoảng còn gửi cho bố mẹ chút ít. Cho đến mấy năm trước khi mang bầu Sam, So khi còn chưa tốt nghiệp đại học, lúc biết tin bố mẹ tôi đã làm ầm ỹ cả lên. Cuối cùng sau những lời chửi bới, mạt sát họ kiên quyết bắt tôi phải bỏ thai, bằng không sẽ từ mặt tôi. Dẫu cho tôi van xin cỡ nào, dẫu cho tôi đã khóc đến kiệt quệ tâm can họ vẫn không cho tôi giữ con. Một độ sau khi Việt lên xin bố mẹ tôi cho cưới họ vẫn không nguôi đi cơn giận, chính mẹ tôi cũng từng nói từ lúc tôi chấp nhận giữ thai cũng có nghĩa là sau này dẫu có chuyện gì tôi cũng không được làm phiền bố mẹ tôi. Con cái tôi có ra sao họ cũng sẽ không bao giờ dang cánh tay ra giúp đỡ. Lúc ấy tôi vẫn luôn tự nghĩ rằng dẫu sau này có khổ sở, bất hạnh ra sao tôi cũng sẽ cố gắng được chứ tôi nhất định sẽ không bỏ con. Chỉ là tôi nào ngờ… cuộc đời lại dồn mình vào bước đường cùng thế này, cũng không ngờ rằng cuộc sống lại bức bách như muốn thít tôi đến chết như vậy.

Không biết tôi đã nghĩ bao lâu cuối cùng vẫn lái xe máy đi thẳng về nhà bố mẹ tôi.
Đoạn đường về nhà hôm nay xa như cả ngàn thế kỉ. Khi về đến cổng tôi dựng xe máy ở gốc cây bằng lăng rồi đi vào. Mẹ tôi đang quét sân, vừa nhìn thấy tôi mặt đã lạnh tanh cất tiếng:

– Đến đây làm gì cái giờ này? Nếu đến để vay tiền thì xéo, tao không có cho vay đâu.

Thật ra tôi cũng chẳng hi vọng gì nhiều bởi vài lần đưa Sam, So xuống chơi mẹ tôi đều tỏ rõ thái độ không ưa và lần nào bà cũng rào trước chuyện sẽ không cho tôi vay tiền dù là một nghìn bé. Vậy mà không hiểu sao nghe mẹ nói vậy tôi vẫn thấy tim mình như quặn lên. Tôi biết năm ấy tôi để có bầu mang tiếng bố mẹ là tôi sai, chưa ra trường kiếm được tiền đã sinh con là tôi sai nhưng chẳng lẽ máu mủ ruột già có thể tuyệt tình đến mức nói bỏ là bỏ sao. Thấy tôi ngây người ra mẹ tôi lại gằn giọng nói:

– Năm ấy tao bảo mày phá thai đi mày không chịu nghe, mày bảo mày chấp nhận hết thì giờ sướng khổ mày cũng tự chịu. Tao không muốn dính dáng đến thứ báo cô báo hồn như mày. Tao không có tiền đâu, tao còn đang phải lo chạy việc cho thằng Tú, tốt nhất mày vay ai thì vay đừng nghĩ đến chuyện về đây vay tao.

Mấy câu nói tôi định nói bỗng nghẹn ứ lại trong cổ họng. Bên trong nhà bố tôi và thằng Tú nghe tiếng nói của mẹ cũng đi ra. Thằng Tú nhìn tôi ánh mắt thương hại khẽ lên tiếng:

– Chị Trân, chị vào nhà đi, hôm nay không đưa Sam, So xuống chơi à chị?

Mẹ tôi thấy thằng Tú nói vậy thì quắc mắt mắng:

– Nhà mày à mà mày mời? Nó xuống vay tiền chứ chơi bời gì?
– Nhà của bố mẹ nhưng chị con về chơi sao mẹ cứ phải gay gắt làm gì. Mẹ không cho vay thì thôi, chị… đợt này mẹ phải lo chạy việc cho em thật nên không có tiền, hay chị vay thử chị Liên Anh xem…

Câu nói thằng Tú còn chưa kịp dứt mẹ tôi đã gầm lên, lần này thái độ còn gay gắt hơn nhiều:

– Vay con Liên Anh? Tao cấm mày được vay con Liên Anh, cấm được làm phiền đến nó.

Thằng Tú có lẽ cũng không ngờ mẹ lại phản ứng như vậy sượng mặt lại sau mới đáp:

– Vay chị Liên Anh thì làm sao? Chị ấy thiếu gì tiền? Bố mẹ cũng nuôi chị ấy bao nhiêu năm, coi như con ruột nay chị Trân khó khăn chị ấy giúp đỡ chút cũng đâu có làm sao mà phiền?
– Nó giờ sống cuộc đời của nó, nó không có nghĩa vụ phải giúp đỡ con Trân hay bất cứ ai trong nhà này cả.
– Lúc nào mẹ cũng chỉ nghĩ cho chị Liên Anh còn chị Trân là con ruột thì bố mẹ lại chẳng để tâm. Không phiền chị Liên Anh thì thôi lo việc cho con sau, con So nó bệnh như vậy… để tiền đấy lo cho cho cháu trước.

Mẹ tôi nghe xong cười khẩy mỉa mai:

– Ốc còn không mang nổi mình ốc còn định làm cọc cho rêu, người trên răng dưới d** chẳng có xu nào mà bày đặt. Không lo việc cho mày tao cũng không cho nó vay. Mày tài, mày giỏi thì mày thì kiếm cho nó đi. Còn mày nữa, lần nào về cũng khiến cái nhà này cãi nhau, tốt nhất mày đừng có về đi đâu thì đi cho khuất mắt tao.

Tôi nhìn mẹ khẽ cúi đầu xuống, cảm giác tội đồ xen lẫn cả chua xót tràn ngập lên cả miệng thành vị đắng ngắt. Chẳng đợi tôi chào mẹ đã ném vội cái chổi đi thẳng vào trong nhà. Cuối cùng tôi cũng chỉ gượng gào chào bố và dặn thằng Tú đừng cãi nhau với mẹ nữa rồi lặng lẽ lái xe máy ra về.

Gần ba giờ tôi mới về đến nhà, vào đến hiên xem điện thoại mới nhận được tin nhắn của thằng Tú gửi đến:

“Chị, chị đừng chấp mẹ, sang tuần em xin đi làm ở mấy công trình gần nhà làm tạm trong lúc chờ mấy chỗ em nộp hồ sơ, chị chờ em kiếm tiền em cho So chữa bệnh nhé, em với chị cùng kiếm tiền tiết kiệm cho cháu phẫu thuật!”

Vốn dĩ cứ nghĩ rằng mình đã quá kiên cường, vốn nghĩ rằng mình mạnh mẽ lắm, vậy mà đọc xong dòng tin nhắn của Tú tôi lại suýt đã oà lên khóc. Cũng may tôi kìm được nhưng khoé mắt vẫn cay xè. Từ nhỏ tới lớn trong gia đình có lẽ nó là người duy nhất luôn yêu thương tôi như vậy. Tôi nhắn lại cho nó một tin rồi đi vào trong nhà mở túi ra đếm đi đếm lại số tiền lương hôm nay nhận.

Tuy tiền lương chỉ còn một nửa lại không có hoa hồng và thưởng nhưng tôi cũng chỉ dám để ba triệu để mua thức ăn hằng ngày còn lại một triệu tôi định mở két cất đi. Trước kia tôi từng có thói quen mỗi ngày đều đếm đi đếm lại số tiền mình dành dụm được, thế nhưng sau nhiều lần đếm số tiền ấy vẫn chẳng tăng lên nên chỉ khi nào có tiền lương về tôi mới đếm lại. Chỉ có điều không hiểu sao khi chuẩn bị mở két tôi bỗng có linh cảm chẳng lành. Mật mã đã được xoay đúng số từ bao giờ, khi vừa vặn ra toàn thân tôi bỗng sững lại. Trong két trống trơn, toàn bộ số tiền trong két không cánh mà bay. Tôi hoảng hốt lục tung két sắt nhưng vẫn không thấy một đồng tiền nào vội vã bật dậy lao ra ngoài. Tivi màu vẫn còn, đồ đạc vẫn y nguyên, mật mã két sắt là trước ngày sinh của Sam, So một ngày. Không thể là trộm được, mà ngoài tôi và Việt thì không ai biết mật mã cả. Lúc này tay tôi vẫn run, định lấy điện thoại gọi cho Việt thì anh cũng từ bên ngoài bước vào. Nhìn thấy tôi đang run rẩy, lại liếc mắt nhìn chiếc két sắt đang mở thái độ vô cùng bình thản.

Tôi nhìn Việt, trong lòng bỗng hoang mang… thái độ này của anh là sao? Là anh đã thật sự lấy đi số tiền trong két? Tôi túm lấy tay anh khẽ hỏi:

– Số tiền trong két là anh lấy sao?

Việt nhìn tôi, vẫn bình thản đáp lại:

– Phải! Là tôi lấy đi.

Rõ ràng tôi nghe đầy đủ lời chồng mình nói nhưng vẫn cố chấp hỏi lại:

– Anh lấy có việc gì à? Lúc nào thì anh trả lại được cho em? Bác sĩ nói So cần sớm làm phẫu thuật…

Chẳng đợi tôi nói hết Việt đã cắt ngang:

– Tôi lấy đóng viện phí và mua thuốc cho mẹ tôi. Chắc không có trả lại đâu, vả lại số tiền đó cũng chẳng bao giờ đủ để phẫu thuật cho So.

Nghe đến đây, tôi gần như không sao chịu nổi, giống như bị đả kích nói lớn:

– Anh nói cái gì vậy? Đây là tiền em dành dụm để chữa bệnh cho con. Anh nói lấy là lấy, thậm chí còn không hỏi em lấy một câu.
– Mẹ tôi cần tiền.
– Vậy So không cần tiền sao? Anh biết thừa em khổ cực thế nào, bán mạng đi làm lo cho con mới được ngần ấy tiền, sao anh có thể lấy đi như vậy? Mà kể anh có lấy cũng phải hỏi em một câu chứ, tiền viện của mẹ trước kia chỉ vài triệu, sao giờ đến ba mươi triệu?

Thấy tôi gào lên Việt vẫn thản nhiên đáp:

– Có hơn ba mươi triệu, cô nghĩ đủ để phẫu thuật cho So sao? Cô không có tiền nhưng đám người xung quanh cô thiếu gì tiền? Không biết ngửa tay ra xin à?
– Anh nói vậy mà nghe được sao? – tôi gần như gào lên – Hàng tháng ngoài tiền sinh hoạt phí tôi phải lo tôi vẫn để ra hai triệu chỉ để lo thuốc men cho mẹ chứ đâu phải tôi tiếc? Nếu là tiền của anh tôi không nói đến, nhưng đây là tiền riêng tôi lo cho So, ba năm tôi mới có ngần ấy tiền, anh biết số tiền này tôi còn quý hơn cả mạng sống của mình kia mà.

Tôi vừa dứt lời không biết từ đâu chị Hoa cũng chạy xồng xộc vào rít lên:

– Vô phúc, vô phúc mà. Mẹ chồng nằm viện mà con dâu còn tiếc chút tiền, đúng là vô phúc mới vớ phải thứ con dâu như mày.

Tôi nhìn chị Hoa đáp lại:

– Không phải việc của chị, đây là việc của vợ chồng em, chị không cần xen vào, chị về đi.
– Tao không về, tao về để mày ở lại đây bắt nạt em tao à?
– Chị Hoa, em không bắt nạt ai cả, nhưng vợ chồng em đang nói chuyện riêng, mong chị tôn trọng chúng em.

Thế nhưng chị Hoa vẫn không hề dừng lại tát vào vào mặt tôi tru tréo lên:

– Mẹ đẻ thằng Việt ra, nuôi nó lớn ngần này, bao nhiêu tiền của nó cũng mang cho vợ con hết, giờ mẹ bệnh tật lại đi tiếc tiền với mẹ là thế nào?
– Không phải em tiếc tiền, nhưng đó là tiền em tiết kiệm để làm phẫu thuật cho So.
– Phẫu thuật cái con khỉ gì, có vài chục triệu bạc. Tiền phẫu thuật của con So lên cả mấy trăm triệu cơ mà. Mà con So, bệnh tật thế không sống được thì giải thoát cho nó đỡ khổ cả cái nhà này mà đỡ khổ cả nó, tiêu tốn tiền vào nó làm gì? Nhà này có thằng Sam là được rồi, có thằng cháu đích tôn khoẻ mạnh là được. Cũng may là đẻ ra thằng Sam khoẻ mạnh chứ không đúng là vô phúc thật.

Lần này tôi gần như không nghe nổi, không thể ngờ rằng lời nói độc địa như vậy chị ta cũng nói được ra liền tát lại rồi gầm như con thú:

– Chị câm mồm đi! Sao chị nói được ra mấy lời ấy hả? Sao có thể có ý nghĩ độc ác như vậy? Chị cũng làm mẹ sao có thể nói như vậy hả?

Chị ta đã không biết sai còn túm lấy tóc tôi vừa đánh vừa chửi:

– Mày dám tát tao, con láo toét… vô phúc… vô phúc…

Việt thấy vậy thì lao vào can, thế nhưng chị ta đã đạp anh ra rồi đẩy tôi xuống. Lực đẩy rất mạnh, đầu tôi lại đập thẳng xuống góc kính của bàn. Trong giây lát một tiếng rầm lớn, một dòng máu từ đầu chảy xuống, còn có mảnh kính cắm thẳng lên ấy. Việt hốt hoảng túm lấy tôi rồi vội vã rút điện thoại định gọi xe. Thế nhưng tôi giống như con thú bị thương gạt tay anh ta ra, đôi mắt long sòng sọc nhìn chị Hoa rồi đưa tay ôm đầu loạng choạng đứng dậy lấy chiếc khăn bọc chặt máu rồi tự ra ngoài bắt xe đến viện. Chị ta có lẽ cũng không ngờ tới nên đứng trân trân hay tay bấu vào nhau nhìn tôi.

Tôi cũng không biết mình đến viện thế nào, đầu óc choáng váng đến nỗi không thể nhớ ra. Chỉ biết tôi được đưa vào trong, bác sĩ gắp mảnh thuỷ tinh rồi khâu mấy mũi trên đầu sau đó được băng bó. Hình như bác sĩ có hỏi thêm gì đó nhưng tôi không trả lời nổi, thấy tôi như vậy anh ta chỉ khẽ thở dài sát trùng lại rồi bảo tôi nằm lên giường chờ một lúc cuối cùng kê thêm chút thuốc thì được về.

Khi ra đến bên ngoài tôi lặng lẽ nhìn mình qua lớp cửa kính. Không còn là một cô gái xinh đẹp lay động lòng người ở tuổi mười chín đôi mươi mà là một con đàn bà già dặn, bất hạnh. Mái tóc bù xù được băng một mảnh băng trắng trên đầu, đôi mắt thâm quầng, sưng mọng sau bao đêm mất ngủ, quần áo rẻ tiền còn dính loang lổ máu, chân đi đôi dép nhựa tổ ong. Nếu là trước kia gặp chuyện thế này có lẽ tôi đã khóc, nhưng giờ dường như bản thân đã chai sạn lại. Nhìn mình trong gương tôi lại tự nhủ không được khóc, mọi chuyện đều sẽ qua thôi, chỉ cần chịu đựng khổ sở thế nào sẽ đều qua. Nhất là giờ đây tôi còn hai đứa con, tôi còn phải đón con, còn phải nấu ăn cho các con tôi. Nghĩ đến đây tôi cố đứng dậy, với tay qua cửa kính mở ra để đi về.

Thế nhưng… trong giây lát tôi bỗng sững sờ như chết đứng khi nhìn thấy người phía trước mặt. Có lẽ người đó cũng hoàn toàn bất ngờ khi gặp tôi ở đây nên bước chân cũng dừng lại. Trên đời này ngàn vạn chuyện có thể nhẫn nhịn cho qua, trăm ngàn chuyện xấu hổ có thể đối mặt, nhưng gặp lại ở đây tôi gần như không sao có thể tiếp nhận nổi.

Bao năm trôi qua rồi….

Chương 2

Tháng năm dài đằng đẵng trôi qua, tôi có ch.ết cũng không nghĩ lại gặp lại người đó trong hoàn cảnh khổ sở thế này. Bất giác tôi bỗng ngây người mất mấy giây. Mấy đồng t.iền bạc lẻ trong tay tôi bỗng nhiên nặng trịch. Trước kia khi chia tay tôi từng nghĩ cả đời này sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa. Tôi gần như không dám nhúc nhích, gió bên ngoài tạt qua lớp tóc rối bù càng khiến tôi trở nên khổ hạnh. Khi tôi còn chưa biết phải phản ứng thế nào thì ở phía sau một người con gái vô cùng xinh đẹp, kiều diễm, ăn mặc nhã nhặn nhưng sang trọng bước lên cất giọng dịu dàng:

– Dương, ca phẫu thuật thành công rồi! Người nhà anh ta cũng không khó khăn gì, chấp nhận mức bồi thường mà anh đưa ra, mình cũng nên gặp người nhà nói chuyện một chút.

Tôi không dám ngẩng đầu lên chỉ kịp thấy chiếc áo sơ mi trắng người ấy mặc có lấm tấm chút bụi xi măng và máu, ngón tay áp út có đeo chiếc nhẫn lấp lánh nhưng rồi tôi không dám tò mò giây nào nữa khẽ né người rồi bước ra ngoài. Bên trong người đó cũng dường như không hề để ý đến tôi, giống như một người qua đường xa lạ nâng giày lướt qua. Phải rồi, bao nhiêu năm như vậy chúng tôi đã sớm trở thành người xa lạ, tôi đã kết hôn, có con… còn anh có lẽ cũng kết hôn rồi hoặc sắp kết hôn. Người bên cạnh xinh đẹp mĩ miều như vậy có lẽ là vợ sắp cưới của anh. Một người sang trọng như thế, giỏi giang như thế mới xứng đáng với anh. Có điều dẫu có thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng đã không còn liên quan nhau nữa, cuộc sống của chính tôi đã sớm không còn bóng dáng của nhau. Vậy cũng tốt!

Ra đến ngoài cũng đã chiều tối, tôi không thể mang thân thể này đi đón Sam, So nên chỉ có thể nhờ cái Phương mang con về. Nhà cửa bừa bộn, Việt và cả chị Hoa đều đã ra khỏi nhà. Dọn dẹp xong nhà tôi gọi cho bác sĩ điều trị cho mẹ chồng tôi hỏi về tiền viện phí, khi ấy mới biết hoá ra tiền viện phí chỉ hết bốn triệu. Vậy sao Việt lấy đi ba mươi mấy triệu kia? Số tiền còn lại anh ta đã mang đi đâu? Khi còn đang nghĩ miên man cái Phương cũng đưa Sam, So về. Vừa nhìn thấy tôi cái Phương cũng tá hoả vội vàng hỏi:

– Mày bị làm sao thế kia? Có chuyện gì đấy?

Cái Phương tuy là bạn thân tôi, nhưng dẫu sao chuyện gia đình tôi cũng không muốn kể ra, vả lại cũng không muốn nó lo lắng nên chỉ đáp:

– Không sao đâu, tao bị ngã thôi, Sam, So hôm nay đi học có ngoan không?
– Tất nhiên là ngoan rồi. Sam, So biết hết số má, màu sắc rồi, đang đòi bắt tao dạy chữ đây, ba tuổi ranh mà khôn như năm sáu tuổi, mà tao sợ So quá sức nên không dám dạy nhiều. Con bé xinh gái, thông minh thế này kể mà không bị bệnh có phải tốt không.

Nghe cái Phương nói lòng tôi như có tảng đá đè nặng. Mỗi lần nhắc đến bệnh tình của con tôi không sao nghĩ thông nổi. Giờ số tiền ít ỏi kia không còn, tôi cảm thấy như rơi vào tuyệt vọng. Cái Phương thấy tôi như vậy liền dúi vào tay tôi hai đồng năm trăm nghìn rồi nói:

– So đi viện tao không biết mua gì, thôi thì mày mua cho hai đứa tẩm bổ cho chúng nó ăn giúp tao.

Cái Phương là giáo viên mầm non, lương cũng chẳng cao gì nên tôi liền trả lại. Thế nhưng nó vẫn cố nhét tiền vào túi áo tôi bảo:

– Mày một mình cáng đáng cả gia đình. Ngoài hai đứa con còn lo cho cả nhà chồng. Cầm lấy đi, sau này giàu thì trả tao sau, đừng tự làm khó mình nữa. Tao chưa chồng con gì cũng chả tiêu gì nhiều. Mẹ tao cũng có tiền cho tao nên mày đừng nghĩ nhiều.

Tôi nghe đến đây vừa thấy tủi vừa xấu hổ. Số tiền một triệu với người khác chẳng là gì nhưng đúng là với tôi giờ là cả một gia tài. Tôi không muốn nhận nhưng rồi cuối cùng vẫn vô liêm sỉ nhận lấy.

Phương ở lại ăn cơm cùng ba mẹ con tôi rồi mới về. Hai đứa thích lắm, ríu ra ríu rít nói chuyện với cô giáo quên cả mẹ. Đến tối cho hai đứa ngủ tôi mới lần nữa dậy mở két. Vẫn trống trơn chẳng có xu nào cả.

Tôi thẫn thờ ngồi lên giường rồi không kìm được để mặc nước mắt lã chã rơi. Suốt bao ngày mệt mỏi đến hôm nay số tiền kia bay sạch tôi bỗng thấy bất lực đến vô hạn. Số tiền này quả thực là mạng sống của tôi. Chỉ khi bóng đêm chìm xuống, không có ai tôi mới dám khóc như vậy bởi ban ngày dù có thế nào tôi cũng phải vì con mà kiên cường. Nhìn So đang ngủ say tim tôi càng đau quặn lại, tôi biết kiếm đâu lại số tiền ấy đây, biết bao giờ mới đủ tiền làm phẫu thuật cho con? Có người mẹ nào nhẫn tâm nhìn con mình như thế, có người mẹ nào không đau xót khi con mang bệnh?

Tôi lấy máy gọi cho Việt nhưng anh không nghe máy, chỉ đành nhắn một tin rằng anh hãy thu xếp tiền đem về cho tôi. Thế nhưng chờ cả nửa đêm vẫn chẳng hồi âm. Dường như chút hi vọng mong manh của tôi cũng sắp tắt, niềm tin vào một ngày mai con được chữa khỏi bệnh cũng dần sụp đổ.

Cả một đêm gần như không chợp mắt, trân trân nhìn vào khoảnh trống trước mặt. Hôm nay là một ngày khốn đốn đến cùng cực nhất là lúc gặp lại người đó. Hoá ra đã bao nhiêu năm trôi qua rồi, có nằm mơ tôi cũng không ngờ gặp lại anh như vậy. Tôi ngồi yên không hề nhúc nhích. Có những ký ức đối với tôi lại xa xỉ đến thế. Có lẽ cuộc sống này đã quật ngã tôi, đến độ nhìn người đó một giây thôi cũng không dám. Cũng may giờ tôi đã gia đình rồi, nếu không chính tôi cũng không biết phải đối diện ra sao. Thứ tình yêu đẹp đẽ kia đã chết, chôn vùi dưới cả ngàn lớp bụi, tôi và anh giờ đây đến hận cũng không buồn hận.

Đến sáng hôm sau tôi bị đánh thức bởi tiếng cạch cửa của Việt. Sam, So vẫn đang ngủ say. Thấy anh ta tôi liền bật dậy lao ra rồi hỏi:

– Anh mang tiền về chưa?

Nghe tôi hỏi Việt chỉ hơi liếc mắt lên vết thương trên đầu tôi rồi đáp lại:

– Sao cô cứ cố chấp như vậy? Tôi nói rồi tiền đóng viện phí cho mẹ hết rồi.
– Anh đừng nói dối, tôi gọi hỏi anh Dũng rồi, tiền viện phí của mẹ chỉ hết bốn triệu.

Việt hơi khựng lại rồi cười nhạt:

– Hoá ra cô còn điều tra tôi cơ à?
– Việt! Tôi không tính toán với anh nữa, bốn triệu ấy tôi đồng ý để anh lấy ra đóng viện phí cho mẹ. Nhưng số tiền còn lại anh trả cho tôi tôi còn tiết kiệm để sau phẫu thuật cho con.
– Số tiền còn lại tôi tiêu hết rồi.

Tôi nhìn Việt, không kìm được gắt lên:

– Anh tiêu cái gì mà hết số tiền ấy? Tôi không cần biết trong ngày hôm nay anh phải mang tiền trả cho tôi.
– Tôi chơi chứng khoán hết rồi, chưa có để trả đâu, mà có trả chắc cũng còn lâu mới trả được.

Từng câu từng chữ của Việt khiến tôi run lên bần bật vì tức giận. Tiền đi chữa bệnh cho con mà anh ta đem nướng vào chứng khoán. Tôi túm lấy anh ta mà mắng:

– Có phải anh bị điên rồi không? Anh bị điên rồi sao? Nhà thừa tiền để anh mang đi chơi chứng khoán à? Anh có thấy con So đang nằm kia chờ phẫu thuật không hả?
– Cô mới là người điên! Ba mươi triệu mà cô làm như ba trăm triệu. Cô làm bao nhiêu năm nữa mới đủ cho nó đi phẫu thuật? Tôi nói rồi, giờ muốn chữa bệnh cho So cô mặt dày xin tiền đám người xung quanh cô là được. Sao phải khổ sở thế?
– Anh nói thế mà nghe được sao? Anh nghĩ ai cho tôi vay tiền chứ? Bố mẹ tôi hay cái Liên Anh? Vay được tôi đã vay từ lâu rồi!
– Bố mẹ cô không cho vay, em nuôi cô không cho vay nhưng chẳng lẽ cô không nghĩ ra ai để vay nữa à? Cô rõ mà đúng không?

Nghe đến đây tôi cũng đứng bất động nhìn Việt, không gian bỗng như chìm trong tĩnh lặng. Rất lâu sau tôi mới ngước lên nhìn anh ta đáp:

– Tốt nhất anh thu xếp tiền đưa cho tôi. Tôi không muốn nói nhiều đâu.
– Có ba mươi mấy triệu mà cô cũng tính toán với tôi. Cô quên tôi còn chi cho cô nhiều hơn thế sao? Cô nên nhớ là cô nợ tôi còn nhiều hơn cả con số ấy!

Nói rồi không đợi tôi đáp anh ta cũng đi ra ngoài bỏ mặc tôi đứng như trời trồng vừa tiếc tiền vừa đau lòng đến đứt ruột. Đến tận khi anh ra đi khuất tai tôi vẫn ong ong lên cảm thấy lời nói như nhát dao vô hình nhưng lại vô cùng xa vời xen lẫn cả sự vô vọng của bản thân tôi. Mấy năm nay Việt thay đổi rất nhiều, thế nhưng có thay đổi cỡ nào tôi vẫn luôn nguỵ biện rằng bởi quá nhiều áp lực đè nặng lên đôi vai nên anh ta mới như vậy. Thật ra anh ta có thay đổi cỡ nào, có tệ hại ra sao tôi cũng chưa từng có ý nghĩ buông bỏ. Các con tôi cần có bố, cần một mái ấm gia đình… và sâu hơn… có những món nợ mà đời này tôi không biết phải trả thế nào.

Khi còn đang suy nghĩ miên man thì bên trong phòng Sam, So cũng dậy. Tôi cố gượng gạo nở nụ cười với các con rồi nấu ăn sáng. Bữa ăn sáng cũng chẳng có gì cả chỉ có chút tôm khô nấu bánh đa mà hai đứa cũng ăn ngon lành. Tôi nhìn hai con, lòng đau như cắt. Những đứa trẻ ba tuổi thậm chí còn đang được cha mẹ đút cho ăn, dỗ dành từng ly sữa, nhưng với hai đứa con tôi lại ngồi tự xúc ăn, nói chuyện đầy vui vẻ giống như đây là món cao lương mĩ vị tuyệt vời.

Ăn sáng xong tôi đưa Sam, So đi học rồi về qua nhà chị Hoa. Dẫu hôm qua có chuyện gì thì tôi vẫn là phận làm dâu, mẹ chồng mới nằm viện cũng không thể không đến thăm. Cũng may lúc đến tôi không gặp chị Hoa, chỉ có cái Linh con gái lớn của chị ở nhà. Mẹ chồng tôi bị tai biến nằm mấy năm nay, bà vẫn nhận thức được, vẫn nói được chỉ là hai chân bị liệt không thể đi. Trước kia khi tôi và Việt lấy nhau bà không ưa tôi nên về nhà chị Hoa sống. Mẹ chồng tôi thấy tôi đến thăm thì lạnh nhạt móc mỉa mấy câu, nhưng tôi cũng không để bụng pha cho bà cốc sữa rồi xuống bếp nhà chị Hoa nấu cháo xong mới về.

Về đến cổng tôi gặp thằng Tú đang chờ mình ở đó. Thấy nó tôi ngạc nhiên hỏi:

– Sao em lại đến đây?

Nó nhìn tôi hồ hởi nói:

– Chị! Sáng nay em đi nộp hồ sơ vào công ty TNT, em thấy ở đó đang tuyển phiên dịch viên tiếng Trung, người ta không yêu cầu trình độ mà lương mười lăm triệu lận, cao hơn hẳn bên chỗ khách sạn chị đang làm còn được đóng bảo hiểm cho nữa, làm giờ hành chính không phải làm theo ca, không phải đi đêm vất vả. Hay là chị thử nộp hồ sơ vào xem.

Tôi nghe thằng Tú nói thì bật cười đáp:

– Nhiều công ty lúc tuyển thì ghi là không yêu cầu trình độ nhưng đến lúc phỏng vấn chỉ có bằng cấp ba thì loại ngay. Chị nộp ba bốn công ty như thế đều bị loại từ vòng gửi xe, không hi vọng gì đâu.
– Thì chị cứ thử nộp lần nữa xem biết đâu lần này lại trúng tuyển thì sao, làm ở kia lương không nổi mười triệu mà nhiều lúc làm gần đêm mới về đi lại vất vả, nguy hiểm.
– Để chị xem thế nào.
– Xem gì nữa, không thì chị viết hồ sơ đi em mang đi nộp cho. Đằng nào cũng chẳng mất gì nhiều. Lương cao hơn thì sẽ có nhiều tiền tiết kiệm cho So hơn, em mà trúng tuyển nữa thì em sẽ để dành nửa tháng lương để chị chữa bệnh cho cháu.

Tôi nghe thằng Tú nói thì xúc động nghẹn ngào, từ nhỏ tới lớn lúc nào nó cũng tình cảm với tôi như thế. Hồi tôi sinh Sam, So bố mẹ tôi không thèm nhìn mặt cháu cũng có mỗi nó nhịn ăn sáng mua con gà đường xá xa xôi mang về nhà chồng cho tôi. Đến tận bây giờ cũng chỉ có mình nó quan tâm đến ba mẹ con tôi. Thấy tôi còn chần chừ thằng Tú lại kéo tay tôi vào thuyết phục:

– Chị nghe em một lần đi mà, cứ thử nộp xem. Chị giỏi tiếng Trung như vậy chẳng qua thiếu mỗi cái bằng đại học thôi mà bao nhiêu nơi bỏ phí một nhân tài. Nha, em chở chị đi mua hồ sơ rồi viết, em đi nộp cho chị.

Thằng Tú nói vậy tôi cũng không nỡ từ chối dù đã bị kha khá các công ty loại từ vòng đầu. Thằng Tú chở tôi ra hiệu sách mua hồ sơ, ảnh, bằng cấp giấy tờ lúc nào tôi cũng photo công chứng để sẵn nên làm hồ sơ khá nhanh rồi đưa cho thằng Tú đi nộp.

Buổi chiều sau khi tan ca làm tôi định đi đón Sam, So thì thấy thằng Tú đã đón hai đứa rồi chờ ở ngoài cổng khách sạn từ bao giờ. Sáng vừa gặp giờ nó lại mò đến tôi còn chưa kịp hiểu lại có chuyện gì nó đã toe toét nói trước:

– Chị Liên Anh từ Hà Nội về, chị ấy bảo em qua đón chị với Sam, So về chơi ăn cơm.

Thật ra không phải tôi không muốn về nhà, nhưng mỗi lần về bố mẹ tôi đều tỏ rõ thái độ không vui nên tôi cũng ít khi về. Thằng Tú như đoán được suy nghĩ của tôi nên quay xe vừa chở Sam, So vừa nói tiếp:

– Bố mẹ thế nào thì kệ bố mẹ, máu mủ cũng không bỏ được nhau. Ba chị em mình sống từ bé với nhau thân thiết, chẳng mấy khi chị Liên Anh về đây, Sam, So cũng đang muốn được đi chơi nên chị về cùng em đi.

Nhìn vẻ mặt háo hức của Sam, So lại nghĩ đến việc cũng mấy tháng rồi tôi và thằng Tú chưa gặp Liên Anh nên tôi cũng gật đầu. Khi về đến cổng nhà đã thấy con xe Audi bóng loáng của Liên Anh đang đỗ. Tôi dựng con xe máy cà tàng vào một góc rồi cùng thằng Tú dẫn Sam, So đi vào. Vừa nhìn thấy ba mẹ con tôi Liên Anh đã mừng rỡ chạy ra bế hai đứa lên rồi nựng:

– Ui trời, hai con cún con của dì mới mấy tháng không gặp mà đã lớn chừng này rồi. Vào đây dì cho quà nào.

Mẹ tôi liếc xéo tôi, vẻ mặt đang tươi cười cũng hằm hằm lại. Nhưng có lẽ vì có Liên Anh ở đây nên bà cũng không mắng mỏ gì. Mỗi lần Liên Anh về nó lại khuân không biết bao nhiều đồ đạc quà cáp cho từng người. Nó còn mang cho tôi mấy túi quần áo toàn là hàng hiệu mà nó chắc chỉ mới mặc hai ba lần, có cái còn nguyên tem mác rồi bao nhiêu quà cho Sam, So nên hai đứa thích lắm. Lúc ăn cơm hai đứa con tranh nhau ngồi cạnh dì Liên Anh với cậu Tú khiến tôi bật cười.

Ăn cơm xong tôi và thằng Tú mang bát đi rửa để Sam, So ở trên nhà chơi với Liên Anh và ông bà ngoại. Đối với cháu bố mẹ tôi cũng rất lạnh nhạt, nhưng vì Liên Anh nó quý hai đứa nên ông bà cũng không tỏ thái độ gì ở đây. Đến lúc tôi úp bát xong Liên Anh cũng đi xuống. Nó nhét vào tay tôi năm triệu rồi bảo:

– Chị cầm lấy mua đồ ngon ngon cho hai đứa. Con So em thấy gầy lắm, em để bốn xách yến ở hiên, khi nào về chị cầm về cho hai đứa uống.

Tôi định không lấy tiền trả lại cho Liên Anh, thế nhưng mẹ tôi từ đâu đến nhìn thấy đã mỉa mai:

– Gớm, muốn nhận thì cứ nhận đi bày đặt trả lại, còn sĩ hão cơ. Cũng tài đánh hơi được con Liên Anh về mà sang chực chờ.

Từng câu từng chữ mẹ tôi nói như từng mũi kim đâm vào tim tôi, cổ họng đắng ngắt. Liên Anh thấy vậy thì vội đáp:

– Là con bảo thằng Tú gọi chị ấy sang. Mẹ! Mẹ đừng thái độ với chị như vậy nữa, chuyện cũng đã rồi, mẹ gay gắt thế làm gì?

Mẹ tôi cười nhạt:

– Nó không nghe ăn nghe dạy thì như thế có đáng gì? Nuôi ăn nuôi học bao nhiêu năm chưa báo đáp được gì đã đẻ, đáng lẽ năm ấy cũng giành được suất sang Trung Quốc học thạc sĩ rồi mà còn chửa ra đấy. Đúng là vô tích sự mà.
– Kìa mẹ! Mẹ đừng giận chị mãi như thế.
– Chưa từ mặt nó là may rồi đấy. Thôi con lên nhà đi cho nó rửa bát, bố đang gọi con có việc gì thì phai

Liên Anh thấy mẹ tôi nói vậy thì đành lên nhà trước. Lúc chỉ còn hai mẹ con tôi dưới bếp mẹ tôi lại hằn học nói:

– Sang ăn chực ăn chờ rồi cũng phải tự biết mà làm. Chỉ giỏi vơ vét thôi, chả được cái nước gì, mẹ cũng như con. Cũng tài huấn luyện cho hai đứa con biết đâu là người giàu mà bám nhỉ?

Nói rồi chẳng đợi tôi đáp mẹ tôi đã bỏ lên nhà. Tôi cố ngửa mặt lên, hít một hơi để nước mắt không chảy ra. Tự dưng tôi thấy thương Sam, So vô cùng, bố mẹ tôi ghét tôi ghét lây cả hai đứa. Trẻ con mà, người nào quý nó nó sẽ quý lại thôi, nhưng trong mắt mẹ tôi điều ấy lại là sự bám víu người giàu, là cái gai trong mắt mẹ tôi. Rửa bát dọn dẹp xong tôi cũng không dám ở lại lâu nữa mà xin phép đưa Sam, So về. Liên Anh thấy vậy thì nói:

– Giờ cũng muộn rồi, để em đưa chị với Sam, So về. Xe máy để thằng Tú đi về cho.

Thằng Tú nghe vậy thì gật đầu túm lấy chìa khoá xe của tôi đi trước. Bố mẹ tôi không nói gì chỉ lừ mắt nhìn tôi một cái. Ba mẹ con tôi lên xe ô tô của Liên Anh ngồi. Được đi ô tô Sam, So thích lắm cứ tíu tít cười suốt. Tôi khẽ nhìn Liên Anh trong lòng cũng không còn cảm giác tủi hổ nữa mà thay vào đó là sự biết ơn vô cùng.

Liên Anh là em gái nuôi của tôi. Tôi cũng không rõ bố mẹ tôi nhận nuôi nó thế nào, có lẽ từ khi rất nhỏ. Chỉ biết tôi, Liên Anh và thằng Tú lớn lên cùng nhau ở miền biển Quảng Ninh này như ba chị em ruột. Tôi và Liên Anh bằng tuổi nhau, thằng Tú kém tôi ba tuổi, năm mười tám tuổi tôi thi đỗ đại học còn Liên Anh trượt. Sau đó con bé xin vào một thu ngân của một nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đến năm mười chín tuổi, vào một ngày đầu đông bố mẹ cùng thằng Tú lên Hà Nội đón tôi, cả nhà đến một trung tâm xét nghiệm ADN. Lúc đến nơi tôi thấy Liên Anh đứng cùng với vài người nữa vô cùng sang trọng. Khi ấy tôi và thằng Tú không hề biết có chuyện gì xảy ra, chỉ thấy bố mẹ tôi dặn ngồi đây chờ cùng bố mẹ. Sau cùng do quá muộn bố mẹ tôi đành để tôi đưa thằng Tú đi ăn cơm rồi về trọ nghỉ ngơi trước, chiều bố mẹ tôi sẽ về sau.

Đến tối hôm ấy tôi và thằng Tú mới biết Liên Anh không phải con ruột của bố mẹ tôi, không phải chị em ruột của tôi và thằng Tú. Nghe nói ông bà nội của Liên Anh rất giàu có, có hẳn một tập đoàn thép lớn ở Hà Nội. Năm xưa vì không chấp nhận mẹ của nó nên bố mẹ nó đã bỏ đi sang nước ngoài sinh sống gần như cắt đứt mọi liên lạc với gia đình nội. Đến khi nó bốn tuổi cả nhà mới về Việt Nam, sau đó một hai năm gì đó mẹ Liên Anh mất vì bị ung thư mà không phát hiện ra sớm, một thời gian sau bố Liên Anh cũng mất vì tai nạn giao thông còn lại chuyện vì sao thất lạc vì sao tìm được lại thì tôi không rõ. Chỉ biết năm mười chín tuổi nó chính thức về nhà nội sống cùng chị gái. Tôi cũng chưa từng gặp gia đình nhà nội Liên Anh mà chỉ có bố mẹ tôi gặp. Sau đó Liên Anh cùng ông bà nội vào trong miền Nam mở thêm công ty con trong đó còn ngoài này là do chị gái nó quản lý. Đến mấy bốn năm nay Liên Anh mới quay lại Hà Nội để học hỏi chị gái cách quản lý một tập đoàn lớn. Con bé tuy là đi theo gia đình ruột thịt nhưng gần như năm nào cũng vẫn về nhà chúng tôi vài lần, tình cảm chị em cũng không hề sứt mẻ đi.

Liên Anh và thằng Tú đưa ba mẹ con tôi về đến nhà, còn vào nhà chơi một lúc rồi mới về. Lúc về Sam, So cứ bịn rịn mãi cứ muốn cậu và dì ở lại chơi. Cuối cùng tôi dỗ mãi mới chịu vào nhà đi ngủ. Nhìn mấy xách yến Liên Anh để ngay ngắn trên bàn trong lòng tôi cũng đầy rẫy những cảm xúc lẫn lộn. Thực ra con bé vẫn luôn tốt như vậy, nhưng có lẽ sự nghèo khổ cũng khiến tôi hèn mọn đi, tự ti đi… tôi luôn cảm thấy em gái mình ở vị thế cao quá, dẫu có thế nào vẫn có một khoảng cách vô hình có lẽ là địa vị ngăn cách tôi và nó.

Những ngày tiếp theo Việt gần như đi biệt tích gọi cũng không nghe máy. Dù sao là vợ chồng, tôi cũng không yên tâm khi anh ta không ở nhà như vậy. Tôi có hỏi thì người ở công trình cũ có nói anh làm hồ sơ xin vào công ty xây dựng nào đó nhưng không biết có được không, còn cụ thể anh ta đi đâu thì người ta cũng không rõ.

Đến ngày thứ năm Việt chưa về, buổi chiều mới phải đi làm nên sáng đưa Sam, So đi học tôi định ra chợ mua cá chép về tẩm bổ cho hai đứa một chút thì lại nhận được điện thoại công ty TNT báo đi phỏng vấn, họ còn nói do tối qua gọi tôi không liên lạc được nên sáng nay phải gọi lại. Vì cứ nghĩ sẽ bị loại từ vòng hồ sơ nên tôi không chuẩn bị gì chỉ vội thay bộ quần áo, đánh chút son sau đó đi thẳng sang công ty.

Công ty này hình như cũng mới thành lập, văn phòng còn rất mới. Lúc đi vào tôi cũng thấy thằng Tú ăn mặc bảnh bao phỏng vấn ở phòng kế toán. Nó thấy tôi thì ra hiệu cố lên sau đó lại chăm chú vào đống tài liệu để học. Tôi bật cười, nhìn xung quanh, người đến ứng tuyển vị trí phiên dịch viên cũng không hề ít, chọn một mà có đến bảy tám cô gái còn rất trẻ, ăn mặc sang trọng, phấn son xinh đẹp. Nhìn lại mình chỉ mặc bộ quần áo đồng phục công sở cũ, ngoài cái gọn gàng thì chẳng có gì đáng để mắt đến. Ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã thua toàn tập rồi. Thế nhưng dẫu có bị loại thì tôi vẫn muốn bị loại một cách đáng tiếc nên trong lúc phỏng vấn tôi vô cùng để tâm. Vốn liếng học hành bao nhiêu năm dồn cả vào buổi phóng vấn hôm nay.. Ban đầu là phỏng vấn dịch một đoạn tài liệu rất dài tiếng Trung sang tiếng Việt trong đó còn rất nhiều từ ngữ chuyên ngành khó, sau đó là viết một đoạn tiếng Việt sang tiếng Trung và cuối cùng làm phỏng vấn trắc nghiệm. Tất cả tôi đều cố gắng làm cẩn thận và chỉn chu nhất có thể.

Sau khi phỏng vấn xong chúng tôi ngồi chờ. Đến khi có kết quả trưởng phòng nhìn chúng tôi rồi thông báo:

– Chúng tôi đã kết quả trên tay, số điểm cao nhất cũng là người duy nhất trúng tuyển vào vị trí phiên dịch viên là cô Hoàng Diệp Trân.

Ba chữ Hoàng Diệp Trân rất rõ từ miệng trưởng phòng mà tôi tưởng như tai mình bị ù. Có đến mơ tôi cũng không dám nghĩ mình trúng tuyển. Đến khi trưởng phòng đọc lại lần nữa tôi mới vội vã đứng dậy. Mấy cô gái đi phỏng vấn cùng khẽ liếc nhìn tôi ánh mắt không chút thiện cảm nào. Ban nãy liếc nhìn hồ sơ của họ tôi thấy hầu hết ai cũng đều đỗ đại học thậm chí có người còn có cả bằng thạc sĩ vậy mà người đỗ lại là một con bé chỉ có bằng cấp ba như tôi. Mà đến bản thân tôi cũng còn bất ngờ huống chi là người khác, không ngờ quả thực vẫn còn một công ty không yêu cầu bằng cấp như công ty này. Trưởng phòng đảo mắt nhìn tôi một lượt từ đầu đến chân, ánh mắt nhàn nhạt sau đó nói tiếp:

– Cô đi theo tôi ký hợp đồng, thử việc một tháng.

Tôi vẫn còn chưa tin được nên đi theo như một cái máy. Lúc đi qua thấy vẫn chưa đến lượt thằng Tú nhưng nó đang tập trung đọc tài liệu nên tôi chỉ lặng lẽ đi như vậy. Trưởng phòng cho thư ký in hợp đồng, đến lúc ký chị ta nói với tôi giọng có chút lạnh tanh:

– Lương thử việc tháng đầu là mười hai triệu, sau đó khi chính thức làm sẽ là mười lăm triệu. Ngày mai cô đi làm luôn, giờ giấc có ghi rõ trong hợp đồng. Công ty chấm công nhưng khi đi làm chính thức mới được phát thẻ. Hợp đồng ba bản, chúng tôi giữ hai bản, cô một bản. Từ tháng thứ hai công ty sẽ trả tiền vào số tài khoản của cô.

Tôi gật đầu ký xong hợp đồng ra đến ngoài vẫn cầm lấy bản giấy như cầm lấy thứ gì đó vô cùng quý báu. Suốt bao nhiêu năm lăn lộn làm đủ việc có lẽ đây là công việc đầu tiên với mức lương cao nhất. Với một đứa cần tiền như tôi, đây là quả thực là một niềm vui. Cũng coi như chút ít an ủi khi mất đi số tiền kia, ít ra cũng giúp tôi có hi vọng tiến đến mục tiêu phẫu thuật cho So sớm hơn.

Vì mải đọc đi đọc lại bản hợp đồng nên tôi không để ý thang máy đã mở từ bao giờ. Đến khi bước vào trong đột nhiên tôi bỗng sững sờ lại khi nhìn thấy người trong thang máy. Giống như lần trước, có ngàn vạn lần tôi cũng không dám tin lại gặp lại lần nữa. Nếu như thang máy mở cửa có lẽ tôi đã lao ra, đáng tiếc cửa thang máy lại đóng chặt ngay lúc ấy. Tôi không có cách nào chạy trốn, cũng không có cách nào né tránh. Đến tận giờ phút này tôi vẫn không hiểu sao anh lại xuất hiện ở đất Quảng Ninh xa xôi này, vẫn không hiểu vì sao tôi và anh gặp lại? Trước kia khi chia tay, anh đã nói với tôi cả đời này sẽ không bao giờ gặp lại tôi nữa, tôi cũng từng tưởng rằng cả đời này chúng tôi không gặp lại nhưng không ngờ không phải một lần mà gặp đến hai lần.

Thế nhưng dường như chỉ có mình tôi không dám đối mặt còn anh thì hoàn toàn bình thản. Anh không hề nhìn tôi, thậm chí một cái liếc mắt cũng không vẫn đang chăm chú chỉ vào sấp tài liệu bàn bạc công việc với người đàn ông bên cạnh, toàn thân toát ra sự lạnh lẽo vô cùng. Mãi đến khi thang máy “tinh” một tiếng, cửa thang máy mở ra tôi mới dám thở một tiếng rồi đi ra ngoài. Phía sau có mấy người khẽ chào:

– Anh Dương!

Tôi lê đôi chân nặng nhọc ra cửa, tự hỏi mình rằng chẳng lẽ tôi lại đen đủi đến vậy? Chẳng lẽ anh lại làm việc ở đây? Không thể nào! Không thể nào! Dù có xa xôi như sông sâu núi rộng thì tôi vẫn luôn biết anh làm việc ở nơi nào. Ở một nơi mà vĩnh viễn tôi không thể đặt chân đến, cũng không thể nào với tới. Tôi cố gắng tặc lưỡi, dẫu sao tôi vẫn cần tiền hơn liêm sỉ, tôi cần công việc này hơn cả lòng tự trọng vậy nên kệ đi. Anh cũng chỉ coi tôi như kẻ xa lạ, cùng lắm anh là đối tác công ty này… cũng chẳng gặp nhau mãi được đâu. Mà có gặp thì đã sao chứ? Tôi đang bất an điều gì?

Tôi cố trấn an mình như vậy, chẳng phải tôi cũng tự biết cả hai đều có cuộc sống riêng rồi sao? Chính anh còn chẳng thèm liếc mắt nhìn tôi sao tôi lại phải tự mình đa tình?

Xuống bãi gửi xe, tôi cất hợp đồng vào cốp rồi lái con xe máy cà tàng đi về. Cả đoạn đường về nhà đầu óc tôi như trên mây trên gió không hề để ý phía sau có một con xe ô tô sang trọng đang chầm chậm đi sau. Mãi đến khi gần đến nhà mới thấy con xe ấy phóng lên vút qua.

Vào trong sân nhìn thấy giày của Việt tôi mới biết hoá ra anh ta đã về từ bao giờ. Tôi tắt máy xe đi vào trong thấy Việt đang ngồi ở ghế gỗ. Đôi mắt anh ta đỏ ngầu, còn có mùi rượu phả ra. Thực ra tôi vẫn chưa quên ba mươi mấy triệu kia, nhưng đối với người say tôi không muốn nhắc đến mà chỉ hỏi:

– Anh uống rượu à? Muốn ăn gì không tôi nấu?

Việt ngước lên nhìn tôi, ánh mắt đỏ xen lẫn vài tia hằn học cười nhạt:

– Cô đi đâu về?
– Tôi đi phỏng vấn xin việc mới.
– Phỏng vấn mà phải ăn mặc đẹp thế kia à? Còn bôi son trát phấn nữa.

Tôi nghe anh ta nói cảm thấy dường như có gì đó không ổn, nhưng vẫn nhẹ nhàng đáp:

– Tôi vẫn ăn mặc thế này đi làm có gì mà đẹp? Thôi tôi thay quần áo nấu cơm chiều tôi còn xin nghỉ chỗ cũ.

Thế nhưng còn chưa kịp xoay người đi Việt đã lao vào túm lấy tôi. Đột nhiên anh ta bóp cằm tôi rồi thô bạo hôn lên môi tôi. Tôi bị bất ngờ vội đẩy mạnh anh ta ra, có điều anh ta càng như điên dại đè tôi xuống ghế khiến tôi không kiểm soát được vung tay tát lên mặt anh ta một cái rồi nói:

– Anh bị điên à?

Cứ ngỡ Việt sẽ dừng lại, không ngờ anh ta lại lao vào xé toạc áo trên người tôi rít lên:

– Cô là vợ tôi, tôi có quyền được làm thế này với cô. Hay cô chỉ phục vụ được nó còn tôi thì không?

Suốt mấy năm lấy nhau, lần đầu tiên tôi thấy anh ta vô lý như vậy. Lấy hết sức tôi đẩy anh ta ra rồi đáp:

– Anh đừng có vô lý đùng đùng như thế! Tôi chẳng phục vụ ai cả.

Bị đẩy ra, trong giây lát ánh mắt của Việt giống hụt hẫng xen lẫn cả sự căm hận đến tột cùng cười khinh bỉ:

– Bao năm rồi cô vẫn không quên được nó đúng không?
– Tôi đã nói rồi, anh đừng nói chuyện vô lý như vậy. Anh say rồi tôi không chấp, anh đi ngủ đi.
– Nói cho cô biết đừng tưởng tôi không biết cô và nó đã gặp lại nhau.

Mặc dù tôi không làm gì sai, nhưng nghe Việt nói trong lòng vẫn có chút bất an. Thấy tôi im lặng anh ta cười nhạt:

– Nói trúng tim đen rồi chứ gì? Phục vụ được nó chẳng lẽ không phục vụ được tôi.

Nói đến đâu Việt lôi xềnh xệch tôi vào giường đến đấy. Chưa bao giờ tôi thấy anh ta say đến mức này, cũng chưa bao giờ thấy sợ hãi như vậy. Tôi như con thú hoang sợ hãi vùng vẫy đáp:

– Buông tôi ra, buông tôi ra. Tôi không phục vụ ai cả

Thế nhưng anh ta không hề buông, vừa đè tôi ra vừa đáp:

– Cô nên nhớ cô là vợ của thằng này, nhớ cho rõ vào.
– Tôi xin anh buông tôi ra. Buông tôi ra.
– Buông? Đừng có mơ. Cô nên nhớ cô nợ thằng này, cô nên nhớ thằng này thân tàn ma dại thế này là do cô. Cô nên nhớ tôi thành ra thế này là do cô.

Tôi túm lấy áo, cuối cùng không chịu nổi nữa gào khóc:

– Ly hôn đi! Buông tôi ra đi! Ly hôn đi! Nếu không thể sống cùng nhau thì tôi xin anh, giải thoát cho cả hai.

Động tác xé áo của Việt đột nhiên dừng lại. Đây là lần đầu tiên tôi nói đến hai từ ly hôn, bao nhiêu năm nay có khổ sở ra sao tôi cũng cắn răng chịu đựng chưa từng nói ra, thế nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn, tôi thật sự kiệt sức rồi. Anh ta nhìn tôi, đôi mắt long sòng sọc hỏi lại:

– Cô nói gì?
– Tôi nói ly hôn đi.

Còn chưa dứt câu, một cú đấm như trời giáng giáng thẳng vào mặt tôi. Đây không phải lần đầu tôi bị Việt đánh, nhưng đây là lần đầu anh ta dùng hết sức lực để đánh. Tôi choáng váng chợt thấy máu mũi tuôn ra ồng ộc, mùi máu tanh tưởi chảy xuống miệng, cố vùng dậy nhưng lại bị anh ta lôi vào, một cái bạt tai khiến tai tôi như ù cả đi, trong chốc lát thêm một cú đấm nữa khiến mắt tôi như nhoè đi, cả người đau đến tê liệt. Vừa đánh anh ta vừa rít lên:

– Vừa gặp nó mà cô đã đòi ly hôn tôi? Ly hôn này… ly hôn này…

Cũng không rõ anh ta đã tát tôi bao nhiêu cái, sau đó bị xô ngã xuống thành giường vào vết thương cũ, máu cứ thế tuôn ra, cổ họng không thể phát ra âm thanh nào nữa mắt cũng tối sầm lại cuối cùng bóng đêm như thuỷ triều ập đến cuốn lấy tôi khiến tôi không còn biết gì nữa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương