Ba mẹ con cô cháu huyên thuyên trời đất khiến tôi quên luôn có người đang chờ mình dài cổ ra. Bởi vì tôi vẫn chưa bật chế độ chuông cho điện thoại. Chúng tôi nói đến khuya với dĩa dưa hấu ngọt mát cũng dần vơi.
Đêm xuống, sương rơi nên trời hơi se lạnh, tôi ôm mẹ hít thật lâu mùi mồ hôi nồng nồng ấy. Cảm tưởng khi ôm mẹ tựa như nhỏ bé trong vòng tay bà mà quên đi phồn thực. Chúng tôi rủ rỉ một lúc lâu mới chịu đi ngủ. Giấc ngủ thật ngon và sâu đến tận sáng hôm sau. Tiếng gà gáy o o, tiếng người đạp xe đi chợ, tiếng nổ máy xe giòn giã hoà lẫn tiếng em bé khóc đâu đó…. Tất cả đồng thanh vang lên hoà trộn vào nhau như bản giao hưởng.
Tôi bật dậy nhìn quanh không thấy mẹ đâu liền gọi:
Thì ra mẹ tôi ra sau nhà tưới mấy luống rau cải. Trời dần xao xác gió, sắc hoa cải vàng sặc sỡ chao theo nắng gió bên nhà. Lúc nhỏ tôi vẫn thường hái về bó hoa điểm những nụ nhỏ lấm tấm vàng để cắm vào bình. Thường thì mẹ tôi sẽ gieo hạt cải trên luống đất dài, cải lớn dần thì nhổ bớt, đem vào thạp muối chua ăn dần. Xuân tới là cả một mùa hoa cải ngồng đơm bông kéo theo đàn bướm, từng cánh chuồn đỏ ối chao lượn trong thảm hoa vàng. Đẹp không tả xiết!
Tôi lặng người ra ngắm chúng đến nỗi mẹ gọi hoài vẫn không nghe thấy:
– Minh… Minh…. Con nhỏ này nay lạ thiệt!
Mãi sau tôi mới choàng tỉnh về thực tại, liền nói với mẹ:
– Già rồi ngủ ít lắm con.
Tôi vòng tay ôm lấy lưng bà thủ thỉ:
– Con xào mì với cải nha!
Tôi xua tay kêu bà lên phòng để mình đảm đương nó. Vậy là tôi nhanh tay xé hai gói mì sơ chế rồi xào chung cải. Tiếp đó ốp la hai quả trứng. Lát sau cả phòng dậy mùi thơm. Mẹ con tôi mỗi người hai dĩa mì, đơn giản thôi nhưng ngon lắm.
Chợt nhớ qua giờ mình chưa nhắn tin cho cậu chủ, bật dậy kiểm tra điện thoại thì thấy mấy chục cuộc gọi lỡ và quá trời tin nhắn của cậu:
– Em làm gì mà lâu quá vậy?
– Em về quê vui quá nên quên tôi rồi phải không?
– Trời ơi! Sao em ác quá vậy để tôi chờ em mòn mỏi.
– Tôi lại quên bật chuông. Xin lỗi cậu thật nhiều. Tôi không cố ý đâu.
Bên kia vội điện thoại lại:
– Alo, em thật là….hư. Em vô đây tôi sẽ phạt em thật nhiều. Hư lắm rồi.
– Một lỗi mà để lặp đi lặp lại. Đáng bị phạt nặng.
– Tạm thời bỏ qua. Giờ nghe tôi hỏi nè! Bộ qua giờ em về quê không có nhớ tôi chút nào sao?
– Tôi…. Thực tình về gặp mẹ rồi cô Thảo vui quá nên tôi không ….
– Tại sao em lại vô cảm như vậy chứ? Uổng công tôi mong nhớ em qua nay.
– Không lẽ nhớ dì Thảo? Em thiệt là quá đáng.
– Minh ơi, có con bé Sương tới kiếm con kìa.
Nghe tiếng mẹ tôi vội nói:
– Mẹ tôi gọi, vậy tôi cúp máy nhé! Có gì tôi gọi sau nha cậu!
Hoàng Khôi làu bàu kiểu không muốn tắt máy:
– Rồi em lại lặn đến ngày mai. Quá trời chán!
Sương nhỏ bạn cùng xóm nghe tin tôi về thì chạy qua. Tôi kêu:
– Đi chợ đi mày. Tao đãi chè thập cẩm.
Cùng nhau ra chợ, tôi mua ít trái cây để chiều sang biếu cô Thảo và chú Sơn chủ tịch công đoàn. Mua ít rau thịt cá xong tôi và Sương ghé quán chè ăn. Tuổi trẻ ăn khoẻ nên mỗi đứa quất luôn hai ly no nê xong thì về. Sương nói:
– Tối nay đi cà phê nhé! Tao liên hệ được mấy đứa lớp mình rồi.
Về nhà vẫn còn sớm lắm! Tôi lấy chổi khua máng nhện, lau chùi ngóc ngách, giặt đồ phơi phóng đâu đó rồi mới đi nấu bữa trưa. Mẹ thấy vậy liền bảo:
– Đúng là con về có khác. Mẹ như tiếp thêm sinh khí vây, nhà cửa cũng ấm cúng hẳn.
– Đây là thổ lộ tâm tư của mẹ nè! Vậy ra mẹ cũng rất nhớ con à?
– Cha mày. Để đó mẹ nấu cho.
Bữa trưa mẹ con bên nhau quây quần xong lại ôm nhau ngủ. Chiều tiếp nối, tôi mang trái cây sang nhà chú Sơn xong quay về nhà cô Thảo. n tình của họ khiến tôi không bao giờ dám quên. Tắt nắng, cơm nước xong tôi theo chân mấy đứa bạn đi uống cà phê. Lũ bạn thấy tôi ngạc nhiên hết nấc:
– Càng ngày càng xinh nha Minh!
– Bạn mình ngày càng đẹp, nhận không ra luôn.
– Dạo này xinh xẻo hẳn. Gu ăn mặc cũng lên hẳn Chắc là lắm trai ngấp nghé đây.
Nhận được bao nhiêu lời khen ngợi của đám bạn, tôi mỉm cười đáp:
– Các bạn cứ nhạo Minh hoài nè! Mắc cỡ quá!
Tôi đưa tay giả vờ che mặt khiến chúng bạn cười rũ. Mấy đứa này một số thi rớt đại học không cam tâm học trung cấp do vậy tiếp tục ở nhà cày cuốc để năm sau thi lại. Số còn lại thì ở lại quê làm công nhân. Chúng tôi ngồi nói chuyện, đùa giỡn cũng tới chín giờ rưỡi mới về. Về nhà thay bộ đồ bộ ra nằm lên giường ôm mẹ, tôi thủ thỉ:
– Con ước gì lúc nào cũng có mẹ bên cạnh để tiếp sức cho con.
– Mẹ lúc nào cũng bên con mà.
– Không, con không phải đang xa mẹ à? Đôi lúc buồn và mỏi mệt con cảm giác mình như chú chim non lạc mẹ, ngơ ngác giữa ánh hoàng hôn, giữa những chiều xơ xác gió. Lúc ấy con nhớ mẹ kinh khủng luôn, nhớ đến phát khóc.
Bà ôm tôi, bàn tay vuốt ve mái tóc dài của con gái:
– Chỉ là xa tạm thời, có phải xa hoài đâu con. Hơn nữa mẹ rồi cũng già và trở về cát bụi, con cũng phải lấy chồng sinh con. Mẹ không thể mãi mãi bên con được.
– Không, con chỉ muốn mẹ sống với con trọn đời. Bộ mẹ không nghĩ tới cảnh con sẽ lẻ loi giữa dòng đời à!
Bà xỉ yêu trán tôi một cái:
– Nay bày đặt văn với thơ. À mà con nè! Mẹ thấy qua nay con hay điện thoại nói với ai mà lén lút, giống như giấu mẹ vậy đó?
– Có đâu mẹ, mấy đứa bạn trong Sài Gòn điện thôi chứ ai đâu. Con mẹ không quan tâm đàn ông ở thiên hạ đâu, chỉ mỗi mẹ là người duy nhất ngự trong lòng con thôi.
Bà thở dài một cái, tim như hẫng đi vài giây vì mừng hụt:
– Vậy à con? Khi nào có bạn thì giới thiệu cho mẹ hay với nhé!
– Trời, nay bày đặt gài trước bẫy sau nữa hả mẹ? Con thì chưa nghĩ tới, chỉ đang có hướng thế này con nói mẹ nghe thử hợp lý không?
Tôi suy nghĩ một lát rồi tuôn một hơi:
– Cậu Khôi chân cũng phục hồi tương đối rồi. Nên con cũng định xin ông bà chủ nghỉ làm rồi tìm việc gì làm ban ngày, đêm con sẽ đi học khoá trung cấp gì đó để sau về quê xin việc cũng có cơ hội hơn. Thời gian học chừng hai ba năm thôi. Mẹ thấy thế nào hả mẹ?
– Con có chí hướng vậy thì mẹ mừng lắm! Chứ bản thân mẹ luôn mong mỏi con học lấy cái bằng trung cấp cũng được, rồi sau đó làm gì thì tùy con. Có kiến thức vào nó mở rộng tầm nhìn hơn một người nông dân chính hiệu, và cả cái cách áp kiến thức đã học vào thực tế cũng rất hữu ích con à!
– Nhưng mà để mẹ ở nhà tận ba năm như thế này con không yên tâm chút nào. Hay là mẹ vào ở với con đi? Mình thuê phòng trọ nho nhỏ như nhỏ Hoàn. Mẹ vào nấu cơm cho con ăn như xưa giờ. Còn kiếm tiền thì hãy để con lo. Có như vậy con mới yên tâm học hành và tập trung cho công việc được.
Bà Hiền nghĩ cũng phải mất cả phút mới đáp lời:
– Mẹ biết con lo cho mẹ, nhưng mà vào đó sợ là không phù hợp với người già như mẹ, rồi không quen biết ai…. Rồi nhà cửa… Đủ thứ cái.
– Ủa, mẹ còn có con mà. Chứ con vào đó cũng có biết ai đâu. Quan trọng là mục đích của mình là gì nó có quan trọng để mình đánh đổi không? Chứ mẹ ở ngoài này không có con kề cạnh, lúc trái gió trở trời ai sẽ chăm sóc cho mẹ? Thôi, mẹ ngủ đi. Chuyện đó mình bàn sau nhé!
Một đêm dài trôi qua, bà Hiền thao thức mãi không ngủ được, nhớ tới những lời con gái nói làm bà canh cánh nỗi niềm. Kể ra nó nói cũng đúng. Bà chỉ có mỗi con bé mà lại đứt đoạn xa nó tận mấy năm thì sao chịu thấu được. Con bé nó suy nghĩ cũng thấu đáo ghê! Ôi bé Minh bé bỏng nghịch ngợm của bà nay lớn thật rồi. Nghĩ đến đó thôi mà bà thấy vui mừng khôn xiết.
Sáng ra tôi trở dậy, vươn vai tung chăn ra thấy mẹ đang quét sân. Bóng dáng gầy gò còm còm quét từng chiếc lá khô nằm rải rác khiến tôi nao lòng. Bật dậy hít thở vài cái chợt giật mình ra mình đã lãng quên cậu chủ. Trời thần ơi! Chắc là điện đóm, nhắn tin như mưa lũ đây. Chụp lấy điện thoại mở ra xem. Ôi trời mắt tôi muốn hoa lên vì hàng tá tin nhắn và rất rất nhiều cuộc gọi nhỡ. Giờ mà điện thoại cho cậu ấy kiểu gì cũng bị ăn đạn, thôi thì tìm cớ gì nhắn tin cho lành. Nghĩ một lúc tôi bèn nói dối:
– Cậu à? Điện thoại hết pin mà tôi không hay. Cậu đừng buồn nha! Giờ tôi phải đi công việc. Có gì trưa tôi nhắn tin nhé!
Gửi tin xong tôi ngồi đợi mãi chẳng thấy bên kia nhắn lại. Thầm nghĩ chắc cậu đang bận công việc rồi, cuối năm mà. Vậy là tôi lại loanh quanh quét nhà rồi chạy ra ngoài đường mua hai ổ mì thịt nóng hổi về cho hai mẹ con. Ăn xong tôi ra trước nhổ cỏ ven cái sân nhỏ, sau đó vào nhà kiểm tra điện đóm có hư hỏng gì không. Nhà không đàn ông nên tôi tự mày mò các thứ để sửa chữa.
Đến khoảng mười giờ trưa vẫn chưa thấy có tin nhắn của cậu chủ, lòng tôi có chùng xuống tựa dây đàn, giờ có gảy lên cũng chẳng ngân nga được nữa. Người tôi cũng vì vậy mà như mất hồn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Một lúc sau tôi thẫn thờ đạp xe ra chợ mua đồ ăn. Về đến nhà là tôi phi vào kiểm tra điện thoại nhưng không có gì cả. Bỗng cảm giác trống rỗng nó ngập tim, tự nhiên tôi thèm nghe giọng nói càm ràm của ai đó, muốn được đọc tin nhắn đầy mùi thả thính của ai kia. Haizzz. Tại sao cậu chưa nhắn tin hoặc điện thoại cho tôi nhỉ? Hay là đợi đến trưa xem sao, vì lúc sáng mình có nhắn cho cậu ấy là bận công việc tới trưa mà. Nghĩ vậy, tôi lại phấn chấn đi nấu cơm.