Lời Hứa Của Anh

Chương 5



LỜI HỨA CỦA ANH (5): Không thể mất tự tôn
(Hôm nay con/em ra 2 chương, thứ 6, thứ 7 nghỉ đăng có việc riêng. Tối thứ 7 em về sẽ mở nhóm, trong nhóm sẽ có đến chương 10, mỗi ngày đăng 2 chương. Các cô/các chị muốn vào nhóm inbox Quỳnh Vân, phí 60k cả bộ.
Do bận rộn nên có thể em sẽ không check được tin nhắn ngay, đến thứ 7 khi mở nhóm sẽ trả lời mọi người.)
Minh Thư không tin nổi vào tai mình. Cô nhìn bà nội, căm giận:
– Dù có phải chết con cũng không để mẹ dập đầu với cô ta.
– Cái này không phải do cô quyết. – Bà Vân cười mỉa mai, rồi nhìn xoáy sâu vào con dâu mình. – Nguyệt, con nói xem.
Nghe thấy tiếng nói “ngọt ngào” của mẹ chồng, bà Nguyệt run lên, lặng thinh không nói câu nào. Bà chầm chậm quỳ xuống.
Minh Thư giữ lấy tay mẹ mình, không để đầu gối bà chạm đất.
– Để mẹ…
– Mẹ, con quỳ.
Bà Nguyệt mở to mắt nhìn con gái, lắc đầu không ngừng, nhưng lại sợ mẹ chồng nên không dám nói câu nào.
– Riêng cô thì đi ra ngoài kia quỳ, để cho bàn dân thiên hạ biết. Xem cô còn dám ngỗ ngược với bà già này không. – Bà Vân đã đạt được ý muốn, ngồi xuống ghế, bắc chân nói.
– Bà, như thế không ổn đâu. Bà để em ở trong này thôi.
– Con kệ nó. Không có hôm nay thì nó không chừa được.
Minh Thư nghe những lời đối đáp qua lại giữa hai người, gai ốc trên cánh tay nổi lên từng đợt một. Cô ráo hoảnh hai mắt, quay lưng ra ngoài.
Bên ngoài vẫn không vắng người hơn ban nãy chút nào, ai nấy đều nhìn cô với ánh mắt tò mò. Minh Thư chợt nhớ, trung thu năm bảy tuổi, cô cũng phải quỳ như vậy trước bao nhiêu, chỉ vì cô đã “đẩy chị gái xuống nước”, theo như lời buộc tội của dì ruột Nhã Thy.
Dì ta còn đứng bên cạnh bà nội, không ngừng châm ngòi tình cảm giữa hai người:
– Bác xem, nếu như không phải con ở đó thì Thy đã mất mạng rồi. Nhìn đôi mắt của nó đi, không giống mẹ cũng không giống cha, lúc nào cũng gườm gườm. Nhà mình đâu có ai máu lạnh đâu mà đẻ ra đứa… chậc… như thế.
– Cháu cũng không thấy nó giống thằng Hiên hả?
– Cháu làm sao dám nói bừa, nhưng dù gì mẹ nó cũng làm việc ở phòng trà… Bác, bác chăm sóc anh rể từ nhỏ thì rõ hơn cháu chứ.
Những câu nói ấy khắc sâu trong lòng Minh Thư rất lâu, dù cho lúc bấy giờ cô mới chỉ là một bé gái bảy tuổi.
Cũng trong năm đó, chị gái Nhã Thy, người từng hết lòng yêu thương em gái đã biến thành kẻ thù không đội trời chung với cô.
Gia sản của nhà họ Từ là một con số khổng lồ, trong đó có công sức rất lớn của mẹ Nhã Thy. Nhà ngoại của chị ấy nhất định sẽ không để mẹ con Minh Thư động vào một đồng nào trong số đó. Dẫu cho hai người không tranh đoạt, họ cũng sẽ diệt cỏ tận gốc.
– Thư, để mẹ quỳ đi con.
Bà Nguyệt đi theo Minh thư ra ngoài. Nhưng cô lắc đầu ra ám hiệu cho bà.
Cả người cô khom xuống trong các nhìn đau đớn của mẹ, cho đến khi hai đầu gối chạm đất đau nhức. Cô đối mắt với mẹ mình, thở dài:
– Mẹ, đây là lần cuối cùng con nhân nhượng. Con không muốn tổn thương mẹ, nhưng con muốn mẹ mở to mắt để thấy những gì đang xảy ra. Để thấy con gái của mẹ đã phải chịu bất công, phải chịu sỉ nhục ra sao. Một khi mất đi tự tôn, con vĩnh viễn không có cách nào lấy lại công bằng được nữa. Con không cần sự yên bình hão huyền mẹ mong muốn, con chỉ muốn được là con thôi. Nếu mẹ còn như vậy, sợ rằng cả hai chúng ta sẽ bị chôn vùi trong căn nhà kia mất.
***
Lúc Phùng Thanh Nghiêm tỉnh dậy, anh đang nằm trên giường của Minh Thư. Vết thương ở eo đã được băng bó cẩn thận, gọn gàng, nhưng vẫn đau nhức mỗi khi cử động. Mùi thơm dìu dịu của căn phòng này lại khiến anh thư thả phần nào.
Phùng Thanh Nghiêm ngồi dậy, chau mày đánh giá hoàn cảnh xung quanh. Đây không phải nhà anh, chỉ nhìn qua có thể đoán ra là phòng của một cô gái. Chăn nệm phả ra mùi hương nữ tính thoang thoảng. Anh rất nhạy cảm với mùi vị, nhưng không hề phản cảm với nó, trái lại còn cảm thấy thích thú.
Phùng Thanh Nghiêm lật bức ảnh bị úp xuống ở trên mặt bàn, tức thì thấy được nụ cười tươi rói của Minh Thư bên cạnh Đình Kiên. Anh chậm rãi nhớ lại những gì xảy ra hôm qua, đồng thời lấy tay day day trán.
– Là cô gái ấy?
Rồi vô vàn thắc mắc cứ rối tung lên trong đầu anh.
Tại sao cô ấy không đưa anh về nơi đã định sẵn mà lại để anh ở nhà mình? Lẽ nào cô muốn nhân lúc này để tạo ra một chút “cơ hội” nào đó? Phùng Thanh Nghiêm nhanh chóng gạt đi suy nghĩ đó. Hôm qua hai người gặp nhau, cô đang mặc váy cưới. Mà trong bức ảnh này, cô với người đàn ông này cũng đang cười rất hạnh phúc. Có lẽ cô còn chẳng vừa mắt, chứ đừng nói muốn lợi dụng.
Hơn nữa, dù hôm qua không tỉnh táo lắm, anh vẫn có thể nghe thấy mấy câu mắng mỏ tức giận của cô. Cô nói: “Tôi không có thời gian dọn xác cho anh đâu.”
Bỗng nhiên, Phùng Thanh Nghiêm cảm thấy nụ cười trên tấm ảnh rất chói mắt. Anh đặt nó về vị trí cũ, dập mạnh xuống.
Phùng Thanh Nghiêm gọi mấy tiếng. Xác định chủ nhân căn nhà không có đây, anh bèn tìm một hồi trong căn phòng nhỏ tí, mãi mới thấy chiếc điện thoại bàn nằm trong góc phòng. Anh ấn mấy số, đợi người bên kia nghe máy thì nói:
– Tôi Nghiêm đây.
– Ôi trời đất, ông đi đâu vậy? Không thèm nghe điện thoại luôn. Ông ở đâu mà số lạ hoắc vậy?
– Chuyện nói ra dài dòng lắm. Hôm qua tôi bị đâm, điện thoại cũng mất luôn. May là có… – Anh ngừng lại đôi giây khi thấy một tập hồ sơ ở trên bàn, rối mới tiếp lời. – … có một cô gái ngốc nghếch giúp đỡ. Cậu mau đến đây đón tôi đi, địa chỉ là…
Sau khi cúp máy, Phùng Thanh Nghiêm lật cuốn sổ của Minh Thư ra. Những dòng chữ hiện lên ở bên trong đối với anh rất quen thuộc.
“Dự án phim CHUYỆN CŨ Ở ĐÔNG KINH… Cố vấn lịch sử: Từ Minh Thư.”
Khóe môi anh bỗng dưng vẽ nên một nụ cười vui vẻ:
– Cô gái, thì ra chúng ta cũng có duyên đấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương