Ép hôn lấy chồng tàn tật

Chương 31-32-33



Chương 31+32 + 33: (Đăng bù)
Chương 31: Vân Anh nhận tội
Chỗ này là bệnh viện tỉnh, cách xa Hà Nội mấy chục cây số. Khi ông Nghiêm muốn ném Ngọc đi thật xa, có lẽ cũng không lường hết được mọi chuyện, rằng Nguyên sẽ bị thương. Ngọc đứng ngoài phòng bệnh nhìn chăm chăm vào đôi bàn tay đang run rẩy của mình. Vệt máu mà anh để lại trong cơn co giật trên tay cô vẫn còn chưa khô.
– Cô là người nhà bệnh nhân ạ? – Một hộ lý bước ra hỏi.
– Dạ vâng, tôi là vợ của anh ấy.
– Anh nhà cô bị nhiễm trùng do bị thú hoang cắn, tình hình hơi phức tạp một chút. Cô ra làm thủ tục đi.
– Rất nặng ạ? – Ngọc túm lấy tay cô y tá thất thần hỏi. – Xin cô giúp đỡ, gia đình chúng tôi có thể làm bất cứ cách nào để cứu được anh ấy.
– Cô yên tâm đi, mặc dù bị thú hoang cắn rất nguy hiểm, nhưng bác sĩ của chúng tôi đã quen xử lý những ca giống thế này rồi. Tạm thời bệnh nhân không gặp nguy hiểm. Chỉ tiếc là sơ cứu quá muộn nên nhiễm trùng khá nặng, vẫn có tình trạng xấu có thể xảy ra.
Ngọc nghe như vậy bèn gập người ôm đầu, che đi những giọt nước mắt lăn dài ở trên má. “Sơ cứu muộn”, mấy chữ đó cứ trở đi trở lại trong đầu của cô. Tất nhiên Nguyên biết mình bị cào trúng và phải sơ cứu, nhưng anh lại che cứu vết thương để cô không lo lắng. Anh sợ cô sẽ náo loạn ở đó gọi đến một con sói khác, rồi hai người sẽ rơi vào nguy hiểm lần nữa. Chỉ đến khi cô được an toàn, anh còn gọi cứu hộ cho cô, Nguyên mới để lộ ra mình bị thương.
Anh luôn coi mình không quan trọng bằng người khác.
Cô hộ lý đã đi làm việc của mình, để mặc cho Ngọc thẫn thờ nhìn vào cánh cửa phòng bệnh. Cô không dám khóc, chỉ sợ sẽ làm bác sĩ và các hộ lý phân tâm khi khám bệnh, thành thử đôi môi không có tí huyết sắc nào đã bị cô cắn nát. Cho đến khi bà Diệp xuất hiện ở bên cạnh lúc nào cô cũng không ai hay.
– Mẹ…
Ngọc ngước lên với đôi mắt sũng nước.
– Con xin lỗi.
Bà Diệp ôm đầu con dâu vỗ về:
– Đừng khóc nữa, không phải lỗi của con. Hồi rồi trước khi hai đứa tìm thấy chỗ trú chân Nguyên nhắn tin cho mẹ bảo đến đây ngay. Thằng bé cũng đoán được con sẽ sợ hãi hoặc tự trách, bảo mẹ đến đây trông chừng con. Đây là lỗi của người khác, không phải con.
– Con sợ lắm.
– Thằng bé tự mình biết lượng sức, nó chắc chắn bản thân không sao rồi mới làm vậy. Con đừng coi thường chồng mình chứ. Nó không nỡ để con làm góa phụ hoặc lấy người khác đâu.
– …
Ngọc mím môi nhìn mẹ chồng, thấy được sự nhẫn nại mà bất lực trong mắt bà. Hơn ai hết, cô hiểu rằng lúc này bà đang lo lắng như thế nào. Người trong kia là máu mủ ruột già, là người thân thuộc nhất, làm sao bà có thể bình tĩnh cho nổi.
Chỉ có điều ở đây chỉ có mình bà là chỗ dựa, ngay cả việc sống thật với tâm trạng của mình bà cũng không dám, chỉ sợ ảnh hưởng đến cô.
Ngọc nghĩ vậy, bèn ngồi thẳng lưng lại, để bà Diệp tựa vào mình. Hai người phụ nữ một già một trẻ trông ngóng trước cửa phòng bệnh thêm một tiếng, rốt cuộc Nguyên cũng được đưa ra ngoài. Anh vẫn còn ngấm thuốc mê, mắt cứ nhắm nghiền không nhìn cô.
– Tình trạng bệnh nhân tạm thời ổn định, cả nhà không phải lo nữa.
Bác sĩ nói đến đây, gánh nặng đè lên trên vai của Ngọc mới bỏ xuống được đôi chút, cô uể oải đỡ lấy bà Diệp vừa mới ngã đảo, dìu bà xuống ghế.
Bà cười gượng:
– Định an ủi con mà còn yếu đuối hơn con nữa.
– Đâu có ạ. Nếu không có mẹ thì con đã sụp đổ mất rồi.
Nguyên được đưa vào một phòng vô trùng, sau khi khử trùng quần áo, Ngọc cũng vào theo anh. Cô bắc một cái ghế ngồi bên đầu giường, vươn tay vuốt đôi lông mày, nghịch từng sợi lông mi của anh.
– Bao giờ anh mới tỉnh dậy. Anh làm em lo chết đi được. Nếu anh mà không còn, em sợ…
– Sợ trở thành góa phụ sao?
Một tiếng nói chợt vang lên, khi Ngọc định thần lại thì Nguyên đã dùng bàn tay không bị thương để nắm chặt tay cô. Môi Ngọc run run, chợt hỏi:
– Anh tỉnh dậy từ bao giờ thế? Để em đi gọi mẹ.
– Mẹ giờ ở đâu?
Nguyên nghiêng đầu tinh nghịch hỏi.
– Mẹ giờ đang nghỉ tạm rồi. Ban nãy mẹ mệt quá.
– Thì thế. – Nguyên chợt cười. – Mẹ mệt rồi thì em gọi làm gì. Để cho mẹ nghỉ ngơi một lát đi.
– Ơ… dạ.
Nguyên vẫn không buông tha cho Ngọc, đôi mắt anh nhìn cô sáng rực.
– Em còn chưa nói cho anh biết, nếu anh không còn thì em sẽ làm gì? Có khi nào em quên mất anh không?
Ngoài trời bỗng có tiếng sét, giờ là mùa đông, tiếng sét nghe rền vang, làm mọi người đều giật mình. Ngọc vội vàng lấy tay che miệng Nguyên lại:
– Không được nói gở như thế nữa. Anh sẽ sống lâu trăm tuổi, người xấu xa thường sống lâu lắm.
Không hiểu tại sao hôm nay Nguyên lại cực kỳ cố chấp, anh cứ quyết tâm hỏi Ngọc một câu hỏi duy nhất:
– Nhưng anh vẫn muốn biết nếu anh chết…
Anh chưa nói hết câu đã thấy một bờ môi mềm mại đặt lên trên môi mình. Nguyên ngửi được vị sắt tanh mặn từ vết thương trên môi Ngọc, nhưng trên hết vẫn là hương vị ngọt ngào của cô. Sau mấy giây bị điện giật ban đầu, anh lập tức lấy được tư thế chủ động, dùng lực ở eo lấy đà để đè nghiến cô gái xuống dưới giường.
– Vì anh mà bị thương à? – Tay Nguyên khẽ vờn lên vết cắn trên môi Ngọc.
Cô ở trong lòng anh, ừ khẽ như một con mèo nhỏ.
– Lần sau không được tự làm mình bị đau như thế nữa.
Nguyên vừa nói vừa cúi xuống, một trận hôn còn cuồng nhiệt hơn cả trận sấm chớp cuối đông bắt đầu đốt lửa trong căn phòng. Ngọc như tan ra trong sự hòa quyện quyến luyến ấy, ban đầu cô còn bị động, sau đó gần như là hòa vào trong nhịp điệu của người đàn ông. Cho đến khi Ngọc nhớ ra trên người Nguyên có vết thương thì cô đã thấy sắc mặt anh trắng bệch do chạm vào vết cào.
– Anh có sao không?
Ngọc vội dừng lại hỏi.
Nguyên cứ càu nhàu:
– Phiền phức quá. – Rồi anh nhìn cô, hôn một cái như cò mổ trên trán. – Lần này tha cho em, không có lần sau đâu nhé.
Hai bên tai Ngọc đỏ dần, vết đỏ lan theo hai má, cần cổ, làm cả người cô như bốc khóc. Cô dìu anh nằm xuống giường, lườm một cái:
– Anh thật chẳng đứng đắn chút nào.
– Có ai đứng đắn với vợ mình bao giờ, không sợ chịu thiệt hả.
Nguyên không nằm viện lâu, chỉ trưa hôm sau đã hỏi ý kiến bác sĩ để xuất viện. Dù gì đây cũng là bệnh viện tỉnh, không có đủ thiết bị y tế như ở Hà Nội, bà Diệp vẫn khăng khăng anh nên về đó kiểm tra lại một lượt rồi mới an tâm được. Ngọc cũng vô cùng đồng ý, hơn nữa, cô cũng muốn có một câu trả lời rõ ràng cho những gì đã xảy ra.
Ai là người đã theo dõi cô và gửi mấy bức ảnh giả cho ông Nghiêm. Còn ông Nghiêm thì nên giải quyết như thế nào?
Ngọc bù đầu với vô vàn suy nghĩ, cho đến khi lên xe vẫn chưa bình tâm nổi. Nguyên ngồi bên cạnh vỗ vai cô:
– Em muốn xử lý như thế nào cũng được, anh chỉ bênh vực lẽ phải. Ông nội có lỗi với em, ông phải trả giá.
– Nhưng đó là ông nội anh…
– Đó là người suýt chút nữa làm anh mất em, em không làm gì, anh cũng không thể tha thứ.
Ngọc lẳng lặng nhìn Nguyên, còn anh thì nhìn ra rừng keo kéo dài hun hút ngoài xe. Không ai nói chuyện, nhưng lòng Ngọc thì chấn động.
Trên đời này quan trọng nhất vẫn là chữ hiếu, Nguyên biết rõ rằng mình sẽ phải hứng chịu những lời chửi rủa như thế nào khi làm căng với ông Nghiêm. Nhưng anh chẳng quan tâm, chỉ muốn đòi lại công bằng cho cô mà thôi.
Ngọc thấy lòng mình ấm áp, nhưng cô không muốn anh bị tổn thương bởi ánh mắt của người đời thêm nữa. Có lẽ cô phải tìm một cách khác khiến ông Nghiêm hối hận, nhưng người ngoài lại không chê trách hai người ở chỗ nào được.
Ngọc lục trong túi, mở mấy bức ảnh mà Nguyên lấy từ chỗ ông nội ra, đoạn chỉ vào vào “chính mình” ở trong ảnh.
– Người này mặc áo của em nhưng không phải em. Em không có đôi giày như thế.
– Anh chỉ cần nhìn một cái đã không biết là em rồi. – Nguyên đáp luôn rồi nhìn sang mẹ mình.
– Mẹ cũng thế. Nhưng con gái à, người trong này cực kỳ giống con đó.
Ngọc nhìn bức ảnh không rời mắt, nhớ lại một đôi mắt yếu đuối lúc nào cũng rưng rưng nhìn mọi người. Ba chữ “Nguyễn Vân Anh” hiện lên trong đầu, làm Ngọc phải bật thốt:
– Không thể nào!
Chương 32: Vân Anh nhận tội (2)
Trong trí nhớ của Ngọc, Vân Anh không phải là những người nên là kẻ thù của nhau. Cô từng nhìn thấy trong mắt của con bé sự bất lực và muốn được cứu rỗi.
Không phủ nhận được Vân Anh từng đi sai đường, nhưng con bé không phải người ngu dốt, dùng ảnh của chính mình để vu tội cho cô như thế. Người sáng mắt đều thấy một điều rằng, Vân Anh là đối tượng đầu tiên bị nghi ngờ. Càng là thế, Ngọc càng thấy khó hiểu.
Bà Diệp ngồi bên cạnh hừ lạnh:
– Đó là lòng người. Các con trông chờ gì ở chỗ con nhỏ ngu dốt ấy chứ. Người trong ảnh không phải nó thì còn ai nữa. Đúng là hai đứa quá non, cõng rắn cắn gà nhà mà.
Nguyên thấy tâm trạng của Ngọc càng ngày càng xuống dốc, bèn nháy mắt mẹ mình.
– Mọi việc để về nhà rồi nói. Cảnh sát sẽ có cách điều tra ra sự việc nhanh thôi.
Do cả Ngọc lẫn Nguyên đều bị thương, nên xe lái khá chậm, đến chiều tối mới về đến nhà họ Võ. Mấy người làm trong nhà đều đi lại rón rén, nhìn thấy cậu chủ đưa vợ về chỉ dám len lén đưa mắt ra nhìn trộm.
Tâm trạng của Ngọc đã không tốt lắm, nhìn mấy người này càng thêm khó chịu. Ngay khi cô mới về nhà, bà Diệp đã nói cô rằng hào môn sâu như biển, anh em còn có thể hãm hại lẫn nhau. Người làm trong nhà càng không đáng tin, có thể lấy lòng mượn sức, nhưng vẫn phải cẩn thận. Qua việc họ bỏ mặc sự sống chết của cô, Ngọc đã nhìn ra được bài học lớn trong đời mình. Cô chỉ có thể dựa vào bản thân, vào Nguyên mà thôi.
– Ông nội tôi đâu? – Nguyên hỏi một người gần nhất thì nhận được câu trả lời:
– Ông đang ở trong phòng khách, cô Vân Anh cũng ở trong đó. Ông giận lắm cậu, vì nghe là cô Vân Anh trộm đồ đi, còn làm giả ảnh cô chủ để đổ tội nữa.
Ngọc giật mình khi lại nghe cái tên Vân Anh một lần nữa trong ngày. Hơn nữa, còn với tội danh ăn cắp và hãm hại cô. Bất chấp đôi chân đang đau, Ngọc đi về phía phòng khách cùng với Nguyên, Vân Anh đang ở trong đó cầu xin ông Nghiêm.
– Ảnh trong đó không phải chị Ngọc thật, cháu trót dại ganh tị với chị, nên mới, nên mới chụp ảnh giả làm chị ấy. Cháu trót dại, ông tha cho cháu.
Ông Nghiêm thờ phì phì, đập bàn giận dữ:
– Cô ganh tị chụp ảnh, hại nhà chúng tôi tan đàn xẻ nghé. Cháu trai với cháu dâu tôi bây giờ ở đâu còn không rõ, cô vừa lòng rồi chứ? Còn nữa, cô có thiếu thốn thì nói với con dâu với cháu trai tôi, lại đi ăn cắp đồ, không biết xấu hổ hả?
– Cháu biết lỗi rồi, cháu xin lỗi ông.
Ngọc không tin nổi vào tai mình, cô cứ đứng tần ngần ngoài cửa, cho đến khi hai người trong phòng đều thấy.
Ông Nghiêm mừng rơn ngồi dậy:
– Hai đứa về rồi đấy à, ông cứ lo mãi. Ông hồ đồ tin lầm rắn độc, hại hai con. Ông không biết…
Ngọc không để ý đến lời xin lỗi của ông Nghiêm, chỉ nhìn Vân Anh đinh ninh. Cô khó nhọc mãi mới thốt ra được hai chữ:
– Tại sao?
Vân Anh cúi đầu thật thấp, che toàn bộ cảm xúc đằng sau tóc mái lòa xòa:
– Vì tôi ghen tị với chị. Tại sao chị lúc nào cũng xuất sắc như thế. Chị ở nhà được họ hàng khen ngợi, đi học thành tích xuất sắc, lấy được người chồng thương yêu mình. Tôi chẳng có cái gì cả, lúc nào cũng bị so sánh với chị.
Một cái tát giáng trên mặt Vân Anh, cô ta không tránh, chỉ im lặng hứng trọn.
– Tôi cũng rất ghét cô. – Ngọc nặn ra từng chữ. – Nhưng tôi nghĩ cô là một đứa trẻ bị người lớn dạy hư. Cô không phải người xấu, chỉ bị lầm đường lạc lối thôi. Vân Anh! Cô có nhớ mẹ tôi từng kể cHo cô câu chuyện Lọ lem không?
– …
– Cô từng nói rằng cô là Lọ Lem. Nhưng cô không muốn đợi hoàng tử đến cứu. Cô muốn làm một người tự do, vui vẻ thì hát, thì nhảy, chứ không đánh cược vào một người chỉ thích bộ váy lộng lẫy của mình.
Vân Anh vẫn cúi đầu im lặng.
– Giờ cô thay đổi rồi. Cô không thấy xấu hổ với chính mình ngày xưa sao?
Hôm đó, Ngọc không biết mình trở về phòng như thế nào. Cô đóng cửa phòng lại, nằm quận chặt trên giường như một con mèo nhỏ ngồi liếm láp vết thương của mình. Người thân phản bội… đó là một vết thương quá lớn. Cô chắp tay lên trán, qua tấm kính cửa sổ nhìn về mấy ngôi sao trên nền trời xa xăm. Mẹ cô đang đứng giữa vô vàn ngôi sao kia. Đôi mắt bà hình như hơi buồn, trách móc cô đã quên mất em gái của mình.
Vân Anh cũng giống như Lan với Huyền, đều là em gái của cô. Nếu ban đầu Ngọc không giận lẫy cậu mà xa cách Vân Anh, mọi chuyện có lẽ sẽ không thành ra thế này.
Không lâu sau Nguyên cũng vào phòng, cắt ngang dòng suy nghĩ của cô:
– Ông nội tố cáo Vân Anh ra tòa, ngày mai sẽ mời luật sư.
– Ông còn nghĩ mình trong sạch lắm đấy.
– Anh cũng sẽ làm hồ sơ, để đòi lại công bằng cho em. Ngọc à, mấy hôm nữa, anh định dọn ra khỏi nhà, mang mẹ và em đi.
– Hả? Tại sao anh lại có ý định như thế? – Ngọc ngạc nhiên quay người lại hỏi Nguyên.
Không phải cô tiếc nhà cao cửa rộng, mà ở chung với Nguyên lâu rồi, cô biết anh tiếc nuối. Đây là nhà của bà nội anh, được người bố yểu mệnh bảo vệ mấy chục năm. Ở chốn này, chất chứa đầy những kỉ niệm của anh với gia đình mình. Anh sẽ không bao giờ nhường nó cho bất cứ ai, kể cả công ty Võ Nghiêm cũng thế.
Vì sai lầm của cô, anh đã buông bỏ Võ Nghiêm.
Giờ đây lại vì cô, anh lại buông bỏ căn nhà này.
Ban đầu Nguyên lấy cô cũng chỉ vì cô có thể giúp anh ở phương diện nào đó. Vậy mà năm lần bảy lượt anh lại từ chối quyền lợi của mình chỉ để bảo vệ cho cô.
Cô nợ anh quá nhiều, không biết bao giờ mới trả hết được.
Nguyên đọc được cảm xúc áy náy trong mắt Ngọc, bèn xoa đầu cô:
– Không phải như em nghĩ đâu. Lần này mẹ đề nghị, mẹ muốn gia đình chúng ta sống vui vẻ với nhau, sau này con cái lớn lên không phải chịu đựng cảnh nay đấu mai đá. Tài sản, công ty, suy cho cùng cũng chỉ là sự cố chấp của bà với anh mấy năm nay mà thôi. Chúng ta lớn rồi vẫn còn sức để đấu đá, nhưng những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh đó có mấy ai được vui vẻ bao giờ.
– Giống như anh sao?
Ngọc ngồi dậy, nhìn sâu vào trong đôi mắt của Nguyên. Anh không lảng tránh ánh nhìn của cô, mà còn cố ý làm cho mình thật yếu đuối.
– Anh không muốn em gặp tổn thương, không muốn con chúng ta đi theo vết xe đổ của anh. Nhìn anh, dù có khỏi chân vẫn phải giả vờ, chỉ vì lo ngại người khác chướng mắt. Làm cha mẹ rồi mới hiểu tấm lòng cha mẹ, có lẽ bố cũng không muốn anh đi vào con đường mệt mỏi này nữa.
– Anh nằm vào đây. – Ngọc lật chăn lên vỗ vỗ.
Nguyên chỉ “hửm” một cái rồi tức tốc nhảy vào, tất cũng không buồn cởi. Anh nằm nghiêng, ôm gọn Ngọc vào lòng.
– Anh vẫn bị thương, em đừng có nóng vội như thế chứ.
– Anh nghĩ cái gì vậy? – Cô càu nhàu. – Em chỉ muốn ôm anh mà thôi.
Ngọc lật người sang, quả thực ôm Nguyên thật. Vòng tay cô quá bé, người anh thì giống như một ngọn núi lớn, cô xoay trở ra sao cũng không ôm hết được.
– Có em ở đây, sau này chỉ cần là nguyện vọng của anh, em đều ủng hộ. Chúng ta là một gia đình, người khác vứt bỏ anh, nhưng em, mẹ, và các con sẽ không vứt bỏ anh.
Ánh mắt Nguyên càng ngày càng thêm thầm trầm, thăm thẳm. Anh vươn người cắn lên tai của Ngọc một cái, hơi thở dồn dập cứ quanh quẩn.
– Em hành hạ anh giỏi quá mà. Nằm yên cho anh ôm một lát.
Ngọc cứng người khi cảm nhận được một bộ phận đang dần biến đổi trên cơ thể Nguyên. Anh thở càng ngày càng gấp gáp, trông rất khó chịu, sắc mặt thì đỏ lên trông đáng sợ. Tình trạng như vậy kéo dài mười phút chỉ có tăng không giảm, mỗi cái hít thở của cô đều làm Nguyên run rẩy. Nhớ đến mấy câu bông đùa của Nga, Ngọc lắp bắp nói:
– Hay là… hay là em giúp em nhé.
– Sao mà giúp? – Nguyên thở ra một hơi đầy nguy hiểm.
– Thì, thì dùng…
Bàn tay của Ngọc cứ nắm vào mở ra luống cuống.
Nguyên chợt phì cười, ôm eo của vợ mình chặt hơn. Anh nói rất thản nhiên, mà câu nào câu nấy làm người ta đỏ mặt:
– Thật ra, em chủ động cũng được. Hơn nữa anh bị thương một tay, vẫn còn một tay.
– Hả?
– …
– Dừng lại, đồ lưu manh, anh làm gì quần áo của em vậy?
– Vướng quá, anh không thích em mặc nhiều thế này. Nói đến con mãi, anh thấy chọn ngày chẳng bằng nhân cơ hội này…
Tiếng nói của Nguyên tắt ngấm trong mấy âm thanh kỳ lạ. Đèn trong phòng nhỏ dần cho đến khi màn đêm tối thui bao trùm lấy căn phòng. Từ trong màn vang lên mấy tiếng nấc vụn vỡ xen lẫn với giọng nói càu nhàu của Ngọc. Đêm ngày càng sâu.
Chương 33: Một ngày gặp hai cục nợ
Võ Duy Nguyên, anh giỏi lắm. Ngọc đọc tờ giấy nhắn mà Nguyên để lại trên bàn, lăn vài vòng trên giường nghiến răng nghiến lợi. Eo đau lưng mỏi là cảm giác đang dày vò cô lúc này. Nếu có thể, cô sẽ ấn thủ phạm biến mình thành ra thế này xuống đất, chà cho đến bao giờ hết giận thì thôi. Chỉ tiếc rằng anh đã đi từ sớm, cứ như liệu trước được rằng cô sẽ cáu giận vậy.
Hôm nay ở trường có bài thi giữa kì, Nguyên vốn định xin nghỉ học cho cô, nhưng Ngọc từ chối. Cô chỉ bị thương nhẹ thôi có thể làm bài được, hoãn thi thì mấy ngày sau sắp Tết rồi lại lu bu nhiều chuyện.
Trước khi ra khỏi nhà, đôi mắt Ngọc nhìn về một căn phòng dành cho khách đang khép hờ. Đèn đã tắt, báo hiệu rằng không có ai ở đó cả.
Rốt cuộc… chỉ là ác giả ác báo, mà tại sao lòng cô vẫn thấy có chỗ nào chưa thỏa.
Buổi sáng hôm ấy trôi qua bình thường, sau khi Ngọc ra khỏi phòng học, khắp bên tai đều nghe bàn tán về việc Vân Anh đã bị tạm giam. Nhà họ Võ phong tỏa tin tức quá nghiêm ngặt, cho nên các bạn sinh viên ở trong trường cũng chỉ biết có thế.
Ngọc cũng cảm thấy mình không cần thiết ở lại trường, nên chỉ nán lại so đáp án với cái Nga một lát rồi bắt xe để về nhà. Hôm nay, sau mấy ngày bị cấm túc, thím Thanh hiếm có khi đi ra vườn đi dạo. Khi thấy cô, bà cường điệu mà la lên:
– Ngọc đấy hả con? Hôm qua thím cứ lo cho con mãi thôi. Con có sao không? Có bị bọn bắt cóc làm gì không?
Phận làm con cháu, Ngọc không thể không dừng lại bước chân, cô nhìn bà, cũng chào một tiếng:
– Con không sao. Cảm ơn thím đã quan tâm.
– Ấy đừng đi mà con. – Bà Thanh dấm dúi. – Cùng là phận nữ với nhau, có gì con cứ nói thật với gì đi.
Ngọc nhíu mày trước ánh mắt hấp háy ám chỉ của bà ta:
– Con giấu cái gì vậy thím?
– Thì ở chốn thôn dã, hai nam một nữ như thế… Liệu chúng nó có… chà đạp con hay không? Thím khuyên thật, con gái khi gặp phải trường hợp này thường giấu kín, chỉ có lợi cho cái bọn bất hảo thôi. Con có gặp phải thì phải nói ra, để mẹ với chồng con còn biết xử lý. Cứ giấu giấu giếm giếm sau này nhà chồng phát hiện thì chỉ xấu mặt hai bên mà thôi.
Ngọc đứng im theo dõi cơ miệng của bà Thanh liến thoắng chuyển động, từng từ mà bà nói cô đều hiểu, nhưng mãi mới đọc ra được ngữ nghĩa thâm độc ẩn giấu bên trong đó. Cô vội cắt ngang bà:
– Cảm ơn thím quan tâm, con vẫn ổn. Có chuyện gì xảy ra hôm qua thì chồng con đã biết rõ rồi, không cần thím phải nhọc lòng vươn tay sang bên nhà con để tìm hiểu đâu.
– Này… này… Thím có ý tốt, mà con nói cái kiểu gì đấy hả? Chuyện Thế Anh đòi bỏ trốn với con còn chưa giải quyết xong, lại thêm bị bắt cóc, thím không nói thì người đời cũng bàn ra tán vào mà thôi.
Ngọc nghe mãi cũng mệt, cô dứt khoát quay lưng ra đứng cổng đi dạo và chờ Nguyên về. Đằng sau lưng, thím Thanh vẫn cứ liên tục nói về hai chữ “trinh tiết”, còn trách móc con cái không hiểu được tấm lòng của người lớn.
Nào ngờ, bóng dáng Nguyên còn chưa thấy, Ngọc đã thấy một người hùng hùng hổ hổ đang tiến về phía mình.
Mợ Hạnh phẩy cái nón trên tay, bổ vào người cô. Ngọc tránh sang một bên làm bà mất đà, ngã sang một bên khóc lóc thảm thiết:
– Ai ra đây mà xem cái con Ngọc. Nó lấy chồng nhà giàu rồi bắt đầu vứt bỏ họ hàng, giờ còn đánh tôi nữa.
Ngọc nhìn một số người đang đi tập thể dục buổi chiều trong khu nhà, cộng với ánh mắt thăm dò như lang như sói của thím Thanh. Người có thể ở cùng khu với nhà họ Võ không hiển thì quý, mặc dù Ngọc không quá quan tâm đến thể diện gia tộc, nhưng thế này ảnh hưởng đến Nguyên, còn ra thể thống gì? Cô vội khom người đỡ bà dậy:
– Mợ có gì thì từ từ nói. Chỗ này có camera đấy, cháu không ngại đưa mợ lên trên phường nếu mợ nói sai sự thật đâu.
Chẳng ngờ, mợ Hạnh nghe thấy thế không những không sợ mà còn nảy người lên như bị điện giật:
– Lên phường? Giống như mày đưa con tao lên phường đúng không? Ngọc, mẹ mày đi đã dặn dò người nhà phải thương yêu nhau, sao mày lại cạn tàu ráo máng với con của cậu mợ như thế. Vân Anh nó còn trẻ thế này mà mày tống nó vào tù. Về sau cậu mợ biết dựa vào ai bây giờ?
Một cảm giác gai người dậy lên khi mợ Hạnh cứ liên tục ỉ ôi. Cô nhìn sâu vào khuôn mặt đang khóc của bà, thi thoảng lại giật mình vì những tiếng “hờ” giả tạo. Trong một khoảnh khắc, Ngọc chợt nhận ra có lẽ người mẹ này ngày hôm nay đến đây cũng không phải vì con mình, mà là vì một tương lai có người phụng dưỡng.
– Vân Anh không nói cho mợ biết lý do tại sao nó bị bắt à? Con bé giả mạo con chụp ảnh, đưa cho ông nội con để ly gián gia đình, bóp méo sự thật. Đó là nó tự làm tự chịu. Nhưng còn mợ thì sao? Người đứng sau một lòng chia rẽ hai đứa trẻ, khiến cho Vân Anh ganh tị với chị gái mà đi đến bước đường này, không phải mợ sao? Nó đang chịu tội rồi, còn mợ thì đang ở đâu?
Mợ Hạnh bị đôi mắt đục ngầu và khí thế của Ngọc ép lùi lại phía sau, cứ nuốt nước bọt khan để lấy can đảm mà cũng chẳng dám thốt câu nào. Có lẽ bà đã quen với hình ảnh một đứa cháu dịu dàng đáng yêu, nên bài học lần trước vẫn chưa đủ để bà thấm.
– Mày vu cáo. Có gì làm bằng chứng con quay phim gửi cho ông nội mày? Mà cho dù nó làm, thì cũng có liên quan gì đến tao? Tao không biết, đó là em của mày, nó có làm gì sai thì thì cũng là em của mày. Mày bảo với thằng Nguyên bảo lãnh cho nó ra đi.
– Không được. Tội có nó phải ngồi tù nhiều năm, tòa án sẽ không đồng ý cho án treo chứ đừng nói bảo lãnh. – Ngọc dứt khoát từ chối.
Lúc khuyên nhủ con gái mượn chị để tiến vào nhà giàu, bà có từng nghĩ đến việc hai người là chị em hay không?
Mợ Hạnh nghe thế thì hét lên:
– Không thể nào! Chị ấy bảo là có thể bảo lãnh tao mới đồng ý làm mà!
Ngọc đang chuẩn bị nhờ bảo vệ đuổi vị khách không mời mà đến thì chợt khựng lại. Cô đã nghe rõ ràng mợ Hạnh nói “chị ấy bảo”. Cô xoay chân, hỏi:
– Mợ nói thế nghĩa là sao? Mợ biết chuyện gì đúng không?
Bà Hạnh ngay lập tức trắng mặt lắp bắp:
– Tao… tao thì biết cái gì cơ chứ? Tao không nói với mày nữa. Tao đi tìm con gái đây.
Bà vừa nói vừa cuống cuồng chạy đi, còn nhanh hơn lúc đến, thậm chí còn bỏ cả nón. Ngọc chau mày đứng nhìn sau bóng lưng hấp tấp của bà ta, lại quay người nhìn về tòa nhà cao sừng sững.
Rốt cuộc sự thật mà cô tìm kiếm đang nằm ở đâu?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương