Giờ phút này tôi chỉ biết dùng lời nói khuyên nhủ, hy vọng có thể làm vợ chú hồi tâm chuyển ý. Tôi gọi:
– Thím !
Vợ chú gắt lên với tôi:
– Tao không còn là thím của mày nữa.
Giờ họ đang kích động như vậy, tốt nhất là tôi nên thuận theo mà thay đổi cách xưng hô:
– Chị Tú.
Thấy họ không có phản ứng gì thêm, tôi lại nói tiếp:
– Chúng ta có thể bình tĩnh nói chuyện được không? Trên xe còn có trẻ con. Chị đừng làm cho bé sợ.
– Nếu biết sợ thì sao chúng mày còn hãm hại tao?
– Chị bình tĩnh đi, tôi chẳng làm gì cả.
– Chẳng làm gì. Chẳng làm gì thì sao chồng tao lại biết việc tao ngoại tình.
– Tôi thật sự chưa nói gì với chú.
Tốc độ xe không những không thuyên giảm mà ngày càng nhanh hơn. Bông cũng vì đó mà bị dọa cho bật khóc. Tôi ôm chặt con trong lòng, ra sức trấn an con. Người phụ nữ điều khiển xe phía trước cũng nghiến răng ken két:
– Nếu mày không nói sao lúc tao gặp mày. Anh ấy lại biết mà gọi cho tao, còn hỏi là tao đang ở cùng mày hả. Nếu tao không nhanh chân rời khỏi chỗ đó thì không biết chừng mày còn đổ lỗi rằng tai nạn của mày là do tao nữa rồi.
Hôm đó mọi việc diễn ra quá hỗn loạn nên tôi chẳng còn tâm trí đâu để ý đến sự hiện diện của vợ chú, giờ nhắc ra mới nhớ. Lúc tôi băng qua đường lấy điện thoại, người kia vốn vẫn ở vệ đường, thế mà lúc bản thân xảy ra chuyện thì họ cũng cùng lúc mất tích. Hóa ra là bị chú gọi, chột dạ nên đã bỏ đi.
– Chị tin hay không thì tùy nhưng tôi dám thề là tôi chẳng hề nói ra bất cứ điều gì cả. Có con tôi ở đây, tôi sẽ không lấy tính mạng của nó ra cá cược.
Hải Tú hẳn vẫn không tin lời của tôi. Xe tiếp tục chạy đến sườn núi ở phía tây thành phố. Xược qua tầm mắt là cảnh đồi núi cheo leo. Tôi thấy thấp thoáng những mối nguy hiểm quanh đây nên lục lọi điện thoại trong túi để tìm sự giúp đỡ, nhưng ở đây vốn dĩ không có sóng nên tôi chẳng thể liên lạc được với ai.
Qua gương chiếu hậu, vợ chú tất nhiên đã nhìn thấy điều này:
– Đừng có tốn công vô ít. Không chạy thoát được đâu.
Tôi sợ hãi hỏi:
– Chị… Chị đưa chúng tôi đi đâu vậy ?
– Mày đã tuyệt đường sống của tao thì tao sẽ không để hai mẹ con mày sống yên ổn.
– Nếu chị không ngoại tình thì chú tôi đâu đòi ly hôn cơ chứ.
Vợ chú cười khẩy rồi đáp tôi:
– Đến giờ phút này, mày vẫn nghĩ Tùng chia tay tao là vì tao ngoại tình sao? Lúc trước mày cũng thấy anh ấy lạnh nhạt với tao như thế nào rồi đấy. Đây chẳng qua là lý do thôi. Mày nghĩ tao muốn trở thành một người phụ nữ lăng loàn trắc nết như thế này à. Nhưng tao cũng chỉ là 1 con đàn bà yếu đuối, ai có thể chịu đựng được sự lạnh nhạt của chồng từ ngày này sang tháng nọ.
– Ý chị là…
– Chúng tao đã sống ly thân được 2 năm rồi. Tùng vốn không còn chút tình cảm gì với tao nữa. Duy trì đến hôm nay là vì gia đình của anh ấy thôi. Giờ thì biết tao ngoại tình lại càng có lý do để ly hôn. Sau này tao sẽ bị tất cả mọi người chế nhạo, bộ mặt của tao, của gia đình tao đều bị bôi nhọ. Mày nghĩ đi, cuộc đời tao còn gì nữa. Ba tao nhất định sẽ giết chết tao mất.
Hôm trước tôi có nói chuyện với cố, thông qua lời kể của cố thì có vẻ cố vẫn chưa biết gì về chuyện ngoại tình của cháu dâu. có lẽ đây là con đường sáng giúp tôi với Bông. Nhìn gương chiếu hậu phía trước, tôi tỉ mỉ quan sát sắc mặt Hải Tú:
– Chị Tú, chị khoan hẳn kích động, Chú tôi chưa nói chuyện chị ngoại tình cho bất kì ai cả. Danh tiếng của chị sẽ không bị ảnh hưởng đâu. Nếu hai người đã ly thân lâu như vậy, có tiếp tục cũng chẳng được hạnh phúc. Vậy hãy xem đây là sự giải thoát cho nhau. Để mỗi người có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Giọng vợ chú vì những lời này của tôi mà bắt đầu mông lung:
– Tốt đẹp, theo mày thế nào là tốt đẹp?
– Chị đã bao giờ sống cho mình chưa?
Người ấy có vẻ hơi bất ngờ với câu hỏi này của tôi:
– Sao mày lại hỏi tao như vậy?
– Người ta bảo đàn ông ngoại tình vì thể xác nhưng phụ nữ thì không. Tôi nghĩ chị cũng đã hết tình cảm với chú tôi nên mới tìm một người đàn ông khác. Nếu cả hai đã không còn tình cảm thì hà cớ gì phải dày vò nhau thêm. Chị chỉ nói ba chị, gia đình nhà chị. Chị sợ họ xấu mặt, sợ họ ghét bỏ chị. Vậy còn cuộc đời của chị thì sao?
Tốc độ xe đã giảm đi 1 chút. Tôi biết lời mình nói dường như đã có hiệu quả nên tiếp tục bồi thêm:
– Chú tôi không còn yêu chị, chị cũng hết tình cảm với chú. Hai người cứ tiếp tục như vậy thì cả hai đều không được hạnh phúc.
Tôi nói đến đây thì xe lập tức “ kích” một tiếng. Giọng người phụ nữ phía trước gắt lên:
– Xuống xe!
Lúc này, tôi không còn thời gian để phân tích suy nghĩ của vợ chú, à không giờ là vợ cũ của chú. Chỉ nhanh chóng ôm Bông rời khỏi. Ngay sau khi mẹ con tôi vừa xuống xe thì chiếc xe kia cũng nhanh chóng chạy vụt đi.
Đây là đường núi, mọi phương tiện giao thông gần như không có, giữa cảnh vật hoang sơ, dường như chỉ có mình tôi và Bông. Tôi ôm con đi một chặp mà vẫn không tìm thấy đường ra. Hình như càng lúc càng đi sâu vào rừng. Chân tôi còn khá yếu, thế nên giờ đã bắt đầu đau. Tôi đành ôm con ngồi xuống bụi cỏ ven đường.
Bông nhìn xung quanh rồi ôm lấy tôi:
– Mẹ ơi! Bao giờ chúng ta mới có thể về nhà?
Vén mấy sợi tóc qua trán cho con, tôi nói:
– Em Bông ngoan, đợi mẹ chút thôi. Để mẹ tìm đường rồi mẹ con ta về nhà nhé.
Tôi là động viên thế cho con đỡ sợ. Chứ thật tình chẳng biết phải tìm đường kiểu gì. Trời ngày càng tối, chân tôi cũng tê, nhấc không nổi nữa rồi.
Bông trong lòng tôi lại ỉu xìu:
– Mẹ ơi! Em Bông đói bụng.
Tôi chỉ có thể tiếp tục dối con mà nói:
– Ừ! Em Bông ngủ một chút đi, ngủ dậy là mẹ con mình về tới nhà rồi. Đến nhà mẹ mua gà rán cho em Bông nhé. Chịu không?
Bông gật gật, có lẽ từ nãy giờ con bé đi theo tôi, thấm mệt nên nhanh chóng ngủ thiếp đi. Tôi sốc con lên, ôm nó trọn trong lòng.
Trời đã tối hẳn, ánh sao cũng đã hiện hữu trên màn đêm tĩnh mịch. Tôi nhìn điện thoại bên cạnh, vẫn chẳng thấy chút sóng nào. Nó sắp cạn pin rồi. Chút nữa thôi thì mọi hy vọng tìm người giúp đỡ của mẹ con tôi thật sự sẽ dập tắt.
Đột nhiên tôi nhớ đến một chuyện, hình như bản thân đã từng nghe ở đâu đó rằng nếu bị lạc trong rừng thì chúng ta có thể dùng ánh sáng để phát tính hiệu cầu cứu. Điện thoại của tôi tuy không thể liên lạc được nhưng nó vẫn có thể phát ra ánh sáng.
Nghĩ vậy tôi nhanh chóng bật chế độ đèn pin của máy rồi rọi lên trời quơ quơ. Cái này chỉ mang tính chất hên xui thôi, mong trong rừng có người thì mặc may chúng tôi mới được cứu giúp.
Tầm một lúc sau cũng có 1 luồng sáng hiện lên giữa nền trời, tôi vui mừng hô lên:
– Ở đây có người, ở đây có người.
Lúc đầu tôi mang một trái tim tràn trề hy vọng nhưng càng về sau thì hy vọng lại càng mơ hồ. Luồng sáng kia chỉ xuất hiện chốc lát rồi biến mất. Pin điện thoại của tôi cũng yếu dần rồi tắt ngủm. Vậy là cuối cùng cố gắng cũng chẳng đi đến đâu.
Ủe oải, tôi chỉ còn biết bỏ điện thoại vào trong túi rồi tháo áo khoác ra đắp cho con. Tôi mệt quá, tưởng chừng chỉ muốn gục xuống ở đây. Đâu chỉ Bông, mẹ của nó cũng cảm thấy vừa đói vừa khát.
Ngay lúc nghĩ rằng bản thân có thể buông thả thì đột nhiên một giọng nói quen thuộc xuất hiện:
– Thương!
Tôi nhìn xung quanh một lượt mà không thấy ai cả.
Chắc tôi mệt quá nên hoa mắt rồi. Nhưng giọng nói kia lại một lần nữa khiến tôi phải chú ý:
– Thương! Có nghe thấy không?
Là giọng của chú, có phải chú đã tìm ra chúng tôi rồi chăng? Nhưng làm sao chú biết chỗ này mà tìm đến. Hay tại tôi quá mong đợi mà sinh ra ảo tưởng.
– Có đó không thì lên tiếng đi chứ.
Tôi cố gắng hết sức yếu ớt hô lên, kệ đi, dù là quỷ hay người, ảo tưởng hay sự thật thì cứ thử một lần mới biết được:
– Chú ơi! Con ở đây. Ở đây…
Nói xong, tôi thấy người nhẹ hẫng, không còn chút lực nào nữa. Cứ thế thiếp đi. Khi bản thân tỉnh lại thì đã cảm nhận môi khô khốc của mình đang được một dòng nước mát lạnh làm ẩm. Tôi nhấp môi vài cái rồi từ từ mở mắt. Trước mặt là Bông của tôi.
– Ông Tùng ơi, mẹ em Bông tỉnh rồi này.
Nó thông báo xong lại tiếp tục bón nước cho mẹ nó:
– Mẹ ơi, mẹ còn khát không?
Tôi khẽ lắc đầu:
– Không, mẹ hết khát rồi.
– Vậy mẹ dậy đi. Ông Tùng bắt được nhiều cá lắm. Em Bông ăn no luôn. Ngon ơi là ngon ấy.
Giờ thì tôi hiểu tại sao con tôi lại lanh lợi như thế này. Thì ra được ăn no rồi nên mới có sức luyên thuyên với mẹ.
– Ừ! Mẹ biết rồi.
Tôi vừa nói dứt câu thì khứu giác đã bị kích thích bởi mùi cá thơm phức. Bản năng sinh tồn đột nhiên sống dậy. Tôi ngay cả nhìn người đưa cá cho mình cũng chẳng kịp, chỉ nhanh chóng cầm lấy cái cây xiên qua người con cá rồi bỏ vào miệng ăn ngon lành. Nãy tôi còn nghĩ Bông chẳng qua là mắc bệnh cuồng chú nên mới nói những lời kia. Vậy mà hiện tại bản thân lại ăn bất chấp cả hình tượng.
Có lẽ điệu bộ ham ăn của tôi đã làm kẻ kia chú ý. Chú ngồi xuống bên cạnh, hỏi tôi:
– Bộ ngon lắm à?
Ngẩng đầu lên nhìn chú, tôi gật gật rồi lại tiếp tục cắm cúi ăn.
– Nhìn xem, mới đói có mấy tiếng mà đã ăn uống thế kia rồi, bị lạc trong này mấy ngày thì không biết còn ra bộ dạng gì nữa.
Tôi cười cười, chẳng bận tâm lắm đến lời chú nói. Chỉ thuận miệng đổi chủ đề:
– Cá này chú lấy ở đâu đấy ạ?
– Bắt được đấy.
Tôi vẫn không tin mà hỏi lại:
– Chú bắt á?
– Không tin?
Tôi hẳn là không tin, người được bọc trong nhung lụa như chú thì lấy đâu ra kỹ năng bắt cá chứ. Nhưng nếu nói không tin thì có phần hơi xem thường chú.
– Chú bắt như thế nào vậy?
– Cá thấy tôi đẹp trai quá nên tự bu đến.
Lời chú nói tuy có hơi phi lý nhưng tôi nghĩ nó còn dễ tin hơn việc chú có thể xuống nước bắt cá.
“ Xào xạc, xào xạc”
Chúng tôi đang nói chuyện thì đột nhiên một vật gì đó cựa cậy trong rậm cây. Bông thấy vậy thì sợ hãi mà chui vào lòng tôi trốn. tôi vừa ôm con vừa nhìn chú:
– Liệu có phải là thú dữ không ạ?
Nơi này rừng thiên nước độc, không thể loại trừ được khả năng có những loại động vật nguy hiểm.