Cho vay Để Cưới

Chương 1-5



Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi không còn là một đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên như ngày nào nữa. Mà đã trở thành một thiếu nữ tuổi đôi mươi trưởng thành với bao ước mơ hoài bão. Mà nói vậy thôi chứ chẳng biết bao giờ tôi mới có thể thực hiện những điều đó.

Mới đó mà đã 12 năm, lúc đó tôi mới chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi. Hoàn cảnh nhà tôi lúc đó cũng khá giả lắm. Cha tôi có công việc ổn định lại sinh ra trong gia đình có điều kiện, còn mẹ tôi thì lại hoàn toàn trái ngược bởi nhà ngoại tôi nghèo, lúc đó nghe mẹ bảo cơm còn chẳng có đủ mà ăn nói gì, học hành cũng không đến nơi đến chốn. Cũng vì thế mà bà nội tôi lúc đó ghét mẹ tôi lắm. Bà nội không ưa mẹ nên luôn làm khó làm dễ mẹ con tôi. Lúc sinh tôi ra, bà nói rồi la rầy mẹ là không biết đẻ. Bà nội chỉ có mình cha nên bà muốn mẹ tôi sinh một thằng cháu trai đích tôn. Nhưng cuối cùng tôi là con gái đầu lòng của ba mẹ.

Bà cứ giục mẹ tôi đẻ miết nhưng mãi mà không có. Thời gian này, bà đối xử với mẹ không khác gì là một con người ở tệ mạc. Lúc đó tôi còn nhỏ nhưng ngày nào cũng nghe bà chửi mẹ riết tôi không muốn hiểu cũng phải hiểu.

_ Mày là cái đồ vô dụng. Cho mày ăn cho mập thây rồi cũng chẳng làm nên tích sự gì.

…..

_ Có mỗi cái việc đẻ thằng con trai để cái gia đình này có cháu đích tôn. Vậy mà mấy năm trời rồi. Chị thử nói tôi xem.

Bà nội tôi nổi tiếng là dữ dằn, ghê gớm ở cái thành phố này. Bà là người sống rất cổ hủ, đã thế lại còn bảo thủ và ngang ngược. Bà không ngừng chửi tiếp.

_ Tao nói cho mày biết, không lo mà đẻ đái ra thằng cu thì đừng trách tao đi kiếm vợ khác cho thằng Cường. Khối đứa vừa xinh đẹp giỏi giang mà lắm lúc còn biết đẻ hơn mày.

Mẹ tôi lúc này mới lên tiếng.

_ Mẹ à, con cái là lộc trời cho. Mình có muốn cũng không được. Là con gái hay con trai gì cũng đâu phải lỗi tại con đâu.

_ Mày còn dám trả treo à. Là tại mày vô dụng vô tích sự nên mới thế chứ đừng đổ lỗi cho ai.

_ Con không đổ lỗi cho ai cả. Nhưng mẹ đừng nói quá đáng như vậy. Mẹ có ngon thì mẹ đẻ đi.

Tức nước thì vỡ bờ, mẹ tôi không chịu được mà nói lại bà. Bà nội tôi bị mẹ nói thế thì tức giận đùng đùng, bà đi tới túm tóc mẹ rồi tát vào hai bên má đến nỗi tươm cả máu miệng. Tôi chỉ biết chạy tới ôm chân bà lại. Rồi khóc lóc van xin.

_ Nội ơi, con xin nội đừng đánh mẹ con.

_ Con ranh này bỏ chân tao ra. Mày cũng là con vịt giời vô dụng y như con mẹ mày. Tránh ra không tao đánh mày chết.

_ Hức… hức. Không bà ơi, bà tha cho mẹ con đi. Bà đừng đánh mẹ nữa. Con xin nội mà.

Bà nội bị tôi kéo chân lại , bà tức quá lấy chân kia đạp vào người tôi khiến tôi ngã lăn ra nền đất. Ba tôi lúc này mới đi làm về. Thấy cảnh này ông chạy vào can ngăn bà nội ra. Nhìn cảnh vợ con bị đánh ba tôi lôi bà ra rồi nói lớn:

_ Mẹ làm gì vậy hả?. Mẹ có để cho tôi yên không?.

_ Tao làm gì hả. Con này nó cho mày ăn cái bùa mê thuốc lú gì mà mày ngu ngục thế hả con?. Trời ơi là trời.

_ Mẹ thôi đi. Mẹ đừng diễn bài này nữa, con thấy mà ngán lắm rồi. Bao nhiêu lần con đi làm mẹ ở nhà chì chiếc vợ con của con, con đều biết hết đó.

Cha tôi đi đến bồng tôi lên rồi đi lại đỡ mẹ về phòng. Khi mới đi được mấy bước, cha tôi quay lại nói.

_ Con hy vọng đây là lần đầu cũng như là lần cuối con thấy chuyện này. Nếu thêm lần nữa thì con sẽ không ở với mẹ nữa đâu. Vợ con của con chứ không phải là con ở đợ mà mẹ muốn đánh thì đánh muốn chửi thì chửi .

Cả ba người chúng tôi đi về phòng, cha tôi thương mẹ con tôi lắm. Ông đưa về phòng rồi đi lấy thuốc bôi lên vết thương cho mẹ. Nhưng đó chỉ là điều cha tôi nói còn bà nội tôi có làm hay không là một chuyện khác. Cũng may là sau ngày hôm đó bà không có đánh nữa nhưng những lời chửi nặng nề khó nghe vẫn luôn văng vẳng trong nhà khi cha tôi vắng nhà

Mẹ tôi vẫn im lặng chịu đựng như thế hơn 4 năm thì bất ngờ mẹ mới lại có bầu , lần này lại siêu âm là con trai thì bà nội vui hết phải biết. Bà cũng đối xử tốt hơn với mẹ một chút khi có cha tôi ở nhà.

Năm em trai tôi được 2 tuổi, cả nhà cùng nhau xin về ngoại chơi. Tôi vui lắm vì lâu rồi mới được về ngoại. Lúc đi thì bà nội đã không thích, bà nói:

_ Chúng mày muốn đi đâu thì đi. Còn để thằng Bon ở lại cho tao trông.

_ Kìa mẹ, chúng con đi rồi về chứ có phải là đi luôn đâu mà mẹ nói thế.

_ Tao không yên tâm. Cứ để thằng nhỏ ở nhà rồi tao cho uống sữa bình cũng được.

_ Mẹ à, con xin mẹ đấy. Thằng Bon nó làm gì chịu uống sữa ngoài, nó chỉ bú sữa mẹ nó.

_ Nhưng…

_ Mẹ cứ yên tâm đi. Tụi con đi rồi mai sẽ về.

Tôi lúc đó cũng phấn khởi quá mà nói:

_ Phải đó nội. Ngày mai con sẽ về với nội mà.

_ Mày thì đi luôn đi cũng được. Khỏi cần về .

Cha tôi thấy ánh mắt tôi thoáng buồn thì ông nắm tay tôi rồi rầy bà nội:

_ Mẹ nói gì kì vậy. Con Dương nó còn nhỏ, nó đã biết gì mà mẹ nói thế. Con bé nghe sẽ buồn đấy.

_ Thôi được rồi, đi thì đi sớm đi. Mai nhớ về sớm đấy.

Nhưng câu ” ngày mai ” ấy có lẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất trong cuộc đời của tôi. Ngày mà tôi mất đi ba mẹ và đứa em chỉ mới hai tuổi.

Lúc này tôi được mẹ kêu vào quán nước bên kia đường mua giúp mẹ một chai nước lọc để cho em uống. Được cái tôi nhỏ chứ rành, nhanh nhẹn lắm. Tôi từ từ xuống xe rồi đi qua đường rất nhanh. Lúc vừa chạy vào quán nước thì từ đằng sau một tiếng động lớn vang lên. ” Rầm” Chiếc xe kia đi chiều ngược lại lao qua lan can chắn đường rồi tông thẳng vào chiếc xe của nhà tôi. Một khung cảnh quá mức đáng sợ đối với đứa trẻ 8 tuổi như tôi.

Ba mẹ và em tôi đã mất ngay sau đó. Bà nội khi biết tin thì bà gần như không giữ được bình tĩnh. Bà ngoại cũng được cậu chở lên để nhìn con gái và cháu ngoại lần cuối.

Bà nội kêu xe chở tới thấy tôi vẫn bình thường không bị gì cả thì bà điên tiết mà chạy tới túm lấy người tôi mà day.

“Mày là con sao chổi. Tại sao hả?. vì mày với con mẹ mày mà con trai với cháu nội tao mới ra nông nổi này.”

” Nếu như chịu nghe lời tao thì đã không xảy ra cớ sự này rồi. Trời ơi là trời. Xin ông trả lại con và cháu cho tôi. Cường ơi, tỉnh lại nhìn mẹ nè con ơi.”

Tôi thật sự rất sốc và chỉ biết ngồi đó bên thi thể của ba mẹ mà khóc. Tại sao chứ, ông trời lại nhẫn tâm cướp đi những người thân của tôi.

Bà ngoại với cậu chứng kiến cảnh này không khỏi đau đớn xót xa. Bà ngoại lúc này mới lên tiếng.

_ Chị sui bớt đau lòng. Tôi cũng đau đớn lắm khi nhìn cả con cả cháu ra đi như thế này. Chị cũng đừng trách con bé Dương nó còn nhỏ đâu biết gì. Bây giờ thương con thương cháu, chúng ta phải nén lại nỗi buồn mà lo cho chúng nó cái đám tang đàng hoàng.

_ Chị nói hay lắm. Tôi chỉ có một mình thằng Cường là con. Giờ nó chết rồi tôi phải làm sao đây. Tất cả là tại con gái của bà.

_ Tôi biết là chị đau lòng. Tôi cũng đau lòng vậy. Người đang nằm đây là con gái con rể cháu ngoại tôi đó.

Đám tang nhanh chóng diễn ra. Tôi những ngày đó không muốn ăn chẳng muốn ngủ. Dù lúc đó chỉ mới 8 tuổi nhưng tôi hiểu được rằng từ nay tôi là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ và em bỏ tôi đi rồi. Giờ tôi biết phải làm sao. Bà nội vẫn không ngừng tru tréo tôi là đồ xui xẻo, đồ sao chổi. Sau khi cha mẹ và đứa em trai xấu số đã mồ yên mả đẹp thì bà ngoại với cậu cũng xin phép ra về. Lúc này đột nhiên bà nội mới nói một lời đề nghị mà ai cũng phải sửng sốt

_ Bà với cậu về thì đem theo con Dương về nuôi luôn đi. Nó là một đứa xui xẻo tôi không thể để nó ở lại trong nhà này. Trừ hậu họa khôn lường về sau.

Cậu Huy tôi nghe thế tức lắm, cậu cũng không cần nể nang gì nữa, mấy bữa giờ cậu nhịn để cho xong đám tang của cha mẹ tôi chứ không thì cậu đã làm lớn chuyện rồi. Cậu Huy lớn tiếng nói:

_ Bác Hai, trước hết là tôi xin thất lễ trước với bác, nếu tôi có nói gì quá đáng thì cũng là do bác mà ra thôi.

Bà ngoại biết tính cậu nóng nên cố ngăn lại khiến cậu lại càng tức hơn.

_ Thôi con. Bà ấy đã nói vậy thì mình đem cháu nó về. Về dưới nó ở với mẹ con mình cũng được.

_ Kìa mẹ, biết là thế. Trước sau con cũng đem con Dương về. Nó mà ở đây ngày nào thì chỉ có khổ. Bà ấy biết xót con bả thì con cũng biết xót chị gái với cháu con chứ.

Cậu nhìn tới phía bà nội tôi cậu lại tiếp tục nói:

_ Bác Hai lớn rồi mà bác nói vậy sao nghe đặng. Con Dương là cháu nội của bác đấy. Còn nữa bây giờ bác đuổi nó thì từ giây phút này trở về sau, nó xem như không có người bà như bác. Mấy bữa nay bác chửi nó như thế là đã quá đủ rồi, đến người ngoài nghe họ còn chướng tai thì huống chi là người trong nhà.

_ Tôi thích nói sao thì nói. Ai nghe được thì nghe. Nó không phải cháu tôi, nó là sao chổi, đem nó đi đâu thì đem đi.

Tôi khóc nấc lên khi bị chính bà nội xua đuổi như thế. Cha mẹ mất người đau đớn nhất là tôi đây này. Bà ngoại với cậu cũng bó tay với bà nội nên không ở lại đó nữa mà lấy áo quần để dẫn tôi về dưới.

Lúc vừa chuẩn bị đi thì bỗng nén nhang trên bàn thờ mẹ tôi phực cháy lên. Cả mấy người ai cũng hốt hoảng. Nhất là bà nội. Bà ngoại tôi biết chắc mẹ tôi không yên lòng nên bà đi đến thắp một nén nhang mới đứng trước di ảnh của đứa con gái tội nghiệp mà khấn vái.

_ Con à, mẹ biết con không yên lòng về con Dương. Con yên tâm đi, mẹ sẽ lo lắng và nuôi dạy con bé nên người. Con yên nghỉ nhé.

Sau đó, không chần chừ. Bà với cậu đưa tôi ra xe rồi về nhà ngoại ở. Lúc đó, việc này đối với một đứa trẻ như tôi thật quá sức chịu đựng. Ba mẹ và em chết. Còn bản thân thì bị bà nội hắt hủi bỏ rơi.Cháu nào cũng là cháu, là cốt nhục của dòng họ mình thế nhưng bà nội lại chẳng hề có một chút yêu thương đối với cô cháu gái còn non dại. Chỉ biết khóc mà van xin.

_ Bà ơi, bà cho cháu ở lại đây đi. Cháu là cháu của bà mà sao bà lại không thương cháu?.

Câu hỏi ấy khiến cho bà ngoại với cậu Huy đau lòng đến nhường nào. Bà Hai vẫn như thế, chẳng mảy may gì đến, ngược lại còn nói:

_ Thôi đi. Nhà tao từ nay chẳng còn gì nữa rồi. Con trai, cháu trai giờ đã bỏ tao đi. Mày cũng là loại vô dụng thì cuốn xéo luôn. Sau này tao chết chẳng còn ai chống gậy cho nữa rồi.

Bà Hai chỉ nghĩ cho mình, từng lời nói vô tâm vô tình cứ như là mũi d.ao đâ.m vào lồng ngực cả tôi và những người có mặt ở đây. Cậu không chịu nổi nữa liền dắt tay tôi đi thẳng ra ngoài mà không ngoảnh lại.

Từ đó về sau tôi sống với bà ngoại và cậu. Những ngày tháng đầu một đứa trẻ như tôi lúc nào cũng nhớ cha mẹ day dứt. Đêm nào cũng khóc nổi nhớ ba mẹ cứ quay quắt trong lòng tôi. Một nỗi nhớ mà không thể nào nguôi ngoai đi được ,Cậu vì thương tôi nên lúc nào cũng ráng kiếm tiền để lo cho tôi ăn học đàng hoàng, không thua bạn bè cùng trang lứa. Nhưng nhiều lúc thấy cậu cực khổ quá, lại không chịu lấy vợ thì tôi lại tự trách mình. Năm nay tôi cũng được 17 tuổi rồi. Sắp thi đại học đến nơi. Vì thấy bà ngoại càng ngày càng già đi, cậu thì không chịu lấy vợ sinh con đẻ cái nữa. Cứ ở vậy nuôi tôi không một lời than thở. Hôm đó, lúc đang ăn cơm tôi mới ngỏ lời đánh tiếng với bà và cậu:

_ Cậu ơi, hay con nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ cậu nhé. Chứ nhà mình nghèo, một mình cậu sao làm nổi rồi lo cho cả mấy người.

Cậu nghe thế liền phản đối ngay:

_ Không được. Cậu ráng được con cứ tập trung học thật tốt cho cậu. Đừng lo nghĩ gì

_, Nhưng con không phụ được gì cho cậu. Hay để con vừa đi làm vừa đi học nha cậu.

_ Như vậy sao mà tập trung vào học được.

_ Cậu đừng lo. Dương của cậu giỏi nhất thế giới mà.

_ Ui trời, mẹ nghe nó nói không?.

Bà ngoại nghe tôi bốc phét thì cười sảng khoái lắm.

_ Bốc phét vừa thôi cháu. Bà lớn tuổi rồi không chịu nổi đâu.

_ Ngoại à, ngoại để con nổ một chút đi.

_ Thôi thôi tôi xin cô. Lo ăn cơm đi rồi đi học bài. Nổ cho lắm rồi banh nhà không có mà ở.

Tôi cười hì hì, gắp một miếng thịt bỏ vào cho bà ngoại, thêm một miếng cá đồng cho cậu. Cá này là anh Hưng hàng xóm câu được nên cho nhà tôi.

_ Bà với cậu ăn đi. Bà ngoại ăn nhiều vào để sống lâu khỏe mạnh với con với cậu nhé.

Cậu cũng gắp miếng thịt bỏ vào chén cho tôi.

_ Ăn đi con. Mẹ mày là thích món thịt kho tiêu này lắm.

Khi nghe cậu nhắc đến mẹ tôi, bà ngoại liền buông đũa. Nước mắt bà rưng rưng, bà nhớ đứa con gái tội nghiệp của bà. Mới đó mà cũng đã chừng mười năm rồi. Tôi cũng không khác gì ngoại, đã nhiều lần tôi ước rằng ba mẹ tôi vẫn còn sống. Cậu vì biết mình lỡ lời nên vội nói.

_ Nào mẹ với Dương ăn đi. Ăn hết rồi ngày mai con lại mua tiếp nhé
.
_ Đúng rồi ạ. Mai cậu mua tiếp nhé cậu.

Cả ba người chúng tôi tiếp tục ăn bữa cơm cho xong. Người mất thì cũng đã mất rồi. Còn người ở lại phải sống cho ngày mai ngày sau nữa.

*****

Kì thi tốt nghiệp cuối cùng cũng đã đến. Có thể chặn đường tiếp theo sẽ gian nan và khó khăn hơn đối với tôi. Nhưng kệ tôi phải cố gắng để đạt được thành tích thật tốt mà bà ngoại và cậu đã mong chờ. Ước mơ của tôi là sẽ làm một bác sĩ, để có thể chữa bệnh cho mọi người.

Ngày hôm nay, trường thi thì xa nên tôi phải dậy thật sớm ôn bài rồi còn ăn cơm và tới đó nữa. Lúc thi xong tôi ra khỏi phòng cười hí hửng, hôm nay tôi tự tin về bài thi của mình. Đang đạp xe đi về tới cổng làng, bỗng gặp anh Hưng. Thấy tôi anh ngoắc tay ý bảo tôi đừng lại.

_ Dương thi về rồi à, hôm nay làm bài thế nào hả em?.

_ Very good luôn anh ơi.

_ Em nói cái gì anh không hiểu, cái gì mà gút gút.

Tôi được phen cười nghiêng ngả. Tội nghiệp anh Hưng.

_ Dạ là em tự tin cảm thấy làm tốt đó anh.

_ Giỏi thế, vậy thì đậu chắc rồi còn gì nữa?.

_ Em cũng chưa biết. Hy vọng là sẽ không làm ngoại với cậu thất vọng.

_ Ừ thôi về đi kẻo nắng. Để anh kéo lưới cho hết có mớ cá ngon lắm tí anh đem qua thưởng cho.

_ Thôi anh để mà ăn đi. Anh cứ cho hoài nhà em không cho anh được gì cả ngại lắm.

_ Anh cho người anh thương là không có sao hết.

Tôi nghe mơ hồ câu nói ấy của anh như có một hàm ý khác. Tôi hỏi lại

_ Anh nói gì cơ?.

_ À anh có nói gì đâu. Anh nói anh cho bà ngoại, thương bà già rồi ấy mà.

_ À vâng. Thôi em về đây.

Tôi nói xong thì đạp xe đi thật nhanh để về còn báo tin tốt cho bà ngoại, chắc bà se vui lắm. Đạp xe như bay vèo vèo trên đường. Hai tà áo dài tôi không dám thả xuống mà cột lại với nhau qua một bên, khiến ai đi ngang nhìn bộ dạng tôi cũng cười. Bác tư nói với ” Từ từ thôi con ơi, cái tà áo nó vướng vào xe đó”. Tôi chỉ kịp trả lời ” Dạ cháu biết rồi bác tư ơi, bác về đi cả nắng”

Vừa về tới sân nhà, tôi nhanh chóng dựng xe rồi chạy vào trong tìm ngoại

_ Ngoại ơi, ngoại… ngoại ơi con về rồi nè.

Bà ngoại đang ở ngoài chuồng gà, nhà tôi chỉ có duy nhất ba con gà được hàng xóm cho nên bà ngoại trông nom kĩ lắm. Bà nghe tiếng í ới của tôi nên vứt bỏ đồ mà đi vào luôn.

_ Dương về rồi hả con?.

_ Ngoại làm gì ngoài đó mà còn gọi hoài luôn thế, con sợ ngoại bỏ con đi rồi chứ?.

Tôi vừa nói mà nước mắt rơi lã chã hai bên má. Tôi sợ lắm, sợ cảm giác bị bơ vơ lẻ loi ở lại một mình trên cuộc đời này.

_ Làm gì có chuyện đó, ôi trời coi kìa. 17 18 tuổi đầu rồi mà còn như con nít thế kia thì biết nào mới lấy chồng được đây.

_ Ai nói con sẽ lấy chồng, con sẽ ở vậy mãi để làm kiếm nhiều tiền chăm sóc cho bà ngoại với cậu nữa. À quên cậu thì mai mốt sẽ có mợ lo còn con sẽ lo cho ngoại thôi.

_ Nghe mát ruột quá. Cháu gái tui nay trưởng thành lắm rồi.

Bà nhớ sực lại chuyện thi cử, bà vội hỏi:

_ Thế con làm bài thi thế nào rồi?

_ Xin trịnh trọng thông báo với bà ngoại yêu dấu là con làm bài đủ hết, và con tự tin là mình sẽ đậu.

_ Ôi thế à, vậy là tốt rồi, tốt rồi. Ba mẹ con trên trời chắc vui lắm đây. Thôi thế để bà bắt con gà nấu cháo thương cho nhé.

Nghe bà nói tới việc làm gà, tôi vội can ngăn.

_ Bà ơi, không cần đâu. Nhà mình được có 3 con gà, để cho nó đẻ trứng nữa. Con ăn cơm bà nấu là con vui rồi.

Bà thương tôi ôm tôi vào lòng, rồi nghẹn ngào nói:

_ Ừ thế thôi, để nào bà có tiền bà mua cho một con ma ăn cho sướng.

_ Dạ. Thôi con vào cất đồ đây. Rồi bà cháu mình nấu cơm chờ cậu về nữa. Cậu mà biết chắc vui lắm, giờ chỉ chờ kết quả thôi.

Tôi nói rồi thì chạy vào buồng cất sách vở. Thấy bộ đồ bộ ra rồi đi ra bếp phụ ngoại nấu cơm. Bữa ăn hôm đó tôi khoe với cậu là mình làm bài tốt lắm. Cậu cười như địa chủ được mùa, tôi thấy trong đôi mắt kia hiện lên một niềm vui sướng và tự hào về tôi. Nhưng chính tôi là người hiểu rõ nhất nỗi lo âu trong lòng cậu. Nếu tôi đậu đại học thì đôi vai gầy của cậu lại nặng gánh thêm nữa. Bởi số tiền học phí của đại học nó cao hơn gấp mấy lần học cấp ba này. Tôi cũng khó thể để một mình cậu phải gánh vác như vậy chắc là tôi sẽ kiếm việc làm thêm để phụ giúp một tay.

2 tuần sau.

Nhà tôi nghèo nên làm gì có điện thoại để mà tra cứu điểm như những bạn khác. Thế là chỉ biết chờ kết quả từ chú bưu điện. Chờ từng ngày từng ngày, cho đến hôm nay. Chú Thông làm bên bưu điện đi vào nhà rồi mới gọi:

_ Bác ơi, bác có nhà không?. Có ai ở nhà không ra nhận giấy này.

Hai bà cháu đang nhổ cỏ sau vườn, nghe có tiếng người gọi. Bà mới giục tôi

_ Dương con ra xem ai gọi đấy?.

_ Dạ để con đi

Tôi đứng dậy không kịp rửa tay nữa mà chạy vèo ra trước. Nhìn thấy chú Thông tôi lịch sự lễ phép cuối đầu chào:

_ Con chào chú Thông.

_ Ừ Dương đấy à. Nay lớn rồi đẹp gái dễ thương quá này.

_ Dạ hihi chú cứ quá khen. Mà thằng Thịnh có điểm chưa chú?.

_ Nó vừa nói có đấy cháu. Này kí vào đây rồi nhận giấy này cháu.

_ Giấy gì vậy ạ?.

_ Chắc là giấy báo điểm thi đó. Thằng Thịnh nhà chú cũng vừa mới nhận xong.

_ Dạ

Tôi kí tên thật nhanh rồi nhận lấy bao thư ở trên tay chú Thông. Trong lòng vừa run run vừa hồi hộp. Mặc dù biết là mình tự tin là làm bài tốt nhưng khi cầm bảng điểm trên tay tôi vẫn chưa dám mở ra.

Chú Thông chào tôi rồi còn đi phát cho bưu phẩm tiếp nữa.

Đặt bao thư trên nắp giếng nước, tôi múc vội gáo nước để rửa tay sạch sẽ rồi mới dám cầm nó mở ra xem. Mở bao thư ra, bàn tay tôi vẫn cứ run lẩy bẩy lên không thể ngừng lại. Nhìn vào số điểm tuyệt đối ở trên đó mà lòng tôi vỡ òa sung sướng. Ba con số 9, mà chín đến mức không bao giờ xanh. Chín đến đỏ choét luôn ấy. Tôi cầm tờ giấy chạy vèo ra sau vườn. Miệng không ngừng kêu lớn như sắp khóc đến nơi.

_ Bà ngoại ơi… Ngoại ơi…

Bà ngoại nghe tiếng kêu khác thường của tôi, bà cứ tưởng tôi bị làm sao. Vứt hết mọi thứ ở đó bà chạy vào. Thấy tôi chạy ra bà giữ tôi rồi hỏi han:

_ Này cháu sao đấy. Đau ở đâu hả.

Tôi vẫn chưa thể bình tĩnh để thốt ra được lời lẽ gì giờ này. Bà thấy tôi khóc lớn lên bà lại lo lắng hỏi:

_ Dương, con nói gì đi. Đừng làm bà sợ. Con bình tĩnh nói cho bà nghe nào.

Tôi mếu máo nhìn bà rồi nói:

_ Bà ơi, cháu đậu rồi. Đậu đại học rồi.

_ Thật không?. Cháu bà giỏi lắm.

_ Đây nè bà. Là ba con chín bà ạ. Không được mười.

_ Không sao cháu. Vậy là giỏi lắm rồi. Nhà mình nghèo bà không cho con đủ đầy như người ta mà con thi được điểm tốt thế này là bà quá mãn nguyện rồi.

_ Dạ. Hihi. Cháu vui quá bà ơi.

Hai bà cháu ôm nhau khóc trong sung sướng và hạnh phúc. Tối hôm đó cậu về, tôi đưa giấy cho cậu xem. Cậu mừng đến nỗi khóc. Nhưng mà hôm nay tôi thấy cậu cứ khác lạ kiểu gì đấy. Trong lúc ăn cơm, cậu ăn cũng không ăn nhiều, cậu nói cậu mệt nên đi ngủ trước. Bà ngoại lo lắng hỏi cậu:

_ Thằng Huy, hôm nay mẹ thấy sắc mặt con không được tốt vậy. Đi làm mệt quá thì nghỉ một bữa đi con.

_ Dạ, con không sao đâu mẹ. Chỉ là con thấy hơi đau đầu với choáng thôi.

_ Hay là con nghỉ một hôm rồi đi khám xem sao. Chứ để vậy hoài không tốt.

Tôi thấy thế cũng nói vào:

_ Bà ngoại nói đúng đó cậu. Hay để chiều con nhờ anh Hưng chở cậu lên huyện khám thử.

_ Con đừng lo. Ít bữa nữa rồi cậu lãnh lương rồi đi. Chiều ra mua thuốc tây uống đỡ là khỏe chứ gì.

Nhưng mọi chuyện không có gì cho đến khi một hôm đó, anh Hưng vội vàng chạy vào nhà tôi.Tiếng của anh Hưng hớt ha hớt hải từ ngoài cửa ngõ cho đến trong sân.

_ Bà ngoại ơi. Dương ơi.. . Dương…

Tôi đang nấu đồ ăn trong bếp thì nghe tiếng kêu. Không biết ai mà kêu như thế, đi vội ra xem thử thì thấy anh Hưng. Vừa nhìn thấy anh, tôi vội hỏi:

_ Anh Hưng, có chuyện gì mà anh kêu nhiều thế. Anh gặp ma giữa ban ngày à?.

_ Dương… cậu…

Thấy Hưng vẫn chưa bình tĩnh, tôi vừa hỏi vừa rót cho anh ấy một ly nước lọc. Uống một hơi cạn sạch ly nước Hưng mới lấy lại được bình tĩnh. Nhưng anh ấy vẫn còn không quên quan sát xem bà ngoại tôi đâu rồi.

_ Anh tìm gì thế?. Anh kiếm bà ngoại em hả?.

_ Ừ bà ngoại đâu rồi?.

_ Bà đi qua nhà bà Mười rồi. Mà có chuyện gì anh nói lẹ đi

_ Chuyện là… cậu em…

Nghe anh Hưng nãy giờ cứ nhắc tới cậu Huy. Bỗng trong lòng tôi cảm thấy có điều gì đó bất an. Cậu tôi liệu đã xảy ra chuyện gì rồi sao. Vội hỏi:

_ Cậu em làm sao?. Có phải cậu ấy đã xảy ra chuyện gì rồi không?.

_ Cậu em đang đứng làm thì ngất xỉu rồi bị té từ trên giàn giáo xuống. Giờ được mọi người đưa lên bệnh viện huyện rồi.

Từng câu từng chữ phát ra từ miệng của anh Hưng khiến tôi không thể nào tin được. Đến độ tay chân run lẩy bẩy lên
Tôi giường như không thể đứng vững được nữa. Lúc sáng cậu đi làm vẫn bình thường mà.

_ Anh nói gì cơ?. Cậu em…

Hơn bao giờ hết tôi lại bị ám ảnh chuyện cũ, cái chết của ba mẹ và em Bon vẫn còn đó, nó chưa bao giờ biến mất đi trong tâm trí của tôi. Và bây giờ là cậu Huy, tôi lại sợ… nỗi bất an, lo lắng như cuộn sóng dữ dội trong lòng. Tôi víu lấy tay anh rồi mếu máo nói:

_ Anh ơi … Mau, mau chở em đến đó đi. Nhanh lên anh.

_ Được rồi em vào thay áo quần đi. Rồi lấy nón chờ anh. Anh chạy ù về nhà lấy cái xe rồi chúng ta đi

_ Dạ, nhanh đi anh.

Anh Hưng đi rồi, tôi cũng chạy vào thay đồ rồi lấy nón ra chờ anh. Đến cả đồ ăn đang chuẩn bị nấu ở dưới bếp vẫn còn chưa nấu xong.

Năm phút sau, anh Hưng cũng qua tới. Tôi chạy vèo qua nhà chú tư nhờ chú ấy nhắn lại với bà ngoại là tôi đi có công chuyện.

_ Chú tư canh chừng bà ngoại giúp con. Bà con già rồi,con sợ bà nghe tin sẽ không chịu nổi mất.

_ Ừ được rồi con. Mà nè cầm lấy để mà đi đường. Chứ bây làm gì có tiền.

Chú tư tốt với nhà tôi lắm, lúc còn nhỏ tôi thường ở lại, ăn cơm nhà chú có khi còn nhiều hơn nhà ngoại ấy. Chú tư nhét vào tay tôi tờ 200 nghìn. Rồi bảo đi sớm đi.

_ Con cảm ơn chú. Con đi đây.
_ Ừ. Cẩn thận nghe hai đứa.
_ Dạ.

Ngồi trên xe, tôi luôn miệng khấn vái, cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho cậu tại qua nạn khỏi. Anh Hưng thấy vậy cũng chỉ biết an ủi tôi cố gắng lên. Tôi được anh Hưng chở đi lên bệnh viện huyện. Chờ anh ấy cất xe rồi hai anh em đi vào trong. Chạy thẳng vào hỏi cô y tá thì sau lưng có tiếng gọi.

_ Dương phải không con?.

Tôi và anh Hưng quay lại thì thấy chú Hùng. Ba của anh Hưng, chú ấy làm cùng với cậu Huy nhà tôi. Thấy chú tôi với chạy tới hỏi gấp:

_ Chú ơi. Cậu con sao rồi ạ?.

_ Con bình tĩnh. Cậu con đang được bác sĩ cấp cứu trong kia.

_ Cậu con có bị làm sao không hả chú?. Cậu ơi. Cậu đừng có bị làm sao nếu không thì con với ngoại biết làm sao đây.

Tôi đến giờ phút này rất sợ. Tôi sợ cậu sẽ rời xa hai bà cháu tôi cũng giống như ngày đó ba mẹ và em trai tôi rời xa tôi. Nhìn khung cảnh bệnh viện người ra người vô, nào là bị tai nạn xe rồi nào là bị gãy tay gãy chân, nhìn thấy thôi là tôi đủ lạnh cả sống lưng rồi.

Anh Hưng đi tới vỗ vai tôi rồi dìu tôi lên ghế ngồi chờ. Anh cũng cố an ủi tôi.

_ Dương đừng khóc nữa em. Cậu Huy sẽ không sao đâu.

Vừa hay lúc này bác sĩ đi ra, ông ấy gấp gáp nói. Bệnh nhân hiện tại não bị tụ máu bầm phải mổ gấp nên người nhà đi đóng tiền để làm thủ tục nhập viện gấp để ca mổ được tiến hành sớm.

Tôi nghe thế thì tay chân không vững nữa mà muốn khụy xuống. Miệng tôi cứ lẩm nhẩm.

” Tiền đâu bây giờ đây. Giờ con biết kiếm số tiền lớn đó đâu ra để phẫu thuật cho cậu đây”

Chú Hùng đi đến bên tôi rồi chú ngồi xuống ân cần nói.

_ Con đừng lo quá. Từ từ rồi chúng ta sẽ tìm cách. Trước mắt chú cũng còn ít tiền ở nhà để chú về lấy rồi mình đóng tạm.

_ Dạ con cảm ơn chú.

Lúc này chỉ còn tôi với anh Hưng ở lại bệnh viện. Còn chú Hùng thì đi về nhà lấy tiền. Nhưng số tiền đó cũng không đủ được. Tôi ngồi suy nghĩ đủ kiểu đủ người để vay mượn. Nhưng mà ai cũng khó khăn hết thì biết mượn ai bây giờ. Bà con bên ngoại thì chẳng có mấy ai mà dư giả gì để cho tôi mượn.

Tôi liền nghĩ đến bà nội. Tôi nghĩ chắc bà sẽ cho tôi mượn, sau này đi làm có tiền rồi thì tôi sẽ trả lại cho bà. Chuyện bây giờ là cần gấp số tiền để đóng vào nên tôi sẽ thử một phen nhờ bà thử, dù sao tôi cũng là cháu nội ruột thịt của bà mà. Biết là chuyện này cũng không dễ vì đó là tôi vẫn coi bà là bà nội. Còn đối với bà thì tôi nào có được công nhận. Tôi quay sang để nói với anh Hưng.

_ Anh Hưng ở đây xem tình hình giúp em. Em đi đây có chút việc.

_ Em đi đâu?. Ở trên đây em đâu có quen ai?

_ Anh quên là nhà nội em gần đây à. Em thử về xin mượn bà thử xem.

_ Ừ hay là để anh chở em đi.

_ Không được. Anh đi rồi thì ai ở đây trông coi tình hình của cậu em. Với lại ở đây chờ chú Hùng đem tiền lên để đóng vào nữa.

_ Được rồi thôi em đi đi.

Tôi đứng dậy rời đi khỏi đó. Ra tới cổng bệnh viện tôi nhìn xung quanh để tìm kiếm chú xe ôm. Mà nói thật chứ, cũng một thời gian rồi tôi không về thăm lại nhà nội. Dù lúc trước bà nội đuổi tôi đi. Nhưng mà sau đó cứ đến ngày giỗ của ba mẹ và em là cậu Huy cũng có chở tôi về. Chỉ là bà vẫn thế vẫn không thích đứa cháu gái này. Thà bà sống một mình còn hơn.

Tôi đi ra kêu một chú xe ôm, nhìn bộ dạng chú cũng đã hơi lớn tuổi rồi. Ngồi lên xe rồi nói địa chỉ cho chú chở đi.

Tới trước cổng nhà tôi trả tiền cho chú rồi nói với chú:

_ Chú ơi, chú chờ con ở đây nhé. Con vào trong một lát rồi cũng đi ra về liền à.

_ Được rồi. Cô cứ đi đi. Tôi chờ ở đây.

_ Dạ cảm ơn chú.

Tôi đưa nón bảo hiểm cho chú ấy giữ rồi đi từng bước vào trong. Vừa bước vào sân thì thấy bà nội đang quét nhà. Dù bà ghét tôi hay không nhận tôi là cháu đi chăng nữa. Nhưng tôi vẫn luôn tôn trọng và lễ phép với bà. Tôi vội chào:

_ Con chào bà nội.

Nghe tiếng của tôi bà nội quay ra nhìn. Rồi hỏi một câu lạnh nhạt:

_ Đến đây làm gì?.

Tôi đi vào trong nhà, không vội vàng tôi đi đến trước bàn thờ thắp cho ba mẹ và em một nén hương. Xong mới đi ra bàn uống nước chỗ bà đang ngồi.

_ Nói đi, hôm nay có việc gì mà tìm đến đây. Tao nhớ hôm nay đâu phải ngày giỗ của ba mẹ mày.

_ Bà ơi, con muốn nhờ bà một chuyện được không ạ?.

_ Nhờ một chuyện?. Là chuyện gì?.

Tôi cũng không chắc chắn là bà nội sẽ giúp. Nhưng không thử thì làm sao mà biết được. Tôi liền lấy hết can đảm để nhờ vả bà

_ Bà có thể cho con mượn 50 triệu được không ạ?. Cậu Huy bị té giờ não bị tụ máu bầm. Mà bác sĩ nói phải mổ gấp.

_ 50 triệu. Mày nghĩ tiền là lá mít à?. Tao già rồi thì lấy đâu ra số tiền đó để cho mượn.

_ Cháu tin là bà có mà. Bà rủ lòng thương bà cho con mượn đi, sau này con đi làm kiếm tiền sẽ trả cho bà mà.
_ Mày tưởng 50 triệu nhỏ à. Tao không có.

Tôi hết cách đi đến trước mặt bà rồi quỳ xuống van xin, chỉ cần bà chịu giúp thì cậu sẽ không sao.

_ Con cầu xin bà đó. Bà giúp cho con lần này đi. Đây coi như là lời cầu xin duy nhất của đứa cháu gái này, xin bà hãy thương mà giúp cho con.

_ Không, tao không có tiền. Tao già rồi chỉ còn ít tiền để an hưởng tuổi già thôi.

Tôi biết là bà chỉ nói vậy thôi chứ thật ra bà có nhiều tiền lắm. Trước đây khi ba tôi mất, bà nội đã rao bán công ty, cũng nhận được một số tiền lớn. Rồi số tiền từ việc bán đi mấy mảnh đất nữa. Tất cả đều là của ba tôi làm ra nhưng tuyệt nhiên khi bán bà cũng không cho tôi một đồng nào. Tôi cũng không vì thế mà tức giận hay là muốn dành giật gì.

Tôi quỳ đập đầu khóc lóc van xin bà. Nhưng bà vẫn không lay chuyển. Lúc này từ ngoài cổng. Một bà lão đi vào, kế bên là một cậu thanh niên khoảng hai mấy, ba mươi tuổi. Hai người đi vào rồi gọi.

_ Bà hai ơi, có nhà không?.

Bà nội nghe gọi mình thì bà nghĩ chắc ai đến, bà kêu tôi đứng dậy đi không người ta thấy lại cười. Rồi bà đi ra cười đon đả với bà kia.

_ Bà Lê đấy à?. Tôi còn tưởng ai. Bà sang chơi hay có gì không?.

_ Ôi tôi ngồi ở nhà buồn quá nên mới kêu thằng cháu mới trên Sài Gòn về nó dẫn qua đây chơi ấy mà. Nó làm công ty ở trên đó.

Bà nội tôi nghe bà Lê nói đến đứa cháu thì bà nhìn qua. Rồi tấm tắt khen.

_ Bà Lê có cháu trai lớn thế này à. Vừa đẹp trai mà lại còn giỏi giang nữa. Đi làm trên Sài Gòn chắc là nhiều tiền lắm nhỉ.

_ Dạ cháu chào bà.

Cháu trai của bà Lê là Mạnh. Anh ta làm chủ công ty ở trên Sài Gòn về. Mà ở đây thì không ai biết được chứ ở trên đó anh ta rất nổi tiếng. Bởi anh ta là một người tuy trẻ tuổi nhưng vừa làm chủ của một công ty rồi còn kinh doanh quán bar nữa.

_ Nào hai bà cháu vào nhà đi.

Cả ba người cùng nhau đi vào. Tôi cũng không muốn để bà nội phải bẻ mặt nên lau sạch nước mắt ở trên mặt đi. Rồi khi vừa thấy hai bà cháu nhà bà Lê bước vào thì lễ phép chào.

_ Cháu chào bà. Em chào anh.

Bà Lê thấy cô thì hỏi bà Hai.

_ Đây là…?

_ À đây là Dương cháu của tôi.

_ Ra là thế. Tôi cũng ít khi gặp nên không biết. Mà con bé xinh quá nhỉ.

Mạnh khi thấy Dương thì anh ta như bị hút hồn. Bất chợt nhìn về phía cô gái trước mặt Duy Mạnh như nghĩ đến một điều gì đó. . Anh ta đi tới đưa tay ra bắt tay với tôi.

_ Chào em. Anh là Mạnh, rất vui được biết em.

_ Vâng chào anh.

_ Em năm nay bao nhiêu tuổi rồi?.

_ Sắp 18 ạ.

_ Ồ, vậy là em vừa thi tốt nghiệp xong. Kết quả tốt chứ?.

_ Vâng.

Tôi thấy miệng anh ta thì nói nhưng ánh mắt thì cứ dán chặt trên người tôi. Trong bụng thầm nghĩ ” Cái tên này nhìn ăn mặc thế mà sao cứ thấy dê dê”

Duy Mạnh mới lần đầu gặp nhưng lại thấy thú vị bởi cô gái này. Bà Lê lúc này tự nhiên nói:

_ Nhìn hai đứa xứng đôi quá đúng không bà Hai? . Không biết cháu bà đã có ai để ý tới chưa?.

Bà nội tôi thì làm gì biết rõ là tôi đã có ai hay chưa. Nhưng mà bà lại mạnh miệng nói với bà Lê.

_ Nó chưa đâu bà ạ. Con bé vừa mới tốt nghiệp xong thôi.

_ Thế thì tốt nhỉ. Tôi nhìn thấy cháu tôi coi bộ bị tiếng sét của cái Dương nhà bà rồi đấy.

Duy Mạnh không nghĩ là bà nội mình lại thẳng thắn như vậy.

_ Kìa bà nội. Bà có cần phải nói vậy không, cháu sẽ ngại đấy.

_ Bày đặt ngại. Nếu thích thì cứ tiến tới thôi.

_ Nhưng cô ấy…

Mạnh ghé vào tai của bà Lê nói nhỏ.

_ Bà nói khéo với bà Hai xem sao. Nhìn con bé này cũng được phết đấy. Bà hỏi cho cháu đi. Cháu có việc cần dùng đến cô ta.

_ Được rồi, thấy gái là vậy đó. Nhưng mà cứ thư thư đi. Chưa gì mà cháu đã vậy làm con người ta sợ đấy.

Nói rồi bà Lê lại quay sang nói chuyện với hai bà cháu Dương.

_ Bà Hai này. Chỗ tôi với bà thì cũng quen thuộc quá rồi nhỉ. Nếu mà bà không chê thì cho phép hai đứa nhỏ được tìm hiểu nhau. Cháu Dương nhà bà mà lấy thằng Mạnh nhà tôi thì biết đâu lại là may mắn đấy.

Bà nội quay qua nhìn tôi. Mà tôi bây giờ thì không có hứng thú gì với mấy chuyện vớ vẩn này. Quan trọng bây giờ là có tiền để cậu nhanh chóng được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tôi mặc kệ mấy người đó đang nói gì, nghĩ sao vậy anh ta với tôi chỉ mới gặp nhau chưa được nửa tiếng nữa. Nhìn vẻ mặt kia thì ít nhiều tôi biết ông này cũng không phải dạng đàng hoàng.

_ Bà nội chuyện lúc nãy cháu nội với bà, bà tính thế nào để cháu biết. Cậu cháu giờ đang chờ trong bệnh viện chưa biết như thế nào.

Bà nội tôi nhìn tôi rồi lườm một phát tôi thấy mà rùng mình. Bà Lê nghe tôi hỏi thì chẳng biết là tôi đang gặp vấn đề gì. Bà liền hỏi:

_ Nhà cháu có ai nằm bệnh viện à?.

Bà nội tôi không chờ tôi trả lời mà vội cướp lời:

_ Là cậu ruột của nó. Bị té giờ đang nằm bệnh viện chờ phẫu thuật. Nhưng giờ nó đến mượn tiền tôi. Mà bà nghĩ tôi già rồi làm gì ra tiền mà có số tiền lớn cho nó mượn.

_ Ra là vậy à. Thế cháu cần bao nhiêu tiền?.

_ Dạ 50 triệu ạ.

Bà Lê khèo tay Mạnh nói nhỏ.

_ Kìa cơ hội đến rồi đó. 50 triệu đổi lại cháu sẽ có cơ hội tiếp cận với con bé.

Nói rồi bà Lê nhìn tôi rồi cười nói:

_ Cháu không cần lo lắng. Số tiền này bà sẽ tặng cho cháu. Coi như là món quà của Mạnh tặng cháu lần đầu gặp mặt.

Tôi nghe thế liền từ chối, nó là số tiền quá lớn. Tôi không thế nhận được, hơn nữa tôi và họ cũng chẳng có quan hệ gì.

Mạnh thấy tôi từ chối thì nói.

_ Vậy thôi nếu như em ngại thì cứ coi như là anh cho em vay đi cũng được sau có thì trả anh. Giờ cứu người là quan trọng.

Tôi nghe anh ta nói vậy cũng phân vân. Giờ bà nội thì không cho vay. Mà cậu thì phải mổ gấp. Tiền thì mình chẳng biết vậy mượn ai nữa cả. Cuối cùng đành miễn cưỡng mà chấp nhận vay anh ta số tiền 50 triệu đó.

Nhưng mọi chuyện sau này chẳng dừng lại ở con số 50 triệu nữa mà nó còn đi xa hơn ngoài sự tưởng tượng của tôi.Cầm 50 triệu trong tay, tôi chào bà nội và hai bà cháu Mạnh để đi đến bệnh viện. Mạnh cũng ngỏ ý muốn lấy xe đưa tôi đi nhưng mà tôi không chịu.

_ Không cần đâu ạ, cảm ơn anh đã giúp đỡ và cho em mượn số tiền này. Ít bữa nữa em sẽ xoay sở và trả lại cho anh.

_ Có gì mà vội đâu. Cứ lo cho cậu em khỏe mạnh đi. Tiền bạc đối với anh không thành vấn đề. Còn nếu em thấy không trả nổi thì có thể tìm cách khác. Chẳng hạn như làm vợ anh.

_ Anh nói điên nói khùng gì vậy. Tôi mượn thì sẽ trả.

_ Được thôi. Mà này cầm lấy cái này để tiện liên lạc với anh nhé.

Tôi không nghĩ anh ta lại nói được những lời như thế. Anh ta đưa tấm danh thiếp cho tôi. Mà mặc kệ tôi nhanh chóng xin phép rời đi.

Chú xe ôm vẫn đứng đó chờ tôi. Thấy tôi ra tới, chú ấy mới nói đùa.

_ Tôi tưởng cô ở trong đó luôn cho tôi leo cây chứ.

_ Dạ làm gì có, xin lỗi chú nhé vì bắt chú phải chờ lâu.

_ Tôi đùa đấy. Nào đội nón lên rồi đi thôi. Mà giờ cô về đâu, về lại bệnh viện à?.

Tôi đội nón lên rồi ngồi lên xe nói với chú:

_ Dạ, chú chở con về bệnh viện nhé.

_ Được rồi. Cô ngồi im nha.

Ngồi trên xe mà tôi vui mừng vì giờ cũng đã có tiền để nộp vào rồi. Chừng này cộng với số tiền của chú Hùng chắc là sẽ đủ. Chợt nghĩ đến bà ngoại, không biết giờ bà như thế nào rồi . Bà đã biết hay chưa nữa. Không biết khi bà biết ra mọi chuyện thì có chịu nổi không. Đến tôi đây mà còn bị sốc thì bà ngoại không biết như thế nào.

Về tới cổng bệnh viện, tôi trả tiền cho chú xe ôm rồi trả nón bảo hiểm cho chú. Sau đó tôi chạy nhanh vào trong tìm chú Hùng với anh Hưng. Vừa vào trong tôi thấy không chỉ có chú Hùng với anh Hưng mà còn có cả bà ngoại tôi nữa. Tôi chạy tới chỗ bà rồi hỏi ấp úng.

_ Bà ngoại… bà… sao lại ở đây?.

_ Con đi đâu về đấy?. Bà về nhà không thấy con đâu, chờ mãi cũng không thấy thằng Huy. Bà đi tìm rồi qua nhà bà Mười hỏi thì ông Mười không nói. Bà hỏi mãi thì ông ấy mới nói là cậu con bị té, đang ở trên huyện.

Tôi thấy bà ngoại nói mà vừa khóc, giọng nói của bà tôi nghe ra cũng biết bà đang run run lo sợ. Tôi ôm bà rồi trấn an để bà đỡ lo:

_ Bà ơi, cậu con sẽ không sao đâu. Bà đừng lo. Rồi bác sĩ sẽ phẫu thuật, cậu sẽ bình an vô sự thôi.

_ Ừ bà hy vọng là thế. Thằng Huy mà có chuyện gì chắc bà không sống nổi quá.

_ Không có chuyện đó đâu. Mà ai chở bà lên đây thế?.

_ Bà đi ra nhà chú Hùng thì thấy chú ấy vừa về. Bà hỏi rồi mới kêu chú ấy chở lên đây. Chứ ở nhà một mình bà cũng không yên tâm.

_ Dạ thế giờ bà ngồi đây để cháu đưa tiền cho chú Hùng đi đóng giùm nhé.

_ Ừ.

Tôi đi lại cùng chú Hùng cầm tiền đi đến chỗ làm thủ tục nhập viện. Chú Hùng đã đóng tạm vào 10 triệu rồi. Bây giờ tôi đóng thêm 30 triệu nữa. Số tiền còn lại tôi giữ đó vì sợ còn phát sinh này kia.

Ca phẫu thuật được tiến hành ngay sau đó, cả bốn người chúng tôi đều đứng ngoài cửa phòng cấp cứu để chờ. Tôi thấy bà cứ lo lắng mãi rồi cứ đi lui đi tới, liền kéo bà lại rồi nói:

_ Bà ơi, bà ngồi đây đi. Còn lâu lắm, bà cứ đi như vậy sẽ mỏi chân đó ạ.

_ Ừ bà biết thế nhưng bà ngồi không yên bụng được.

_ Cậu sẽ ổn thôi. Ba mẹ con ở trên trời chắc chắn sẽ phù hộ cho cậu được tai qua nạn khỏi. .

Anh Hưng lúc này mới cầm lại đưa cho tôi với bà hai người hai chai nước.

_ Em với bà uống đi.

_ Cảm ơn anh.

_ Ừ không có gì.

Hưng nhìn bà ngoại tôi rồi cầm tay bà an ủi:

_Bà đừng lo quá mà ảnh hưởng sức khỏe nghen bà. Cậu Huy bình thường sống tốt, ăn ở có đức luôn giúp đỡ người khác nên ông trời cũng thương tình thôi bà.

_ Ừ bà cảm ơn hai cha con nhiều lắm. Không có hai người thì hai bà cháu tôi cũng không biết làm sao.

_ Bà đừng nghĩ gì nhiều. Chúng ta là hàng xóm với nhau mà. Có gì giúp qua giúp lại.

Thế rồi sau cả mấy tiếng đồng hồ. Từ trong phòng cấp cứu, cũng đã có bác sĩ đi ra. Chúng tôi vừa thấy tiếng động từ cửa và bóng dáng của bác sĩ bước ra thì đều chạy lại hỏi về tình hình của cậu Huy. Lúc này bác sĩ mới nói:

_ Trước mắt thì chúc mừng gia đình ca phẫu thuật thành công.

Tất cả đều vỡ òa trong sung sướng với câu phẫu thuật thành công của ông bác sĩ. Nhưng sau đó ông ấy lại nói tiếp khiến không khí bị chùng xuống hẵn.

_ Tôi chưa nói hết. Nhưng thời gian tỉnh sẽ là chưa biết. Tùy thuộc vào ý chí của bệnh nhân.

Tôi nghe thế thì hỏi lại:

_ Vậy có nghĩa là cậu cháu sẽ không tỉnh ngay hả bác sĩ.

_ Đúng vậy. Nhưng những trường hợp may mắn thì sẽ nhanh tỉnh thôi. Còn nữa vì té từ trên cao xuống nên sau khi tỉnh có thể bệnh nhân sẽ quên đi một vài thứ. Hy vọng là kì tích sẽ đến với anh ta.

Bác sĩ nói xong thì cũng rời đi. Bà ngoại nghe xong thì không đứng vững nữa mà khụy xuống. Tôi cũng không cầm được nước mắt mà ôm lấy bà. Bây giờ cậu như thế này thì phải làm sao đây.

Mấy ngày sau, tôi ở lại bệnh viện để chăm sóc cho cậu. Bà ngoại cứ đòi ở lại nhưng tôi không chịu, bà cũng đã lớn tuổi rồi lại thức hôm thức khuya ở đây thì không sớm cũng muộn mà đổ bệnh thôi. Tôi cùng anh Hưng phải ra sức mãi để thuyết phục bà.

_ Bà nghe lời cháu đi. Bây giờ bà về với chú Hùng. Cháu ở lại đây có ảnh Hưng phụ giúp rồi nên bà yên tâm nhé.

_ Không, bà về nhà cũng không yên. Bà sẽ ở đây chờ thằng Huy tỉnh lại.

_ Bà không nghe lời cháu rồi bà ở đây tới lúc bệnh ra đó thì cháu phải làm sao. Một mình cháu sao gánh nổi. Bà muốn đi theo ba mẹ rồi bỏ lại cháu bơ vơ nữa hay sao?.

Tôi khóc rồi buộc phải nói như thế để bà suy nghĩ. Chú Hùng cũng nói vào giúp tôi.

_ Bây giờ bác cứ về nhà cháu ở. Mọi chuyện ở đây có con Dương với thằng Hưng lo rồi. Lúc nào bác muốn thì tôi sẽ chở lên thăm bác chịu không?.

Bà ngoại tôi nghe chú Hùng nói vậy thì cũng không đòi ở lại nữa. Bà đồng ý theo chú ấy về. Nhưng bà lại muốn về nhà mình chứ không chịu ở nhà chú Hùng, sợ làm phiền đến gia đình chú.

Bà ngoại với chú Hùng đi rồi thì anh Hưng mới nói:

_ Em đói chưa để anh ra căn tin bệnh viện mua cho hộp cơm nhé

Tôi giờ tâm trí đều tập trung vào cậu. Đến cơm cũng chẳng muốn ăn.

_ Thôi em không đói. Anh đói thì cứ đi ăn đi, đừng lo cho em.

_ Như thế sao mà được. Em phải cố gắng ăn vào để còn lo cho cậu nữa. Nhớ bệnh ra đó nữa rồi làm sao.

_ Giờ tiền cũng không còn nhiều em phải tiết kiệm để còn mua thuốc cho cậu nữa. Họ mới đưa thêm toa kêu mình mua thuốc ở ngoài để truyền cho cậu, mà em nghe nói nó đắc lắm.

_ Từ từ rồi mình tính. Để anh xem rồi vay mượn bạn bè thêm.

Bỗng Hưng nhớ sực lại chuyện tiền bạc anh quên hỏi tôi, nên a Hưng liền hỏi.

_ Dương, anh hỏi cái này. Số tiền đó làm sao mà em có vậy?. Đừng nói em đi vay nặng lãi nha?.

_ Không anh. Em đâu có dám liều vậy.

_ Thế rốt cuộc em vay ai ở cái thành phố này?. Ở đây em làm gì có ai quen mà mượn số tiền lớn đó.

_ Em về bà nội em vay. Nhưng nói hoài bà không cho. Mà anh biết người em vay được là ai không?

_ Làm sao anh biết được.

_ Là một tên mà em chưa hề quen biết. Chỉ mới gặp và nói chuyện với nhau chưa đầy nửa tiếng ở nhà bà nội.

_ Sao có thể thế được?. Khô g quen biết thân thích gì mà cho mượn. Em nói thật đi hay là em giấu anh chuyện gì.

_ Không có mà. Em nói thật đó. Tên kia đi với bà nội. Mà bà anh ta là chỗ quen biết với bà nội em. Khi nghe em nói với bà nội chuyện cậu nằm viện cần phải mổ thì ngay lập tức về nhà lấy tiền sang cho em mượn mà. Mà nói thật đến em còn không tin

_ Ừ khó tin thật. Hay là anh ta lại có âm mưu gì. Chắc chắn là vậy, chứ khi không lại cho vay dễ dàng như thế. Hay là anh ta có ý đồ gì với em.

Những câu hỏi thắc mắc của anh Hưng cũng không phải là tôi không nghĩ tới. Mà giờ có ngồi đây đoán già đoán non thì cũng thể biết rõ được tâm cơ của người ta. Tôi nói với anh Hưng.

_ Biết là vô lý nhưng thôi kệ. Trước mắt là có tiền để điều trị cho cậu cái đã. Còn tiền để trả nợ thì chắc ít bữa em sẽ đi kiếm việc làm thêm rồi trả lại cho anh ta.

_ Em tính làm gì?. Giờ còn phải tập trung vào việc học hành nữa đó

_ Chắc em sẽ nghỉ học anh ạ. Chứ giờ bà ngoại già rồi. Cậu Huy thì không biết sẽ tỉnh lại sớm không. Trước giờ cậu là trụ cột của em với ngoại, giờ cậu nằm đó rồi em cũng phải cố gắng kiếm tiền để lo cho bà với cậu thôi.

Anh Hưng nghe tôi nói vậy thì buồn. Tôi thấy rõ được trong ánh mắt anh có một sự bất lực. Chắc anh nghĩ là không giúp gì được cho tôi nên lại áy náy.

_ Anh xin lỗi vì đã không giúp gì được cho em. Nhưng hãy luôn yên tâm, anh sẽ cùng em cố gắng để có thể phụ em một tay.

_ Cảm ơn anh. Mấy ngày nay không có anh thì chắc em cũng không biết xoay sở như thế nào nữa. May mắn được là hàng xóm của anh, với em anh như người anh trai của em đó.

Hưng nghe từ anh trai phát ra từ miệng Dương mà cảm thấy nhói nhói ở tim. Vì đối với Hưng, trong lòng anh từ lâu đã thích Dương rồi. Hưng cười nhưng nụ cười đó bên trong chứa đựng một nỗi buồn. Anh ta nghĩ chẳng Dương không có chút tình cảm nào với anh hay sao.

Sau cùng anh Hưng nói:

_ Thôi em ở đây đi. Anh ra mua cho miếng cháo ăn vào còn có sức chứ nhịn rồi lại đau bao tử.

_ Dạ.

Hưng đi rồi tôi lấy khăn đi giặt nước ấm rồi lau tay cho cậu. Trong phòng bệnh lúc này cũng có ba người bệnh nhân nằm chung phòng nữa. Trên người họ với cậu tôi cũng giống nhau. Nhìn cậu nằm đó, dây nhợ máy móc khắp quanh người, trên đầu còn bị băng lại nữa. Gương mặt hiền lành của cậu giờ trông nhợt nhạt lắm.

Tôi lau tay cho cậu rồi cứ tâm tình thủ thỉ với cậu.

_ Cậu ơi, cậu ngủ gì mà lâu dậy thế?. Cậu dậy đi, dậy để xem Dương hát cho cậu nghe này. Cậu còn chưa tặng quà cho con vì con đậu đại học đâu đó.

Tôi thì ngồi nói luyên thuyên như thế. Nhưng cậu Huy thì vẫn nằm im thin thít chẳng trả lời gì, chỉ có tiếng tít tít của máy móc thôi. Nói một hồi tôi gối đầu xuống giường ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Một lát sau chỉ mơ hồ có người lấy cái gì đó khoác lên trên người tôi.

Trong lúc ngủ, giấc ngủ chập chờn tôi đã mơ thấy bóng dáng của ba mẹ tôi, và một đứa trẻ cũng chạc khoảng 8 9 tuổi gì đó. Khi nhìn kĩ thì thấy em ấy cười rồi gọi chị hai, tôi cũng cười theo mà nhận ra đó là em trai xấu số của mình. Là thằng Bon đây mà. Nhìn thấy ba mẹ đó nhưng chẳng thể nào chạm vào họ được, cứ ôm là bóng dáng họ lại mất đi rồi hiện ra chỗ khác. Nỗi đau lớn nhất là nhìn thấy người thân mình đó nhưng chẳng thể nào với tới để được ôm ấp và yêu thương.

Lúc này bỗng mẹ tôi nói một câu mà khiến tôi chưa thể hiểu ra được mẹ có ý gì.

” Dương, con hãy sáng suốt, đừng để bị lừa. Hãy tránh xa họ ra, càng xa càng tốt. Nhớ chưa con.”Sau câu nói ngắn gọn không rõ ý tứ đó của mẹ thì hình bóng của ba người cứ thế mà mờ nhạt dần đi. Cứ như chưa hề từng xuất hiện bên cạnh tôi lúc này. Lúc này tôi vô cùng hoảng hốt lo sợ. Chỉ biết gào thét trong vô vọng

” Ba ơi… Mẹ ơi. Mọi người đâu hết rồi. Ba ơi. Cu Bon. Ra đây nhìn con nè. Đừng bỏ con mà đi, con sợ lắm. Mẹ ơi….”

Hưng ngồi bên ghế kia thấy tôi cứ đưa tay với trong không trung thì anh ấy nhanh chân đi lại. Nhìn thấy vẻ mặt của tôi lấm tấm mồ hôi cộng thêm hai bên má còn có cả nước mắt nữa. Hưng nghĩ chắc tôi gặp ác mộng gì đó. Đưa tay đập đập nhẹ vào lưng tôi rồi kêu tôi dậy.

_ Dương ơi, Dương dậy đi em. Dương…

Tôi giật mình bật người dậy, thoát khỏi giấc mơ đó.

_ Em mơ thấy gì mà hốt hoảng như thế?.

Tôi vẫn còn sốc vì sự biến mất của ba mẹ trong giấc mơ. Nên ôm chầm lấy Hưng rồi nói cho anh nghe:

_ Anh Hưng, em mơ thấy ba mẹ em, còn cả em của em nữa. Bọn họ đứng đó nhìn em cười. Rồi dặn dò em sau đó thì… thì biến mất luôn.

Tôi vừa kể lại cho Hưng nghe vừa khóc, nhận thấy tình thần của tôi vẫn chưa ổn định nên anh ôm chặt tôi vào lòng, rồi vỗ về an ủi tôi

_ Chắc do em mệt quá đó. Nên mới mơ như thế. Ba mẹ em đã mất rồi đó là sự thật, em phải chấp nhận. Thế nên nếu em muốn họ được yên nghỉ thì phải mạnh mẽ lên, cố gắng chăm sóc cho bản thân nữa. Em bây giờ là chỗ dựa cho cả bà ngoại và cậu Huy nữa đó.

_Em biết rồi.

Hưng buông người tôi ra rồi mới đi giặt khăn đưa cho tôi lau mặt. Sau đó anh lấy hộp cháo vừa mua lúc nãy vẫn còn ấm bỏ ra cho tôi ăn.

_ Nào bây giờ thì lau mặt sạch sẽ đi rồi ăn chút cháo nhé. Tối có muốn ăn cơm thì anh sẽ mua cho em ăn.

_ Dạ. Mà anh ăn chưa?.

_ Em cứ ăn đi. Anh ăn dưới căn tin luôn rồi.

Tôi không nói thêm gì nữa mà bưng hộp cháo lên ăn. Mặc dù là cháo lỏng đó nhưng mà tôi nuốt cũng không trôi. Anh Hưng ngồi bên cứ bắt ép tôi ăn cho hết nên tôi cũng ráng mà húp hết hộp cháo. Cũng may là có Hưng giúp đỡ trong lúc này. Chứ không thì tôi cũng đã gục ngã không biết từ lúc nào rồi.

Mấy ngày này, cậu vẫn chưa tỉnh. Mà tiền trong túi tôi thì cứ vơi dần đi. Tiền thuốc mua ở ngoài rồi các khoản phải nộp thêm cho bệnh viện, tiền chi tiêu các thứ. Ta nói vô bệnh viện thì không biết nhiêu tiền cho đủ nữa.

Đang đi xuống dưới tiệm thuốc ngoài mua thuốc thì chẳng biết vô tình hay là cố ý mà lại gặp Mạnh ở đây. Tôi cũng không có để ý và nhớ khuôn mặt của anh ta. Nhưng khi vừa đi lướt qua thì tiếng gọi của anh ta phải làm tôi ngoảnh lại. Anh ta hí hửng chào hỏi tôi.

_ Ơ Dương, cháu của bà Hai đây phải không?.

Tôi cũng khá bất ngờ khi gặp anh ta ở đây. Cũng cười hỏi lịch sự chào anh ta chứ gặp chủ nợ mà mình làm lơ thì cũng không được.

_ À chào anh.

_ Cậu em vẫn chưa xuất viện sao?.

_ Vâng. Cậu tôi mổ rồi nhưng vẫn chưa tỉnh. Mà anh bệnh hay sao mà đến đây?.

Tên Mạnh nghệ tôi hỏi thì cũng không lòng vòng mà trả lời tôi.

_ À, anh đi khám bệnh.

_ Oh anh bị đau gì à?.

Tên Mạnh trả lời mà cũng cố tình trêu chọc tôi.

_ Anh đi khám tim. Từ dạo hôm bữa gặp em, trái tim anh như bị em đánh cắp rồi í. Thêm ngày đêm lại tương tư nhớ đến em nữa.

_ Anh… anh hâm à. Mà công nhận cháu bà Lê dẻo miệng thật. Như anh thì chắc biết bao nhiêu cô gái bị cái miệng lưỡi đường mật của anh thu phục rồi nhỉ.

_ Em cứ nói quá. Anh nói thật là chỉ dẻo với em. Tới giờ em là người mà anh để ý đầu tiên và thích đó.

_ Anh khùng ít thôi. Tôi với anh chỉ mới gặp nhau được một lần. Với lại tôi nghèo lắm, lại quê mùa xấu xí. Tôi không hợp với người nhà giàu như anh đâu. Còn số tiền mà tôi nợ, từ từ ít bữa tôi sẽ kiếm rồi mang trả anh.

_ Tôi có một cách mà em vừa có thể trả được số tiền đó cho tôi, vừa được làm bà chủ nữa.

Tôi lại nhìn anh ta bằng ánh mắt nghi hoặc. Không biết anh ta có ý gì nữa đây.

_ Cách gì?.

_ Làm vợ tôi.

Tôi thật sự bất lực trước những lời nói này của anh ta. Tôi thì có gì nổi trội mà cứ lần nào gặp cũng đòi lấy. Nhanh miệng đáp lại lời anh ta.

_ Còn lâu. Anh nghĩ tôi ham hố vậy sao.

_ Để rồi xem. Mà tôi cũng muốn nhắc nhẹ cho em biết. Một là đồng ý lấy tôi. Hai là trả lại số tiền đó cho tôi cộng thêm số tiền và vàng mà bà nội em đã đồng ý và nhận vào trước đó.

Tôi sững sờ khi nghe những lời vừa nói của anh ta. “Ơ anh ta đang nói gì vậy, chuyện này có liên quan gì đến bà nội của tôi nữa” . Nhanh chóng hỏi lại anh ta cho rõ ràng:

_ Anh đang nói khùng điên gì vậy?. Chuyện tôi nợ tiền thì từ từ tôi trả. Khi anh cho mượn anh có nói là trả ngay đâu. Còn nữa, anh nói bà nội tôi đã nhận số tiền và vàng là như thế nào?.

_ Nếu em muốn biết rõ thì cứ đi về mà tìm bà Hai rồi em sẽ biết. Tôi đi đây, hẹn ngày gặp lại em.

Mạnh sau khi nói với tôi xong thì anh ta cũng bước đi, mặc kệ cho tôi đứng đây mơ hồ suy nghĩ về mọi lời nói của anh ta. Không lẽ bà nội đã….

Để việc đó sang một bên, tôi đi ra quầy thuốc để mua những thứ mà bác sĩ yêu cầu. Đơn thuốc ngoài này rất đắt tiền, nhưng có đắt mấy cũng được. Chỉ mong cậu sẽ sớm tỉnh lại. Mua xong tôi quay về lại phòng bệnh của cậu, ngày nào cũng thế tôi cứ giặt khăn lau mặt mày tay chân cho cậu thật sạch sẽ. Tính cậu Huy rất ưa sạch sẽ gọn gàng, nhưng khổ nỗi tới giờ hình như mấy chị gái lại mờ mắt hay sao mà chưa chấm ngay cực phẩm là cậu tôi. Tuy nghèo nhưng rất chịu khó, ai lấy được thì hạnh phúc lắm.

Hôm nay bà ngoại cứ nằng nặc kêu chú Hùng chở lên thăm cậu cháu tôi. Vừa vào phòng bà đã đi tới bên giường cậu, bà đưa tay sờ sờ lên khuôn mặt đang nằm ngủ kia mà cũng không kém phần nghiêm chỉnh.

_ Mau tỉnh lại đi con. Con còn bắt bà già này phải chờ đến lúc nào nữa.

Bà ngoại tôi từ bữa cậu nằm đây tới giờ, nhìn người bà hốc hác, ốm đi hẵn. Nghe chú Hùng nói bà không chịu ăn uống gì. Có ép lắm cũng chỉ ăn nửa chén cơm là nhiều. Tôi thấy bà mà lòng quặn thắt.

_ Bà ơi, bà ở nhà không chịu ăn phải không?.

_ Đâu có, bà vẫn ăn đấy chứ. Chú Hùng ngày nào cũng bới đồ ăn vào ấy.

_ Bà đừng nói dối con. Nay nhìn bà ốm đi nhiều rồi. Con tin là cậu sẽ tỉnh lại nên bà đừng lo.

_ Ừ. Hay là con về nhà đi, nghỉ ngơi một bữa. Để bà ở lại trông cho.

_ Con không sao. Bà nhìn nè, con ăn cơm bệnh viện mà mập lên luôn đó.

Hưng nghe tới đây thì bĩu môi mà nói.

_ Ừ mập cho ham. Dương không…. Chị..u

Thấy Hưng đang muốn nói cho bà ngoại chuyện tôi không ăn nên tôi liền đứng dậy đưa tay bịt miệng anh ấy lại, không cho anh có cơ hội được nói gì. Kê miệng vào sát tai anh rồi gằn giọng hăm dọa

” Anh mà còn nói nữa là em cho anh biết tay đấy, một cây kem chịu không?. ”

Bà ngoại thấy thế thì bảo tôi buông tay ra cho anh nói. Hâm dọa nhưng vẫn sợ, tôi mà buông tay là anh Hưng nói nên cuối cùng phải ra điều kiện bằng cây kem. Hưng thấy thế đành chịu khuất phục mà gật đầu liên tục, miệng thì ú ớ.

Tôi buông tay ra khỏi miệng anh. Đưa ánh mắt hăm he hình viên đạn nhìn. Chú Hùng thấy hai anh em giỡn trong phòng bệnh vậy thì sợ ảnh hưởng đến những người khác nên mới nói:

_ Được rồi hai anh em im lặng đi để người ta còn nghỉ.

_ Dạ.

Bà ngoại lúc này mới hỏi tôi vụ tiền bạc. Bà sợ tôi sẽ đi vay nặng lãi.

_ Dương à, thế số tiền để lo viện phí với mổ cho cậu ở đâu mà con có vậy?

Vì không muốn bà phải lo lắng nên tôi mới nói:

_ Dạ con mượn của chú Hùng đó ngoại.

_ Con đừng nói dối ngoại. Chú Hùng làm gì có nhiều tiền như thế cho con mượn. Nói thật cho ngoại biết đi, để còn tìm cách mà trả cho người ta.

_ Dạ… con…

Thấy tôi cứ ấp úng không chịu nói, bà ngoại sợ như những gì mình nghĩ. Bà gấp gáp hỏi:

_ Có phải con đi vay nặng lãi không?. Nói thật cho bà biết đi. Bà sẽ không trách móc gì đâu.

Đến lúc này tôi không thể giấu ngoại được nữa. Nên đành nói thật cho bà nghe.

_ Dạ là con… con mượn của cháu bà Lê, chỗ quen biết với bà nội con.

_ Bà đó là ai?. Không quen biết sao lại cho con mượn được, mà số tiền lại lớn như thế nữa.

Tôi bắt đầu kể lại tường tận mọi việc cho bà ngoại nghe. Trừ mỗi việc hôm nay tôi đã gặp Mạnh ở dưới sảnh bệnh viện, và những việc liên quan đến bà nội. Những việc đó tôi cần phải hỏi rõ, xác nhận lại từ miệng bà nội rồi mới nói sau.

Bà ngoại sau khi nghe xong những lời tôi kể thì bà nói:

_ Không thể tự dưng khi không mà người đó lại muốn giúp con. Thà là nợ người quen chứ người xa lạ như thế bà thấy không được. Ngày mai bà sẽ nhờ người thông báo bán miếng đất sau vườn rồi mình có tiền thì trả nợ cho họ.

_ Không được đâu bà. Nhà chúng ta đất thì nhỏ. Với lại bán vườn rồi lấy gì mà nuôi gà, trồng rau. Việc trả nợ cứ từ từ, cháu sẽ xin đi làm thêm rồi trả nợ dần cũng được ạ.

_ Không được. Cháu lo học hành đi. Không được nghỉ học. Thôi bà đã quyết rồi.

Tôi cũng không nói lại được với bà nữa nên cũng thôi chờ ít bữa nữa tôi lại thuyết phục bà cho đi làm. Vừa học vừa làm cũng được. Bây giờ tôi phải cố gắng để có tiền lo cho bà và cậu thôi.

Sáng hôm sau.

Anh Hưng mua cho tôi ổ bánh mì, hai anh em ăn xong thì tôi mới cẩn thận lấy khăn giặt nước ấm rồi mới lau mình cho cậu. Mọi thứ xong xuôi mới nhờ anh trông coi cậu để tôi ghé qua nhà bà nội có chút việc. Tôi muốn xem thử là giữa bà và hai người kia đã giao dịch chuyện gì. Và một sự thật mà tôi khi nghe đến chỉ biết chết lặng đứng yên tại chỗ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương