Về Già Con Nuôi

Chương 2



Chap 2

… – Ôi giời! Ghê gớm thế cơ ạ?

Anh Thìn thảng thốt nói thành lời, ônh Tuất gật đầu chắc chắn ,ông nói:

– Cũng khổ lắm thầy ạ! Biết là nó hư là do mình, nhưng mà nhà có mỗi đứa con, chiều nó từ bé rồi, giờ phát hiện ra mình dạy sai cách thì cũng muộn mất rồi. Tôi giàu có thì giàu có thật, nhà có mỗi mình nó ,sau này chết đi của cải không cho nó thì cho ai thầy ơi. Nhưng nó cứ lông bông thế này,sau nhà tôi chết hết thì ai làm cho nó ăn? Giàu có mấy ăn mãi núi còn phải lở…

Sau câu tâm sự, cả hai không nói lời nào, anh Thìn đảo mắt nhìn về phía căn buồng vẫn còn Ánh đèn sáng rực, tiếng cô con gái riệu khê vẫn rít lên nói bà Tuất:

– Tôi không biết, mai tôi phải lên tỉnh chơi, u đưa ngần này không đủ tiền tôi ăn bánh rán. Tôi đếch thèm…

Nói xong, thì cô Liễu vứt cả nắm tiền u đưa xuống nền, những đồng tiền rơi ra đất kêu lẻng xẻng lạnh lùng. Trong khi ấy, bà Tuất bị con hét vào mặt xomg lại không nói lời nào, lặng lẽ cúi xuống nhặt nhạnh từng đồng dưới đất mà con vừa hất đi. Nhưng cảmh quá đáng này cứ thế in hần lên khung cửa sổ mà ông Tuất và Thìn đứng đây đều trông thấy cả. Một lúc sau bà Tuất đi ra,nước mắt bà chảy vòng quanh thở dài. Giọt nước mắt này là gì?là khóc vì có con, hay là khóc vì có con xong lại bất lực không thể giãi bày.

Những đồng tiền trong tay bà nắm thật chặt, vậy mà con gái chê ít vứt đi. Đấy là những đồng tiền do hai ông bà lao động mà kiếm được, nên ông bà hiểu nó vất vả đến thế nào. Chứ không như Liễu, mở mồm ra là đòi tiền, nhưng lại không hiểu giá trị của nó.

Trông hai ông bà khổ sở, Thìn thở hắt ra rồi nhậ n lời:

– Thôi được rồi, tôi sẽ giúp hai bác. Nhưng với một điều kiện…

– Điều kiện gì xin thầy cứ nói ạ. Miễn là thầy dạy cháu nó thành người , có mất bao nhiêu tiền của tôi cũng chấp nhận.

Ông bà Tuất sốt ruột nghĩ thầy nói về công xá thì hứa hẹn, nhưng Thìn lắc đầu. Anh nói:

– Không phải chuyện tiền nong, mà tôi muốn nói trước, trong thời gian tôi dạy dỗ con gái hai vị,thì momg hai người không can thiệp. Để đạt hiệu quả cao nhất…

– À được , được thầy ạ. Chúng tôi sẽ không làm phiền thầy đâu, thầy đừng có lo.

Thìn gật đầu, anh không nói gì thêm, đi đến trước cửa buồng nơi có cô hầu bị đánh lúc nãy vẫn phải túc trực để chờ cô chủ sai. Thìn cầm lấy khóa cửa đưa cho người ở, rồi thì thào vào tai cô , mặt cô ở tím ngắt lắp bắp nói không thành câu:

– Không …. không được đâu thầy ơi! Làm thế …. cô đánh con chết thầy ơi…

– Có tôi ở đây rồi, cô không phải lo. Đợi tôi đi vào, là chốt ngay nhớ chửa?

Thìn liên tục chấn an, người kia sợ nhưng vẫn làm theo. Thìn cười, vỗ vai người ta rồi chỉnh lại quần áo điền đạm đi vào, lập tức bên ngoài, cô hầu chốt cửa cài then khóa chặt. Rồi nhanh chóng chạy về chỗ ông bà Tuất cũng đang đứng yên nghe xem thầy dạy con gái mình ra sao .

Thấy cô ở chạy đến, bà Tuất hỏi:

– Sao mày lại khóa cửa? Thầy đã nói gì với mày?

– Dạ, thầy bảo con sau khi thầy vào thì khóa trái cửa. Con sợ lắm ông bà ơi, nếu tí nữa cô ra mà đánh con ông bà phải bênh con nhớ, chứ con làm theo lời thầy thôi.

Hai ông bà nhìn nhau thắc mắc, thầy dạy kiểu gì mà lại phải khóa trái cửa.

Nhưng ông bà không cần đợi lâu, thì trong buồng đã có tiếng nói của cô Liễu:

– Tôi đã bảo là tôi khômg có nhu cầu, thầy bị điếc phải không? Con Sen đâu! Mày đóng cửa làm cái gì? Mày thích chết à?

Cô Liễu gào lên gọi tên cô hầu khiến cô bên ngoài đứng run lập cập. Toan chạy vào mở, nhưng thầy lại nói:

– Không có lệnh của tôi không ai được mở .

– Tiên sư mày chứ!Mày ra lệnh cho ai đấy? Nhà mày đây à?

Cô Liễu không nể người có chữ nữa mà cất mồm lên chửi ,ngay lập tức Thìn kéo Liễu về phía ghế rồi trói tay trói chân cô vào góc ghế cố định. Bà Tuất thấy bóng thầy kẹp con gái thì xót, bà định chạy đến can:

– Ông mướn thầy kiểu gì mà lại kẹp cổ con bé thế kia? Đẻ ra nó tôi còn không dám đánh nhẹ chứ đừ g nói là kẹp con bé trói thế kia…

– Cũng bởi khômg dám đánh cho nên nó mới hư đấy. Mình khômg dạy được thì để cho xã hội người ta dạy. Bà định để nó không lấy được chồng à? Bà có muốn đến già tôi với bà bị nó bỏ đói ,đánh đập hay không?

Trước những câu nói ấy, bà Tuất dừng lại không đi nữa, trong lòmg hai người nặng trĩu nỗi buồn. Ông Tuất nói phải, bây giờ Liễu đã láo thế này, thì về già ai dám chắc con gái ông bà sẽ chăm thầy chăm u.

Trong buồng tiếng chửi của Liễu vẫn vang lên:

– Thả tao ra, mày là cái thá gì?Mày tin tao gọi thầy u đến bắt nhốt mày khômg hả?

Thìn vẫn ngồi cách đấy một đoạn, nhâm nhi cốc nước vối. Anh nói:

– im mồm vào!ngoan thì ngồi hai tiếng, mà láo, thì ngồi đến một giờ.

Liễu tính trước giờ không sợ ai, cho nên càng gào lên tợn:

– Ông Tuất, bà Tuất đâu!ông bà vào xem thằng thầy khố rách áo ôm đánh đập tôi đây này. ..

Đáp lại Liễu không có ai đến cả. Ông bà Tuất lúc này đã bỏ vào trong nhà, ông bà không muốn chứng kiến cảnh con bị trói vì thương xót, nhưng vẫn muốn con thành người, cho nên đã lên trên nhà để khuất mắt.

Không thấy có ai đến Liễu càng điên mà chửi tợn. Lúc đầu Liễu còn gào lên, nhưng sau Thìn đọc sách nghe ồn ào, anh đi đến cầm cái giẻ lau bàn nhét thẳng vào mồm Liễu khiến cô ú ớ không thành câu. Thìn cười nói:

– Thế này hay hơn này.

Bị nhét giẻ bẩn , Liễu vùng vẫy đổ cả ghế nhưng Thìn không quan tâm, anh vẫn chú trọng đọc sách. Quả nhiên sau một lúc , cô Liễu mệt mà im lặng. Đến đúng một giờ đêm, Thìn cởi trói, thì Liễu đã ngủ gật từ bao giờ . Thấy động Liễu mở mắt ra nhìn, Anh nói:

– một giờ rồi, lên giường mà ngủ, nhớ đấy, lần sau mà láo thì không phải bị trói mấy tiếng đâu, mà cả ngày luôn.

Vì quá mệt, lại buồn ngủ, cho nên Liễu chỉ kịp bò lên giường rồi ngủ luôn. Amh gõ cử đánh động để cô ở mở cửa đi về, trước khi đi, anh dặn dò người ở lấy dầu chàm bôi vào chỗ cổ tay cô Liễu cho bớt bầm, để mai ông bà Tuất không thấy sẽ đỡ xót con.

… Ngày hôm sau, Thìn sáng chiều đi dạy học ở trường làng. Nói thật ,dạy mấy đứa trẻ con này còn thoải mái hơn cái buổi tối qua thìn ở nhà Liễu. Nói là dạy, nhưng cũng chẳng học chữ nào. Chỉ trói với nhét giẻ vào mồm Liễu cho bớt gào bớt thét. Phải nói Thìn nể ông bà Tuất thật, có đứa con mà lắm mồm như quạ, vậy mà người ta vẫn chiều được.

Thìn dạy đa phần là dạy không công, có người có tiền có người không. Người có thì trả đôi đồng, người không thì thi thoảng biếu thầy ít cọ, ít rơm lợp nhà, mớ rau con cá. Đa phần ,tiền lương nhà nước phát, cho nên hai bố con tuy không có nhiều học trò, xong vẫn đủ ăn đủ sống.

Khi ômg Tế hướng con trở thành một thầy giáo, ômg nói với con,rằng trước khi dạy một đứa trẻ biết chữ, hay dạy nó cách làm người, cách đi đứng, cách đối nhân xử thế, cách nói năng. Nói chung là tất cả các thứ từ những điều đơn giản và đời thường nhất. Bởi, một người có giỏi giang đến đâu, sau này có làm quyền cao chức trọng đi chăng nữa, mà đối xử với dân không đúng mực, không đàng hòabg, thì sau cũng chỉ trở thành quan tham mà thôi.

Ngày hôm ấy Thìn vẫn nghĩ về chuyện nhà ông Tuất, cùng cách dạy Liễu sao cho hiệu quả. Dạy trẻ con đã vất, dạy người dở dở ương ương, lớn cũng chả phải, bé thì cũng không hẳn nó mới oái oăm. Nhất là khi Liễu lại là con cầu tự, sống giàu có từ bé nên quen thói hạch sách. Anh đang nghĩ khi Liễu còn cái tính coi trời bằng vung này thì chữa ngay ,trước khi dạy học chữ.

Chiều hôm ấy anh đạp xe về, dạy trường làng nên anh về sớm hơn ông Tế. Vừa tới nơi thì Thìn ngửi thấy mùi mắm tôm nồmg nặc, thấy trước sân biết bao nhiêu chai lọ đựng mắm bị vỡ tan tành, trong ấy ngoài mắm tôm ra, thì có một con gà giãy đành đạch sắp chết. Một kiểu dằn mặt xưa nay không hiếm, nhìn phát Thìn biết ngay ai rảnh rỗi làm việc này.

Sợ ông Tế về trông thấy lại buồn, bởi nghề giáo quan trọng nhất là mặt mũi, tuy không giàu có, xong ai cũng phải nể vì thầy biết nhiều chữ nghĩa. Thế là Thìn cởi cái áo trắng ra cho đỡ bẩn, một mình rửa hết cả cái sân. Anh lẩm bẩm một mình, nếu khômg dạy Liễu thành người , thì anh sẽ bỏ nghề.

Tối hôm ấy,Thìn sang nhà ông Tuất dạy cô Liễu, nhưng ngoài đem sách vở, anh còn mang cả túi quần áo sang. Vào gặp ông Tuất, anh trình bày:

– Bác Tuất này, tôi có mấy chuyện này, mong được bác chấp thuận.

– Chuyện về cái Liễu nhà tôi ạ? Vâng vâng thầy cứ nói.

Ông Tuất ngày hôm qua thấy thầy dạy con, tuy lúc đầu con gái gào thét, nhưng sau không nghe thấy con chửi bới thì nghĩ thầy có cách trị nên quá sức vui mừng. Thìn gật đầu đáp:

– Vâng, hôm nay con gái bác cho người sang ném mắm tôm cùng một con gà giãy chết vào sân nhà tôi, tỏ ý đe dọa. Ông Tế không biết, nhưng tôi không muốn chuyện này xảy ra,nó không chỉ gây phiền toái, mà còn ảnh hưởng đến thanh danh gia đình..

Ông Tuất nghe vậy thì tái nhợt cả mặt, khi nghe kể đến đây ông tin ngay, vì trước giờ con gái ông là hạng đầu trâu mặt ngựa ngang ngược. Không những thế, Liễu còn kết giao với một vài thằng côn đồ lông bông. Liễu chỉ cần cho tiền rồi ra lệnh, thì việc gì chúng nó cũng sẽ làm.

Ông Tuất lí nhí nói;

– Ấy chết!đến mức ấy hả thầy?cháu nó dại quá thầy bỏ quá cho nhà tôi…

Thìn gật đầu, anh nói:

– Tôi kể ra đây là muốn nói rằng con gái bác nếu không dạy nghiêm khắc thì sau này bác không kịp dạy cô ấy nữa đâu. Cho nên tôi có vài việc muốn nhờ, tôi sẽ ăn ở đây một tháng, trong một tháng đấy tôi sẽ không lấy đồng lương nào. Nhưng với một điều kiện, tôi làm gì, ra lệnh gì với con gái bác, hai bác không được can thiệp, không được quản. Nếu trong một tháng ấy tôi dạy được cô Liễu thì tôi sẽ dạy tiếp, còn nếu không dạy được, tôi sẽ dừng, phiền gia đình nhờ thầy khác.

Trước thái độ nghiêm túc của Thìn, ông Tuất vâng dạ gật đầu, ông nói:

-Vâng, thôi thì chăm sự nhờ cả thầy, chứ nhà tôi bất lực lắm rồi. Miễn sao thầy dạy nó thành người tử tế là được ạ.

Thìn gật đầu đồng ý. Tuy một tháng để uốn nắn một đứa trẻ thì không dài, nhưng thìn vẫn mong trong ba mươi ngày ấy sẽ thấy được tâm tímh Liễu thay đổi, ít ra cũng không được ăn nói kệch cỡm như bây giờ.

Trưa, Liễu nhảy chân sáo về, định chạy lên nhà ăn cơm thì người ở nói:

– Cô Liễu! Hôm nay ông bà tiếp khách quý ở xa đến, dặn cô ăn cơm dưới bếp với gia nô chúng con.

– Khách nào? Ai ăn cơm mà tao phải xuống bếp ngồi ăn với con ở chúng mày?

Liễu bỏ mặc câu nói của người làm, định lên hè, thì Thìn vừa hay đi ra , Liễu bĩu môi khinh còn cười hả hê vì tối qua cô vừa đáp trả Thìn một vố. Nghĩ amh không dám sang ấy thế mà giờ còn ở đây. Thìn bẻ ngược tay Liễu ra sau rồi tống hẳn ra giếng nước, anh nói:

– Làm cái gì thì làm, đi đâu thì đi, nhưng chuẩn bị ăn thì phải rửa tay .

Liễu toan cất mồm lên thì nghĩ cũng phải, bởi sáng giờ tay ả bốc biết bao nhiêu là thứ, nên im lặng rửa tay. Rửa xong toan lau vào đít quần thì Thìn lại đưa cho cái khăn lau riêng, Liễu lừ đừ nhìn. Mấy cái kiểu lằng nhằng này chẳng thấy ông bà Tuất làm bao giờ.

Liễu nhìn kĩ Thìn, hóa ra thìn cao to gấp đôi Liễu, nên cô chỉ cần nói gì, là Thìn bẻ tay lôi đi không khác gì con ếch. Không chống lại được Liễu quay ra mua chuộc:

– thầy này!chẳng hay thầy u tôi trả thầy giáo bao nhiêu tiền về dạy tôi. Tôi xin trả gấp đôi.

– Hừ! Cô làm gì ra mà có tiền, lấy tiền của thầy u cho người khác ư?hèn!

Thìn chửi văng cả nước bọt khiến Liễu câm nín không nói câu nào.

Lau tay xong Thìn túm cổ áo cô Liễu ấn vào trong nhà ngang, trong này cơm canh đã dọn sẵn ,người ở cũng đã ngồi vào bàn, chỉ còn chờ mỗi thìn và cô Liễu ăn cùng. Nói thì lại bảo đùa, chứ đây là lần đầu cô vào nhà ngang ăn cùng người ở.

Liễu nhìn quanh một lượt bất giác nhành mồm, năm bảy con người quây quần ngồi xuống manh chiếu rách,ở trên nhà thường thì cô ăn ở sập, chứ không ngồi đất bao giờ. Tuy người ta đã có ý ngồi nép vào góc chừa chỗ cho Liễu , xong cô vẫn không dám ngồi:

-Thầy cô có khách nào mà đến tôi là con gái ông cũng bắt ngồi nhà ngang là thế nào. Để tôi lên xem…

– Khách nào thì đấy Không phải việc của cô? Nếu đúmg phép tắc của xã hội này, thì con gái cấm cửa không được đi lên nhà trên ngồi ngang hàng. Ông Tuất nay không cho cô lên cũng là bởi có lí do, đấy là ngồi với khách, mà cô láo toét, với hay cãi, ông bà thấy mất mặt…

Liễu lấy cớ định lên thì Thìn lại nói vào, nghe đến đây, cô gạt đi thì Thìn đáp vậy. Biên Thìn ngáng đường không cho lên, Liễu cũng đành ngồi xuống chiếu, nhưng trong bụng thì vẫn chờ phục thù chơi Thìn lại một vố thật đau


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương