Về Già Con Nuôi

Chương 1



Chap 1

… Ông Tế đẻ ra anh Thìn, hai bố con cùng làm nghề giáo ở làng, tuy không giàu sang gì, xong vì là người có học , có địa vị, nên người làmg xem trọng và nể nang lắm.

Thời ấy, ông Tế thì dạy làng bên, còn anh Thìn thì dạy trường làng. Ngày đó dân còn đói khổ, ít ai được học hành tới nơi tới chốn, suy nghĩ và tầm nhìn hạn hẹp, cho nên dẫu biết học vào thì sáng dạ nhưng ít ai cho con mình đi học, cái thời gian ấy để mà kiếm cơm kiếm sắn nuôi sống bản thân thì tốt hơn.

Ngày hôm ấy hai bố con ông cụ Tế ngồi ăn cơm, thì ông Tuất, người giàu có nhất làmg chống cái gậy lóc cóc sang. Nhà ông Tuất thuộc dòng trâm anh thế phiệt, nhà có trăm mẫu ruộng, chuồng trại vật nuôi, cái loại cây ăn quả đủ cả không thiếu loại nào.

Thấy có khách,ômg Tế ra hiệu cho con bưng mâm vào, để phản cho ông Tuất vào ngồi. Đây là lần đầu ông Tuất đến đây , cho nên ắt phải là có chuyện.

Sau câu chào hỏi, ông Tuất đi dọc nhà Ngắm nghía những bức hoạ, những câu đối bằng mực tàu treo kín tường, ông Tuất vuốt râu tỏ vẻ thích thú. Trong lúc bấy ông Tế đổ ấm pha trà, đưa cho ông Tuất cái điếu bát cổ làm hơi thuốc lào đặc xịt. Đợi cho ông tuất nhả khói xong ,ông Tế mới hỏi:

– Ngày hôm nay ông Tuất chiếu cố sang đây ắt là có chuyện phải không?

Ônh Tế hỏi vậy là bởi,người giầu có như ông tuất đây làm gì có thời gian chơi bời với ai bao giờ. Ông Tuất gật đầu, không úp mở gì, ông nói thẳng:

– Chẳng giấu gì ông, tôi sang đây để xin học cho cháu, chẳng là tôi có đứa con gái, cháu nó năm nay cũng mười sáu rồi, nhà tôi cầu tự mãi mới được mụn con này, cho nên cũng chiều cháu nó quá. Cho nên tính nó hơi ngang ngược, và đanh đá. Tôi thấy người ta bảo học hành vào con người Sẽ đạo mạo, tư cách cũng sẽ mềm mại hơn. Thế nên, Ông giáo xem thế nào sang dạy cháu nó giúp tôi với.

Nghe được tâm tư của ông Tuất, ông Tế cười, ông đáp lời:

– Cháu nó đã mười sáu rồi, có nghĩa là bằng tuổi nó cũng có đứa lấy chồng rồi. Vậy sao giờ ông mới cho nó đi học, các cụ nói dạy con từ thuở còn thơ, tôi e bằng tầm cháu nó, e là muộn mất rồi .

Ông Tuất hiểu liền gật đầu,,ông thú nhận:

– Bởi ngày xưa nhà tôi cũng không xem trọng việc học hành, cứ nghĩ có tiền nhiều thì ai chẳng nể, thế nhưng sau này mới biết ra, học hành khiến người ta sáng Dạ,thì con gái cũng đã quá mười lăm mất rồi. U cháu cưng chiều cháu từ nhỏ, nên sinh hư, giờ nhờ ông giáo kèm cặp cho cháu nên người, bởi cũng chẳng mấy mà đến tuổi lấy chồng. Tốn kém hết bao nhiêu nhà tôi xin chịu.

Trước lời khẩn khoản của ômg Tuất, ômg Tế nghĩ một lúc lâu mới chấp nhận, nhưng khômg chắc chắn, ông đáp;

– cái cây uốn từ nhỏ mới dễ nắn, người dạy từ bé mới biết đạo. Tôi nhận lời dạy cháu là sẽ dạy hết mình, nhưng cháu nó có nên người, có như những gì ômg momg muốn hay không thì lại là một chuyện khác. Vậy mai bảo cháu nó bảy giờ sáng có mặt ở sân kho làng nhé.

. – Ấy ông giáo ơi! Giờ cháu nó cũng lớn rồi, tôi sợ cháu nó ra đấy ngồi cùng bàn với mấy đứa trẻ con ,nó ngại không học được. Chi bằng, tối ông sang nhà tôi kèm riêng cháu nó, một thầy một trò mới ổn. Tôi nói rồi, tiền bạc không thành vấn đề.

Hai bố con nhà ông Tế nhìn nhau, cuối cùng cũng chấp thuận:

– Thôi được, vậy tối mai tôi bảo cháu nó sang dạy kèm, bởi tối tôi còn phải đi samg xã đàm đạo với các cụ về thơ.

Ông Tuất vui mừng gật đầu nhất chí,đăng kí cho con học xong ,ông đi về. Đợi cho ông Tuất ra khỏi cổng, Thìn nhìn thầy rồi hỏi:

– thầy định dạy con nhà ông Tuất thật ư? Mười sáu tuổi sắp lấy chồng thì dạy cái gì được? Vẫn dạy cho biết chữ sao hả thầy?

Ông Tế nhìn con cười, ông đáp:

-nhà ông Tuất này giàu có bao đời, ai cũng làm kinh tế giỏi ,nhưmg không ai biết chữ, họ xem nhẹ chuyện học hành. Thầy nghe nói, ông bà hiếm muộn, mãi mới đẻ được cô Liễu này, nhưng chiều quá hóa hư, nay không dạy nổi, chắc tìm thầy về dạy cho vào thói đấy mà. Người ta mười sáu rồi, khômg phải là đứa trẻ con, nhà còn giàu có, cho nên cũng chẳng thể đánh được. Ngoài học chữ ra, thì còn phải dạy cho các ăn nói, đi đứng, phép tắc, lễ nghi cơ bản. Chúng ta làm nghề giáo, đã nhờ dạy, thì ai cũng như ai, cho dù giàu hay là nghèo, sang hay là hèn . Thầy nhận lời người ta rồi mai con sang đấy kèm , biết chưa?

Thìn Vâng dạ nhận lời, anh cũng chỉ chạc hai mươi, đi dạy cũng chưa lâu. Nay thầy giao cho dạy người nhà giàu, anh cũng không biết nên chuẩn bị gì cho phải.

Thìn biết người nhà giàu thì luôn có cái tôi rất cao,không muốn ai xem thường, nên lời mình nói ra phải hết sức cẩn trọng tránh để mất lòmg. Thôi thì dốt vẫn phải dạy, chưa gì đã chán thì để dành việc cho ai.

Tối ấy, Thìn đội cái mũ cối mặc quần đen áo trắng, đeo kính , tay xách cặp đi sang nhà ông Tuất, nhà ông kín cổng cao tường hai bên hàng rào trồng nhiều cau và hoa nhài lắm. Chưa khi nào Thìn được vào đây, nên khi đứng trước ngôi nhà ngói đẹp đẽ khang trang, anh khômg khỏi choáng ngợp.

Sau một lúc gọi cửa, người gia nhân chạy ra mở cổng cho thầy vào. Băng qua mấy dãy dãy nhà có bậc tam cấp trải dài, có những cột nhà to hai người bê mới xuể. Họ đưa anh lên nhà gặp ông Tuất, thấy thầy giáo sang ông kính cẩn nói với Thìn:

– chăm sự nhờ thầy giúp đỡ, uốn nắn cháu nó thành người. Nhưng thầy ơi, con gái tôi nó hơi đanh đá ấy, với lại nó cũng là phận gái,thầy giơ cao đánh khẽ, không bà nhà tôi lại xót con…

– Bác cứ sợ thế thì con bác hỏng là phải. Đã nhờ thầy thì phải cho thầy quyết định. Cháu sẽ làm hết sức có thể.

Tuy thương con ,nhưng ông Tuất đành gật đầu, bởi đúng thế thật, ông bà có dạy nổi con mình đâu, giờ có thầy đến chi bằng để người ta dạy dỗ cho đàng hoàng.

Kết thúc cuộc nói chuyện, người gia nhân dẫn thầy Thìn đi xuống dãy nhà ba gian khác, khi còn cách gian ấy một đoạn khá xa, thì Thìn đã nghe tiếng đổ vỡ, cùng tiếng chửi chua ngoa:

– Tiên sư con đĩ này! Mày giặt áo cho tao kiểu gì mà nó nhăn hết cả vào thế này? Mày có tin tao xé xác mày ra không?

– Cô ơi! Cô tha cho con mấy… tại… tại hôm qua trời rét, nên con đổ đi siêu nước nóng ra giặt nên nên…

Cô hầu còn chửa kịp nói hết câu thì tiếng đánh đập lại vang lên ,Liễu rít lên chửi tiếp:

– Mày giặt vải lụa mà mày đi giặt bằng nước nóng à? Nhà tao cho mày ăn cơm hay cho ăn cứt mà mày ngu thế. Mày lên nhà bảo ông bà Tuất đưa tiền mai tao mua cái áo mới. Còn đứng đực ra đấy à, Cút mẹ mày ra kia.

Người kia bị chủ đánh thì lóc cóc bò ra ngoài vừa chạy vừa khóc , Thìn đứng trước cửa buồng trông thấy hết sự tình thì bực mình. Thời này mà lại có hạng con gái không biết đạo lí ,khômg biết công dung ngôn hạnh thế này thì chết dở.

Khi Liễu vẫn đang cầm cái áo lụa nhăn nhúm dí sát đèn xem tiếc rẻ, thì Thìn đã vào tới nơi. Đứng trước cửa buồng, lịch thiệp Thìn gõ vào cánh cửa ba cái. Nghe thấy tiếng lộc cộc tuy không to, nhưng lại khiến cô Liễu bực mình, cô vứt toạch cái áo lụa ra giường toan rít lên chửi:

– Cha tiên sư bố mày…

Nhưng vừa ngoác mồm ra chửi nửa vời thì cô quay lại, trông thấy người lạ mặt thì cô khép mồm vào ngay. Cô đi đến hỏi:

– Tìm ai?hỏi ai? Vào thì vào, gõ làm cái đếch gì?

– Gõ cửa là cái phép lịch sự tối thiểu khi vào phòng của người khác, chắc cô mới nghe lần đầu nhỉ. Xin tự giới thiệu, tôi là Thìn, thầy giáo ở làng, hôm nay ông Tuất thân sinh ra cô mời tôi đến dạy học, rất mong cô hợp tác.

Nói xomg, Thìn phủi áo đi vào, ngồi cạnh cái ghế gỗ kê gần buồng, Liễu nghe giới thiệu thì biết rồi, thế nhưng cô vẫn thắc mắc chạy đến hỏi:

– Đến nhà này dạy ai? Nhà không có trẻ con.

– Ông Tuất bảo ttôi đến dạy người không biết chữ.

– À!ra thế,vậy phiền anh lên dạy thầu bu tôi. Chứ tôi không có nhu cầu.

Nói xong thì Liễu chạy thẳng lên nhà, tay vẫn lăm lăm chiếc áo lụa. Ả đi lên thấy ông Tuất đang ngồi uống nước chè thì vứt thẳng cái áo vào mặt thầy trách móc:

-Thầy xem , con đĩ người ở nó làm áo tôi ra nông nỗi này. Thầy có đuổi cổ nó ngay đi khômg? Mai thầy phải mua trả tôi cái mới.

Cái hành động con gái vứt áo vào mặt thầy khiến Thìn đi sau chứng kiến hết sức bàng hoàng và phẫn nộ. Sao trên đời lại có thứ nghịch tử như cô Liễu này cơ chứ. Anh địmh lên tiếng phân trái phải, thì giọng ông Tuất nhẹ nhàng, tay giơ cái áo của con lên nói lấy lòmg:

– nó có thế thì nó mới đi ở cho nhà mình. Mà hỏng đâu? Hỏmg chỗ nào, giặt đi một lần nữa là ngon ngay chứ gì. Thôi, đi về buồng đi, mai thầy bảo u mua cho hẳn hai cái.

Ômg Tuất nịnh đứa con như nịnh cơm sống, đi qua bậc hè, thấy con ở vừa đi lên,tiện tay ả tát vào mặt cái bốp. Rồi liếc xéo cả Thìn.

Đợi cho Liễu đi, anh mới đi vào, anh nói với ông Tuất:

– tôi nghĩ rồi, thân tôi chỉ là thầy giáo, đến bác là người đẻ ra cô ấy mà còn bất trị thế này thì tôi cũng xin thua. Trần đời tôi sống đến nay,chửa thấy đứa con gái nào dám vứt áo vào mặt thầy như con gái bác, vậy mà bác để yên. Thôi, tôi Chào bác ,tôi về.

Nói xong, Thìn định đi, thì ông Tuấn đi tới than thở:

– Thầy ơi!thầy mà đi thì nhà tôi biết làm sao, chính vì bất trị nó nên mới phải nhờ đến thầy. Thầy xem xem có cách nào dạy lại bảo ban cháu nó không, chứ nhà tôi hết cách rồi, không biết trông cậy vào ai nữa.

Ông Tuất kể khổ rồi rơm rớm nước mắt, hóa ra nỗi khổ của người giàu không lo nghĩ về miếng ăn, manh áo, mà chính là con cái không ra gì. Nhà ông Tuất giàu thật, nhưng lại ít con, nên chiều cô Liễu như vong thành ra cô mới sinh hư như thế.

Thìn nhìn ông hỏi:

– Sao hai bác không nhận thêm con nuôi, nhận nuôi thêm thằng con trai chẳng hạn. Để sau khi thấy bác cưng chiều đứa khác thì sẽ phải lo sợ bị thất sủng mà ngoan ngoãn nghe lời.

– Tôi có nghĩ thế rồi đấy chứ , đợt ấy tôi có nhận nuôi cả thằng cu con nhà bác cả dưới quê là con nuôi. Dù gì cũng là người tromg nhà, chúng tôi cũng yên tâm tin tưởng. Nhưmg con Liễu nhà tôi nó ghê gớm lắm thầy ơi, nhân lúc nhà tôi không để ý, nó còn ném thằng bé vỡ đầu. Năm lần bảy lượt đánh đập khiến bác cả tôi xót con mà phải bế con về. Cái Liễu nhà tôi bảo, tôi đẻ được mình nó thì nuôi nó thôi, còn mà nhận đứa nào… nó chém.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương