Nàng Giúp Việc Vụng Về

Chương 1



— Ê nhỏ mập, mày ăn gì như heo vậy?

Tiếng đứa khác chen vô:

— Công nhận nó xấu thiệt, vừa mập vừa đen, mặt mũi thì tèm nhem thấy khiế.p, không có cha là vậy thôi.

— Đi ra chỗ khác ngồi đi con mập mọi.i.

Tôi lủi thủi cầm gói cơm mẹ đùm cho mang ra gốc cây phượng già ngồi ăn tiếp. Quá quen với chuyện như vậy rồi mà, từ đó giờ tôi luôn bị bạn bè thậm chí cả những người lớn k.ỳ thị nào không cha, nào mập, nào dơ bẩn như mọ.i. Bản thân tôi nào muốn như vậy, nhưng tôi có được chọn hoàn cảnh để sinh ra đâu chứ. Mà tôi cũng chẳng biết cha mình là ai. Nhiều lần gặng hỏi mẹ thì bị bà la rầy và lảng tránh. Tôi chỉ nghe phong thanh hàng xóm láng giềng đồn thổi là mẹ tôi quen ông nào ở xóm kia đã có vợ con đề huề rồi sinh ra tôi. Sau đó hai người không liên lạc với nhau nữa. Vậy là có tôi, một đứa trẻ luôn bị người đời xua đuổ.i, hắt hủi. Có nhiều hôm đi học về, tôi ném cái cặp vào góc nhà rồi hét to:

— Từ giờ con sẽ không đi học nữa.

Mẹ tôi thì quá quen với chuyện này rồi và bà dừng ngay việc nấu cơm lại, hai tay chống nạnh lên rồi giở cái điệp khúc muôn thuở:

— Sao? Đứa nào lại trêu chọc con? Nói mẹ nghe để mẹ lên chửi cả tô.ng ti cả ổ cả họ hàng dòng giống nhà nó lên.

Tôi mệt mỏi ngồi xuống nói với cái giọng rầu rĩ:

— Thôi con xin, mẹ suốt ngày như vậy tụi bạn nó lại cười nhạo con thêm. Nào là bà mẹ mày điêu ngoa, đanh đ.á như sư tử cái, hèn chi chả lấy được chồng lại phải đi xin con của thằng cha xóm trên…. Con nghe chán rồi, đầy hai lỗ tai đây nè!

Mẹ tôi nghe thế thì dậm hai chân bình bịch chửi đổng bằng cái giọng ngọng ngịu:

— Tiên sư mả bố nhà nó, ngứa mồm thì để tao r.ạ.ch bớt cái mồm thối chúng nó. Nghe mà ngứa đ.í.t.

— Mẹ ơi, con xin mẹ đó, mẹ chửi thì con nghe chứ có ai nghe đâu. Điếc cả đầu!

Mẹ tôi lại cười hì hì:

— Thôi để mẹ dọn cơm cho mẹ con mình ăn nhé!

— Con không muốn ăn.

Mẹ dọn mâm cơm ra, xới hai chén cơm đặt xuống rồi bảo:

— Nay mẹ làm nộm dọc mùng cho con ăn nè!

Nghe món ấy là tôi không cưỡng lại, liền nuốt nước miếng, mà tôi rất mau đói lại háu ăn như heo con. Tôi vội sà xuống ngồi bên mâm cơm mà hít hà:

— Ăn đi rồi học cho giỏi, sau mẹ già thì nuôi mẹ nha!

— Dạ, mẹ ăn đi măm măm…

Mẹ con tôi lại quên luôn chuyện khi nãy. Tôi rất dễ ăn dễ ngủ. Nghe mẹ kể lúc tôi mới sinh ra còn non tháng, mẹ hay pha sẵn bình sữa kê gối để đó phòng khi tôi thức dậy vì đói sẽ ngoạm lấy mà bú, còn mẹ phải ra đồng tưới lúa đêm. Lúc mẹ về thì tôi ngủ say với chiếc bụng no tròn, bình sữa bên cạnh đã cạn kiệt. Mẹ bảo nuôi tôi cực dễ, không hề quấy khóc gì, như con lợn ỉn chỉ ăn với ngủ.

Vì nhà có hai mẹ con, mà mẹ tôi làm công nhân nên cuộc sống rất cơ cực. Sách tôi được cô Thảo ở đầu xóm cho, tuy sách cũ nhưng lại rất thẳng thớm, không quăn mép. Vở thì tôi được nhà trường khen thưởng nên chẳng phải mua. Cặp sách thì được chú chủ tịch công đoàn mua tặng cặp tốt, tôi dùng được tận ba bốn năm học. Tuy nhiều người xa lánh mẹ con tôi nhưng không có nghĩa là xã hội này đều ghét bỏ mẹ con tôi cả, chẳng hạn như cô Thảo, chú Sơn, họ rất hay giúp đỡ cho mẹ con tôi. Khi có ai ức hiế.p thì chú Sơn luôn đứng ra bênh vực, vì chú ấy là chủ tịch công đoàn có tiếng nói nên mọi người ở đây đều rất nể sợ. Nên ít nhiều mẹ con tôi cũng không thân cô thế cô ở đây. Lâu dần cuộc sống tôi luyện cho tôi sự cứng rắn, không hay tủi phận như trước. Đứa nào trêu chọc là tôi có thể chửi nó lại, có khi sấn sổ vào hù đán.h để tụi nó nín, hoặc doạ méc ba mẹ nó hay cô giáo. Thành ra lâu dần bọn trẻ con không dám đụng chạm đến tôi nữa, chỉ nói sau lưng thôi, riết tôi cũng quen dần.

Buổi sáng đi học, chiều tôi hay lang thang với mấy đứa con trai trong xóm đi hái me, có khi hái keo rồi lủi vô bụi cây ngồi ăn ngon lành. Nhiều lúc tụi tôi còn ra tít ngoài đồng xa, để hái những trái điều đỏ tươi và ăn tại chỗ. Điều này lắm nước, ngọt và hơi có vị chát, chỗ đầu trái có gắn hạt điều to đùng, đem về nướng lên xong dùng búa đập đập để tách đôi vỏ ra, lấy nhân ăn thì hết sẩy, béo ngậy và rất bùi. Hạt điều này người ta hay dùng để ép ra dầu rất béo và nhiều chất dinh dưỡng. Có những hôm cao hứng cả đám đi bộ lên tận núi để hái những trái sim tím, mặc cho da thị.t bị gai cào đến rớm má.u, nhưng khi đưa được những trái sim vào miệng rồi thì bao mệt nhoài đều quên sạch. Háo hức đến mức như vậy mà.

Có những hôm ở chỗ tôi thúc đẩy phong trào diệt sâu hại cây trồng hoa màu nên xí nghiệp thường tổ chức những đợt mua sâu. Cứ một trăm đồng là một con sâu. Thời đó một trăm đồng cũng mua được cái kẹo nhỏ rồi, chỉ cần bắt được mười con sâu là có được một ngàn đồng. Thế là sáng sớm tinh mơ nhà nhà, người người rủ nhau ra đồng bắt sâu, và không quên mang những lọ thuốc tây đổ nước chừng nửa lọ, trên nắp sẽ lấy lửa dùi một lỗ to bằng đầu đũa để đút con sâu vào. Đến trưa chúng tôi chen lấn, tụ tập bên những sân lúa để chờ các cô chú bên phòng thí nghiệm đổ lọ thuốc của từng người ra, dùng những cái que nhỏ để đếm từng con sâu một. Có nhiều người bắt sâu cực giỏi, có thể một buổi sáng bắt ba trăm con tương ứng là ba chục ngàn. Tuổi thơ của tôi là vậy, đủ màu sắc ngập tràn. Một tuổi thơ dữ dội quá trời mà giờ nhớ lại vẫn không khỏi bùi ngùi.

Tuy một mẹ một con nhưng mẹ rất nuông chiều tôi, không bắt tôi phải làm gì, tôi chỉ có nhiệm vụ ăn với học thôi. Tôi mặc những bộ đồ trông giống con trai, quần cộc áo thun, leo lên chiếc xe đạp buông hai tay ra và thả cho lao xuống dốc sâu một cách tự do, thiệt là quậy như quỷ sứ. Hoặc có những trưa hè tôi cầm mấy cây gỗ để đấu kiếm với bọn con trai trong xóm. Và bạn tôi đa phần là con trai, tụi nó không hay chế nhạ.o tôi như mấy đứa con gái, dễ chơi không hờn giận hay đỏng đảnh gì.

Mẹ con tôi được xí nghiệp cấp cho căn nhà tập thể nhỏ, đủ cho hai mẹ con chui ra chui vào. Cuộc sống mẹ con tôi cứ thế trôi qua. Tôi cũng học xong cấp ba. Lực học của tôi trung bình thôi nên nói để mà thi đỗ một trường đại học nào đó là điều không thể. Mẹ cũng đã già yếu hẳn, không thể đi làm việc đồng áng để nuôi tôi được nữa. Tôi cũng quanh quẩn trong nhà đi ra đi vào nghĩ mãi không xong, hay giờ mình tiếp nối nghề mẹ đi làm công nhân? Nhưng tôi không ham nó, sớm trưa dãi dầu với nắng mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Một mình với mấy sào ruộng lọ mọ làm vừa buồn vừa chán, nó không thích hợp với cái đứa ồn ào như tôi, thêm nữa bục mặt vào nó biết bao giờ khá lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Cơ mà sao tôi lại học dốt, đọc mãi đọc hoài mà chữ nghĩa nó không vô đầu. Bất lực toàn tập. Cầm cuốn sách lên vài phút sau là ngủ gục xuống, chỉ toàn ăn no ngủ kỹ nên thân hình có hơi mập mạp. Cao có mét sáu mà nặng 58 ký lô.

Chiều nay đi mò mấy con ốc bươu về, thấy nhà có khách, tôi nhìn vô và gật đầu chào họ:

— Cô mới đến chơi ạ?

— Ừ chào con.

Tôi bỏ ra sau rửa chân tay rồi lấy bộ đồ ra tắm rửa. Trên nhà tiếng cô Thảo thì thầm:

— Con nhỏ càng lớn càng phổng phao, có nét lắm, giống chị ngày xưa hen! Tui nói chị nghe, bà chị họ tôi ở trên Sài Gòn đang cần một người chăm sóc người bệnh. Chỉ chăm lo cho người đó thôi còn việc nhà, cơm nước… mọi thứ đã có giúp việc lo. Hay chị cho con bé lên trển đi, chứ ở nhà lấy gì mà ăn, chị thì nay đau yếu miết, đâu có làm ruộng được. Rồi hai mẹ con lấy gì ăn?

Mẹ tôi thở nhẹ:

— Chẳng biết con bé muốn gì, thấy nói muốn đi làm công nhân may giày da trong Sài Gòn. Còn ở nhà thì có gì ăn đó, rau thì sau nhà trồng được, gà có nuôi một đàn, nó đẻ trứng ăn cũng qua quít cũng ổn. Nhưng tôi muốn nó học lấy cái nghề mà đầu óc nó không sáng dạ, khổ vậy đó chứ?

Cô Thảo vội nói:

— Thôi, đi làm công nhân phải tăng ca, thuê phòng ở, làm đêm hôm rồi đủ thứ chuyện không quản hết được đâu chị ơi. Chốn đó không cha mẹ kề bên dễ bị bạn bè lôi kéo rồi hư hỏng. Về nhà chị em làm thì lương cao, ăn trắng mặc trơn, không lo thuê nhà, chị không phải lo con cái nó hư, có nề nếp hết.

Mẹ tôi ra chiều suy nghĩ lắm:

— Nhưng con bé xưa giờ năng nổ, ít chịu gò bó. Tôi sợ lại không phù hợp với nó. Thôi để tí ăn cơm tôi hỏi nó xem thế nào. Cảm ơn nhã ý của cô nhé!

— Dạ có gì đâu chị. Hàng xóm láng giềng mà. Thôi em về dọn cơm cho ổng ăn không lại càm ràm. Em về nha!

— Ờ cô về.

Tiễn cô Thảo ra cửa, mẹ tôi cũng đi dọn cơm lên, nhìn rổ ốc bươu do con gái đi mò về mà lòng bà chạnh buồn. Giá như bà có người chồng đàng hoàng, thì con bé đã có người cha tử tế thì nó học hành cũng không đến nỗi. Hoặc chí ít như bây giờ thì đỡ cảnh mẹ goá con côi. Nó đi đâu xa bà cũng lo sợ, vì bà chỉ có mỗi tôi là đứa con duy nhất mà thôi.

Tắm táp xong tôi lên nhà, ngồi xuống mâm cơm mà nói:

— Ăn cơm đi mẹ.

— Ừ ăn đi con.

Mâm cơm chỉ có ít cá khô, khổ qua xào trứng nhưng tôi ăn rất ngon, một phát ăn tận ba chén vun đầy. Mẹ ướm hỏi tôi:

— Con định đi làm công nhân may trong Sài Gòn à?

— Dạ. Định vậy.

— Hay con đi chăm người bệnh chỗ nhà người quen của cô Thảo đi, mới nghe cô ấy nói qua mà mẹ thấy cũng được.

Tôi lắc lắc đầu:

— Thôi, tự nhiên chăm người bệnh rồi được mấy tháng lại nghỉ, chưa kể gò bó con không quen. Còn đi làm may thì con có nhiều đứa bạn, con vào đó ở chung với tụi nó cũng vui nữa.

— Thì cứ nghe mẹ, để mai mẹ hỏi cô ấy kỹ đã. Chỗ đó là chị họ của cô ấy nên rất đáng tin cậy, nhà giàu quyền thế, con vào đó chỉ lo cho người bệnh thôi còn việc cơm nước nhà cửa đã có giúp việc lo, lại được bao ăn bao ở. Mẹ nghe rất yên tâm.

Tôi im lặng suy nghĩ một lúc rồi nói:

— Vậy mai mẹ hỏi kỹ xem. Con cũng muốn hỏi thêm một số thứ.

— Được, ăn cơm đi. Mai mẹ gọi cô ấy sang chơi rồi con hỏi gì thì hỏi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương