Nàng gia sư siêu ngầu

Chương 18



Kiên nói dứt câu liền nhấn ga rời đi luôn mà không để cho Dung nói thêm điều gì nữa. Tới công ty là anh bắt đầu vào làm việc ngay và ngồi liền tới tận trưa. Minh Thành đi sang phòng thấy hôm nay Kiên không về nhà ăn cơm như mọi khi thì ngạc nhiên hỏi:
– Sếp trưa nay ở đây ăn cơm công nghiệp với nhân viên à?
– Ừ. Lát cậu xuống ăn thì lấy luôn một xuất cho tôi!
– Ơ… Thật ạ?
– Tai cậu bữa nay có vấn đề hả?
– Em biết đâu được là nay Sếp lại bỏ cơm nhà ăn cơm bụi thế này chứ!
– Nói nhiều! Biến đi!
Minh Thành thấy Kiên giơ quyển tạp chí định ném về phía mình thì vội lên tiếng:
– Thế Sếp muốn ăn món gì?
– Tạm một bữa nên không cần cầu kì!
– Vậy Sếp đợi em chút! Em nhắn Kiều lấy giúp cho, giờ em phải đi gấp vì em có hẹn ăn trưa với vợ rồi!
– Vậy thì thôi, lát tôi tự đi! Cấm cậu nhiều chuyện nhờ vả người khác!
– Gớm! Lấy hộ xuất cơm chứ có làm gì đâu mà Sếp cứ căng thẳng!
– Cậu lo việc của mình đi! Phần tôi, tôi tự xử lý!
Biết tính Kiên nên Thành không nhắn cho Kiều nữa mà tự mình đi nhanh xuống căng tin lấy cơm giúp nhưng khi vừa mới ra tới thang máy thì thấy Thùy Dung và Bảo An tới, lại nhìn túi đồ ăn trên tay Dung thì Thành cười tủm tỉm:
– Hai cô cháu đến mang cơm cho bố Kiên à?
Thùy Dung chưa kịp trả lời thì Bảo An đã nhanh nhẹn nói trước:
– Cháu sợ bố ăn một mình buồn chú ạ!
– Ui… Cha… Bảo An của chú hôm nay giỏi quá!
– Thế chú Thành đã ăn cơm chưa ạ?
– Chú cảm ơn nhé! Giờ chú đi ăn đây!
– Cháu chúc chú ăn trưa vui vẻ ạ!
– Cháu gái chú ngoan thật đó! Yêu quá đi!
– Chú Thành đẹp trai lắm!
– Chà! Bữa nay lại còn dẻo miệng nữa! Tiếc là hôm nay chú hơi bận nên không ở lại tán chuyện với cháu gái xinh đẹp của chú được, hẹn cháu yêu vào hôm khác nhé!
– Vâng. Cháu chào chú!
Minh Thành vẫy tay chào hai cô cháu thì Bảo An cũng kéo tay Thùy Dung đi phăm phăm về hướng phòng làm việc của bố gõ cửa. Kiên ở bên trong tưởng Thành lại trêu chọc mình thì nói vọng ra:
– Vào đi, còn bày đặt nữa!
Bảo An nghe bố nói thế thì đẩy cửa bước vào liền, con bé cười toe toét còn Kiên thì bất ngờ mất mấy giây mới lên tiếng được.
– Sao… Sao hai cô cháu lại tới đây?
– Dạ. Là Bảo An nói muốn ăn cơm với ông chủ nên đòi tôi đưa đến đây!
– Giờ này mà con bé chưa chịu ăn sao?
– Bố ơi, con muốn ăn cơm với bố, cô Dung cũng chưa ăn đâu ạ!
Tiếng Bảo An nói xen vào thì Kiên vội vàng tắt máy tính đứng dậy đưa con gái qua bàn phía bên cạnh ngồi. Thùy Dung biết ý cũng nhanh tay bỏ đồ ăn ra thì Kiên hỏi cô:
– Mấy món này là cô nấu à?
– Vâng. Bữa nay cô Lành hơi mệt nên tôi nấu giúp! Ông chủ chịu khó ăn tạm một bữa ạ!
– Tôi không khó ăn. Mà cô cũng ăn luôn đi!
– Để tôi cho bé An ăn trước đã!
– Vừa ăn vừa đút cho nó cũng được!
Bảo An nghe bố nói thế thì tự cầm lấy bát cơm từ tay Thùy Dung nhí nhảnh nói:
– Bố ơi? Con tự xúc ăn được ạ!
– Bảo An giỏi thế sao?
– Vâng. Bố xem con làm này!
Hai người lớn nhìn Bảo An khoe mẽ sự khéo léo của mình mà chỉ biết cười tủm tỉm, con bé đúng là khiến người khác mát lòng mát dạ…
– Bố thấy em giỏi không ạ?
– Giỏi lắm! Thưởng cho em này!
Kiên gắp cho An quả trứng nhỏ vào bát thì con bé cười tít mắt nhưng vẫn không quên nhắc bố công bằng cho cả cô bảo mẫu của mình:
– Bố gắp cho cô Dung nữa đi ạ!
– Ừ. Đây, cho cả hai cô cháu luôn!
Kiên nghe lời con gái gắp vào bát Thùy Dung miếng thịt kho tàu thì Dung cũng gắp đáp trả cho anh miếng thịt bò xào:
– Cảm ơn ông chủ!
– Ăn nhiều lấy sức chiều tập bơi!
– Ông chủ cứ làm như tôi chuẩn bị đi thi giải không bằng!
– Đối với người khác thì không phải nhưng với cô thì đúng như vậy đấy! Chẳng phải cô nói tự vượt lên chính mình còn gì!
– Tôi chịu không tranh luận được với người nhiều chữ như ông chủ đâu.
– Cô giờ cũng xỏ xiên tôi đấy!
– Tôi nào dám!
Hai người lớn vừa ăn vừa tranh luận mà quên mất đứa nhỏ đang tự thân vận động, cơ mà con bé vì mải chứng minh cho Kiên và Dung thấy nên ra sức ăn nhanh và sau một khoảng thời gian rất ngắn đã về đích thành công.
– Bố ơi, cô ơi… Con ăn hết bát cơm rồi!
– Ơ… Bảo An nay ăn nhanh thế!
– Cô thấy con giỏi không ạ?
– Quá xuất sắc luôn! Con ăn thêm ít nữa nhé?
– Thôi ạ! Con để bụng lát về nhà ăn chè cô nấu nữa!
– Ừ. Thế cũng được!
Bảo An ăn xong liền ra ghế sofa ngồi bật tivi xem còn hai người lớn vẫn tiếp tục phần ăn của mình. Con bé quen ngủ trưa rồi nên có xem cũng chỉ được dăm ba phút là lăn ra ghế ngủ luôn. Thùy Dung dọn dẹp xong quay ra đã thấy con bé ngủ say rồi. Cô tính gọi xe để hai cô cháu về thì Kiên xua tay:
– Đằng nào 3h tôi cũng về thì cứ để cho con bé ngủ ở đây, còn cô vào phòng riêng của tôi ở phía trong kia nghỉ tạm đi!
– Người cần nghỉ ngơi là ông chủ đấy! Tôi ngồi ngoài này với con bé cũng được.
– Cô không cần ngại, cứ vào đó nằm đi!
– Nếu ông chủ làm thông trưa để chiều về sớm thì có việc gì đơn giản để tôi làm giúp cho!
– Không cần nghỉ thật sao?
– Tôi cũng không buồn ngủ!
– Vậy qua đây giúp tôi một lát!
Kiên soạn một số tài liệu để sang bên cạnh cho Dung thì cô tính cầm qua bàn uống nước ngồi làm cho thoải mái nhưng Kiên ngăn lại:
– Ngồi luôn ở đây đi!
– Tôi qua kia ngồi cho rộng!
– Ngồi đây có gì tôi chỉ cho tiện!
Người ta đã nói thế thì cô chỉ có thể vâng lời, Dung kéo cái ghế ngồi đối diện Kiên và bắt đầu kiểm tra tài liệu. Dù trước đó chỉ được đi thực tập và chưa chính thức đi làm ở đâu lâu dài nhưng vốn chuyên ngành liên quan tới những con số nên Thùy Dung nắm bắt rất nhanh. Có điều cô thắc mắc là một người chủ như Kiên tại sao lại phải ôm đồm lắm việc như vậy. Công ty lớn có bao nhiêu kế toán, mất tiền thuê người có năng lực sao lại phải đích thân rà soát từng hóa đơn, chứng từ thế này. Nhưng nghĩ thế thôi chứ cô cũng không tiện hỏi mà vẫn tập trung xem xét kỹ lưỡng từng chút một.
Kiên đang dán mắt vào máy tính nhưng đôi lúc vẫn liếc sang đối diện xem Dung làm việc đến đâu nhưng mỗi lần liếc sang lại bắt gặp cô nhăn mày thì không nhịn được mà lên tiếng hỏi:
– Có vấn đề gì sao?
– Dạ. Không!
– Có gì cứ nói với tôi!
– Vâng.
Thực ra là có nhưng tính cô luôn cẩn trọng nên phải xem đi xem lại mấy lần, sau khi chắc chắn số liệu đó có vấn đề thì Dung mới đưa qua cho Kiên:
– Ông chủ! Giúp tôi xem chỗ này có phải bị sai lệch không ạ?
– Cô kiểm tra kỹ chưa?
– Tôi soát mấy lần rồi nhưng không khớp nhau. Tôi sợ mình sai nên để ông chủ xem thì chắc hơn.
Kiên biết rõ số hóa đơn, chứng từ này có vấn đề, chỉ là muốn xem năng lực của Dung đến đâu cơ mà không ngờ cô khá hơn anh nghĩ.
– Được rồi, để đó lát tôi xem, cô kiểm tra nốt chỗ còn lại cho tôi đi!
– Vâng.
Thùy Dung lại cẩn thận xem từng chút một, bình thường cô ngại nói chuyện với Kiên nhưng lúc này khi tập trung vào công việc thì Dung lại rất đỗi tự nhiên.
– Ông chủ! Mấy hóa đơn này cũng thực sự không ổn.
– Sao vậy?
– Đây! Ông chủ xem đi!
Định tối nay sẽ kiểm tra chuyên môn của Dung như thế nào nhưng xem ra là không cần nữa rồi, nếu trước đó cô được đi làm chính thức hoặc được đào tạo bài bản thì cô rất có khả năng sẽ là một kế toán giỏi. Lúc này Kiên không tiết kiệm lời khen cũng không phải lấy lí do mà anh thật lòng muốn động viên cho sự nhiệt tình và cố gắng này.
– Cô rất khá đấy!
– Tôi không dám nhận lời khen này đâu!
– Cô xứng đáng mà!
Đang nói chuyện vô tư nhưng khi được ông chủ Kiên khen ngợi thật lòng thì Dung lại tỏ ra xấu hổ, cô hơi cúi mặt nhìn sang chỗ khác thì Kiên nhẹ lời nhắc cô:
– Bỏ thứ đó xuống thùng rác giúp tôi!
– Là sao ạ?
– Không cần phải xem nữa! Tôi thấy đủ rồi!
– Ơ… Như vậy là từ nãy giờ ông chủ đang thử tôi sao?
Nhìn mặt Thùy Dung ngây ra khiến Kiên muốn cười nhưng anh lại tỏ ra bình thản nói như không có chuyện gì:
– Lúc đầu không thử mà vừa rồi mới thử nhưng cô làm tốt đấy!
– Nếu ông chủ rảnh quá thì tôi qua kia ngồi vậy!
– Tôi rất bận đó chứ, chỉ là sợ cô nhàm chán quá nên tìm việc cho cô thôi! Đỡ buồn ngủ!
– …!!!
Dung cạn lời với người chủ bá đạo này, không biết nói gì nữa nên cô đi lại chỗ của Bảo An ngồi thì bên ngoài có tiếng gõ cửa và sau đó là Kiều đi vào với tập giấy tờ trên tay.
Thực ra Thùy Dung chả hoan nghênh cô ta đâu nhưng vì đây là chỗ làm việc của Kiên nên cô vẫn lịch sự chào hỏi:
– Em chào chị!
Kiều bất ngờ cùng chán ghét khi thấy Thùy Dung ở đây nhưng cô ta sau đấy vẫn phải cố tỏ ra như bình thường mà đáp lời:
– Ờ… Dung à! Hai cô cháu đến lâu chưa, mà sao lại để bé An ngủ ở đây?
– Là buổi trưa Bảo An muốn đến ăn cơm với ông chủ nên em mới đưa bé tới.
– Vậy là anh Kiên trưa nay không về nhà ạ?
Kiên không muốn trả lời câu hỏi này nên nhắc cô ta vào công việc luôn:
– Cần anh kí duyệt gì sao?
– À… Vâng. Anh xem giúp em với ạ!
Kiều đưa tập giấy tờ cho Kiên nhưng mắt lại liếc qua chỗ Thùy Dung nhìn cảnh cáo, có điều Dung cũng chẳng bận tâm mà thản nhiên với quyển tạp chí ngay đó đọc. Kiều nhìn thái độ đó của Dung thì cơn tức trong lòng càng dâng lên, không chửi mắng được nên lúc này cô ta bắt đầu dở thói sai hạch như ô sin ở nhà mình, với cũng muốn dằn mặt cô:
– Thùy Dung! Em đang rảnh thì ra ngoài pha cho chị và anh Kiên hai cốc cafe đi! Chị với anh ấy bàn việc cũng lâu đó!
Dung nhận ra ánh mắt khó chịu của Kiều, biết rõ cô ta đang trút giận lên mình nhưng cô là bảo mẫu, gia sư của Bảo An chứ không phải là người làm nhà cô ta, càng không phải là nhân viên dưới quyền ở đây. Dung không tính bốp chát lại mà chỉ định nói nhẹ nhàng cho cô ta thấm nhưng không ngờ ông chủ Kiên tốt bụng quá, đã nói thay lời trong lòng của cô:
– Cô Dung không phải nhân viên ở đây, lại càng không không phải cấp dưới của em nên em lịch sự chút đi!
– À… Em sơ ý quá! Tại em nghĩ chỗ chị em thân thiết rồi nên nhờ vả thôi!
– Nói như em là ra lệnh chứ không mang tính chất nhờ vả!
– Vâng. Em sẽ không lỡ lời lần nữa đâu ạ!
– Anh đang uống trà rồi! Em muốn uống café thì tự mình pha hoặc ra nhờ bạn thư ký ngoài kia!
– Dạ, thôi ạ! Mình bàn công việc tiếp đi!
Kiên không nói nữa mà tập trung vào công việc, sau khi xem hết một lượt thì anh xếp gọn tài liệu để vào góc bàn rồi nói với cô ta:
– Em cứ về làm việc đi! Có gì mai anh gửi sau!
– Nhưng em đang cần ạ! Em ngồi đây đợi, anh xem rồi kí giúp em với!
– Anh không vội thì em vội làm gì?
Mặc cho Kiên nói thế thì Kiều vẫn cố gắng kiên trì theo cách trai lì của cô ta:
– Chỗ nào chưa được thì anh bảo để em sửa luôn cho kịp ạ!
– Hai ngày nữa em mới gặp khách hàng đúng không?
– Vâng.
– Vậy trưa mai em sẽ có đủ chữ ký! Còn giờ thì về làm việc tiếp đi!
– Dạ…
Đến mức này thì Kiều đành phải nhấc mông rời khỏi phòng làm việc của Kiên, đi ra ngoài mà cô ta tức lắm, chưa bao giờ Kiều thấy mình bị nhục như hôm nay, không đâu bị Kiên làm cho mất mặt trước một người làm như Thùy Dung, càng nghĩ cô ta càng nuốt không trôi cục tức này…
Vẫn còn dẫm chân bình bịch trước cửa thang máy vì tức vì nhục thì lại nghe có tiếng mở cửa từ phòng của Kiên, cô ta thấy vậy liền vội tránh vào một góc thì nhìn thấy Kiên bế con gái trên tay, còn Thùy Dung xách túi đồ trên tay đi theo, ba người ra tới cửa thang máy đợi thì lại nghe tiếng Kiên nói với Dung:
– Hôm nay nấu chè gì vậy?
– Vì Ngọc Anh và Bảo An thích nên tôi có nấu chè đậu đỏ.
– Có phần của tôi không?
– Tôi cũng muốn trả công cho Thầy giáo dạy bơi nên có nấu dư ạ!
– Xem ra học trò cũng biết điều đấy!
– …
Nói tới đây thì thang máy lên tới, không cần nghe tiếp đoạn nói chuyện tiếp theo thì cũng đủ hiểu nội dung sau đó là gì. Lần đầu thấy Kiên tạm gác công việc vì một lí do không đâu vào đâu, hóa ra để dạy bơi cho cô bảo mẫu của con gái mà anh bỏ việc công ty qua một bên, cũng sẵn sàng vì bênh cô bảo mẫu này mà làm mất mặt người em thân thiết như cô ta. Càng nghĩ cô ta càng cay cũ và nỗi oán hận đó lại phát ra thành lời: “Thùy Dung! Mày hãy đợi đấy! Thích đối đầu với tao thì chỉ có nhận về kết cục thảm hại mà thôi! Nỗi nhục hôm nay tao sẽ trả mày gấp đôi nha con chó!”
Xe vừa đỗ vào sân nhà thì Bảo An cũng thức dậy, nghe Kiên nhắc Thùy Dung chuẩn bị ra học bơi thì con bé tỉnh hẳn, nó hào hứng cũng muốn tham gia:
– Bố ơi, con cũng muốn bơi ạ!
– Vậy con theo cô Dung chuẩn bị đồ đi, bố mở nước ấm vào bể đã.
– Vâng ạ.
Dung cẩn thận hơn lần trước còn mang luôn cái áo phao theo nhưng khi chuẩn bị xuống bể thì Kiên không đồng ý cho mặc, anh nói:
– Cô mặc áo thế này thì đến tết cũng không bơi được!
– Nhưng tôi sợ lắm!
– Sợ thì thôi không học nữa!
– Thế sao được!
– Vậy thì bỏ cái áo ra!
Thùy Dung mặt tiu nghỉu bỏ cái áo khỏi người rồi chậm rãi đi xuống nhưng mới được vài bước cô đã quay lại nhắc nhở Kiên:
– Ông chủ nhớ để ý tôi đấy nhé! Tôi không muốn uống no nước đâu!
– Cứ thả lỏng cơ thể và làm theo hướng dẫn của tôi là được!
– Tôi biết rồi nhưng tôi cứ phải nhắc trước không sợ ông quên!
– …!!!
Kiên không trả lời nữa mà chỉ cho Dung mấy thao tác cơ bản trước nhưng khổ nỗi đầu cứ để đi đâu nên cứ thả ra là Dung chìm nghỉm luôn. Làm đi làm lại cả chục lần mà vẫn như một khiến Kiên bắt đầu muốn cho cô bảo mẫu mấy cái cốc, anh dạy con gái có mấy lần mà nó bơi như nhái bén thế mà cái cô bảo mẫu giỏi đủ thứ này lại khổ vậy không biết, Kiên vẻ mặt bất lực liền mắng vốn cô:
– Chỉ giỏi nói nhiều thôi còn thực hành dở lắm! Bảo thả lỏng người ra cơ mà!
– Thì tôi vẫn làm theo lời ông chủ đây còn gì!
– Làm theo mà mười lần chìm nghỉm cả mười à?
– Tôi làm sao mà biết được chứ!
– Chỉ tài chống chế!
– Còn ông chủ làm thầy mà không có kiên trì, hơi tí là mắng học trò xơi xơi ấy!
– Nhắc mãi không được thì có nên mắng cho thông đầu óc ra không?
– …!!!
Thùy Dung nghe vậy thì cúi xuống bĩu môi nhưng vẫn bị Kiên phát hiện, anh không nói không rằng vươn tay cốc cho cô một cái vào trán cùng với lời đe dọa:
– Học cái kiểu đó ở đâu thế hả? Thích bị uống no nước không?
– Biết thầy giáo khó tính lại đanh đá thế này thì tôi đi học ở Trung tâm bơi lội khác thì ngon rồi. Vừa được ngắm trai sáu múi lại nhẹ nhàng, tình cảm. Còn đây thì mất công hối lộ hẳn hai cốc chè ngon mà vẫn bị mắng cho không chừa mặt mũi lại còn bị dọa nữa. Chán…
Kiên tí nữa thì phì cười vì thái độ cùng giọng điệu của Thùy Dung, tự nhiên hôm nay cô không khác gì đứa trẻ to xác…
– Tập trung vào thì ai thèm nói cô!
– Thì tôi vẫn hết sức chú tâm đấy chứ, chỉ là không hiểu sao người cứ chìm.
– Lại giỏi…
Vẫn là cái giọng chống chế không giống ai của Dung nhưng lần này Kiên không có cơ hội mắng mỏ cô tiếp vì Bảo An đã lên tiếng bênh vực luôn rồi:
– Bố! Sao bố cứ mắng cô Dung của con thế!
– Bố nhắc nhở chứ có mắng đâu.
– Rõ là bố quát cô nãy giờ mà!
– Tại cô của con vụng về nên bị khiển trách là đúng rồi!
– Bố phải dạy cô từ từ như hôm chỉ cho con chứ! Chán bố thật đấy!
Kiên bị con gái chỉnh cho mà không biết nói gì nên im lặng nhưng vừa quay qua Dung lại thấy cô cứ tủm tỉm cười thì anh mặt nghiêm túc bảo:
– Thế học tiếp hay là sao đây?
– Học chứ ạ!
– Còn cười nữa tôi cho uống no nước đấy!
– Ông chủ xấu tính!
– Nói thêm câu nữa thì biết tay tôi!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương