Mợ Hai kỳ bí truyện

Chương 30-34



CHƯƠNG 30.

Một ngày đẹp trời nọ, cậu Hai bỗng dưng “đại giá quang lâm” đến tận phòng riêng của Hai Hạnh để “trò chuyện”. Có điều cuộc trò chuyện này lạ lắm, toàn là cậu Hai nói chuyện, còn Hai Hạnh thì im thin thít. Ngoài run run ấp úng nói được một vài câu không trọn vẹn thì suốt cả buổi, Hai Hạnh chỉ có thể trơ mắt đứng nhìn cậu Hai định tội mình, đúng đến không thể cãi.

Hai Hạnh mặt mũi chuyển trắng, vành mắt đỏ lên như muốn khóc, ánh mắt dè chừng sợ sệt, không dám nhìn thẳng vào cậu Hai. Hai Hạnh thừa biết chuyện xấu mà cô ta làm đã bị bại lộ, bây giờ nhân chứng vật chứng có đủ, cô ta có muốn giấu giếm bào chữa cho bản thân mình thì cũng không được.

Liếc mắt nhìn sang đồng phạm của mình vì sợ mà run như bị trúng gió đứng ở phía đối diện, Hai Hạnh vừa thấy tức giận mà cũng vừa thấy sợ hãi. Cô ta đã tính toán đâu đó cẩn thận rồi, tất cả mũi dao đều chỉa thẳng về phía bà Út Lựu và Trân Quý, thế quái nào cậu Hai lại có thể điều tra ra cô ta? Đây không phải do cô ta tính toán không kỹ, mà đây chắc chắn là do đồng minh của cô ta quá ngu ngốc… chỉ có mỗi việc chối tội mà cũng làm không được… đúng là vô dụng!

Thế Phong ngồi trên ghế, anh nhìn thấy rõ biểu cảm sợ sệt lo lắng của Hai Hạnh, lòng anh trở nên lạnh buốt, không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục dây dưa với loại người độc ác như cô ta. Anh đã tới đây thì xác định Hai Hạnh chắc chắn phải nhận tội, một chút khoan dung anh cũng không muốn ban cho cô ta.

– Cô Hạnh chắc đang nghĩ cách để thoát tội đúng không? Nhưng mà tôi nghĩ là cô Hạnh không cần phải nhọc lòng như vậy đâu, bởi tôi tới đây là để định tội, không phải hỏi tội. Bây giờ thì cô Hạnh thu xếp đi, tôi đích thân đưa cô Hạnh về nhà… không dám để cô Hạnh tiếp tục ở lại đây thêm một phút một giây nào nữa.

Hai Hạnh nghe cậu Hai nói như vậy, cô ta sửng sốt, tròn xoe mắt nhìn cậu. Thái độ rõ ràng là có chút không phục, cô ta run run, nói lắp bắp.

– Cậu Hai… cậu nói đưa em về nhà… là sao hả cậu? Em đã tới đây rồi… sao… sao có thể nói về là về?

Thế Phong lạnh giọng, đáp.

– Nếu cô Hạnh biết sợ, biết ê chề thì tại sao lại còn làm ra chuyện độc ác như vậy với Thanh Yến? Cô chỉ muốn tốt cho bản thân mình mà bất chấp gây hại đến người khác, cô không xứng đáng để tiếp tục ở lại đây nữa. Ân đền oán trả… luật chơi này cô Hạnh chắc phải lường trước được nhỉ?

Dứt câu, Thế Phong liền lớn tiếng ra lệnh cho A Đông.

– A Đông… kêu người tới giúp cô Hạnh đây thu dọn đồ đạc… càng nhanh càng tốt… kẻo trễ nải công việc của tôi.

A Đông gật đầu “dạ” một tiếng, sau đó cho người lần lượt tiến vào phòng của Hai Hạnh, thao tác nhanh nhẹn, thu dọn nhanh chóng đồ đạc của Hai Hạnh ở trong phòng.

Hai Hạnh ngớ người đứng nhìn người làm thu dọn đồ đạc của mình, bản thân rất muốn chạy đến chỗ cậu Hai, nhưng ngặt nỗi lúc này cô ta đã bị hai người làm kéo giữ lại. Vậy nên cô ta chỉ có thể đỏ mắt mà kêu gào van xin khẩn thiết.

– Cậu Hai… em xin cậu… xin cậu bỏ qua cho em lần này. Cô Ba cũng không bị gì nặng, nếu cậu muốn thì em có thể… em có thể tới xin lỗi cô ấy mà… Cậu không thể đuổi em về được… có đuổi cũng phải cho bà Hai biết… cậu Hai… em xin cậu mà…

Nghe Hai Hạnh dùng mẹ anh để uy hiếp anh, Thế Phong bắt đầu nổi lửa giận ở trong lòng. Anh nhếch nhẹ khoé môi, lãnh khí dần dần tăng lên, âm giọng càng lúc càng trầm.

– À… ra là cô Hạnh ỷ y có mẹ tôi chống lưng, cho nên cô Hạnh mới thoải mái mà tác oai tác quái ở nhà của tôi nhỉ? Mà cô Hạnh cũng yên tâm đi, mẹ tôi sẽ tới nhanh thôi, tôi làm cái gì bà ấy cũng biết, cô chịu khó chờ chút nhé!

Hai Hạnh nhìn ánh mắt ghét bỏ của cậu Hai, cô ta bắt đầu run rẩy ở trong lòng, mọi hy vọng lúc này đều bị đạp đổ, lòng dạ rối tung rối mù lên hết. Cô ta rõ ràng là người đủ yêu cầu nhất để trở thành vợ của cậu Hai, thế nhưng hết lần này đến lần khác, cô ta lại luôn là người xếp ở vị trí sau cùng. Nếu như không có sự xuất hiện của Ba Yến, vậy thì cô ta đã nắm chắc phần thắng trong tay rồi…

Cô ta hận Ba Yến… cô ta thực sự rất hận Ba Yến. Cô ta không hề hối hận về việc mà bản thân đã làm, ngược lại cô ta còn thấy tiếc nuối vì đã ra tay quá nhẹ. Đáng lý cô ta phải xử lý thủy tinh kia thành thủy tinh độc… làm cho chân của Ba Yến bị hủy luôn thì cô ta mới cảm thấy vừa lòng!

Chỉ là, việc cô ta đã làm, cô ta không hề nói cho bà Hai biết, bởi cô ta đã đinh ninh là cô ta sẽ không bao giờ bị phát hiện ra. Bây giờ, nếu để bà Hai biết cậu Hai muốn đuổi cô ta đi vì chuyện này, không biết bà Hai còn chịu bảo vệ cô ta nữa hay không. Chỉ cần bà Hai còn bảo vệ, cô ta không sợ là cậu Hai có thể đuổi cô ta đi được…

*
Sự lo sợ của Hai Hạnh quả thật không có sai, bởi lúc bà Hai biết tin, bà đã giận đến mức tay chân run rẩy, trong lòng bà tức đến mức muốn bỏ mặc Hai Hạnh mà không thèm để tâm đến. Nhưng sau khi nghe dì Thảo khuyên nhủ, bà cuối cùng cũng nén nhịn cơn tức về sự ngu dốt của Hai Hạnh mà đi tới “cứu” con dâu tương lai. Dì Thảo nói đúng, Hai Hạnh mà được bà cứu lần này thì tương lai về sau, bà không cần lo con dâu lớn của bà sẽ cãi lại lời bà. Con dâu ngu dốt thì có thể dạy dỗ từ từ, miễn sao con dâu là do bà chọn thì cỡ nào cũng được.

Vội vàng đi tới phòng của Hai Hạnh, lúc bước vào phòng, bà Hai phải nói là giật mình khi thấy đồ đạc lộn xộn, túi lớn túi nhỏ để đầy trên nền nhà. Hai Hạnh bị người làm giam lại, nước mắt ngắn dài nhìn bà Hai cầu cứu. Còn con trai lớn của bà thì lại nhìn bà bằng ánh mắt hờ hững, một câu chào hỏi cũng không có…

– Chuyện gì vậy? Đồ đạc là sao đây? Có chuyện gì hai đứa từ từ nói, sao lại làm ầm lên tới mức này, người ta nhìn thấy rồi dị nghị thì sao?

Thế Phong nghe mẹ mình hỏi, biểu cảm của anh cực kỳ hờ hững, âm giọng nhàn nhạt nhưng thái độ lại vô cùng kiên quyết.

– Chắc mẹ cũng biết chuyện gì rồi mà phải không, con cũng không muốn nhắc lại, rất dơ miệng. Con là đang định đưa cô Hạnh về nhà, may mà mẹ tới kịp để gặp mặt cô ta lần cuối…

Hai Hạnh càng nghe càng thấy sợ, cô ta khóc lóc kêu than.

– Bà Hai… con biết sai rồi… con… là do con nhất thời nghĩ không thông… tại vì con ganh tỵ với cô Ba… con là bị người ta xúi dại… bà giúp con… giúp con xin cậu Hai một tiếng đi bà… xin bà giúp con!

Khóc đến khàn cả giọng, thế nhưng bà Hai nghe thấy lời kêu cứu của Hai Hạnh mà vẫn không đọng lại được một chút thương xót nào, ngược lại còn thấy Hai Hạnh vừa ngu vừa dốt. Nhưng mà ngu dốt thì cũng là ngu dốt do bà chọn, bà không thể để con trai đuổi Hai Hạnh đi được, bà nhất quyết phải dùng mọi cách để giữ Hai Hạnh ở lại cho bằng được mới thôi.

Bước đến gần con trai lớn, bà Hai dịu giọng, thái độ xuống nước thấy rõ.

– Cô Hạnh đây… quả thật là suy nghĩ nông nỗi quá rồi, mẹ không bênh cô ấy, mẹ cũng thấy cô ấy xứng đáng bị phạt. Nhưng mà, dù sao thì cô ấy cũng có nỗi khổ riêng, với lại người ta tới đây cũng đã lâu… không thể đuổi đi được đâu Phong à. Con đã đuổi một Út Nhung rồi, bây giờ chỉ còn Hai Hạnh, đâu thể đuổi thêm cô ấy nữa, tộc họ sẽ hỏi chuyện con đó.

Thế Phong biết thừa là bà Hai muốn giữ Hai Hạnh lại, bà lúc này chỉ là đang dùng chiêu tâm lý để khuyên nhủ anh thôi. Chẳng qua là anh thấy chuyện anh đuổi Hai Hạnh đi cũng chẳng có gì to tát như mẹ anh đang nói. Mà phía tộc họ cũng sẽ chẳng để ý đến chuyện “hậu cung” của anh, miễn sao bọn họ thấy anh chịu lấy vợ là được.

Thái độ không cứng không mềm, Thế Phong nhàn nhạt trả lời mẹ mình.

– Bọn họ hỏi chuyện thì con cứ thế mà nói ra hết sự thật là được mà, còn nếu mẹ muốn con giữ mặt mũi cho cô Hạnh đây thì con cũng sẽ nghe theo mà không kể ra chuyện xấu cô ta đã làm. Nhưng còn về chuyện giữ cô Hạnh này tiếp tục ở lại nhà mình, con nghĩ là không được, con sẽ không đồng ý.

Bà Hai không dám nhìn vào mắt con trai lớn, bởi bà cảm nhận quá rõ được lãnh khí từ người con trai toả ra đang lởn vởn ở trong căn phòng này. Bình thường đã khó tiếp xúc, lúc này con trai còn đang giận, bà thật sự là bị áp bức đến mức ruột gan cũng đang cuồn cuộn ở trong lòng, cực kỳ khó chịu. Cực chẳng đã, bà mới phải ở đây xuống nước mà thương lượng với con trai…

– Mẹ biết là con đang giận, nhưng thật ra chuyện này cũng không đến mức phải giải quyết như lời con nói…

Lời còn chưa dứt, Thế Phong đã nghiêm nghị cắt ngang lời bà Hai.

– Không đến mức? Cô ta hại Thanh Yến như thế mà mẹ nói là không đến mức? Vậy nếu để đến mức thì cô ta phải lấy mạng ra để đền à? Cái mạng của cô ta có đền đủ không? Cháu gái của Kỳ Hà… cô ta lấy cái gì để đền?

Bà Hai cũng không chịu yếu thế, bà liền đáp trả lại con trai.

– Biết Thanh Yến là cháu gái của ông Hà nhưng thực chất cũng chỉ là cháu nuôi thôi… chẳng lẽ ông ấy lại làm ầm lên chỉ vì một đứa con gái không cùng huyết thống? Với lại hiện giờ Thanh Yến cũng không sao, chân cô ta cũng không đến nỗi nào… nếu bỏ qua được thì bỏ qua đi con, Hai Hạnh đây cũng vì nghĩ không thông thôi mà. Nếu con chịu để tâm đến cô Hạnh thì cô ấy đã không nhất thời xốc nổi mà làm ra chuyện như vậy với Thanh Yến rồi.

Thế Phong nhịn hết nổi nữa, lãnh khí càng lúc càng tăng cao, anh gần như phát hỏa, giọng càng lúc càng trầm.

– Mẹ là người lớn mà có thể nói chuyện ngang ngược như vậy, bảo sao cô Hạnh này lại có thể lộng quyền làm ra được những chuyện độc ác tới như thế. Mẹ có nghĩ đến chuyện, nếu như hôm đó Thanh Yến té ngã ở đại sảnh, vậy thì hậu quả còn đáng sợ tới mức nào nữa hay không? Thanh Yến là do ông Kỳ Hà đề cử, nếu ông ấy biết có người cố tình hãm hại cháu gái của ông ấy, để ông ấy phải mất mặt trước hội đồng bô lão… Đùa, cả nhà Hai Hạnh có quỳ ba ngày ba đêm cũng chưa chắc ông ấy đã bỏ qua.

Dừng chút, Thế Phong đột nhiên nở nụ cười nhạt, anh gằng giọng trào phúng nói tiếp.

– Mẹ nói cô Hạnh đây là xốc nổi, chỉ mới xốc nổi mà đã muốn hại người… vậy nếu là chủ tâm hại người… tới lúc đó chắc mẹ phải đi lo hậu sự nhiều lắm nhỉ? Cưới một cô gái có lòng dạ “hiền hậu” như cô Hạnh đây, con của mẹ không dám. Bởi con sợ lỡ như con với cô ta gây nhau, cô ta sẽ xốc nổi lên mà g-i-ế-t con c-h-ế-t mất. Con dâu mà mẹ chọn đấy, có thể giết chồng bất cứ lúc nào… vậy mà mẹ cũng bênh vực được… hay mẹ cũng muốn cô ta giết con chết?

Bà Hai bị nói đến cứng họng, không thể phản bác lại được, bà chỉ có thể gắng gượng mà chống chế.

– Con… nói cái gì vậy? Sao mẹ có thể để chuyện đó xảy ra được? Con là mẹ sinh ra… sao mẹ nỡ để người khác hãm hại con?

Thế Phong nhìn thẳng vào mắt mẹ ruột mình, anh thấy bà bẽn lẽn không dám đối diện với anh, trong lòng anh quả thật có mất mác. Mặc dù anh biết thừa là mẹ anh không thương anh như những gì bà hay nói… nhưng dù sao bà cũng là mẹ ruột của anh… thái độ xa cách này của bà… anh càng nhìn càng thấy đau lòng!

Bà Hai nhìn thấy con trai lớn đột nhiên không nói gì, bà có chút mờ mịt trong lòng, bà lúc này chỉ muốn ngăn con trai không đuổi Hai Hạnh đi, ngoài ra cũng chẳng nghĩ gì đến cảm xúc của đứa con trai đáng thương mà bà đã dứt ruột sinh ra…

– Phong à! Mẹ biết con đang rất giận, nhưng coi như con nể mặt mẹ mà tha thứ cho cô Hạnh một lần… cứ để cô Hạnh tiếp tục ở lại. Mẹ hứa, mẹ hứa là mẹ sẽ bắt cô Hạnh tới xin lỗi bằng được Ba Yến mới thôi, ngoài ra mẹ cũng sẽ bắt cô ấy…

Những lời mà bà Hai vừa nói làm cho Thế Phong bừng tỉnh, anh nhìn mẹ, vừa uất ức cũng vừa tức giận, thái độ của anh lúc này kiên định dứt khoát hơn bao giờ hết.

– Không! Con sẽ không bỏ qua, cũng không tha thứ cho cô Hạnh. Con đã hứa với Thanh Yến sẽ đòi lại công bằng cho cô ấy, con hứa được sẽ làm được. Cô Hạnh đã lớn đến thế này rồi, không phải trẻ con mà có thể dùng lý do nhất thời xốc nổi để bao biện cho việc ác mà cô ta đã làm. Mẹ có thể đồng ý, cũng có thể không đồng ý, nhưng ngày hôm nay… cô Hạnh chắc chắn phải rời đi. Giới hạn của con bao gồm luôn cả sự an nguy của Thanh Yến, nếu đã đụng đến cô ấy, cũng xem như là đã đụng đến con…

Dừng chút, giới sự ngỡ ngàng của bà Hai và sự chấn kinh trong ánh mắt của Hai Hạnh, cậu Hai uy nghiêm ra lệnh.

– A Đông! Đưa cô Hạnh và đồ đạc của cô ta ra xe… không nhân nhượng bất cứ ai… đây là lệnh!

A Đông nhận lệnh của cậu Hai, anh trực tiếp tiến tới đưa Hai Hạnh đi. Về việc điều tra Hai Hạnh, anh là người vất vả nhất, vậy nên việc bắt Hai Hạnh, anh cũng là người cảm thấy hân hoan nhất trong lòng.

Hai Hạnh được A Đông hộ tống đưa đi, cô ta sợ đến mức run rẩy toàn thân, kinh hoảng đến khóc cũng không ra tiếng, chỉ có thể ú ớ nhìn về phía bà Hai mà cầu cứu…

Chỉ là lúc Hai Hạnh bị kéo ra tới cửa phòng, bà Hai đột nhiên bước nhanh đến trước mặt cậu Hai. Giọng bà bất giác run rẩy, vành mắt cũng đỏ lên, bà cố gắng thống chế âm giọng đủ để cho một mình cậu Hai nghe thấy.

Bà biết bà làm thế này là rất quá đáng, cũng rất tàn nhẫn với con trai của bà, nhưng bà hết cách rồi, bởi bà nói mà con trai bà không nghe. Vậy nên… đây không phải lỗi của bà, có trách là trách con trai bà đã quá ngông cuồng với bà mà thôi.

– Phong! Con đừng quên cái c-h-ế-t của Nhã Ngọc… con thừa biết Ba Yến đến đây là có mục đích gì mà đúng không? Đừng ép mẹ… mẹ không muốn công khai chuyện của con và Nhã Ngọc… mẹ định là sống để bụng… chết mang theo. Nếu con bỏ qua cho Hai Hạnh, vậy thì mẹ con ta… xem như chưa từng nhắc đến chuyện tồi tệ này… nghe mẹ… Phong à!

Ba Yến biết chuyện cậu Hai đã tìm ra được Hai Hạnh là hung thủ trong vụ giày vải, và cô cũng biết luôn cả chuyện Hai Hạnh chỉ bị cậu Hai nhốt lại, chứ không phải là sẽ đuổi cô ta đi theo như lời mà cậu Hai đã từng nói với cô…

Thú thật thì ban đầu lúc hay tin, cô có chút kinh ngạc, cũng có chút bất mãn và thất vọng. Nhưng sau khi nghe A Đông tường thuật sơ lại tình hình, cô mới nhận ra là… dường như cậu Hai cũng có nỗi khổ riêng gì đó rất khó nói. Cô cũng thừa biết mối quan hệ mẹ con của cậu Hai và bà Hai không được tốt, nhưng để đến mức bà Hai phải bắt ép rồi uy hiếp cậu Hai làm theo ý bà cho bằng được, vậy thì mối quan hệ mẹ con này của hai người bọn họ thật sự đã quá mức tệ hại rồi!

A Đông sụ mặt đứng nhìn cô, biểu cảm của anh ấy trông giống như người vừa mới bị mất sổ gạo vậy, buồn thỉu buồn thiu.

– Tôi biết là kiểu gì cô Ba cũng sẽ hiểu lầm cậu Hai, vậy nên tôi mới tới giải thích cho cô Ba hiểu. Chuyện tôi tới tìm cô Ba, cậu Hai không có biết, là tự tôi xót ruột nên tôi tới tìm cô Ba thôi. Chỉ còn chút xíu nữa là lấy lại được công bằng cho cô Ba rồi, ai có ngờ đâu bà Hai lại sử dụng tuyệt chiêu đặc biệt…

Ba Yến có chút buồn cười trước lời giải thích mộc mạc này của A Đông, cô coi như đã dẹp bỏ được sự uất ức ở trong lòng mình, lúc này tâm trạng cũng thoải mái hơn nhiều.

– Tôi hiểu rồi mà, tôi không hiểu lầm cậu Hai đâu. Mà cậu Hai bây giờ đang ở đâu hả A Đông, tôi muốn đi tìm anh ấy.

– Cậu Hai… tôi cũng không biết nữa… lúc sáng từ chỗ cô Hạnh về… tôi theo cậu Hai tới công xưởng. Hết giờ nghỉ trưa thì cậu Hai đi, cậu không cho tôi theo nên tôi cũng không biết là cậu đi đâu.

Dừng chút, A Đông như sợ Ba Yến sẽ lo lắng, anh bồi thêm một câu.

– À mà cô Ba Yến yên tâm đi, cỡ nào thì chiều về cậu Hai cũng sẽ tới tìm cô Ba à. Lúc trưa cậu Hai có nói với tôi là cậu sẽ tự mình giải thích cho cô Ba hiểu về chuyện của cô Hạnh… vậy nên cô Ba yên tâm nha.

– Ừm, tôi hiểu rồi. À mà khi sáng, lúc bà Hai và cậu Hai nói chuyện… anh có nghe được gì không?

Nghe Ba Yến hỏi đến vấn đề này, A Đông có chút do dự, nhưng cuối cùng anh vẫn chọn cách không tiết lộ điều gì, chỉ trả lời qua loa cho có với Ba Yến.

– Tôi không nghe được gì, bởi bà Hai là cố tình nói nhỏ vào tai cậu Hai mà. Tôi cũng thắc mắc giống cô Ba, không biết giữa hai người họ có chuyện gì, tôi hỏi thì cậu Hai không nói…

A Đông đã trả lời như vậy, vậy nên Ba Yến cũng không hỏi thêm gì nữa. Thật ra thì cô quan tâm đến cảm xúc của cậu Hai nhiều hơn, còn chuyện giữa cậu Hai và bà Hai là chuyện riêng của mẹ con bọn họ, cô không dám xen vào. Nghĩ nghĩ, cô mới quyết định gọi thử cho cậu Hai, cô là muốn tới gặp cậu. Còn về chuyện của Hai Hạnh, cô sẽ nghĩ cách giải quyết sau, đời còn dài, thù vẫn còn nằm đó chưa chạy đi đâu, sợ gì mà không trả được thù!

A Đông rời khỏi phòng riêng của Ba Yến, anh tiến vào sân vườn, bước chân vô thức chậm lại, trong lòng đột nhiên cảm thấy lo lắng cho chuyện tình cảm của cô Ba Yến và cậu Hai trong tương lai. Nếu bình thường không có sự uy hiếp của bà Hai thì sẽ chẳng có gì đáng để anh lo, còn đằng này… Bà Hai quả thật là cao tay hơn những gì mà anh đã nghĩ về bà rất nhiều.

Còn về chuyện cô Nhã Ngọc gì đó, anh thật sự không biết rõ, nhưng anh biết chắc chắn được một điều là cậu Hai rất sợ khi nghe nhắc đến tên cô Nhã Ngọc…

Rốt cuộc thì cô Nhã Ngọc là sao với cậu Hai? Bà Hai tại sao lại có thể dùng cô Nhã Ngọc để uy hiếp cậu Hai được? Thật là tò mò!

*
Thế Phong trở về nhà có chút muộn, anh không về phòng nghỉ ngơi ngay mà lại rẽ đến khu nhà ở phía Tây, anh là cố ý đến thăm ba anh, ông chủ Trần.

Ông chủ Trần từ sau vụ trúng độc, tình hình sức khỏe của ông rất bấp bênh, lúc khỏe lúc yếu, bác sĩ cũng không biết làm sao với ông, chỉ có thể cố gắng tích cực điều dưỡng mỗi ngày. Và cứ thi thoảng hai ba ngày thì Thế Phong sẽ đến thăm ba mình một lần, khi nào bận lắm thì một tuần một lần. Mặc dù không thể trò chuyện được cùng ông nhưng anh vẫn cứ tới thăm ông như một thói quen, thói quen hiếu đạo dành cho ba của anh.

Lúc Thế Phong tới, bà Ba cũng đang có mặt ở trong phòng, nhìn thấy anh bước vào, bà liền nở nụ cười, điều chỉnh âm giọng nhỏ xuống để tránh gây ồn đến ông chủ Trần.

– Cha con vừa ngủ, đừng kêu ông ấy dậy, dạo gần đây ông ấy khó ngủ, cứ để ông ấy ngủ cho ngon.

Thế Phong gật đầu, giọng anh trầm thấp đáp lại.

– Con biết rồi, con chỉ ngồi đây nhìn ba con ngủ thôi, nhìn một lát con về.

Bà Ba đã nghe qua chuyện của Hai Hạnh lúc sáng, bà cũng định sẽ tìm Thế Phong để hỏi cho rõ mọi chuyện. Sẵn dịp anh cũng đang ở đây, mà phòng riêng của ông chủ Trần là nơi rất an toàn, vậy nên bà cũng không ngại mà hỏi chuyện Thế Phong.

Ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Thế Phong, giọng bà dịu dàng, bà khẽ hỏi.

– Phong nè, dì đã nghe chuyện khi sáng ở phòng cô Hai Hạnh… rốt cuộc là có chuyện gì vậy hả con?

Nhắc đến chuyện của Hai Hạnh, trong lòng Thế Phong giống như có ngọn lửa đang âm ỉ cháy vậy, không cần biết thời điểm nào, chỉ cần nghe nhắc đến thì lại khiến cho anh tức tối vô vàn.

Cố kìm lại cơn giận, Thế Phong không nhìn vào bà Ba, mắt anh nhìn về phía bức tranh đang treo trên tường, âm giọng nghe qua rất khó chịu.

– Mẹ con… bà ấy dùng chuyện cũ để ép con không được đuổi Hai Hạnh đi. Bà ấy cũng ép con phải bỏ qua chuyện mà Hai Hạnh đã làm, còn nếu không, bà ấy sẽ công khai chuyện trước kia của “cô ấy”…

“Cô ấy”?

Hai chữ “cô ấy” này làm cho tâm tình bà Ba biến động dữ dội, bởi bà thừa biết “cô ấy” trong lời nói của Thế Phong là ai. Chuyện cũ năm đó là chính miệng Thế Phong nói cho bà biết, bà cũng đã giấu kín ở trong lòng từ rất lâu, mãi cho tới hôm nay mới nghe Thế Phong nhắc đến thêm một lần nữa…

Kinh ngạc kèm theo bức xúc, bà vội hỏi gấp.

– Sao chị Hai có thể làm như vậy với con hả Phong? Sao lại dùng chuyện này để uy hiếp con? Chị ấy bị cái gì vậy hả?

Dưới sự bất bình của bà Ba, Thế Phong cười khẩy, anh gằng giọng đến đỏ hết vành mắt.

– Mẹ con… bà ấy chỉ có Thế Phương là con trai thôi… còn con… con là ma quỷ hiện hình… nào đâu phải con của bà ấy. Nếu không phải di chúc trong tay ba còn chưa tìm thấy… vậy thì bây giờ… con chưa chắc đã được yên ổn mà ngồi ở đây. Hôm nay là một ngày tồi tệ, tồi tệ và thất bại thật sự trong cuộc đời của con.

Bà Ba đau lòng nhìn Thế Phong, mặc dù anh nói chuyện cứng rắn như vậy nhưng bản thân bà thừa biết là anh đang cảm thấy rất là đau lòng và uất ức. Cùng một mẹ sinh ra, thế nhưng một đứa thì được cưng như trứng, một đứa thì đến ôm ấp cũng ích kỷ không muốn cho. Từ nhỏ, Thế Phong đã thiếu tình thương của mẹ, anh chỉ có tình thương của cha, nhưng cha thì lại bận rộn công việc, không có quá nhiều thời gian quan tâm đến anh…

Từ nhỏ vì thể chất đặc biệt, anh không được người khác yêu thích, ngược lại còn bị chính người thân của mình bỏ mặc và ruồng rẫy. Thời điểm đó trông anh thực sự rất đáng thương, đáng thương đến mức khiến cho bà Ba đây thiếu chút nữa đã dắt theo anh trốn khỏi nhà họ Trần này. Bởi bà đã từng sinh con, cũng từng mất con, vậy nên bà rất thương trẻ con, đặc biệt có tình bao dung đối với những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm. Bà đã từng ước Thế Phong có thể là con ruột của bà, nếu được như vậy thì bà sẽ yêu thương và chăm dưỡng cho anh đến hết cuộc đời của bà thì thôi. Chỉ tiếc là, dù bà Hai có thiên vị với Thế Phong đến cỡ nào thì Thế Phong vẫn là con ruột của bà ấy, sự thật này là không thể nào thay đổi được.

Dừng chút, dưới ánh mắt chua xót của bà Ba, Thế Phong nở nụ cười gượng gạo, anh cố ý nói cho bà yên tâm.

– Thật ra thì con cũng đã lường trước được chuyện này sẽ xảy ra, mẹ con trước sau gì cũng phải tìm cách áp chế con, bắt con làm theo ý của bà ấy. Chẳng qua là dù đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng con vẫn thấy sốc, bởi con không nghĩ là bà ấy lại vì chuyện này của Hai Hạnh mà uy hiếp con, con cứ nghĩ là bà ấy sẽ phải để dành sự uy hiếp này cho chuyện lớn của Thế Phương chứ. Đến cuối cùng vẫn là con tự mình đề cao bản thân mình, bởi vì con nghĩ là mẹ con vẫn còn chút gì đó xem trọng con. Nhưng sự thật thì quá phũ phàng, con cũng thật không thể ngờ được là trong mắt bà ấy, con còn không bì được với một đứa con gái xa lạ… Dì thấy con có đáng thương không? Con quả thật là cái gai trong mắt của mẹ con, con đáng lý không cần phải có mặt ở trên đời này… con đầu thai thất bại thật nhỉ?

Thế Phong vừa cười vừa nói, nụ cười của anh chua chát đến mức khiến cho bà Ba phải ứa nước mắt. Bà chỉ là người ngoài thôi, vậy mà bà còn không chịu được khi nghe thấy những lời nói tội nghiệp này của Thế Phong. Vậy mà không hiểu sao một người mẹ như bà Hai lại nỡ lòng nào ruồng bỏ con ruột của mình… tàn nhẫn đến thế này là cùng!

Vươn tay vỗ lên vai cháu trai an ủi, bà Ba cố tiết chế lại cảm xúc kích động xót xa trong lòng bà, bà khẽ giọng an ủi Thế Phong.

– Mẹ con sai rồi, chắc chắn bà ấy sẽ phải hối hận về những gì mà bà ấy đã làm. Còn con, con không sai, con không làm bất cứ cái gì sai cả… Dì sẽ ở đây, dùng cả mạng sống này của dì để tiếp sức cho con. Con không đơn độc, con còn có dì, còn có cha con. Trước khi di chúc được tìm thấy, sẽ không một ai có quyền đụng đến con đâu Phong, cố lên con nhé!

Thế Phong nghe được những lời này của bà Ba, anh cơ hồ nhớ đến hình ảnh trước kia bà đã từng ôm anh vào lòng dỗ dành anh lúc anh còn nhỏ. Bà Ba luôn như vậy với anh, luôn tử tế, luôn yêu thương anh, luôn âm thầm ở sau ủng hộ anh hết mình, không một chút vụ lợi. Ơn nghĩa này của bà Ba, anh chỉ có thể dùng sự hiếu kính mà đền đáp, hiếu kính với bà suốt đời.

Bà Ba sau khi an ủi và khuyên nhủ Thế Phong xong, thấy tâm tình anh đã dịu xuống hẳn, bà lúc này mới hỏi đến chuyện của Ba Yến.

– Vậy… chuyện này con định giải quyết như thế nào? Mẹ con đã làm như vậy, tức là sau này bà ấy sẽ còn ép con phải cưới cô Hạnh… vậy tới lúc đó… cô Ba phải làm thế nào hả Phong?

Thế Phong ngồi thẳng lưng, anh hớp vào một hơi trà ấm, ánh mắt sâu hút, giọng anh nhàn nhạt mà kiên định vang lên.

– Con không bao giờ cưới cô Hạnh, chuyện này sẽ không thể nào xảy ra. Việc con cho nhốt Hai Hạnh lại, không phải vì con sợ mẹ con uy hiếp, mà vì con còn có dự định khác nữa. Mẹ con ấy, bà chỉ biết uy hiếp con thôi, nhưng bà quên mất là con đã trưởng thành đến thế này rồi. Đi được tới ngày hôm nay, con đã phải cố gắng thế nào, đâu phải tự dưng mà được như thế này đâu dì. Tạm thời cứ để mẹ con uy hiếp, con không lo về chuyện này, chỉ là con lo… lo Thanh Yến sẽ hiểu lầm con.

– Dì thấy đơn giản mà Phong, con cứ tìm đại một cái cớ nào đó để giải thích cho cô Ba, dì nghĩ là cô Ba sẽ không nghi ngờ gì đâu.

Thế Phong lắc đầu, trong mắt anh có chứa sự lo lắng không giấu đi đâu được. Anh đột nhiên quay sang bà Ba, ngập ngừng một chút, cuối cùng anh vẫn quyết định nói ra, ý tứ có bao nhiêu là e dè và bất an…

– Dì, con không sợ mẹ con uy hiếp con, bởi chuyện đó con đã lường trước được. Nhưng mà con thực sự lo lắng cho Thanh Yến, bởi vì cô ấy… cô ấy biết Nhã Ngọc là ai… Con không biết nên giải thích chuyện của Nhã Ngọc như thế nào cho cô ấy hiểu, nếu cô ấy không hiểu mà vẫn muốn hận con… vậy thì con… con sẽ đau lòng đến c-h-ế-t mất!

Phải! Nếu Thanh Yến thật sự không muốn hiểu cho Thế Phong anh… vậy thì anh sẽ khổ sở nhiều lắm… cũng đau lòng nhiều lắm!

*
Ở một cục diện khác…

Cuộc điện thoại nửa đêm của Thanh Yến làm cho ông Kỳ Hà ngỡ ngàng và ngơ ngác, mãi tới khi cô đã tắt máy rồi mà ông Kỳ Hà vẫn còn nhíu mày giữ khư khư cái điện thoại trong tay…

Chuyện quái quỷ gì vậy nhỉ? Nửa đêm nửa hôm không chịu ngủ, con nhóc Thanh Yến đột nhiên gọi cho ông rồi hỏi ông có thật sự chống lưng cho nó được hay không?

Rồi ông trả lời sao nhỉ? Ông nói là chỉ cần nó đừng g-i-ế-t người, cỡ nào ông cũng chống lưng được cho nó…

Tiếp theo đó… tiếp theo đó con nhóc này trả lời lại là nó sẽ không g-i-ế-t người, nhưng đui què sứt mẻ thì nó không chắc lắm…

Ôi mẹ ơi! Con gái bây giờ bọn nó hung hăng như vậy hả? Ông phải gọi “mắng vốn” lão Phú mới được, lỡ có chuyện gì thì lão ta sẽ không trách móc ông. Chứ còn dăm ba cái chuyện chống lưng cho con nhóc này t
Hôm qua sau khi từ phòng ông chủ Trần về thì đã quá muộn, Thế Phong không đến gặp Ba Yến, anh sợ sẽ phá giấc ngủ của cô. Đến sáng ngày hôm sau, anh tranh thủ đến tìm cô từ sáng, bởi vì buổi trưa anh có việc phải đi, đến tối muộn mới có thể về nhà, sợ là không gặp cô được.

Bận rộn kiểm tra vết thương dưới chân cho Ba Yến một buổi, sau khi thoa thuốc xong, anh mới quay sang dặn dò cô.

– Sắp lành rồi, để tôi gọi thầy Lệ đến xem cho em, không còn đau nhiều nữa phải không?

Ba Yến ngồi trên ghế, cô gật gật đầu trả lời.

– Dạ hết đau rồi cậu, thi thoảng động tới mới thấy ê ẩm thôi.

– Ừ, nhưng vẫn hạn chế động đến vết thương, có gì cần thì kêu A Ti, nhớ chưa?

Ba Yến gật đầu lia lịa, hai mắt cô tròn xoe, long lanh mà linh hoạt, Thế Phong càng nhìn càng thấy bị thu hút. Chỉ là khi anh nhớ tới chuyện của Hai Hạnh, tâm tình đang tốt của anh đột nhiên bị dìm xuống. Có chút khó xử, cũng có chút tự trách, anh ngập ngừng, không biết nên giải thích với Ba Yến như thế nào cho cô không giận. Đây là lần đầu tiên anh có cái loại cảm giác này, thật sự rất khó để diễn đạt mọi thứ bằng lời nói…

– Yến, về chuyện của Hai Hạnh…

Chỉ là lời còn chưa nói hết thì Ba Yến đã vội cắt ngang, thái độ của cô nghiêm túc lắm, cũng không có một chút gì là trách móc Thế Phong.

– Cậu… em hiểu, em hiểu hết rồi, cậu không cần lo, em không có trách gì cậu đâu. Chuyện của Hai Hạnh, cậu cứ để cho em, là thù của em thì em sẽ tự có cách báo thù. Cậu cứ nhắm mắt xem như không hay biết gì, vậy là được rồi.

Thế Phong ngạc nhiên mà nhìn cô, anh biết cô không phải kiểu người bồng bột không biết suy nghĩ. Nhưng anh vẫn thấy lo, lo vì không biết là cô đang muốn làm gì…

– Em định làm gì? Nói tôi nghe được không?

Ba Yến nở nụ cười bí hiểm đáp trả, cô lắc đầu, không có ý định sẽ nói.

– Ăn miếng trả miếng thôi ạ, nói ra thì cậu lại bảo em ác… nên thôi… đợi em tính sổ với chị ta xong là cậu biết em làm gì liền à. Cậu yên tâm, em có người chống lưng rồi, vậy nên chuyện này sẽ không có liên tới cậu đâu.

Thế Phong khẽ nhíu mày, anh hỏi.

– Người chống lưng?

– Dạ, em có bác Hà chống lưng rồi, bác Hà nói chỉ cần em đừng g-i-ế-t người là được!

Ra là ông Kỳ Hà chống lưng cho cô… như vậy cũng tốt… để cô chơi cho thỏa giận trước cũng được… phần xử lý Hai Hạnh thì để anh lo.

Vươn tay xoa nhẹ tóc cô, anh khẽ gật đầu, lời nói mềm mỏng hiếm có.

– Ừ, em muốn làm gì cũng được, nhưng nhớ phải biết tự bảo vệ bản thân, đừng hăng sức quá.

Có được sự đồng ý của cậu Hai, Ba Yến như tiếp thêm sức lực, cô cười đến thoải mái. Chỉ là kế hoạch trả thù muốn thành công thì phải có sự góp sức của cậu Hai. Nghĩ nghĩ, cô liền dịch người ngả về phía cậu, cô ôm lấy tay cậu nịnh nọt, cười hề hề nhờ vả.

– Cậu… nhưng để kế hoạch trả thù của em thành công thì cậu phải giúp em.

Thế Phong thuận tay ôm lấy eo cô, cả người toát lên vẻ cưng chiều, anh hỏi.

– Em nói đi…

Ba Yến điều chỉnh âm giọng thấp xuống, cô ra vẻ nghiêm túc, nói rõ từng chữ.

– Lát nữa… cậu tới gặp bà Hai… cậu nói với bà Hai là chỉ cần kêu Hai Hạnh tới xin lỗi em… em chịu bỏ qua thì cậu cũng sẽ bỏ qua cho Hai Hạnh… không nhốt chị ta lại nữa… cũng không truy cứu tới cùng nữa.

Dừng chút, nhìn thấy vẻ do dự của cậu Hai, Ba Yến nói tiếp, quyết thuyết phục cậu Hai đến cùng.

– Cậu cứ nghe theo em đi, cậu chỉ cần nói như vậy là được, vừa tốt cho cậu, mà cũng dễ cho em nữa. Em có dự tính hết rồi, Hai Hạnh kiểu gì cũng phải bị nghiệp quật, còn nghiệp không quật thì để em quật chị ta. Em cũng không muốn chỉ vì em mà cậu với bà Hai xảy ra xung đột… vậy nha cậu… vậy nha?

Gương mặt kiều diễm, ánh mắt sạch sẽ tròn xoe nhìn anh đầy mong chờ, anh bây giờ có muốn từ chối cô thì lương tâm của anh cũng không cho phép. Không biết kể từ khi nào mà anh lại sẵn sàng chiều theo mọi yêu cầu của cô một cách dễ dãi như vậy…

Nhưng mà dễ dãi cũng được, anh cũng chỉ có thể dễ dãi với một mình cô, vậy nên anh sẽ không ky bo mà để cô thiệt thòi.

Siết nhẹ lấy vòng eo nhỏ nhắn của cô, va chạm thân mật này cô không bài xích, vậy nên anh cũng to gan hơn, càng ngày càng muốn gần gũi với cô nhiều hơn. Thần sắc thoải mái, giọng nói của anh cũng đầy ắp sự cưng chiều.

– Ừ, tôi hiểu rồi, lát tôi sẽ tới gặp mẹ. Nhưng em phải nhớ là dù làm bất cứ việc gì thì sự an toàn của em cũng là trên hết. Còn mạng thì còn chơi tiếp, quân tử báo thù mười năm chưa muộn, em hiểu chưa? Những gì tôi đã hứa với em, tôi sẽ thực hiện từng thứ từng thứ một, sẽ không để em thiệt thòi, vậy nên đừng nóng lòng… tin tôi!

Ba Yến ngước mắt nhìn anh, người cô dựa sát vào anh, gần đến mức cô còn có thể cảm nhận được nhịp thở đều đặn của anh từng nhịp từng nhịp một. Cô vô thức gật đầu, gật đầu không hề do dự, bởi cô thật sự tin tưởng anh, tin tưởng anh nói được thì sẽ làm được. Cũng không biết kể từ khi nào, sức nặng của anh ở trong lòng cô lại nặng đến mức như vậy. Anh đặc biệt đến mức cô có thể tin tưởng anh một cách vô điều kiện, tin đến mức chỉ cần anh nói là cô sẽ tin!

*
Cũng không rõ cậu Hai đã nói gì với bà Hai mà sáng của ngày hôm sau, bà Hai đã cho gọi Ba Yến tới, còn có cả Hai Hạnh, một lòng muốn hòa giải thù hận giữa hai người.

Chỉ là, nói là hoà giải nhưng bà Hai còn kêu cả mẹ của Hai Hạnh tới để gây áp đảo tinh thần Ba Yến. Bọn họ là muốn giải hòa trong sự trịch thượng, đến cả xin lỗi cũng chỉ muốn làm qua loa cho có, chứ thật sự không thành tâm muốn xin lỗi cô.

Bà Hiểu, mẹ của Hai Hạnh, bà ta nhìn Ba Yến không đến nửa con mắt, lời nói thì nghe có vẻ hiểu chuyện lắm, nhưng thái độ xem thường thấy rõ.

– Bé Hạnh cũng đã bị cậu Hai phạt rồi, con nhỏ hối hận lắm, sợ tới mức ngã bệnh luôn. Thôi thì chuyện cũ bỏ qua, dù sao thì người cũng không có gì, cô Ba rộng lượng mà bỏ qua cho con gái tôi một lần, sau này cả hai sẽ là chị em tốt của nhau.

Ba Yến ngồi trên xe lăn, cô ngạo nghễ ngồi thẳng lưng, nhìn mẹ con Hai Hạnh người diễn người múa, trông vui mắt vui tai phải biết. Buồn cười thật, con gái bà ta hại người tàn nhẫn tới mức này mà bà ta bảo là sau này còn có thể làm chị em tốt của nhau. Ăn nói ngang ngược như vậy, bảo sao con gái độc ác không giống ai.

Hướng mắt về phía mẹ con Hai Hạnh, Ba Yến không tỏ rõ vui buồn, cô chỉ nhàn nhạt đáp trả.

– Tôi không dám làm chị em tốt với cô Hạnh, tâm địa cô Hạnh “hiền lương nhân hậu” quá, người nhỏ nhen như tôi không dám chơi chung đâu. Nói nào ngay, bà muốn tôi bỏ qua cho con gái bà cũng được, chuyện này dễ, không có khó. Thôi thì vầy đi, ai sao tôi vậy, cô Hạnh làm gì với tôi, cô Hạnh cứ nhận lại y như vậy là được…

Hai Hạnh nhíu mày nhìn Ba Yến, cô ta như vừa nghĩ ra được chuyện gì đó, liền trầm giọng hỏi lại.

– Ý của cô là thế nào, cô nói rõ ra đi Ba Yến?

Ba Yến nở nụ cười bí hiểm, cô không trả lời, chỉ ra hiệu cho A Ti đem đồ lên.

A Ti gật đầu nhận lệnh, cậu nhóc vội vàng lấy ở trong hộp ra một đôi giày vải, trên lớp đế giày của giày vải có một lớp thủy tinh li ti vỡ vụn… y hệt như đôi giày mà hôm lễ Đạo Trần Ba Yến đã mang…

Thái độ ung dung, nụ cười trong sáng, Ba Yến trầm tĩnh nghiêm túc cất giọng.

– Cô Hạnh đã làm gì với tôi, tôi chỉ đơn giản là làm lại y vậy với cô Hạnh. Cô Hạnh chỉ cần mang giày vào và đứng trong 5 phút, sau 5 phút, tôi coi như bỏ qua cho cô. Quá hời rồi nhé, tôi phải vừa đứng vừa đi hơn nửa giờ đồng hồ, đây cô Hạnh chỉ cần 5 phút thôi… nhất cô rồi!

Ba người Hai Hạnh, bà Hiểu và cả bà Hai đều mở tròn mắt mà nhìn vào đôi giày chằm chằm. Phản ứng nhanh lẹ nhất là bà Hiểu, bà ta cự tuyệt không đồng ý để con gái mang vào đôi giày “đau đớn” kia…

– Không được! Cô Ba đây là ép người quá đáng rồi, cô Ba muốn xin lỗi thì được, chứ cô Ba bắt con gái tôi làm thế này… tôi không đồng ý.

Bà Hai cũng góp lời thêm vào.

– Cô Ba… cô Ba coi như hỷ xả đi, chẳng lẽ ai làm ác với mình thì mình cũng làm ác lại y vậy hay sao hả cô Ba? Thôi, cô Ba nghe lời tôi, tôi sẽ bắt Hai Hạnh xin lỗi và chịu phạt, không để cô Ba thiệt thòi đâu.

Ba Yến không đủ kiên nhẫn để lịch sự với mấy loại người này, cô thừa biết cái thói ép người của bọn họ, vậy nên cái gì cô cũng đã chuẩn bị sẵn từ trước. Từ lúc nghe tin bà Hiểu tới đây, cô đã lường trước được là bà ta sẽ cùng hợp sức với bà Hai mà chèn ép cô. Cũng may là cô đã nhanh trí gọi cho bác Kỳ Hà cầu cứu, bác Hà sẽ để vợ bác ấy tới đây giúp cô, khéo bây giờ bác gái cũng sắp tới rồi cũng nên. Việc bây giờ cô cần làm là phải câu thêm thời gian để chờ bác gái tới, sẵn tiện “chửi lộn” với bà Hiểu này một chút cũng được.

Hướng mắt nhìn về phía bà Hai, Ba Yến nhỏ nhẹ, lựa lời từ chối thật khéo léo.

– Con biết bà Hai là người liêm minh, bà chắc chắn là không để cho con thiệt thòi. Nhưng mà con người con rất ngại nhờ vả người khác, với lại chuyện này con thấy giải quyết cũng đơn giản, không cần bà Hai phải nhọc công nhọc sức đứng ra giải quyết giúp con đâu mà. Chuyện này con đã quyết như vậy, cũng chỉ đơn giản là cô Hạnh đây đi vào đôi giày đó thì được. Con cũng không có ác, cô Hạnh ra tay với con mười phần, con chỉ bắt cô Hạnh trả lại có ba phần mà thôi.

Ba Yến nói như vậy, bà Hai nhất thời không biết phải nói gì, bởi cô nói quá đúng, có sai cái gì đâu…

Thấy bà Hai đột nhiên im lặng, bà Hiểu sợ bà Hai sẽ nghe lời Ba Yến, bà ta vội vàng xối xả bảo vệ con gái.

– Cô Ba đừng nói như vậy, tôi không đồng ý để bé Hạnh đi vào đôi giày đó. Tôi biết con gái tôi sai, nhưng mà con tôi tôi xót, làm sao tôi có thể chịu được khi nhìn thấy con tôi chịu đau đớn. Tại vì cô Ba đâu có mẹ… cô Ba làm sao hiểu được người mẹ bảo vệ con gái mình như thế nào?

Ba Yến có chút kích động khi nghe bà Hiểu nhắc tới mẹ của cô, cô nhìn chằm chằm vào bà Hiểu, nhìn bằng ánh mắt thù địch gắt gao, ánh mắt như muốn g-i-ế-t người. Bà ta nói cô không có mẹ… đúng rồi… cô không có mẹ…

Nở nụ cười lạnh lẽo, thần sắc không có một chút nào là dịu dàng thân thiện như vừa rồi, âm giọng đột nhiên trầm xuống, trầm đến kỳ quái.

– Bà nói đúng, tôi không có mẹ, vậy nên tôi đâu có biết sự hy sinh cao cả của người mẹ là gì. Sẵn dịp bà đã nói như vậy, hay là… bà thay con gái bà mang đôi giày này vào đi. Con dại cái chịu đòn, bà mang vào được thì tôi bỏ qua cho con của bà. Còn nếu bà không mang, vậy thì con gái bà phải mang, đừng có nhiều lời, nghe ngứa tai lắm!

Bà Hiểu chưng hửng khi nghe Ba Yến nói như vậy, bà ta nhìn chằm chằm vào đôi giày, vô thức da gà da vịt nổi dựng lại, loáng thoáng còn thấy ê ẩm cả lòng bàn chân. Trên đế giày là lớp thủy tinh li ti, mà thủy tinh đâm vào chân thì đau “hỗn” lắm, không đùa được đâu!

Ba Yến gài chiêu này, bà Hiểu biết chắc là bà bị đưa vào tròng rồi, nhưng bà không muốn mang đôi giày đó, và bà cũng không muốn con gái bà phải xuống nước chịu tội. Con gái cưng của bà dù sao cũng chỉ hại một đứa con gái không nhà không cửa, việc gì mẹ con bà phải chịu xuống nước mà nhận tội?

Nghĩ như vậy, bà Hiểu như tiếp thêm sự ngông cuồng, bà đứng ra, hiên ngang đáp trả Ba Yến.

– Cô Ba muốn xin lỗi thì tôi đồng ý, còn nếu cô Ba muốn ỷ thế ép người thì tôi không phục. Nhà cô Ba ở xứ Gò này cũng chẳng còn cái gì đâu, chỉ còn cái nhà thờ thôi, cô Ba đừng ép bọn tôi phải đụng chạm đến người đã khuất. Lão Phú nghe nói sống không được tốt nhỉ, hay cô Ba muốn lão sống… tệ hơn? Bữa nay cô Ba mà ép buộc mẹ con tôi tới cùng, vậy thì cô Ba đừng trách sao… ác giả ác báo?

Ba Yến nghe mà sôi cả máu, cái mỏ này của bà Hiểu chỉ có nước tới vả vào vài cái thì bà ta mới bớt hỗn lại được. Hết nói tới mẹ cô thì chuyển sang đem cha cô ra uy hiếp… mẹ nó… muốn c-h-ế-t đây mà!

Chỉ là trong lúc Ba Yến sửa soạn để “chiến” với bà Hiểu một trận sống chết thì ở phía cửa, một giọng nói hùng hồn của phụ nữ vang lên. Mà người vừa bước vào này cũng không phải là ai xa lạ, bà ấy chính là bà Phấn, vợ của ông Kỳ Hà, người được mệnh danh là “nữ hoàng mồm miệng” của xứ Gò… chửi lộn chưa bao giờ biết thua ai… bách chiến bách thắng!

– Ác giả ác báo là mẹ con bà mới đúng! Bữa nay tôi mà không tới thăm cháu gái tôi thì chắc là tôi đâu có biết bà Hiểu đây cạy quyền ức hiếp cháu gái tôi tới như vậy. Trời đất! Kiểu này tôi phải gọi lão Hà nhà tôi tới để phân xử mới được, chứ để như vậy thì tội nghiệp Thanh Yến… bị mẹ con bà nhai tươi nuốt sống lúc nào không biết luôn.

Bà Phấn vừa nói vừa đi vào trong, bà đi tới trước mặt Ba Yến nháy mắt cười một cái thay cho lời chào hỏi. Ấn tượng lần thứ hai của bà về Thanh Yến là quá xinh đẹp, lúc không son phấn trang phục vẫn đẹp tới nao nức lòng. Trong tức thì bà đã có quyết định mới, người xinh đẹp trong sáng hiểu chuyện như Thanh Yến đây thì không nên bước xuống bùn, phần chửi nhau với mẹ con bà Hiểu thì cứ để bà lo, bà tự tin tràn trề.

Bà Hai nhìn thấy bà Phấn đột nhiên xuất hiện, lòng bà lộp bộp vài tiếng, cũng thầm nhận định phen này mẹ con Hai Hạnh thua chắc rồi. Bởi không cần nói tới cái tính “hung dữ” của bà Phấn, chỉ cần nói tới thân phận là vợ của Kỳ Hà thì cũng đủ ăn đứt cả mẹ con bà Hiểu. Lão Kỳ Hà nổi tiếng sợ vợ, ai mà đụng đến vợ lão, lão đấm cho rơi hết cả răng, ở xứ Gò này bị đấm cũng mấy người rồi, có ai mà không sợ đâu chứ!

– Ôi chị Phấn! Chị tới sao không báo, để tôi kêu người mời trà mời nước… lâu dữ lắm mới thấy chị ghé chơi… mời ngồi mời ngồi!

Thái độ niềm nở của bà Hai khiến cho bà Phấn được nước lấn tới, trước ánh nhìn lo lắng của bà Hiểu, bà Phấn chỉ thẳng mặt bà Hiểu mà tuyên bố.

– Đợi mẹ con bọn họ, một trong hai người chịu mang vào đôi giày này rồi tôi mới ngồi. Bữa nay mà mẹ con bà Hiểu không trả lại công bằng cho cháu của tôi thì đừng trách sao tôi lôi chuyện xấu này ra bố cáo khắp làng trên xóm dưới. Tôi mà không quậy cho tanh bành ra thì tôi đi bằng đầu. Ỷ quyền ức hiếp con bé Yến à, còn hâm he muốn chơi xấu chú Phú nhà tôi… bà gan quá bà Hiểu ha? Nhà bà khó khăn lắm mới trèo được tới đây, cũng từng nhờ vả ông nhà tôi… bây giờ lại muốn leo lên đầu lên cổ tôi ngồi rồi đấy à?

Ba Yến ngồi trên xe lăn, cô kích động tới mức muốn vỗ vào đùi đen đét vài cái. Quá xá đã rồi bác gái ơi, quậy nữa đi, quậy đục nước cho con!

Bà Hiểu tức giận thì ít nhưng sợ hãi thì nhiều, bà sợ là sợ bà Phấn sẽ đem chuyện này của Hai Hạnh rêu rao khắp xứ Gò thì hỏng hết thanh danh nhà bà. Tới lúc đó đừng nói là Hai Hạnh, đến cả vợ chồng bà cũng bị vạ lây theo. Tức thật, ở đâu tự dưng xuất hiện con mụ Phấn này đè ép bà, bây giờ muốn êm chuyện thì chỉ có thể nghe theo lời mụ ta mà thôi…

Nghĩ nghĩ, bà Hiểu liền cắn môi bước lên trước một bước, bà đã quyết định rồi, bà sẽ mang vào đôi giày vải này, bà sẽ nhận phạt thay con gái…

Chỉ là có người đã hành động nhanh hơn bà Hiểu, cô ta vội vàng bước đến chỗ để đôi giày vải, sau đó đặt đôi giày xuống đất, tự thân xỏ chân mình vào đôi giày đầy vụn thủy tinh nhọn. Gương mặt xinh đẹp thiếu sức sống bắt đầu nhăn nhó lên, răng cắn chặt vào môi, mắt đỏ au, nước mắt bắt đầu chảy dài xuống vì đau đớn…

Hai Hạnh là sợ mẹ mình sẽ mang vào đôi giày đau đớn kia, vậy nên cô ta đã mang vào trước, anh dũng hiên ngang hy sinh vì chữ hiếu…

Ôi ôi! Nhìn kìa… nhìn một mẹ một con ôm nhau khóc lóc mà thấy thương ghê chưa?

Nhưng cái này gọi là gì nhỉ? Gọi là ác giả ác báo, là tự làm tự chịu, là nghiệp quật toàn thân, là xứng đáng cho sự ác độc mà cô ta đã gây ra cho cô… Đùa, bớt khóc lại đi chứ, diễn cũng sâu quá, trông lố bịch chướng mắt thật!
Nước mắt ngắn nước mắt dài, Hai Hạnh khóc đến trời long đất lở, bà Hiểu phải ôm con gái dỗ dành. Vừa dỗ dành vừa luôn miệng thúc giục thầy thuốc nhanh tay thăm khám rồi thoa thuốc cho con gái bà ta.

– Ác ôn! Cái chiêu này mà cũng nghĩ ra được… con Ba Yến đó ác quá!

Bà Hiểu mắng người thì giỏi, thế nhưng bà ta quên mất cái trò “giày thủy tinh” này là của ai bày ra. Nói ác thì Ba Yến đâu có ác, cô chỉ là ăn miếng trả miếng, người ác thực thụ là Hai Hạnh mới đúng, lòng dạ thâm hiểm âm ngoan vô cùng!

Thầy thuốc khám xong, thầy kê thuốc thoa và thuốc uống cho Hai Hạnh. Lúc thầy thuốc chuẩn bị rời đi, Hai Hạnh đột nhiên yếu ớt hỏi.

– Sao thầy Lệ không tới mà chú tới? Chú là học trò của thầy Lệ hay sao?

Thầy thuốc vừa khám cho Hai Hạnh là học trò của thầy Lệ, vì thầy Lệ không muốn tới cho nên mới bảo người này đến thay. Bây giờ nghe Hai Hạnh hỏi, người này không thể có sao nói vậy, liền nói đỡ cho thầy của mình.

– Thầy tôi bận đi khám cho bệnh nhân ở xa không về kịp, lúc bà Hai cho người tới thì chỉ có mình tôi ở hiệu thuốc, tôi vừa nghe tin là tức tốc chạy tới đây liền.

Hai Hạnh nghe xong cũng không hỏi thêm gì, cô ta chỉ gật đầu, sau đó để cho thầy thuốc này rời đi.

Đợi thầy thuốc đi ra ngoài, bà Hiểu vừa xuýt xoa chân con gái, bà vừa tò mò hỏi.

– Cái con quỷ Ba Yến này… ác ôn thiệt chứ! Gặp thêm mụ Phấn nữa, một giuộc ác độc như nhau! À mà vừa rồi con hỏi thầy thuốc đó chi vậy? Chú kia hình như là học trò của thầy Lệ thì phải?

Môi Hai Hạnh trắng nhợt, quầng mắt thâm đen, không một chút sức sống. Cô ta khẽ gật đầu, giọng nói nhỏ xíu tựa như muốn đứt hơi.

– Thầy Lệ không phải là bận đâu, mà ông ta là không muốn tới khám cho con. Hiệu thuốc chỗ thầy Lệ còn mấy người giỏi nữa, nhưng lại để cho một người học trò đến khám. Mẹ thấy bất công không? Mẹ về nói lại với cha… con làm như vậy cũng vì mọi người thôi, cha đừng có trách con lòng dạ thâm độc, đi ngược lại với lối sống cao thượng của dòng họ. Bởi thiên hạ này từ lâu đã chẳng còn muốn coi nhà mình ra gì rồi!

Bà Hiểu nghe con gái nói mà thấy xót xa trong lòng, bà cũng biết là con gái đã phải chịu khổ, chịu oan ức rất nhiều. Nhưng biết làm sao được, nhà chồng bà luôn tự đề cao mình là dòng dõi “thư hương thế gia”, sống theo lối sống cao ngạo thanh cao của bậc nho sĩ. Trong khi đó thiên hạ hiện giờ đã đổi khác, người ta trọng tiền tài quyền lực, ai còn trọng một dòng dõi chỉ có tiếng chứ không có miếng?

Họa hoằn lắm bà mới chịu đưa con gái cưng của bà tới đây để “ở dâu” cho nhà họ Trần. Cốt lõi là mong con gái của bà có thể lọt vào mắt xanh của bà Hai và cậu Hai mà trở thành Mợ Hai trong tương lai. Có như vậy, dòng dõi bên nhà chồng bà mới có thể đi lên, mới còn cơ hội để tiếp tục trụ vững…

Bà Hiểu nước mắt lưng tròng, bà thút thít tâm sự nhỏ to với con gái.

– Mẹ biết, mẹ sẽ về nói lại với cha của con… mà cha của con… không biết là ông ấy có chịu hiểu cho nỗi khổ của con hay không. Cả ông ấy và dòng họ ông ấy đều luôn nghĩ là nhà họ Trần rất coi trọng bọn họ, coi trọng con. Nếu lần này con bị đưa về thật… mẹ thật sự không biết là cha con có thể chịu đựng được hay không nữa…

Hai Hạnh cũng khổ tâm trong lòng, cô ta nói trong uất nghẹn.

– Chẳng ai coi trọng mình đâu, gia cảnh nhà mình thế nào, ai mà không nhìn thấy. Bà Hai cũng không thương con như mẹ thấy đâu, chẳng qua là bà ấy cần một đứa con dâu biết nghe lời, biết đứng về phía bà ấy trong mọi hoàn cảnh nên con mới được chọn. Hiện tại bây giờ Ba Yến lấn lướt con, cậu Hai có ý muốn cưới ả ta, ả ta còn được vợ chồng Kỳ Hà chống lưng… Nếu con mà không ra tay mạnh như vụ giày vải thì không biết là con còn có thể trụ được bao lâu ở đây nữa. Con đã cố tính toán mọi thứ đâu vào đấy cả rồi, cuối cùng vẫn thất bại… Nếu cha mà còn trách con… con đi c-h-ế-t luôn cho cha vừa lòng!

Bà Hiểu sợ hãi ôm chặt lấy con gái mà dỗ dành, hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc như nhà có tang, khóc đến thê lương thắt ruột…

Hai Hạnh vừa khóc, vừa phẫn uất nỉ non.

– Con rõ ràng là người tới trước, nếu con thua dưới tay Út Nhung… con sẽ không tức. Còn đằng này, ở đâu một Ba Yến chạy tới tranh giành với con, còn lấn lướt mọi hào quang của con, chiếm luôn tình yêu thương của cậu Hai, mà vốn dĩ tình yêu thương đó phải thuộc về con mới đúng. Con ghét ả, con hận ả… nếu con không ngồi lên được cái ghế Mợ Hai này thì ả cũng đừng hòng… đừng hòng!

Hai Hạnh là người có tâm cơ rất nặng, cô ta mang theo sự hy vọng về một cuộc sống vinh sủng đầy ắp mà tới nhà họ Trần này. Nếu so giữa cô ta và Út Nhung thì phần thắng nằm chắc trong lòng bàn tay cô ta, cô ta cho rằng trước sau gì thì cô ta cũng sẽ trở thành Mợ Hai mà thôi. Vậy cho nên khi xuất hiện một Ba Yến quá mức vượt trội, cô ta liền cảm thấy là do chính Ba Yến đã cướp mất đi hào quang của cô ta…

Nói trắng ra thì dù cho Ba Yến có đột nhiên xuất hiện thật… nhưng Ba Yến cũng không cướp đi cái gì của Hai Hạnh. Bởi rõ ràng Hai Hạnh chỉ là đang “ở dâu”, chưa có một thân phận gì chính thức. Bà Hai chỉ là thích cô ta rồi muốn nâng đỡ cô ta, chứ bà ấy cũng chưa dám hứa hẹn gì, vẫn chờ sự quyết định ở phía cậu Hai. Hai Hạnh cũng biết rõ chuyện này nhưng khi xung đột xảy ra, lợi ích của bản thân bị uy hiếp, cô ta liền bắt đầu đổ lỗi cho người khác, mà chưa từng chịu suy nghĩ nguyên nhân vì sao bản thân mình lại trở nên thua kém. Vậy nên mới nói, ác tâm của Hai Hạnh là do Hai Hạnh muốn như vậy, không phải do hoàn cảnh, cũng chẳng phải do Ba Yến đã ép cô ta đến mức khiến cô ta phải trở nên độc ác…

Người ác cũng giống như người say vậy, họ sẽ chẳng bao giờ chịu nhận là mình ác. Hoặc nếu có nhận thì họ cũng sẽ đổ lỗi do hoàn cảnh, do môi trường sống khiến họ phải ác. Bản chất con người không ác, có ác là do họ lựa chọn, một sự lựa chọn thiếu đạo đức làm người!

*
Thế Phong làm việc ở công xưởng nhưng tâm hồn lại đang lơ lửng trên người A Đông, mãi tới khi A Đông nghe ngóng được tin tức rồi chạy tới báo cho anh biết, lúc đó tâm hồn anh mới chui vào lại trong cơ thể, không bám theo A Đông nữa…

Nụ cười hãnh diện nở trên môi, Thế Phong vui vẻ hỏi lại A Đông.

– Chú nói… Thanh Yến bắt mẹ con Hai Hạnh phải mang vào đôi giày thủy tinh? Hai Hạnh đã mang?

A Đông còn hí hửng hơn gấp bội, anh ấy khoái chí mà gật đầu.

– Dạ! Cô Hạnh đó mang vào mà, vừa nãy bà Hai còn cho người mời thầy Lệ tới khám cho cô Hạnh mà thầy Lệ không có tới. Tôi nghe nói, ở nhà mình bây giờ náo nhiệt lắm, người làm rần rần về vụ này sáng giờ, ai cũng hâm mộ cô Ba hết đó cậu.

Thế Phong cười từ trong bụng cười ra, anh vui vẻ đến mặt mày xán lạn, cười đến khoé mắt cũng cười. Cô nhóc nhà anh cũng cứng tay thiệt, đúng là ăn miếng trả miếng, anh cực kỳ tự hào về cô!

A Đông đứng nhìn cậu Hai đang cười tủm tỉm hãnh diện ngồi ở trên ghế, thoáng chốc anh có cảm giác cậu Hai nhà anh giống một người cha đang tự hào về con gái của mình quá!

Thiệt chứ, cô Ba thì lúng liếng hoạt bát, cậu Hai thì cứ như khúc cây khô. Nếu cậu Hai mà không giàu, mặt mũi cậu mà không đẹp… vậy thì có ma nó mới thèm lấy cậu làm chồng!

*
Trần Thiên vừa về đến xứ Gò, việc anh làm đầu tiên không phải là đến nhà họ Trần thăm Thanh Yến, mà anh lại trực tiếp cho xe chạy tới công xưởng nhà họ Trần, anh muốn gặp Thế Phong!

Hiếm hoi lắm mới có được một dịp hai chú cháu ngồi xuống nói chuyện riêng với nhau. Chỉ là cuộc trò chuyện không lâu, không khí trò chuyện lại còn căng thẳng đến mức hai người họ có thể xông vào hỗn chiến bất cứ lúc nào…

Thế Phong toàn thân toát lên sự lạnh lẽo, anh nhếch nhẹ khoé môi, lời nói lạnh giá âm ngoan.

– Chú Ba… chú hù dọa tôi sao?

Trần Thiên nhìn cháu trai bằng ánh mắt hờ hững, anh ta đùa bỡn trả lời.

– Làm lớn ai lại đi hù dọa cháu của mình. Chú chỉ muốn nói cho cháu biết sự thật, bởi chú sợ là cháu sẽ đau lòng… chú thương cháu vậy thôi chứ… cháu muốn gì nữa?

Thế Phong gom lửa giận vào trong lòng, nụ cười của anh càng lúc càng kỳ quái, ánh mắt âm u cực điểm.

– Nói đi! Chú có mối quan hệ thế nào với Thanh Yến? Làm sao chú biết về chuyện của Nhã Ngọc?

Trần Thiên cười cười, anh ấy không sợ lãnh khí của Thế Phong, đã từng có thời gian đi theo học đạo với một Cổ sư cao tay, vậy nên chút lãnh khí dọa người này của Thế Phong đối với anh ấy thật sự là rất bình thường.

Ngồi thẳng lưng, Trần Thiên cười đến rạng rỡ, thái độ của anh ấy cực kỳ tự tin, ánh mắt toát lên vẻ hạnh phúc bừng bừng.

– Chú với Tiểu Yến à? Là thanh mai trúc mã, là một cặp trời sinh đó Phong. Ây cha, chú chỉ là để thím của cháu dạo chơi một vòng cho thoay thỏa thôi, nào có nghĩ là cháu lại muốn cưới thím Ba của mình về làm vợ…

Dừng chút, nụ cười rạng rỡ trên môi Trần Thiên biến mất, thay vào đó là biểu cảm ghét bỏ có thừa, anh gằng giọng cảnh cáo Thế Phong.

– Tiểu Yến là vì muốn điều tra cái c-h-ế-t của Nhã Ngọc mà tới, cậu tốt nhất dừng ảo tưởng lại đi. Còn cậu cũng đừng hỏi lý do vì sao tôi biết, bởi tôi đã nói rõ với cậu… Tiểu Yến và tôi là người yêu… cũ của nhau. Mặc dù cũ nhưng rất nhanh sẽ trở thành mới, bởi tôi biết thừa, Tiểu Yến chỉ đang giận dỗi tôi thôi. Về phần cậu, tốt nhất nên để Tiểu Yến rời đi nếu cậu muốn một tương lai yên ổn để kế thừa gia sản. Tiểu Yến cực kỳ để tâm đến chuyện của Nhã Ngọc, mà tôi biết thừa… Nhã Ngọc c-h-ế-t là có liên quan đến cậu. Thế Phong, đừng tự đa tình… đừng để đến một ngày nào đó… Tiểu Yến phải hận cậu đến tận xương tận tuỷ… hận đến mức muốn g-i-ế-t c-h-ế-t cậu. Nhắc nhở cậu nhiêu đó chắc cậu hiểu rồi đúng không, cậu g-i-ế-t chị của người ta… cậu còn mong người ta sẽ bỏ qua cho cậu? Đây là chuyện cổ tích à? Nực cười!

Tay siết chặt thành nắm đấm, Thế Phong cố ngăn cho bản thân mình không thất thố, mà anh cũng không muốn để Trần Thiên biết là anh đang… đang vô cùng hoảng loạn ở trong lòng…

Thanh Yến… cô sẽ hận anh sao? Nếu cô biết anh gây ra cái c-h-ế-t cho Nhã Ngọc thì cô sẽ… g-i-ế-t anh sao? Sẽ thật như thế sao?!
Trước khi tới xứ Gò để thăm cháu gái, thầy Đại sẵn dịp ghé thăm một người bạn đồng môn đã lâu không gặp. Người này là đệ tử của sư phụ nhỏ, còn thầy Đại là đệ tử của sư phụ lớn, từ nhỏ tình cảm đồng môn đã thân thiết, sau này lớn lên mỗi người một định hướng riêng, chỉ thi thoảng mới có dịp gặp lại.

Nhà to, sân vườn cũng to, thầy Đại nhìn quanh một vòng, chỉ cảm thán nhà to thế này thì khi quét dọn sẽ rất vất vả, ngược lại cũng không có chút mưu cầu gì khác…

– A Ngao, cậu xây nhà to thế này… lúc quét dọn chắc mệt lắm nhỉ?

Nghe thầy Đại hỏi, Ngao sư phụ liền cười trả lời.

– Có người quét dọn cả, tôi bận như vậy, đâu có thời gian mà quét dọn.

Thầy Đại gật gù, công nhận người có tiền có khác, không cần phải làm việc nhà. Để thầy nghĩ xem, hay là thầy cũng nhận thêm vài mối làm ăn mà có tiền thuê người giúp việc cho nhàn nhã tấm thân của thầy nhỉ?

Thấy thầy Đại trầm ngâm, Ngao sư phụ không biết thầy đang nghĩ gì, ông lúc này cất giọng hàn huyên.

– Lần này ghé thăm cậu ở lại chơi lâu một chút, không bận việc gì thì ở lại tôi đưa cậu đến thăm các vị sư huynh sư đệ. Bọn họ đều mong muốn gặp mặt cậu, cậu cứ trốn mãi ở trong núi, ẩn thân giống hệt như Tôn sư phụ vậy.

Biểu cảm nhàn nhã, ngữ điệu không mặn không nhạt, luôn là cốt cách không nhiễm khói trần, thầy Đại khẽ đáp.

– Lần này là đặc biệt tới thăm cậu một chút, không có ý định thăm nhiều người. Với lại tôi cũng bận, còn phải đi gặp cháu gái, không có thời gian hàn huyên tâm sự với chúng bạn, để lần khác đi.

Ngao đại sư thừa biết cái tính tình nhạt nhòa không có gì là quan trọng này của bạn thân mình, vậy nên ông cũng không dám ép. Thầy Đại chịu tới thăm ông là tốt lắm rồi, chứ còn ông muốn đi tìm thăm thầy Đại thì cũng không biết tìm ở đâu. Người này hành tẩu giang hồ đi mây về gió, không vợ không con không nhà không cửa, còn gặp được lần nào là mừng lần đó, ông quả thật không dám đòi hỏi quá nhiều.

Rót cho bạn tách trà mới, mùi thơm thanh ngọt của trà bay thoang thoảng, tạo ra một cảm giác rất thư thái dễ chịu.

– Cậu nói lần khác thì phải giữ lấy lời, một lần cậu đến thăm tôi ít nhiều gì cũng phải hơn 10 năm, tôi sợ là tôi chờ không được lần khác của cậu.

Thầy Đại cười khẽ, nụ cười rất đẹp, hàm răng trắng sáng.

– Yên tâm, cháu gái tôi sắp lấy chồng rồi, đợi tới lúc đó, tôi sẽ mời hết đám sư huynh sư đệ. Mà cậu nhớ bảo bọn họ đi phong bì dày dày một chút. Phong bì dày, tôi tiếp các cậu ba ngày ba đêm, không say không cho về.

– Vậy được. Tôi sẽ đi thông báo cho đám bọn họ biết. Năm nay nhận thêm nhiều vụ làm ăn để còn có tiền mừng cưới cháu gái. À, là cái con bé mà trước kia cậu nói với tôi, đứa con của quỷ đấy à? Sắp lấy chồng rồi sao? Vẫn còn sống?

– Tạm thời là vẫn còn sống.

Ngao sư phụ cũng có chút ngạc nhiên, ông lại hỏi.

– Mà là ai cưới con bé? Cậu ta có biết mệnh kiếp của con bé không?

– Chưa biết. Nhưng cậu trai này cũng có mệnh kiếp đặc biệt, chúng nó hợp nhau.

Ngao sư phụ gật gù đã hiểu, về chuyện đứa cháu gái này của lão Đại, ông cũng biết được chút ít. Trước kia ông cũng có ý định ngăn cản người bạn của mình đừng nên nhận nuôi đứa bé kia. Nhưng khi nghĩ lại, âu cũng là duyên số nên nhà kia mới gặp được lão Đại, bởi lão Đại đến ông gặp còn khó, nói gì là người xa lạ…

Nhắc đến cháu gái của lão Đại, Ngao sư phụ lại chợt nhớ đến cậu chủ của nhà họ Trần. Nghĩ nghĩ một chút, Ngao sư phụ quyết định nhờ vả thử bạn mình một lần.

– À lão Đại này, tôi có một trường hợp này cũng đặc biệt lắm, người này cũng có mệnh kiếp khác thường. Nếu cậu có thời gian thì ghé xem tình tình của cậu ấy giúp tôi được không, có gì cậu báo lại với tôi. Tôi cũng định là đến đó một chuyến nhưng tình hình ở tổng môn cậu cũng biết rồi đó, hiện tại tôi không thể đi đâu được.

Thầy Đại nhướng mày, nhàn nhạt hỏi.

– Nhà ở đâu?

Ngao sư phụ có chút dè chừng trả lời thầy Đại.

– Ừ thì cũng… hơi xa một chút. Đi xe cũng phải hơn 4,5 giờ đồng hồ… nhưng cậu yên tâm… tôi thuê xe riêng cho cậu đi… không để cậu ngồi xe khách mệt mỏi…

– Quan trọng là ở đâu mới được? Nếu tiện đường thì tôi ghé một chút, không tiện đường thì tôi chịu, không rảnh.

Cái tính khí này quả thật chỉ có lão Đại mới có, người gặp ông đều là cung kính xem trọng, duy nhất chỉ có “khứa” này là nói chuyện hời hợt với ông như vậy. Nhưng mà ông cũng quen rồi, làm bạn bè nhiều năm, chẳng lẽ ông lại không hiểu được tính tình của bạn thân mình sao!

– Ở xứ Gò, một thị trấn của tỉnh A, cách đây khoảng chừng 4,5 giờ đồng hồ đi xe. Cậu trai này là cậu chủ của một nhà giàu có, họ Trần, là hào môn của nông thôn, gia cảnh cũng thuộc hàng bề thế lắm, rất có cơ cấu. Cậu tới xứ Gò, hỏi người dân cậu Hai nhà họ Trần ở đâu, người ta sẽ tận tình đưa cậu tới nơi. Trường hợp của cậu Hai này tôi theo dõi đã lâu, cũng rất muốn giúp cậu ấy nhưng thật tình là tôi quá bận, mà nhà cậu ấy lại xa, muốn thường xuyên đến gặp cũng khó. Nếu cậu có thời gian thì đến xem một chút, đổi lại sau này cháu gái cậu lấy chồng, tôi mừng phong bì bằng một tháng lương của tôi ở tổng môn… cậu thấy sao?

Thầy Đại nhướng khẽ chân mày, trong lòng có chút ngạc nhiên, không nghĩ là lại có sự trùng hợp lớn như vậy. Xem ra cậu Hai này cũng có mối quan hệ đặc biệt với lão Ngao, vậy nên ông ấy mới chịu lấy tiền bạc ra để trao đổi với thầy. Phàm là con người thì lúc nào cũng có một giới hạn nhất định, mà giới hạn của lão Ngao chính là tiền tệ. Để cho ông ấy chịu lấy giới hạn của mình ra quy đổi, xem ra là cậu Hai rất có trọng lượng trong lòng lão Ngao.

Được thôi, một công đôi ba việc, sẵn tiện kiếm chút của hồi môn cho cháu gái… kèo này thầy chốt được!

Nụ cười bàng bạc trên môi, thầy Đại nhìn thẳng vào mắt Ngao sư phụ, ra giá trực tiếp không khoan nhượng.

– Cậu mừng cưới 3 tháng lương, tôi nhận đi xem giúp cậu.

Ngao sư phụ hốt hoảng, ông liền chống cự.

– Cái gì 3 tháng lương? Cậu chỉ ghé xem một chút thôi mà, 3 tháng lương là muốn cắt cổ tôi hả?

Thầy Đại nhún vai, giọng thầy chậm rãi nhưng rất hùng hồn.

– Ghé xem? Cậu chắc là tôi chỉ ghé xem thôi à? Tôi là bạn của cậu, tính tình cậu thế nào chẳng lẽ tôi không rõ. Đừng day dưa, hoặc là 3 tháng lương mừng cưới, hoặc là sống chết mặc bay… tôi cho cậu chọn.

Ngao sư phụ cảm thấy đau đớn trong lòng, 3 tháng lương ngót nghét cũng gần một trăm củ khoai của ông. Mà để có được mức lương một tháng mấy chục củ thì ông đã dành cả thanh xuân để cống hiến cho tổng môn mới có được thành quả như vậy. Mới được thăng chức, mới được tăng lương có bao lâu đâu… bây giờ lại bắt ông ói ra một khoản to đùng… đau đớn c-h-ế-t đi được…

Mà nghĩ lại, một khi đã nhận 3 tháng lương của ông thì lão Đại chắc chắn phải làm được việc. Hiện tại cháu gái lão ta chưa cưới, lão mà không làm ra trò thì ông có thể quỵt bất cứ lúc nào. Với lại, nếu lão Đại giải quyết được vụ này của cậu Hai họ Trần, cậu Hai chắc chắn sẽ gửi phí dịch vụ lại cho ông. Mà cậu Hai giàu như thế, làm sao có thể gửi phí bèo được, từ trước tới giờ cậu ấy toàn gửi phí dịch vụ rất cao. Được được, suy cho cùng thì ông vẫn không có lỗ, vụ này chốt như thế vẫn được.

Khí thế hiên ngang, Ngao sư phụ hào sảng gật đầu đồng ý.

– Được. Tôi rất xem trọng vụ này, tiền nong không thành vấn đề, 3 tháng thì 3 tháng. Có cần tôi nói sơ tình hình với cậu không, lát nữa tôi sẽ gọi cho cậu ấy để thông báo là cậu sẽ tới.

Nụ cười hài lòng nở trên môi, thầy Đại không nói gì, chị cảm thấy lừa được tiền của Ngao sư phụ thật là tốt. Lão Ngao này cái gì cũng được, chỉ có tiền bạc là xem trọng như bánh xe bò. Lão ta chắc chắn là đang tính toán sẽ lấy tiền của cháu rể thầy để mừng cưới cháu gái thầy đây mà. Đúng là một con gà mờ, thầy phải để lão vừa cười vừa mếu mà nôn tiền ra mới được… mới nghĩ tới thôi mà đã thấy vui vẻ gì đâu!

*
Từ ngày đến giúp sức cho Ba Yến trừng trị mẹ con Hai Hạnh, bà Phấn thân với Ba Yến ra mặt, chuyện thân thiết của hai người họ cả xứ này ai cũng biết, vậy nên cũng có rất nhiều người bắt đầu làm thân qua lại với Ba Yến, quà cáp lia chia.

Bữa nay Ba Yến được bà Phấn mời đến ăn tiệc, lúc cô tới đã là 3 giờ chiều, mặc dù đã nói là phải ngồi xe lăn chưa đi lại được nhưng bà Phấn lại quá mức nhiệt tình cho người đến đón, Ba Yến không thể không đi. Bà Phấn chu đáo đến mức chọn loại bàn tiệc phù hợp cho người đang ngồi xe lăn, Ba Yến cảm động đến mức xuýt xoa ở trong lòng.

Sau khi dùng tiệc xong, Ba Yến vì hơi mệt nên cô ra một góc ngồi chơi hóng mát, lúc này cũng có một người phụ nữ đến ngồi chung. Ba Yến cũng không rõ người phụ nữ này là ai nhưng hai người lại có vẻ nói chuyện rất hợp.

– Cô Ba… tụi nhỏ nhà tôi hâm mộ cô Ba lắm… bữa nay mà tụi nó biết tôi sẽ được gặp cô Ba ở đây, tụi nó kiểu gì cũng đòi theo cho bằng được cho coi.

Ba Yến nghe mà nở đỏ hết mũi, cô ngại ngùng đáp lời.

– Ngại quá, con có gì đâu mà mấy đứa nhỏ lại hâm mộ con…

Người phụ nữ tên Lan cười hề hề, bà ấy nhất quyết khen ngợi đến cùng.

– Tụi nhỏ hâm mộ cô Ba là chuyện bình thường, tới tôi còn thấy hâm mộ cô Ba nữa mà. Nói nào ngay, trước kia tôi cũng từng có thời gian ở nhà họ Trần đó cô Ba, lúc đó cậu Hai còn trẻ lắm. Bây giờ cũng vẫn trẻ nhưng hồi đó trẻ hơn nhiều…

Dừng chút, bà Lan lại tiếp tục hàn huyên kể về chuyện cũ.

– Năm đó tôi tới nhà họ Trần là dạy nhà bếp làm các món bánh truyền thống, bởi tôi nổi danh là làm bánh ngon nhất cái xứ Gò này mà. Cậu Hai tôi ít tiếp xúc lắm, tại tôi thấy sợ cậu ấy sao sao đó cô Ba… cô Ba trông vậy mà sống chung nhà với cậu Hai được… hay dữ ha?

Ba Yến cười tươi đáp lại.

– Dạ đâu có gì đâu ạ, con thấy cậu Hai cũng bình thường… không đáng sợ đâu dì.

Bà Lan gật gù, bà đột nhiên nói.

– Chà, cái câu này nghe quen ha? Tôi nhớ trước kia cũng có một người nói với tôi như vậy… À nhớ rồi… là cô Ngọc… Mà tiếc là cô Ngọc bây giờ đâu còn sống…

Giống như là nhỡ lời, bà Lan im bặt không nói nữa, ánh mắt bà nhìn Ba Yến cực kỳ ái ngại…

Mà Ba Yến là ai chứ, mắt cô sáng, tai lại thính, cô nghe rõ được bà Lan vừa nhắc đến Nhã Ngọc, lại còn biết là chị ấy đã chết. Hiếm lắm mới có được một người nhớ đến Nhã Ngọc, cô phải hỏi, phải hỏi cho ra chuyện mới được.

– Dì… dì cũng biết cô Ngọc hả dì? Dì biết cô Ngọc vì sao chết không ạ?

Nghe thấy Ba Yến hỏi như vậy, bà Lan thoáng chốc tò mò kèm theo sợ sệt, bà dè chừng hỏi ngược lại cô.

– Sao cô Ba cũng biết cô Ngọc? Bộ cô Ba… quen cô Ngọc hả?

Ba Yến lắc đầu, cô tìm một cái cớ thật hoàn hảo để qua mắt bà Lan.

– Dạ không có quen ạ, mà tại thi thoảng con thường hay nghe người làm trong nhà bí mật nhắc tới cô gái tên Nhã Ngọc. Con tò mò lắm nhưng đâu biết hỏi ai, mà con… con còn từng nhìn thấy vong hồn của cô Ngọc gì đó mấy lần… con hiếu kỳ muốn biết chuyện của cô ấy lắm. Nghe nói… cô ấy c-h-ế-t là có liên quan tới cậu Hai… phải vậy không dì? Dì, dì biết gì dì kể con nghe với, con hứa sẽ không nói với ai… thề là sống để bụng, chết mang theo!

Nhìn thấy thái độ quyết tuyệt của Ba Yến, bà Lan có chút phân vân do dự trong lòng. Nhưng khi nghĩ đến sự ái mộ của đám nhỏ nhà bà dành cho cô gái này, cộng thêm sự tử tế của cậu Hai mà bà từng biết, bà nghĩ là bà có nói ra thì cũng không vấn đề gì. Thú thật chuyện này bà đã giấu rất nhiều năm, bà chỉ nói cho một mình chồng bà biết, ngoài ra vẫn chưa dám nói với ai…

– Chà, chuyện này… tôi nói cho cô Ba biết thì cũng được, bởi cũng không có ảnh hưởng gì tới tôi. Cũng nể tình đám nhỏ nhà tôi thích cô Ba như vậy, nhưng cô Ba hứa với tôi là không được nói là tôi nói, cô Ba thấy được không?

– Dạ được, được, con biết mà, con chỉ là tò mò muốn biết chuyện của cô Ngọc thôi, chứ con không có ý gì đâu, cũng sẽ không nói với ai là dì nói cho con biết đâu ạ.

Bà Lan gật đầu, bà kéo ghế ngồi sát bên cạnh Ba Yến, bắt đầu kể lại những chuyện mà bà đã biết về Nhã Ngọc và cậu Hai. Bà kể về sự tử tế của cậu Hai, kể về sự hiền lành của Nhã Ngọc, kể cả về sự mất tích kỳ lạ của Nhã Ngọc theo như lời kể của người nhà họ Trần…

Bà Lan cũng biết là Nhã Ngọc đã chết chứ không phải là đi nơi khác sinh sống, mà bà còn biết là Nhã Ngọc c-h-ế-t trong phòng ngủ của cậu Hai!

Bà còn nói, mặc dù phát hiện ra Nhã Ngọc c-h-ế-t trong phòng cậu Hai nhưng bà không tin là cậu Hai gây ra cái c-h-ế-t cho Nhã Ngọc. Bởi trong cái đêm đó, do bà bị đau bụng cần đi tới phòng thuốc lấy thuốc nên bà mới vô tình phát hiện ra là dường như có người đã lén vào phòng ngủ của Nhã Ngọc. Nhưng vì lúc đó đau bụng, bà cũng không để ý tới nhiều, chỉ nghĩ đơn giản là người làm hoặc là ai đó cần tìm Nhã Ngọc. Sau khi sự việc của Nhã Ngọc xảy ra, bà mới lờ mờ nhớ lại tình tiết của đêm hôm đó, chuyện này khiến bà sợ hãi suốt một thời gian dài. Mà bà cũng không rõ người có bóng lưng cao cao đã vào phòng của Nhã Ngọc là ai…

Chuyện của Nhã Ngọc bà chỉ nói cho một mình chồng bà biết, Ba Yến là người thứ hai, mà chồng bà cũng giấu nhẹm chuyện này không dám kể với bất kỳ ai. Năm đó bà biết rõ là nhà họ Trần cố tình giấu giếm về cái chết bất thường của Nhã Ngọc. Nhưng bà không có bằng chứng gì, mà nhà mẹ của Nhã Ngọc cũng không muốn truy cứu, vậy nên bà thức thời, biết gì đều im, nửa chữ cũng không hé. Chắc có thể là nhà họ Trần cũng không biết là bà biết về việc này, bà nghĩ là như vậy…

Mà Ba Yến sau khi nghe sự tình từ trong lời kể của bà Lan, cô vô thức thấy rét buốt trong lòng. Vậy, đúng là cái c-h-ế-t của Nhã Ngọc là có liên quan tới cậu Hai, nhưng mà, hình như là cậu Hai của cô… cậu ấy bị oan!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương