Ép hôn lấy chồng tàn tật

Chương 37



CHƯƠNG 37: LÊN TÒA

Ông Hoạt tiến đến gần nhìn những tin nhắn kia thật kỹ, toàn bộ đều từ điện thoại của bà Hạnh quay phim lại, không thể làm giả nổi.
– Hay cho cô lắm. Cô còn nói với chúng tôi, nhà chúng ta, nhà chúng ta không đấu lại ngồi dòng tộc họ Võ, con gái kiểu gì cũng bị ép gả cho thằng vừa điên khùng vừa tàn phế. Cho nên chúng ta tính được bước nào hay bước đó, để Ngọc lấy cậu Tùng có khi còn có tương lai. Giờ cô nhìn xem, ở trong tin nhắn cô thù ghét nó như thế nào. Có phải cô đã biết chưa thằng Tùng cũng chẳng ra gì nên ép con tôi lấy nó có phải không?
– Ông im đi! – Bà Xuân lớn tiếng mắng lại. – Ông nghĩ chỉ có tôi có tội còn ông thì không? Ha ha. Ông Hoạt, ông nhớ lại cho kỹ. Ông hoàn toàn có thể từ chối hôn sự này để cho con gái tự do chọn người nó yêu. Nhưng ông nói ông sợ, ông sợ nhà họ Võ trả thù vì dám hủy hôn. Ông lo cho tương lai của ông, cho túi tiền, chứ ông nghĩ rằng mình yêu thương con gái lắm hả?
Tay Ngọc dần buông lỏng, khiến cho hai người, một vợ một chồng gần như lao vào nhau. Những người đầu gối tay ấp đêm ngày giờ giống như kẻ thù, chỉ muốn đổ hết tội lỗi lên đầu đối phương.
Vân Anh vẫn chưa thôi, cô ấy lật sang một trang khác, dì Xuân muốn cản cũng không kịp.
Vân Anh cũng không thuyết minh nữa, để mọi người tự đọc.
– Bà Hạnh: Xuân ơi, nay chị đến chơi chỗ cái Ngọc. Rồi chị xem điện thoại của con Vân Anh, nó cái video này hay lắm.
– Dì Xuân: Gửi qua cho em đi.
Khi video đã gửi đi, dì Xuân không nhắn nữa mà gửi tin nhắn bằng giọng nói qua. Vân Anh tiện tay bật lên, chất giọng xa xả quen thuộc ngày thường lọt vào tai mọi người.
– Trời giúp đây rồi. Tùng nó nhắn tin cho em thế này. Em sẽ gửi cho ông nội của thằng Nguyên cái này. Mai em đưa cho chị bộ quần áo giống của cái Ngọc, chị đưa cho Vân Anh mặc, lừa nó đến gần chỗ khách sạn nào đó rồi bỏ nó lại đi. Em cho người chụp ảnh nó, đưa đi kèm luôn.
– Ấy chết, em muốn làm gì?
– Chị có muốn an hưởng tuổi già không? Có muốn con gái lấy chồng giàu sang phú quý để phụng dưỡng không? Yên tâm làm đi, một đằng đứa chị ghét gặp rắc rối, một đằng con gái sắp làm dâu hào môn, có tiền mua nhà cho con trai. Chị có làm không?
– Làm. Làm chứ. Nhưng mà… có ảnh hưởng đến Vân Anh không vậy cô?
– Tất nhiên là không rồi. Làm sao mà ảnh hưởng đến nó được. Chị cứ làm theo đi.
Đoạn hội thoại kết thúc, Vân Anh, Nguyên vẫn bình thản như ban đầu, dì Xuân thẫn thờ ngã sụp xuống dưới đất. Còn ông Hoạt thì ngạc nhiên đến há hốc miệng. Ông chỉ vào mặt người vợ của mình, những lời khó nghe cứ rít qua kẽ răng:
– Con ch.ó! Thì ra là mày! Thì ra mày ác độc như vậy? Mày có biết con tao suýt chút nữa là mất mạng trong miệng chó hoang không? Con khốn!
– Mày thì hay lắm. Nó là con của mày, nó bị đánh, bị mắng, mày thấy rõ ràng cũng có nói đâu. Mày rượu chè triền miên bỏ mặc con cái như thế, sao không đâm đâu vào tường mà tự chết đi.
– Tao gi.ết chết mày.
Chứng kiến những người từng đẩy mình vào cảnh khốn cùng trở mặt đấu đá lẫn nhau, tâm trạng của Ngọc lúc này không có gì là vui vẻ cả. Bất lực, chua chát, không đáng. Muôn vàn cảm xúc cứ đè nặng lên cô. Mấy đứa trẻ đứng cạnh chẳng hiểu chuyện gì xảy ra, nhất là Huyền còn nhỏ, cứ khóc thé lên bảo bố mẹ đừng đánh nhau.
Ngọc nhìn Nguyên với ánh mắt van lơn, nhờ anh ngăn hai người đang đánh nhau lại. Hôm nay là ngày giỗ của mẹ cô, Ngọc thật sự không muốn những lời bẩn thỉu này làm ảnh hưởng đến nụ cười tươi rói của bà.
Căn phòng này bẩn, cả ngôi nhà này cũng bẩn.
Giờ cô không chỉ muốn rời khỏi nơi này, mà còn muốn “đưa” mẹ đi theo.
Chỉ sau một động tác, Nguyên đã đẩy được ông Hoạt lên ghế, bỏ mặc bà Xuân đầu tóc bối rù nhìn chằm chằm vào mợ Hạnh như muốn móc mắt cái đứa ngu xuẩn hại mình ra. Mợ Hạnh sợ hãi, chỉ biết cúi đầu nấp sau lưng Vân Anh. Vân Anh không che chở cho bà, chỉ cười:
– Mẹ, mẹ đừng giải thích với con là mẹ muốn con lấy chồng giàu, có tương lai nên mới móc nối cho con với Tùng nhé. Mẹ là người thông minh, cho nên biết rõ dì Xuân chẳng bao giờ giới thiệu cho chị Ngọc mối tốt đẹp đâu, huống hồ còn bắt con ăn lại thứ chị ấy không cần. Rốt cuộc mẹ cũng chỉ vì chính mình mà thôi.
Một ngày đoàn tụ trở nên tan đàn xẻ nghé, Ngọc đứng lặng thinh không biết nên đặt chân chỗ nào cho phải. Cô dắt theo hai đứa trẻ và Nguyên muốn ra ngoài.
Ông Hoạt gọi với theo:
– Ngọc, con đứng lại đã.
Cô không dừng chân, cũng không quay lại.
– Bố không biết, bố thật sự không biết con phải chịu nhiều khổ sở thế. Ở trước mặt bà ấy đối xử với con rất tốt.
Lần đầu tiên trong mười năm, Ngọc mở lời, nói một câu thật lòng với bố của mình:
– Không có người bố nào yêu con gái mà không nhận ra đôi mắt cầu cứu của nó. Bố chỉ yêu chính mình mà thôi.
Cô bất giác nhớ lại, trước đây hình như mình cũng từng nói thật với bố, nói dì Xuân ghét mình, cấu véo mình khi ông đi vắng. Khi đó, dì Xuân là người lớn, dễ dàng đổ tội cho cô. Bà ta tự cấu mình, rồi cố ý để cho ông Hoạt nhìn thấy vết thương. Tất nhiên ông Hoạt sẽ nghĩ rằng vết thương đó do đứa con gái ngỗ nghịch của mình làm vì không thích mẹ kế, cô lại ăn đòn một lần nữa đau hơn.
Sau đó, Ngọc không bao giờ nói thật nữa. Cô chỉ muốn bình yên sống qua ngày, Lan đủ mười tám tuổi, cô có thể mang nó ra khỏi đây, để nó tự quyết định cuộc đời của chính mình chứ không phải nghe theo ai.
Mười năm sau, câu đầu tiên mà Ngọc nói thật lại chính là câu kết thúc mối quan hệ cha con đã mỏng manh như một chút hơi tàn.
Cô quay người lại, cười dịu dàng với dì Xuân:
– Tôi không nói chuyện với bà, chúng ta chờ lên tòa thì nói đi.
– Không! Không được! Mày còn lâu mới kiện được tao, đây toàn những tội nhẹ, tao cũng chẳng phải ngồi tù đâu.
– Bao nhiêu năm bà đe dọa tinh thần, bạo lực thể xác của tôi. Đã đến lúc tôi phải đòi hết rồi. Ngữ Thị Phương Xuân, tên của bà, tôi nhớ rất kỹ. Hẹn gặp lại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương