Mắng xong, tôi im lặng lau nước mắt, kẻ kia cũng không nói gì. Cả hai cứ đứng như trời chồng mãi cho đến khi Bông lên tiếng. Có lẽ nó nhìn thấy chú rồi.
Chú ta nghe vậy thì chạy vào:
Một người đặt con vào lòng rồi hỏi:
– Em Bông hôm nay có mệt không?
– Có ạ, mấy cô làm em Bông đau lắm. Nhưng mà em Bông không khóc, khóc là hư ba Tùng nhỉ.
– Đúng rồi. Mấy cô muốn tốt cho em Bông. Phải chịu đau một tí thì sau mới khỏi bệnh được.
– Để ba mua cháo cho em Bông nhé. Hôm nay, em Bông muốn ăn cháo gì nào?
– Em Bông muốn ăn cháo mẹ nấu, em Bông nhớ mẹ quá.
Nghe con nói mà tôi không cầm được nước mắt. Con tôi nhớ mẹ, thế mà tên chồng xấu xa đó không cho nó gặp tôi. Con bé bị bệnh rất cần mẹ ở bên chăm sóc. Vậy mà bao lâu nay, mẹ nó lại hoàn toàn không hay biết. Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy oán hận.
Chạy vào trong, tôi nghẹn ngào gọi:
Con bé yếu ớt nhìn ra, trong ánh mắt lập tức hiện lên những tia sáng:
Tôi đi đến chỗ con, giành lấy con từ tay chồng. Tôi ôm nó thật chặt:
– Mẹ đây, em Bông nhớ mẹ à?
Bông rơm rớm nước mắt, cái đầu nhỏ gật gật:
Thương con nên nước mắt tôi cũng đầm đìa theo:
– Em Bông nhớ mẹ sao không nói mẹ biết để mẹ đến chăm em Bông.
– Ba dặn em Bông không được nói mình bị bệnh, như vậy mẹ sẽ buồn. Em Bông không muốn mẹ buồn.
Với sự hiểu chuyện này của con, tim tôi lại thêm đau nhói hơn. Mấy lần gọi cho Bông, con bé đều dùng filler. Con tôi bình thường cũng thích dùng mấy cái filler dễ thương nên tôi không hề hoài nghi. Không ngờ có kẻ sau lưng âm thầm bày ra những trò này. Còn dạy con nói dối. Đúng là chẳng ra gì.
– Mẹ đâu có buồn, sau này có chuyện gì, em Bông cũng phải nói cho mẹ nghe nhé.
– Mẹ không buồn sao mẹ lại khóc?
Tôi lau vội hai mắt rồi cố nặn ra một nụ cười:
– Không có, mẹ được gặp em bông nên mẹ vui quá thôi.
Bông nghe tôi nói vậy mới tin tưởng, nó yếu ớt nói:
Một lúc thì con ngủ quên trên tay tôi luôn, chắc nó mệt. Sau khi con ngủ, không khí trong phòng càng ngột ngạt hơn. Tôi không muốn nói chuyện với kẻ lừa dối tôi bao lâu nay và kẻ kia dường như cũng chẳng có ý định mở lời. Cứ như vậy mãi không phải là cách, dù sao con cũng bảo muốn ăn cháo tôi nấu nên bản thân ra ngoài, xuống nhà bếp mượn chỗ nấu chút gì cho bé. Còn tên kia thì ở lại với con.
Bà chủ gian bếp trong bệnh viện thật sự rất dễ thương, tôi chỉ mới ngỏ lời muốn mượn bếp nấu chút cháo cho con. Người phụ nữ ấy liền vui vẻ đồng ý, còn giúp tôi lựa ra mấy món Bông có thể ăn được. Bà ấy kinh doanh ở đây cũng đã lâu, mấy kiến thức chăm sóc bệnh nhân hẳn hơn tôi 1 bậc.
Nấu xong, tôi mang cháo lên phòng cho con. Cũng đến giờ ăn rồi. May là kịp lúc. Đang lên cầu thang thì va vào một vị bác sĩ. Người nọ làm rơi bảng tên, tôi định nhặt trả lại nhưng họ đã đi mất hút. Bác sĩ có khác, hay chạy đua với tử thần nên tốc độ đi cũng nhanh hơn người thường. Tôi cầm bảng tên lên đọc qua rồi bỏ vào túi áo. Thôi vậy, nếu có dịp gặp lại, tôi sẽ trả họ sau.
Chỉ là không ngờ ngày gặp vị bác sĩ kia lại sớm như thế, không biết có phải hữu duyên hay không mà lại là bác sĩ phụ trách của Bông.
Sau khi thăm khám xong, bác hẹn tôi vào phòng để nói chuyện. Hôm nay, kẻ bội bạc kia không đến, chắc là ở chỗ mẹ con Diệu Linh rồi.
Đợi con ngủ xong, tôi mới đến phòng bác. Bác chỉ cho tôi lại bàn tiếp khách đợi, trong lúc rảnh rỗi không có gì để làm, tôi liền thầm đánh giá người kia một chút. Tôi nghe y tá ở đây bảo bác sĩ phụ trách của Bông là người giỏi nhất nhì cái bệnh viện này. Trong tưởng tượng của tôi, bác ấy hẳn sẽ là một người trung tuổi đáng kính trọng. Nhưng người nọ nhìn có vẻ rất trẻ. Không biết ở nước ngoài thế nào chứ trong nước học đã hết 7 năm, rồi 2 năm thực tập mới có thể làm bác sĩ. Sau đó vài năm cố gắng, may ra còn được cầm dao cho những ca mổ nhỏ. Người này nhìn có vẻ chưa đến 30, sao lại có thành tích nổi bật nhanh thế.
Bản thân suy nghĩ vậy thôi nhưng tôi cũng không dám nghi ngờ họ gian dối. Dù sao đây cũng là một bệnh viện lớn, chắc chắn khâu tuyển chọn rất gắt gao.
Tôi ngồi được 15 phút thì anh bác sĩ kia mới xong việc. À, bác sĩ phụ trách của con tôi tên là Matther.
Tôi cũng lịch sự dùng tiếng anh chào lại:
– Chị là mẹ của bệnh nhân Đoàn Thiên Ân đúng không?
Đoàn Thiên Ân là tên thật của Bông nhà tôi. Tôi nghe bác nói vậy liền gật đầu:
– Mấy lần trước, tôi có nói qua tình hình của bé với anh nhà. Thế anh ấy đã nói lại với chị chưa?
– Bác có thể nói lại cho tôi biết được không?
– Thôi được. Thế này chị nhé. Cháu bé rất may là được phát hiện ở giai đoạn đầu, trẻ em thì khả năng khỏi hoàn toàn rất cao. Ưu tiên là cấy ghép tế bào gốc.
– Vậy bao giờ thì ghép được ạ?
Vị bác sĩ kia đưa cho tôi một vài bảng xét nghiệm, tôi không rành mấy chữ tiếng anh chuyên ngành lắm, đọc sơ sơ chỉ biết trên đó có tên của gia đình tôi, có ông bà, ba mẹ và cả cô của bé nữa. Một số chỉ số trên đó hình như không đạt.
Tôi không muốn đoán già đoán non lại hiểu sai nên hỏi trực tiếp Matther:
– Tôi không được giỏi tiếng anh cho lắm.
Người kia nghe vậy thì lập tức nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt. Tất nhiên người nước ngoài nói tiếng Việt sẽ hơi lơ lớ nhưng nhiêu đó cũng đủ làm tôi bất ngờ. Tây ở Việt Nam nói tiếng Việt thì không hiếm. Nhưng đây là đất Mỹ.
– Nói tóm lại, chưa tìm được tủy tương thích với bé.
– Bác sĩ biết nói tiếng Việt sao?
Kể từ lúc đó trở đi, chúng tôi hoàn toàn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Thông qua chỉ dẫn của bác sĩ, tôi biết thêm, không chỉ tuỷ của người lớn mà máu cuống rốn của bé hoặc anh em cũng có thể cấy ghép. Lúc sinh Bông, tôi vốn không nghĩ đến vấn đề này, với cả điều kiện chỗ tôi sinh con cũng không đủ khả năng lưu trữ máu cuống rốn của bé. Nhưng tôi lại nhận ra một điều. Anh em, vậy con của Diệu Linh có thể cứu Bông của tôi rồi. Chỉ là dùng cách nào để khiến cô ta chấp nhận cho máu cuống rốn của con cô ta đây.
Suy nghĩ nửa ngày, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra một cách. không phải Diệu Linh rất muốn tôi ly hôn chồng à. Dù sao qua bao chuyện thì chúng tôi cũng không thể quay lại được. Vậy thì thay vì để cô ta trở thành ngư ông, tôi kiếm chát chút quyền lợi từ việc này cũng chẳng có gì là quá đáng.
Sau khi dỗ con ngủ xong, tôi mới gọi điện cho Diệu Linh. Người kia hẳn cả ngày chỉ chờ điện thoại của tôi nên nhanh chóng bắt máy:
“ Thương, tôi nghe đây. Cô có chuyện gì sao?”
Tình nhân của chồng đã hỏi thì bản thân cũng thẳng thắn luôn để không mất thời gian đôi bên:
– Lần trước, tôi có nhắc đến chuyện ly hôn.
Dù cách nhau qua đường dây điện thoại nhưng tôi vẫn mơ hồ nghe ra sự mừng rỡ của cô ả:
“ Tôi nghe đây, cô nói đi.”
– Tôi ly hôn thì không phải mẹ con chị cũng được danh chính ngôn thuận ở bên gã chồng tồi của tôi sao?
– Tôi muốn được bồi thường?
“ Được, cô muốn bao nhiêu?”
Chẳng chút đăng đo tôi liền nói con số bản thân vừa mới nghĩ ra:
“ Cô bị điên à, tôi lấy đâu ra số tiền lớn như thế.”
– Tôi nghe chồng trước của chị là tỷ phú gì đó mà. Nhiêu đây tiền thấm gì với chị. Ông ta chết đi để lại cho chị biết bao nhiêu tài sản.
Có lẽ chột dạ nên Diệu Linh cuống quýt mắng tôi:
“ Tôi cấm cô không được nói linh tinh.”
– Tôi đâu có nói, ngoài đường người ta đồn đầy.
Diệu Linh đến đây chỉ còn biết thuận theo ý tôi. Có lẽ 10 tỷ thật sự là con số nhỏ với họ.
“ Được rồi, 10 tỷ thì 10 tỷ.”
“ Cô còn muốn vòi vĩnh gì?”
Giọng của tôi đến đây không còn cợt nhã mà trở nên vô cùng nghiêm túc:
– Tôi muốn sau sinh con xong, chị giữ lại máu cuống rốn của bé cho Bông.
Không gian đột nhiên trở nên im ắng lạ lùng, ngay một hơi thở cũng khó nhận biết. Một đỗi sau, Diệu Linh mới lên tiếng:
– Tôi đang ở trong viện với Bông.
“ Cô đã biết được gì rồi?”
– Tôi biết chuyện con tôi đang bị bệnh không biết sống chết thế nào, vậy mà các người vẫn hú hí cho được. Tôi biết chị tính lừa tôi qua đây rồi thuê giang hồ xử tôi.
Ả tình nhân cười châm biếm, ra vẻ hăm dọa tôi:
“ Vậy mà cô vẫn không sợ sao? Tôi đã có gan thuê giang hồ 1 lần thì sẽ có gan lần thứ 2 đó.”
– Tôi biết. Nên nãy giờ đã ghi âm lại toàn bộ rồi, chỉ cần chị làm hại tôi thì bạn tôi sẽ giao bằng chứng đến đồn.
“ Con đàn bà này, mày cũng ghê gớm thật.”
– Tôi có ghê gớm cũng đâu bằng loại bất chấp tất cả chèo kéo chồng người khác như chị. Lo mà tu nhân tích đức cho con đi. Còn nếu muốn tôi ly hôn trong êm đẹp thì tốt nhất giúp tôi cứu con. Tôi không như chị, loại đàn ông đã hoen ố, tôi không có hứng thú lấy lại.
Có lẽ lời của tôi thật sự quá chân thật nên chưa tới 5 giây, Diệu Linh đã đồng ý thỏa hiệp:
“ Được, tao đồng ý với mày. Bao giờ thì cần tiền?”
Cuộc gọi kết thúc chưa được 10 phút thì tài khoản của tôi đã có người chuyển tiền đến. Tôi không chút do dự chuyển số tiền kia luôn cho Huyền. Bạn tôi chắc hẳn không biết tôi đào đâu ra số tiền lớn như thế nên ngay lập tức gọi điện:
“ Mày vừa chuyển tiền cho tao đấy à?”
“ Tiền đâu ra thế? Chồng mày cho mày nhiều tiền như thế cơ á?”
– Không, là tiền tao bán chồng.
Huyền chưa dám tin vào tai mình mà hỏi tôi thêm một lần nữa:
“ Mày đang nói linh tinh gì thế Thương?”
Sợ mình kể lể quá nhiều sẽ không kìm lòng được mà khóc thút thít nên tôi quyết định dừng cuộc gọi ở đây:
– Mày cầm số tiền này làm từ thiện giúp tao. Thấy ai có hoàn cảnh khó khăn thì giúp họ. Những chuyện khác từ từ hẵng nói. Giờ tao đang bận, tao vào với con đã.
Nói xong, tôi vội vàng cúp máy. Rồi chạy vào phòng ôm con. Nhìn con bé, tôi chỉ mong Diệu Linh mau chóng sinh con. Xem ra chuyện bọn họ gây ra cũng chưa hẳn toàn bộ là xấu, ít nhất nó có thể giúp con tôi chữa bệnh. Dù chưa chắc chắn nhưng tôi hoàn toàn có hy vọng để bám víu. Nghĩ cũng hay, Bông nhà tôi vừa bị bệnh thì bọn họ cũng gian díu với nhau. À không, chắc phải trước đó lâu rồi mà trùng hợp lúc Bông bị bệnh ít lâu là cấn thai.
Cái đầu ngu muội của tôi đột nhiên lại muốn nghĩ tốt cho tên chồng tồi. Liệu có khi nào vì biết tôi không thể sinh con nên gã mới cố ý có con với Diệu Linh để cứu Bông không? Nhưng suy nghĩ thiểu năng này nhanh chóng bị tôi gạt phăng khỏi đầu. Đây là thực tế, không phải là mấy bộ tiểu thuyết cẩu huyết trên mạng. Chú cũng chẳng ngu ngốc đến mức phải lấy thân mình ra cứu con. Giờ xã hội phát triển như vậy, muốn có một đứa bé thì chỉ cần thuê người mang thai hộ, vừa nhanh hơn lại tránh được phiền toái. Mà nếu là mang thai hộ, tất nhiên chông tôi cũng không dại mà đi chọn người yêu cũ. Thành ra đến cùng, bọn họ hẳn là gian díu với nhau.