Đã Từng Bỏ Lỡ

Chương 36



Chap 36:
Tôi và Bông ở chỗ chú 2 ngày rồi quay về nhà, Bông còn phải đi học, trong nhà cũng có phép tắc của trong nhà, không thể phá bỏ toàn bộ được. Vài hôm sau đó thì chú cũng về, cuộc sống của gia đình tôi lại bắt đầu như cũ. Diệu Linh từ độ ấy không còn xuất hiện nữa. Như vậy cũng tốt. Không có cô ta thì gia đình tôi cũng bớt xào xáo.
Dạo này sức khoẻ của cố không được tốt nên phải nhập viện. Tôi ngày đêm bên cạnh chăm sóc bà, cả tuần rồi đều chưa trở về nhà. Hôm nay Vú Tám ép mãi tôi mới chịu về.
Từ nhà tắm đi ra, hương sữa tắm thoang thoảng trên người tôi đã bị một người ôm trọn lấy. Chú hôn lên cổ tôi, giọng trầm đục:
– Mới về à?
– Dạ, vú Tám chăm cố hộ vợ một lúc, vợ về tắm rửa rồi lại vào.
– Hôm nay ở nhà một hôm đi.
Tôi quay người lại, hai tay choàng lên cổ chú. Nhìn họ nửa giây rồi nhón chân, hôn lên môi họ. Chúng tôi hôn nhau cuồng nhiệt, tưởng chừng sắp tới đây sẽ làm đất trời điên đảo. Nhưng khi người kia tính tháo đồ tôi xuống thì bản thân đã rất tỉnh táo mà ngăn lại:
– Để hôm khác đi, giờ vợ phải vào viện với cố.
– Nãy bảo ở nhà rồi.
– Chồng, cố thật sự không còn nhiều thời gian.
Chú nhìn tôi, im lặng 2 giây rồi nói:
– Chồng biết. Nên hôm nay để chồng vào với bà, vợ ở nhà nghỉ ngơi đi.
Tôi biết ngoài vỏ bọc sắt đá kia, thì chú cũng chỉ là một con người với đầy đủ mọi cảm xúc. Cố là người nuôi dưỡng tôi nhưng cũng chính là ruột thịt của chú. Máu chảy ruột rà, sao chú có thể không lo lắng được?
– Nhưng mai chồng còn phải đi làm mà.
– Sức đàn ông, vợ lo gì chứ.
– Thôi, chồng ở nhà đi, vợ đi là được rồi. Có gì mai chồng ghé qua thăm một chút cho bà cụ vui.
– Này! Vợ đang khinh thường chồng đó à?
– Vợ không có ý đó. Chỉ là…
– Dù gì hôm nay chồng cũng không muốn đi ngủ sớm. Không vào viện thì chúng ta làm cái khác để bù.
Vừa dứt lời, chú không chút chần chừ trực tiếp đẩy tôi đến giường. Tên chồng này, đúng là ngang tàng đã thành thói quen. Tôi không muốn mất thêm thời gian nên đành đồng ý:
– Vậy được rồi, vợ chồng ta cùng vào với cố được không? Vợ cũng muốn bên cố.
Chúng tôi đều hiểu từng phút từng giây bên bà cụ bây giờ thật sự rất đáng quý nên chẳng ai nói với ai thêm lời nào. Tự giác chuẩn bị quần áo tươm tất rồi qua phòng thăm con một chút xong mới vào viện. Thời gian qua, bông đã học được tính tự lập, không còn bu ba mẹ như trước nữa. Thành thử chúng tôi cũng đỡ mất thời gian hơn rất nhiều.
Lúc cả hai vào viện thì vừa hay gặp được ba mẹ chồng ở đó. Ông bà khép cửa phòng bệnh của cố lại rồi đi đến chỗ chúng tôi.
Ba chồng bảo:
– Nãy ba mẹ đã gặp bác sĩ. Với sức khỏe của bà cụ thì bệnh viện không thể chạy chữa được nữa.
Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng khi nghe đến đây tôi vẫn không thể nào cầm lòng được mà nấc lên:
– Không… Không còn cách nào khác sao ạ?
Ba chồng tôi thở dài:
– Cũng không phải là hết cách. Giờ ở nước ngoài đang có phương pháp điều trị mới nhưng…
– Vậy chúng ta đưa cố ra nước ngoài được không?
Tôi nhìn chồng, ánh mắt gần như van nài. Chú vỗ nhẹ lên tay tôi. Giọng nói cũng cất lên hỏi ba:
– Liệu pháp kia có hiệu quả không ạ?
– Bệnh phổi của bà con sớm đã chuyển sang giai đoạn ung thư. Sức khoẻ bà ấy lại yếu. E rằng không mấy khả quan.
Tôi nghe đến đây liền cuống quýt nhìn mọi người:
– Con sẽ đi cùng cố ra nước ngoài, chỉ cần thêm một tia hy vọng thì con không muốn từ bỏ.
Do tôi quá nhất quyết cũng có thể bộ dạng lúc đó của tôi quá đáng thương nên cả nhà cũng đành đồng ý.
Sau đó vài hôm, tôi và mẹ chồng đưa cố ra nước ngoài chạy chữa. Bởi vì cố đã lớn tuổi nên phác đồ điều trị cũng phải tỉ mỉ hơn so với những bệnh nhân khác. Chúng tôi đến 5 ngày, ngày thứ 6 mới bắt đầu có phác đồ điều trị. Tôi là một đứa trời sinh khoẻ mạnh nên qua đây, dù có chút thay đổi về thời tiết nhưng bản thân vẫn thích nghi khá tốt. Còn mẹ chồng thì không được như tôi. Ở đây 1 tuần, có vẻ vì không khí ngột ngạt trong bệnh viện cộng thêm những đợt mưa phùn dày đặc mà bà đã đổ bệnh.
Bởi vậy, tôi vừa phải lo cố vừa phải chăm mẹ chồng. Cũng may 2 khu bệnh nằm khá gần nhau. Tôi chạy qua chạy lại cũng không tốn sức mấy. Lo xong cho cố tôi lại đi mua cháo đem vào cho mẹ. Bà múc 1 muỗng lên ăn rồi hỏi tôi:
– Không mệt à?
Có lẽ bà thấy bộ mặt lúc nào cũng tích cực của tôi nên mới hỏi vậy. Mà thật ra tôi cũng không cảm thấy mệt:
– Dạ không, xưa Bông bệnh, con cũng vừa chạy đi làm vừa chạy vào viện chăm nó. Con quen rồi.
– Sao lại so sánh như thế, bây giờ là chăm 2 người bệnh mà.
Tôi cười cười, đáp mẹ:
– Cũng vậy thôi ạ. Hihi
Mẹ chồng múc thêm một muỗng cháo, bỏ vào miệng, nuốt xong lại nói tiếp:
– Bây giờ tôi biết vì sao con tôi lại chọn cô rồi.
– Tại sao vậy ạ?
– Giả tạo quá thể, lúc nào cũng trưng bộ mặt tươi cười ra được.
Tôi có nên xem đây là một lời khen của mẹ chồng dành cho mình không nhỉ.
Mặc dù giọng điệu bà có vẻ chưa thể bình thường với tôi. Nhưng tôi nhận ra mẹ đã không còn ghét tôi như trước. Chẳng hạn như sau đó bà còn nhắc tôi ăn chút gì đi rồi hẳn vào với cố, hay bảo tôi cứ bên cố, không cần chạy qua chạy lại cho nhọc người, bà chưa bệnh đến mức không thể lo được cho bản thân. Xem ra câu chuyện mẹ chồng nàng dâu của tôi cuối cùng cũng khởi sắc.
Đúng là y học nước ngoài phát triển hơn trong nước, mới có vài tuần theo phát đồ mà sức khoẻ cố đã tốt lên không ít. Hôm này, bà cụ đã ăn được ít cháo. Tôi thấy vậy thì vui lắm, vừa rời khỏi phòng bệnh đã gọi điện khoe với chú.
Đợi một lúc thì chồng tôi cũng nhấc máy:
“Chồng nghe!”
– Chồng đang làm gì thế?
“ Chồng đang xem chút tài liệu thôi. Sức khoẻ bà thế nào rồi?”
– Bác sĩ nói cố đáp ứng thuốc rất tốt. Có vẻ rất khả quan.
“Ừ! Để vài ngày nữa thu xếp công việc rồi chồng qua đó với vợ.”
Công việc của chú thật sự rất bận rộn, với cả tôi bên này đã có mẹ chồng hỗ trợ, mọi việc đang tiến triển khá ổn nên không muốn chú phải chạy đi chạy về, như vậy thật sự sẽ rất mệt:
– Không cần đâu ạ.
“ Chồng đặt vé rồi.”
Mặc lời tôi nói thì chú vẫn nhất nhất qua đây, tầm 2 tuần sau, chồng tôi đã đáp cánh đến Chicago. Mẹ chú biết hôm đó chú đến nên bảo tôi ra sân bay đón chồng. Lúc đầu tôi nghĩ chú sẽ mang Bông theo cùng. Nhưng cuối cùng chỉ có mình chú.
Trên đường về bệnh viện, tôi mở điện thoại xem mấy tấm ảnh gần đây của con được chú gửi qua. Đợt rồi, tôi điện về thấy Bông bị sốt cao đến độ phải nhập viện. Con bé bệnh nhưng trong miệng vẫn nghêu ngao bảo nhớ mẹ. Làm lòng tôi đau như cắt. Không phải đang bận chăm sóc cố, tôi nhất định sẽ trở về với con.
– Hôm nay Bông đi học lại chưa ạ?
Thu ánh mắt bên ngoài cửa, chú quay người đáp tôi:
– Dạo này trong nước đang có dịch sốt xuất huyết nên tạm thời chồng để con ở nhà.
– Vâng.
Chú lúc này mới để ý đến những tấm hình tôi đang xem. Một người vòng tay qua, ôm lấy tôi. Tôi cũng tự nhiên dựa vào vai chú.
– Thật ra chồng cũng tính mang con qua cùng. Nhưng thời tiết Chicago dạo này không được tốt. Sợ con bé thích nghi không được lại bệnh.
Tôi gật gật, đồng tình với suy nghĩ của chồng. Dù sao cũng chỉ qua vài ngày, để con bệnh đúng là không nên. Thôi vậy, đợi thêm một thời gian nữa, sức khỏe cố ổn hơn, tôi về thăm con cũng chưa muộn.
Cả hai vào thăm cố, sau đó chú nói chuyện với bác sĩ một lúc rồi 3 người chúng tôi đi ăn. Từ lúc qua đây đến giờ mẹ con tôi vẫn chưa ăn bữa nào tử tế. Nếu chú không qua có lẽ mẹ con chỉ quanh quẩn cơm hộp xung quanh bệnh viện. Ăn xong mẹ bảo hai vợ chồng tôi đi đâu đó rồi sáng hẳn vào, dù sao bệnh viện cũng hạn chế người nhà, có vào thì cũng chỉ được đứng bên ngoài.
Hai đứa tôi đi lang thang một lúc, phát hiện khách sạn mới là chỗ hẹn hò lý tưởng. Dù sao cũng lâu như vậy rồi, tôi cũng đâu phải thần thánh gì. Với cả, bỏ bê chồng lâu quá. Tôi sợ sẽ tạo điều kiện cho kẻ thứ 3 chen vào.
Vợ chồng cuồng nhiệt chẳng khác nào những ngày đầu, từ nhà tắm đến ghế sofa, từ ghế lên giường, mỗi chỗ đều thử qua 1 lần. Đến khi cả hai ngay cả tay cũng không nhấc nổi thì mới an phận ôm lấy nhau.
Chú cạ cạ cằm lên mũi tôi rồi nói:
– Thương này!
– Dạ.
– Hay là chúng ta xin thêm một đứa đi.
Tôi nhìn chú, trong lòng có chút hoang mang. Không phải là tôi không muốn sinh, thậm chí thời gian trước, bản thân cũng cố gắng hết sức để chiều chồng, chỉ mong sớm có thêm em bé. Nhưng mọi chuyện vẫn chẳng có kết quả.
– Vợ cũng cảm thấy rất kì lạ, chúng ta đã ở bên nhau một thời gian, vậy mà vẫn chưa có con.
– Không phải tại vợ lười sao?
Bị chồng chọc nên tôi có phần hơi bất mãn:
– Có chồng bạ đâu cũng làm nên phản tác dụng ấy.
– Được rồi, vậy ngày mai chúng ta đến bệnh viện khám xem rốt cuộc ai đúng, ai sai. Sẵn hỏi xem làm thế nào để có con sớm nhất có thể.
Lời này của chú khiến tôi có chút bất ngờ. Trước đây tôi cứ nghĩ chú là một người không quan tâm lắm đến con cái. Ví dụ điển hình là việc họ cưới vợ 5 năm nhưng cũng chẳng mảy may chuyện sinh con. Muốn sinh thêm con, tôi có thể xem là chú tùy hứng. Nhưng đến nước phải đến gặp bác sĩ thì quả thật có hơi vội vàng, dù sao chúng tôi cũng chỉ mới ở bên nhau một thời gian ngắn. Sao tôi thấy chuyện này có cái gì đó không đơn giản. Mà chắc máu đa nghi của tôi lại nổi lên rồi. Chú năm nay cũng không còn nhỏ nữa, nếu cả hai không gấp rút thì có khi chú lại bằng tuổi ông của bạn con thì nguy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương