Người Dưng Chung Nhà

Chương 10-11-12



Chap 10:

Sau vụ đánh ghen trên phố đi bộ giữa vợ và nhân tình thì dường như lão sếp không còn gây khó dễ cho Tuyết nữa. Ba ruột tôi cũng đã đi làm, dù chẳng gặp mặt nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn gọi điện hỏi thăm. Mẹ Ngọc thì lúc nóng lúc lạnh với tôi. Ông anh hờ bớt bơ tôi hơn trước nhưng một ngày nói chuyện cũng không quá 3 câu. Chỉ có ba Minh là trước sau như một, vẫn yêu thương tôi hết lòng.

Cuối tuần này là sinh nhật của mẹ tôi. Bình thường thì trước đây chỉ làm một mâm cơm nhỏ, gia đình cùng nhau sum vầy. Nhưng từ ngày anh tôi về nước, công việc làm ăn phất lên như diều gặp gió, thành thử quy mô bữa tiệc cũng trở nên hoành tráng hơn. Không còn ở nhà quanh quẩn nữa mà chuyển hẳn đến nhà hàng năm sao đãi tiệc. Vì anh hờ ghét bị đưa tin này nọ nên khách mời cũng chỉ dừng lại ở một số bạn bè thân thiết, mà thân thiết thì có ai ngoài ông Hoàng.

Ông Hoàng ấy chuẩn công tử, chỉ biết cắp mông đi ăn thôi, chứ mấy vụ quà cáp năm nào cũng làm phiền đến tôi. May là con người này cũng biết điều chứ không như ông bạn của anh ta. Tôi chọn quà giúp thì cũng mua cho tôi một món làm công. Thế là chẳng tốn chút chi phí nào, tôi đã có quà tặng mẹ. Chọn xong còn chu đáo dẫn tôi đi ăn.

Nhưng khoan, mọi người tuyệt đối từng hiểu lầm. Tuyệt đối không nên hiểu lầm. Vụ mua quà cho tôi xem như trả công, cái đó gọi là sòng phẳng. Còn vụ đi ăn lẩu đích thị vì nghĩa vụ làm con.

Hai chúng tôi vừa bước vào nhà hàng chưa được 5 phút thì tên ấy đã gọi ngay một cuộc gọi đường ngắn cho mẹ ở nhà. Là call video, tất nhiên phải để mẹ anh ấy thấy tôi đang đi với Hoàng.

– Alo! Mẹ ạ, con đang đi ăn lẩu với Vy.

” Thế hả, vui không con?”

– Dạ, tụi con rất vui.

Nói rồi tên đó đưa máy cho tôi. Đá mắt đủ kiểu ý bảo tôi mang cái giao diện của mình ra nói chuyện giúp.

Thật lòng mà nói là tôi lúc này rất muốn bắn súng liên thanh cho ông kia chết dí trong tầm mắt. Nhưng ngặt nỗi vướng cuộc gọi với bác gái, thành ra tôi đành giả vờ vui vẻ nhìn vào màn hình:

– Con chào bác. Dạo này bác với bác trai có khỏe không ạ?

– Ừ, hai bác vẫn khỏe. Chỉ hơi thèm cháu nên tâm lý có phần không được ổn định cho lắm.

Tôi biết bác gái là đang muốn nhắc khéo hai đứa tôi mau chóng rút ngắn quy trình, nhanh chóng đến với nhau rồi sinh một đàn cháu cho ông bà bên ấy. Nhưng cha nội Hoàng này không phải gu của tôi. Và tôi cũng biết chắc kẻ đó cũng chẳng có tí tình ý gì với mình. Thế nên vở kịch tìm hiểu cứ diễn đi diễn lại rất nhiều năm qua. Không tiến không lùi. Trên tình bạn dưới tình yêu chính xác là quan hệ của tôi với Hoàng ở hiện tại.

Bị đưa vào thế bí, tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào cho thỏa đáng. Đồng ý thì trật nguyện vọng mà từ chối thì đâm ra lại giống như chê bai con trai bác. Thế nên tôi chỉ biết cười hề hề. Còn tên Hoàng cũng nhanh chóng nói đỡ:

– Mẹ thật là. Con cái là chuyện trời cho. Phải bình tĩnh mẹ ạ.

– Ừ thì mẹ biết thế. Mẹ có bắt chúng bay có con luôn đâu. Nhưng cũng phải hiểu hiện chút gì đó chắc chắn mối quan hệ chứ, chúng bay cứ lập lờ mãi như thế. Ba mẹ đau tim lắm. À mà…

Bác gái còn muốn nói thêm thì tên Hoàng đã quơ quơ điện thoại loạn xa:

– Mẹ ơi! Mẹ nghe con nói gì không?

Đầu dây bên kia có một người phụ nữ ngây ngốc trả lời:

– Có mà.

Tên ấy vẫn tiếp tục giả bộ, nói lớn:

– Mạng kém quá Vy ạ. Không thấy gì luôn.

Một hồi anh ta chủ động tắt máy, kết thúc cuộc điều tra nội bộ gia đình. Tôi cũng quen với chuyện này rồi nên chẳng chú tâm. Chỉ chăm chú gắp thịt bò trong nồi lẩu sôi sùng sục bỏ vào miệng tận hưởng.

Cả hai sau đó cũng chỉ hỏi vài vấn đề linh tinh. Lâu lâu lôi ông Khiêm ra nói xấu cho vui câu chuyện. Rồi lại ăn, lại uống. Bữa ăn cứ thế diễn ra êm ả như thế cho đến khi một giọng nói cất lên phá vỡ bầu không khí im ắng:

– Vy! Em cũng ở đây à!

Tôi giật mình quay người sang bàn bên cạnh, bắt gặp anh Hải và mẹ con chị Nhung đưa nhau đi ăn. Hai cái ông bà này, giờ bu bám nhau miết. Chắc tôi chuẩn bị tinh thần đi ăn cỗ là vừa.

– Anh chị cũng biết quán này ạ?

– Gớm! Sao không biết được. Mà ai đấy. Giới thiệu với chị em đi chứ.

Chị Nhung nổi tiếng là thánh tò mò nên có chuyện lạ mắt, phải tra hỏi mới là tính cách của chị. Thế nên tôi vội vàng giải thích:

– Bạn của anh em thôi ạ.

Chị ấy nghi hoặc hắng giọng:

– Hẳn là bạn của anh em.

Trước tình cảnh chị em mất niềm tin nơi nhau, tôi thất vọng trả lời:

– Chị không tin em, em cũng chẳng ép. Chỉ sợ tình cảm nhạt phai thì hai ta khác lối.

Bị tôi đe dọa, bà Nhung ngay tức khắc bĩu môi. Từ bàn mình chạy qua bàn tôi, ngồi bên cạnh tôi và nói:

– Dính thế này thì sao mà khác lối được.

Anh Hải thấy người yêu qua bàn tôi nên cũng ôm Cún qua bên này luôn. Thằng bé thấy tôi liền đòi ôm, đòi thơm , đủ các kiểu rồi mới chịu ngồi im ăn xúc xích. Không khí hai người phút chốc trở thành một cuộc tụ họp vô tình.

Ăn xong anh Hải với anh Hoàng tranh nhau thanh toán, thế là hai người đàn ông lôi lôi kéo kéo đến quầy thu ngân. Còn tôi và chị Nhung ở lại ngồi chơi với Cún. Cún giờ ăn no rồi nên lười hoạt động, chỉ ngồi trong lòng mẹ và bắt tôi nắm tay nó cho tình cảm.

– Này! Mày với anh kia có gì đấy không? – Bà Nhung nhìn hai tên đàn ông ở xa, nháy nháy tôi hỏi chuyện.

Tôi thở dài, ảo não:

– Em đã nói là chẳng có gì rồi mà lại. Em hơi bị buồn vì chị không tin tưởng em đấy.

– Ừ thì tao thấy ông này cũng được. Thử tí cho biết mùi đời cũng được mà.

– Bạn của anh em. Không thử được.

– Mày cứ làm quá lên. Có gì đâu, hợp đến, tàn thì thôi. Chả lẽ ông anh kia lại giết mày vì bỏ bạn ổng.

Lời nói của chị Nhung thật ra rất có lý. Tôi và Hoàng tính cách khá hợp, nói chung là có thể dung hòa. Ba mẹ anh ấy cũng rất thích tôi. Vấn đề là cả hai chưa thể nào tiến xa hơn. Không rào cản gì nhưng lại có cảm giác chẳng phải là của nhau.

– Thôi chị nói vấn đề khác đi. Chị làm em đau đầu quá này. – Tôi giả vờ nhõng nhẽo để đánh lạc hướng bà ấy.

Cuối cùng chị yêu cũng bị tôi dụ, cười cười đáp:

– Rồi, rồi. Thì nói chuyện khác. Mà này, dạo gần đây mày còn liên lạc với ba ruột không?

– Thỉnh thoảng thì vẫn gọi điện hỏi thăm ạ. Nhưng có chuyện gì vậy chị?

Đột nhiên đề cập đến vấn đề này, tôi đoán chắc mọi chuyện chẳng đơn thuần là thuận miệng:

– Cái này chị tính không nói. Nhưng mà mày vẫn còn liên lạc với ông ta nên chị phải nói. Ba mày ấy, làm việc chả ra gì, bị khách sạn họ đuổi rồi. Loại lười làm nhát hoạt động ấy mày cũng đừng liên lạc nữa, có khi là tính bu bám hút máu mày cũng nên.

Tôi nghe chị nói thế thì bàng hoàng lắm. Sao có thể như vậy được, hôm qua tôi vừa điện cho ông ấy xong, ba ruột còn nói với tôi mọi việc vẫn ổn. Vậy mà giờ vỡ lẽ. Tôi tức lắm. Cảm giác bị lừa gạt thật không dễ chịu chút nào. Tôi liền đứng dậy, đeo túi rồi nói với chị Nhung:

– Chút nữa chị nói anh Hoàng về trước nhé. Em có chuyện gấp cần giải quyết. Có gì em sẽ kể cho chị nghe sau.

Nói xong tôi rời khỏi nhà hàng. Ra cổng đón một chiếc taxi rồi đến dãy nhà trọ của ba.

Lúc tôi đến, ông đang ngồi lúi húi ăn mì gói. Trán lấm tấm mồ hôi, khuôn mặt hình như đã gầy đi so với trước. Đột nhiên nhìn cảnh này, tôi thấy có chút xót thương. Nhưng rất nhanh đã tự trấn an mình rằng cuộc sống tồi tệ này là do ông ấy lựa chọn. Chắc trên đời chẳng có đứa con nào như tôi, nhẫn tâm nhìn cha ruột kham khổ mà vẫn nổi lòng oán trách.

Khác với sự chưa rõ ràng trong nội tâm của tôi. Ba ruột lại hớn hở vui mừng khi con đến. Tôi đã từng nói sẽ không đến đây nữa thế mà vẫn đến thì đúng là chuyện khiến ông rất vui.

Ông đặt tô mì xuống, ngẩng đầu nhìn tôi rồi bảo:

– Đến thăm ba à?

Đối mặt với vẻ mặt hớn hở kia, tôi tài nào cũng chẳng thốt ra được những điều tàn nhẫn. Dù gì trời đánh cũng tránh bữa ăn thế nên tôi đành lên giường ngồi, đợi ông ấy ăn xong rồi tính.

– Ba ăn đi rồi mình nói chuyện.

Ba tôi hình như cảm nhận được điều gì đó nên chỉ lẳng lặng ăn mì. ăn xong rồi từ từ đem đồ ra sau rửa. Tôi biết ông đang muốn trốn tránh thành thử trong này nói vọng ra:

– Tại sao giờ này ba lại ở nhà?

Ông lắp bắp một hồi mới chịu trả lời:

– Hôm nay ba xin nghỉ.

Đến giờ mà người cha này vẫn nhất quyết nói dối khiến tôi rất bức:

– Đến giờ mà ba còn nói dối con à.

Tôi nói đến thế thì ba cũng không còn giấu diếm được nữa. Ông hằng học:

– Bọn họ nói với mày cái gì rồi à. Cái lũ rửng mỡ. Việc nhà chả ngó lại hay đi ló vào chuyện gia đình người khác.

Thái độ vô tội như kiểu bị người khác hãm hại làm tôi chán ghét. Tôi không giữ được bình tĩnh lớn tiếng nói:

– Ba còn nói như thế được. Bạn con phải khổ sở lắm mới xin được việc cho ba đấy. Ba không muốn làm thì thôi. Xem như con cũng giúp ba hết mình rồi. Con đến đây hôm nay chỉ để nói cho ba biết từ nay về sau chúng ta đừng liên lạc với nhau nữa.

Thứ tôi có thể rộng lượng chỉ vậy. Nếu ông ấy không thể tiếp nhận thì tôi cũng chỉ dừng lại đến đó thôi. Giờ những lời tôi nói với con người này dường như đều vô nghĩa. Thế nên tôi đứng dậy toang đi về.

Nhưng rất nhanh ba ruột vội vàng chạy lên níu lấy tay tôi. Giọng nói thành khẩn:

– Không phải ba không muốn làm việc đâu. Thật là ba chịu hết nổi.Bọn họ, bọn họ chê cười ba đi tù, khinh thường ba, cái gì cũng bắt ba làm. Toàn bắt ba trực đêm, trực hôm, rồi còn khuân vác rất nhiều đồ trong tòa nhà nữa. Ba mệt lắm con ơi, vai ba sưng, lưng ba bị trẹo. Ba đang phải dán cao nóng này con ạ. Ba nói thật đấy, bọn họ đối xử với ba rất tệ. Thậm chí có lần còn đánh ba nữa. Vy ơi! Con đừng bỏ ba. Giờ trên đời này ba chỉ còn mình con là người thân. Đừng bỏ ba nha con.

Giọng nói thành khẩn và nghẹn ngào của ba ruột đã làm tôi mềm lòng. Đúng là những người từng vào tù ra tội thì ít nhiều cũng sẽ bị khinh thường. Nhưng lời nói của người này còn đáng tin không? Thế nên tôi quay lại nói:

– Ba bị thương ở đâu để con xem.

Câu nói lúc ấy không mang chút độ ấm nào. Là một câu tra hỏi chứ chẳng có chút sự lo lắng hay quan tâm. Ngay cả tôi cũng giật mình với thái độ lạnh lùng và sắc đá khi ấy.

Ông biết nếu chưa đưa ra bằng chứng thì tôi sẽ chẳng tin, thế nên vội vàng vén áo. Những vết bầm tím lớn nhỏ dần dần hiện ra, phủ khắp các khớp xương sườn. Ông bị thế chắc là đau lắm. Vậy mà không dám nói với tôi, chỉ âm thầm chịu đựng.

– Ba lên giường nghỉ ngơi đi.

Chắc ba nghĩ rằng tôi muốn ra về nên tiếp tục níu kéo:

– Vy, con cho ba một cơ hội đi. Ba sẽ đi làm nghiêm túc. Con đừng giận được không Vy. Mai ba sẽ lên khách sạn xin bọn họ cho ba làm lại. Ba chịu đựng thế nào cũng được. Chỉ xin con đừng bỏ ba nha con.

– Được rồi, Ba nghỉ đi, con đi mua cháo cho ba.

Lúc tôi nói ra câu này, trong ông có bao nhiêu là sửng sốt nhưng nhiều hơn cả có lẽ là cảm xúc hạnh phúc. Ông nói:

– Con nói thật à?

– Trước mắt ba cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng đã. Mọi chuyện sau này từ từ tính. Cố ăn uống vào cho lại sức. Nếu thấy vết thương còn đau thì đừng bôi dầu nóng nữa, không tốt đâu, con sẽ đưa ba đi khám.

Ông nghe tôi nói vậy, đáy mặt lập tức lấp lánh, suýt nữa còn khóc thút thít như một đứa trẻ.

Ba tôi đúng đã từng mắc rất nhiều sai lầm khiến gia đình tan nát. Bắt mẹ tôi làm gái để lấy tiền cờ bạc. Luôn dùng những lời nói cay nghiệp và hành động vũ phu với hai mẹ con tôi. Nhưng ông cũng đã trả giá bằng 5 năm tù tội, hiện tại lại bị xã hội khinh thường.

Dù ông ấy không có công dưỡng nhưng lại có công sinh thành. Dù tôi có máu lạnh vô tình nhưng lại chẳng thể bỏ ông lúc này. Người đó là ba tôi, là người chung một dòng máu với tôi, là người mang tôi đến thế giới này.Ở tuổi ông, có lẽ mọi lỗi lầm nên được tha thứ. Tôi suy nghĩ quá nhiều rồi. Tha thứ đôi khi chính là cách ta giải thoát cho những uất hận của quá khứ

Chap 11:

Rất nhanh đã là ngày sinh nhật của mẹ Ngọc. Rút kinh nghiệm mấy lần sinh nhật trước của bà. Tôi nhận thấy bình thường ăn mặc tùy tiện thì không sao nhưng đến nơi sang trọng thì phải chăm chút bản thân một tí. Trang điểm nhẹ nhàng. Lôi chiếc đầm nhún bèo màu nude ngàn năm mới có dịp ra sử dụng. Quất thêm đôi guốc 5 phân. Nhìn mình trong gương, tôi phát hiện hóa ra bản thân cũng rất ra gì và này nọ.

Ngó qua đồng hồ đã hơn 5 rưỡi, tiệc tối sẽ được tổ chức vào lúc 6 giờ nên chẳng còn thời gian để lề mề. Tôi vội vàng đi xuống nhà. Bên dưới mọi người đều chuẩn bị xong hết cả, chỉ còn đợi mỗi mình tôi. Thật tình chưa bao giờ trưng diện cho bản thân, không ngờ nó lại tốn nhiều thời gian đến vậy.

Có lẽ lần đầu tiên thấy tôi ăn mặc kiểu này nên mọi người ai cũng sửng sốt.

Ông Hoàng đang ngồi uống nước nhìn thấy tôi liền sặc đến mức ho khù khụ. Nhưng trong lúc ho vẫn không quên giơ tay tạo nút like khiến tôi phì cười.

Ba Minh thì thảng thốt nói rằng:

– Con gái của ba xinh quá.

Đến mẹ Ngọc cũng phải công nhận:

– Cứ nữ tính, nhu mì như thế này có phải được không. Quần bò, áo thun mặc cho nhiều vào rồi mất hết vóc dáng phụ nữ.

Tất cả mọi người ai cũng dành những phản hồi tích cực cho tôi. Riêng ông anh hờ là vẫn dửng dưng nghịch điện thoại như thể tôi có đăng quang hoa hậu thì kẻ đó cũng chẳng bận tâm. Sống trong núi băng thành ra dần dần mất đi cảm giác lạnh. Thế nên tôi cũng chả còn để tâm đến cảm nhận của ai đó về mình.

Sau khi tập hợp đủ đội hình thì chúng tôi cùng nhau đến nhà hàng. Ba mẹ đi với ông Khiêm còn tôi đi với Hoàng. Ngồi trên xe ông ấy, một con nhỏ dành cả thanh xuân cho Noo Phước Thịnh như tôi lập tức thay hết thảy list nhạc qua bài hát của idol. Kẻ nào đó đã quen với cái kiểu lếu láo này rồi nên không cấm cảm, chỉ thở dài nói:

– Hên là em đi với anh đấy,chứ nãy giờ ở trong xe thằng Khiêm là bị tống cổ rồi.

– Thế nên em mới đi xe của anh. Chứ ngồi trong xe ông Khiêm chắc em tự kỷ mất. Với cả đi với anh mới có người nói chuyện phiếm tâm giao với em chứ.

– Toàn nói xấu bạn tốt. Anh thấy mình tội lỗi đầy mình đây này.

– Chơi với em thì anh phải chấp nhận chuyện đó. Không thì khỏi anh em cây khế gì nữa hết.

– Rồi! Rồi! Anh chưa thấy đứa nào đi ép người khác làm chuyện xấu như em đấy. Thế hôm nay lại qua chuyên mục gì?

Đáng lý ra cứ ráp lại là y như rằng tôi sẽ có 1001 câu chuyện của anh trai để kể lể cho ông Hoàng. Nhưng từ ngày ông anh kia mua tuýp bôi cho tôi thì tạm thời hình tượng của họ vẫn chưa xấu xí như trước. Thế nên hiện tại tôi vẫn không tìm được chủ đề nói chuyện.

– Tạm thời dạo này chưa có gì quá đáng lắm.

Nghe tôi nói thế, ai kia kinh ngạc thấy rõ:

– Em mà cũng hết chủ đề với thằng Khiêm á?

Trước đây biệt tài lớn nhất của tôi là nói xấu anh trai liên tục 5 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ.Thế nên đối với Hoàng, tôi lúc nào cũng dư chất xám với vấn đề này. Vậy mà biệt tài ấy lại đang ngày càng yếu đi. Lần trước đi ăn với Hoàng cũng chỉ nói vài lời kiểu ” Ông Khiêm chán ngắt”, ” Ông Khiêm nhạt nhẽo” là rồi. Hôm nay thì cạn văn.

– Sông có khúc, người có lúc mà. Dạo này, em bận rất nhiều việc, thời gian đâu để ý tên đó.

– Thế thì em sắp có cơ hội để ý rồi đấy.

Tôi ngờ nghệch chẳng hiểu gì hỏi:

– Ý anh là sao?

– Thì lần trước em chẳng có bài báo nói về dự án thiện nguyện của King group rồi à. Chuỗi hoạt động đó sắp tiến hành rồi.

– Thế thì liên quan gì đến em?

– Sao lại không liên quan. Em biết sơ sơ kế hoạch rồi thì đi theo viết bài luôn, như vậy sẽ dễ dàng hơn so với những phóng viên chưa được tiếp xúc. Bên anh cũng đã ngỏ lời với tòa soạn của em rồi. Chắc vài ngày nữa lão sếp nhà em sẽ phân công xuống thôi.

– Ồ!

Tôi thảng thốt một tiếng rồi tĩnh lặng nghe giọng hát truyền cảm của idol. Công việc mà, mình phải chuyện nghiệp lên. Dù ngày mai có phải phỏng vấn con Trinh hay con Như thì tôi vẫn phải giữ vững tác phong nghề nghiệp. Huống hồ được viết bài cho King group thật ra là sự mong mỏi của rất nhiều phóng viên. Tôi cũng không ngoại lệ.

Một hồi, chúng tôi cũng nhanh chóng đến được nhà hàng, Hoàng đi cất xe còn tôi vào sảnh trước. Lúc đi ngang qua quầy lễ tân, vô tình gặp lại nhỏ Trinh. Nó mặc nguyên một bộ đầm đỏ. Vốn đã chả ưa đối phương, vừa nhìn thấy cả hai đã lườm nhau muốn rớt cả mắt.

– Trời ơi! Dạo này an ninh ở đây kém quá, sao lại để loại người như mày chui lọt vào đây.

Hôm nay nhà tôi có việc nên không rảnh rỗi ở đây dạy dỗ đứa như nó. Thế nên tôi không thèm trả lời, chỉ rảo bước đi tìm phòng. Vậy mà con nhỏ vốn không được văn minh ấy vẫn cứ muốn bám lấy tôi. Chắc nó biết ở đây đâu đâu cũng lắp camera nên không sợ bị tôi xử.

– À! Tao biết sao mày có thể đến đây rồi. Đến câu đại gia đúng không? Đúng là mẹ nào con nấy. Mẹ làm cave thì con sao mà khá lên được.

Tôi đã tính nịnh cho êm chuyện nhưng con nhỏ này vốn không biết điều. Nó nói tôi thế nào cũng được nhưng đụng đến mẹ tôi thì tôi sao mà để yên được. Tôi quay qua nói lại:

– Mày câm cái mồm lại. Mẹ tao làm cave còn hơn cái cái ngữ bao trai như mẹ mày. Mày tưởng mẹ mày ngon lắm à. Mẹ mày chẳng qua cũng là dạng gái gọi mà phải trả thêm tiền cho khách thôi.

Bị tôi đáp trả con nhỏ ấy tức đến đỏ mặt. Chanh chua nói thêm:

– Mày đang chửi mẹ tao đấy à? Cái loại không có ai dạy dỗ. Cái thứ con điếm. Mày nghĩ mấy lão già giờ thèm loại như mày à? Ăn mặc quê mùa lạc quẻ. Ngữ mày chỉ đứng đường thôi. Chứ gái ngành hạng sang không đến lượt mày ngó đâu. Đừng ở đây mồi chài cho mất công.

– Tao không có ai dạy còn hơn cái loại có người dạy mà chả ra gì như mày. Tao thấy cái bản mặt mày mới giống điếm đấy. Ăn mặc lòe loẹt, mắt xanh, môi đỏ. Về mua gương soi lại mình đi rồi đến nói chuyện với tao.

Nhỏ Trinh đuối lý chẳng còn biết đáp trả tôi như thế nào bèn giở giọng cao thượng:

– Tao không thèm đôi co với mày. Hôm nay tao đi ra mắt nhà chồng nên chả rảnh rỗi ăn thua với đứa như mày.

Rõ ràng nó đôi co với tôi trước, giờ lại đổ tội hết cho tôi. Nhưng thôi kệ, tôi cũng đâu muốn om sòm rồi để mọi người nhìn thấy nên chỉ nói một câu kết thúc câu chuyện:

– Thế tao phải chúc mừng gia đình nhà chồng mày rồi, kiếm được cô con dâu rất được ấy.

Nói xong, tôi nhanh chân đi trước. Con nhỏ kia còn tính chạy theo tôi nói thêm gì đó nhưng từ đâu lại xuất hiện một người phụ nữ. Bà ấy lôi con Trinh lại. Tôi thì không rảnh lo chuyện bao đồng nên vẫn tiếp tục đi tìm phòng. Chỉ nghe loáng thoáng bà ấy mắng:

– Sao còn đi lông nhông ở đây? Trang điểm cái kiểu gì thế này. Đây là chỗ đàng hoàng chứ không bar búp của nhà cô đâu. Vào nhà vệ sinh tẩy ra ngay. Người ta là tìm dâu ngoan chứ không phải loại thích ăn chơi trác táng.

Đi một lúc dọc hành lang, cuối cùng tôi cũng tìm được số phòng. Đẩy cửa bước vào đã thấy vài người bạn của mẹ Ngọc. Tôi đi đến lễ phép chào hỏi rồi vào bàn ngồi. Dỗi sau cửa phòng đột nhiên lại được mở ra. Bước vào là một người phụ nữ tầm chạc tuổi mẹ tôi và TRINH. Hình như bà này là người phụ nữ ban nãy nói chuyện với cô ta bên ngoài hành lang. Lúc ấy tôi đi trước Trinh vài bước chân nên có lẽ bà ấy không nhận ra tôi còn tôi thì chỉ nhận biết được người phụ nữ này nhờ giọng nói:

– Chị Ngọc! Em xin lỗi mọi người nhé. Đường dạo này kẹt xe quá.

Mẹ Ngọc niềm nở trả lời:

– Vào ngồi đi. Không sao, không sao, mọi người cũng vừa mới tới.

Nhỏ Trinh lúc này đã thổi bay hết lớp phấn dày trên mặt. Bộ dạng nhìn vào cũng có chút thiện cảm hơn khuôn mặt cách đây vài phút. Nó nở một nụ cười thảo mai chào hỏi mọi người:

– Con chào các cô, con chào chú, chào 2 anh, chào… – Mắt nó lướt qua tôi thì sững lại.

Tôi cười cười đáp:

– Chúng mình bằng tuổi mà. Không cần chào đâu.

Cả bàn lập tức nhìn tôi kinh ngạc. Mẹ Ngọc nói:

– Hai đứa quen nhau à?

Tôi vẫn nhìn Trinh kiểu ngấm ngầm thách thức, nhẹ giọng đáp lời mẹ:

– Vâng ạ, bọn con là bạn cấp 2 với nhau.

Người phụ nữ đi cùng Trinh nghe thế, nhanh chóng cười đon đả:

– Thế thì tốt quá rồi. Sau này khỏi mất thời gian tìm hiểu. Có cái Vy ở đây, sau này Trinh nhà em có làm dâu nhà chị, em cũng yên tâm.

– Ừ, thật trùng hợp. – Mẹ Ngọc gật gật đầu công nhận

Vài người bạn của mẹ thấy thế, lại hùa vào nói thêm:

– Chắc là có duyên nợ thật.

– Chắc gì nữa là duyên nợ rồi còn gì.

– Đúng ,đúng là duyên nợ.

Những người này cứ thổi phồng câu chuyện lên. Cái Trinh cũng tranh thủ thời cơ đi đến ngồi bên cạnh mẹ tôi lấy lòng.

– Sinh nhật bác, con chẳng biết phải mua gì tặng. Nên con tự thiêu một bức tranh phong cảnh, mong bác sẽ thích.

Mẹ Ngọc nhận túi quà từ tay Trinh, mở ra xem rồi tấm tắc khen:

– Khéo quá!

Thế là nó đã thành công ghi điểm trong mắt mẹ tôi. Nghĩ đến cảnh nếu sau này ông Khiêm lấy nhỏ này thật. Chắc tôi phải dọn ra ngoài vì sợ sự đểu giả của nó làm cho mình phát điên. Trước mặt tôi thì đánh đá chua ngoa là thế, quay lưng một cái đã có thể diễn vai người con gái ngoan hiền, hiểu chuyện với mọi người.

Nhưng mà thật tình, tôi đây cũng rất tò mò. Một người khó ưa khó chiều như ông anh vàng bạc của tôi liệu có bị nhỏ thảo mai này dắt mũi không? Thế nên tôi đưa mắt qua quan sát anh ta, ông này vẫn cứ ung dung như mọi ngày. Lâu lâu nhấp một ít rượu, vừa bấm điện thoại vừa tùy hứng bỏ đồ ăn vào miệng. Cứ như thể người trên sao hỏa rơi xuống.

Sau khi xã giao hết từ mẹ Ngọc đến ba Minh, cuối cùng Trinh cũng tiếng tới đối tượng then chốt. Nó lên tiếng bắt chuyện:

– Anh Khiêm, em ngưỡng mộ anh lắm. Còn trẻ như vậy mà đã gây dựng được sự nghiệp vững chắc. Mấy đứa bạn cùng lớp với em cứ bảo anh là Jeff Bezos phiên bản việt không ấy ạ.

Thay vì từ chối lời khen một cách khiêm tốn như những người khác hay làm. Ông anh tôi lại hỏi một câu đánh qua vấn đề khác rất ngọt.

– Em còn đi học à?

– Dạ! Em đang học cao học ạ.

Nghe tiếng đối tượng mai mối cho con trai học cao hiểu rộng như thế mẹ Ngọc rất phấn khích:

– Ôi! Cái Trinh giỏi quá.

– Không đâu ạ. So với anh Khiêm con còn kém xa lắm. Anh tốt nghiệp đại học Harvard danh tiếng. Có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài. Lại còn làm chủ có một kênh thương mại điện tử vĩ mô.

Nghe fan cuồng kể chi tiết về cuộc đời mình như thế ông Khiêm chỉ cười nhạt, hỏi một câu nửa thật nửa đùa:

– Theo dõi tôi từ khi nào ấy?

Trinh lập tức ngại ngùng đáp:

– Thật ra em là 1 trong 3 triệu người theo dõi anh trên Instagram. Anh chính là động lực để em lên đại học và tiếp tục học sâu hơn đấy ạ.

Thế là chuyện tình fan girl và thần tượng chính thức bắt đầu á. Thật là ngôn tình quá đi. Tôi cứ nghĩ có một bước đệm tốt như thế thì cả hai sẽ có nhiều cuộc đối thoại với nhau. Nhưng không, sau câu nói kia, anh trai hờ lại chẳng hề có thêm bất cứ động thái nào nữa. Thế nên lúc ra về mọi người phải cố đẩy thuyền cho đôi bạn trẻ. Dì của nhỏ Trinh gợi ý:

– Giờ tôi bận chút việc chắc phải ghé qua shop. Ngặt nỗi ba mẹ cái Trinh khó lắm, đi chơi về khuya tí là rầy nó ngay. Mà nó thân gái một mình, để đi taxi tôi không yên tâm tí nào.

Bà ấy nói như kiểu Trinh bạn cũ của tôi là một cô bé mong manh, yếu ớt, một chiếc lá vàng rơi cũng làm em run sợ. Gớm! Thứ nó có mà quỷ dạ xoa cũng phải nể mấy phần.

Mẹ Ngọc tôi nghe thế thì sốt sắng:

– Ấy chết, sao lại để Trinh đi một mình. Thôi thì để thằng Khiêm đưa cái Trinh về nhé.

Khi mẹ tôi nói lời này, tôi đưa mắt qua nhìn Trinh, thấy khuôn mặt thảo mai kia lộ vài tia ưng ý. Tôi không thích nó toại nguyện thành thử nhanh mồm nói:

– Thế để Trinh đi với con và anh Hoàng cũng được ạ. Dù gì xe cũng còn nhiều chỗ trống. Anh Khiêm phải chở ba và mẹ về nữa chứ.

Ông khiêm nghe tôi tung chiêu thì cũng chịu hợp tác đáp:

– Vậy để Trinh đi cùng với Vy và Hoàng. Con đưa ba mẹ về trước.

Mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa thế, con nhỏ kia không ưng bụng thì cũng phải chịu thôi. Nó liếc qua tôi, mắt như muốn nổ tung. Nhưng cuối cùng vẫn phải sánh vai cô em hiểu chuyện. Hùa theo anh trai của tôi nói:

– Đúng đấy ạ. Hai bác đứng ở đây, con thật lòng không yên tâm một chút nào. Thôi cứ để anh đưa hai bác về cho an toàn ạ.

– Ừ, mấy đứa làm vậy cũng được. Chúng ta còn nhiều cơ hội cơ gặp mặt mà.

Thêm cả ba Minh thêm bớt, nhóm bạn của mẹ có muốn gán ghép cũng bất thành nên dì của Trinh đành tươi cười hứa hẹn những lần gặp khác với mẹ Ngọc rồi ra về.

Hai đứa ghét nhau mà phải ngồi chung xe thì sẽ có chuyện gì xảy ra. Có ông Hoàng ở đây nên cũng không thể bắt chấp hình tượng, cãi nhau tay đôi. Thế nên tôi và Trinh chỉ có thể dùng ngôn ngữ ánh nhìn để cấu xe đối phương. Cả hai cứ nhìn nhau chằm chằm như thế cho đến khi xe dừng trước cổng căn nhà sang trọng của Trinh. Con kia bước xuống xe, tôi vội ngồi lên váy nó để nó chao đảo rồi mới từ từ thả ra khiến Trinh không cân bằng kịp mà bổ nhào về phía trước.

Nhìn ai như vậy, tôi khẽ cười thầm rồi cất giọng lo lắng:

– Phải cẩn thận chứ, Trinh có sao không?

Trinh cười đôn hậu, nghiến răng ken két đáp:

– Cảm ơn Vy nhé. Mình không sao. Vy về được rồi ấy.

Nó vừa dứt câu tôi đã dứt khoát đóng cửa xe cái rầm.

Trên đường về, ông Hoàng không biết điều cứ khen con bé kia trước mặt tôi khiến tôi chướng. Cuối cùng cầm lòng không được quát lên:

– Tốt cái gì mà tốt. Xinh chỗ nào mà khen. Bọn đàn ông các anh đều ngu ngốc như thế à.

Ông Hoàng thấy tôi phản ứng dữ dội vậy chỉ còn biết ngờ nghệch quay lại ghế sau:

– Có chuyện gì à?

Tôi thở hắt ra, chỉnh đốn lại tâm trạng rồi nói:

– Anh về nói với bạn anh ấy. Con bé này không có vừa đâu. Tốt nhất là đừng dây vào nó.

Chap 12:

Đúng như những gì Hoàng nói với tôi hôm trước. Vài ngày sau đó, lão Trung đã gọi tôi vào phòng riêng nói chuyện. Dặn dò tôi rất kỹ rằng đây là cơ hội cho cả tôi và tòa soạn này phát triển, vì vậy tôi chỉ có thể làm tốt hoặc xuất sắc, tuyệt đối không được để xảy ra sai sót gì.

Mang theo kì vọng lớn lao của sếp lớn, ngày hôm sau tôi đã có mặt tại một ngôi chùa ở vùng ngoại ô thành phố để tham dự lễ trao tặng học bổng cho các em ở đây.

Khác xa với không khí xô bồ, náo nhiệt trong trung tâm thành phố. Nơi nay bình yên và trong lành đến lạ. Phía tây có tiếng nước róc rách thanh mát. Phía đông là một khu thượng uyển với hoa cỏ xanh tươi. Qua một chiếc cầu nhỏ, ở giữa, chánh điện hiện lên với kết cấu một tòa tháp 5 tầng, đỉnh là đài hoa sen. Phần mái được lợp bằng ngói lưu ly. Vào sâu trong khu nội điện, hành loạt các bức tượng phật được trải khắp 3 góc tường. Điều tôi thích nhất là đầm sen phía sau chùa, những đóa sen hồng vươn lên giữa đầm lầy bùn đất, ngạo nghễ một cách đầy kiêu hãnh.

Sau khi dẫn tôi đi dạo một vòng quanh chùa, sư cô đưa tôi đến khu sinh hoạt của những trẻ em mô côi ở đây. Chúng đều mặc đồ tràng. Đứa lớn chăm đứa bé. Nhìn cảnh này, tôi lại thấy thương quá. Không cha không mẹ, những đứa trẻ này chỉ có thể nương tựa vào nhau mà sống.

Tôi chợt nhớ ra sáng nay có mua rất nhiều bánh kẹo cho chúng nên liền quay người kéo khóa balo, vốc một nắm lớn đi vào chia cho các em.

– Này! Dì cho mấy con nhé.

Trẻ con mà, thấy kẹo là lập tức mắt sáng láp lánh, chạy lại nhận rồi luôn mồm nói:

– Con cảm ơn dì ạ.

– Dì xinh gái quá.

– Dì xinh như bà tiên trong truyện cổ tích ấy.

Một đứa khác chạy tới cau mày phản đối câu nói vừa rồi của bạn nó:

– Bà tiên già rồi, dì là cô tiên, cô tiên vừa có nhiều phép màu vừa xinh đẹp.

Tôi đến phì cười với lũ trẻ này.Đúng là con nít quỷ, rất biết cách lấy lòng người khác. Thật ra những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, chúng nó thường dễ lưu luyến, dễ yêu mến một ai đó lắm. Giống như tôi ngày trước, lũ nhóc này cũng rất nhanh chóng thân thiết với một người lạ.Thậm chí một số đứa còn rúm lại bắt tôi kể chuyện cổ tích.

Sự cô ngồi nói chuyện với tôi một lúc rồi lại có việc phải đi, đỗi sau thì dẫn một người khác đến. Dáng hình cao lớn, mái tóc đen bóng lưởng, đóng định trong những bộ vest đắt tiền. Người ấy có thể là ai được ngoài ông anh vàng bạc của tôi, ceo King group, Huỳnh Duy Khiêm.

Sư cô nhìn tôi mỉm cười hiền hậu:

– Bạn của cháu này. Hai đứa nói chuyện nhé, cô đi lo lễ đài một chút. Sắp đến lễ rồi.

Nói rồi sư cô quay gót rời đi. Chắc có sự hiểu lầm gì đấy. Tôi với ông anh này sao lại là bạn bè được chứ. Thậm chí từ nhỏ đến lớn chưa một lần đi chơi chung, kết giao thế quái nào được.

Mà lạ, chẳng lẽ King group đông người thế mà chỉ có một mình ngài ceo đức cao vọng trong đến thôi sao? Vì chẳng biết nói gì. Để giảm bớt sự ngượng ngùng nên tôi hỏi luôn điều mình nghi vấn:

– Anh Hoàng và những người khác không đến ạ?

– Đến cả rồi nhưng ngoài ấy đông đúc nên tôi vào đây. Còn Hoàng thì…

Kẻ đó cố ý kéo dài để gây sự tò mò cho tôi. Tôi không chịu được cái kiểu này nên thúc giục ai đó trả lời:

– Thì sao ạ? Anh trả lời đi.

– Có vẻ mong đợi quá nhỉ.

Trả lời thì trả lời, không trả lời thì thôi. Tôi ghét nhất là cái kiểu úp mở như thế.

– Anh không trả lời thì thôi.

Có một kẻ cứ thích làm trò ngược với ý của người khác. Lúc tôi hỏi thì chẳng chịu trả lời. Khi tôi không còn quan tâm lại cố tình thông báo:

– Nó không đến đâu. Tôi đi rồi thì cũng phải còn người quản lý công ty chứ. Đi hết rồi ai ở nhà xử lý công việc.

Tôi gật đầu.

– Dạ.

Có thể thôi mà cũng vòng vo thần bí. Mệt mỏi với ông anh hờ này ghê.

Ông ấy vẫn cái kiểu xa cách dù tôi đã nói là lại đây ngồi với lũ trẻ nhưng họ vẫn kiên quyết đứng im đút tay vào túi quần. Cuối cùng có một cô bé chạy đến ôm chân anh ta. Giọng điệu ngọt ngào bảo:

– Chú đẹp trai ơi! Sao chú không chịu ngồi ạ? Hay chú ra ngoài chơi bóng với con nhé?

Được một cô bé đáng yêu như thế thuyết phục, nếu là người bình thường thì đã vui vẻ nhận lời rồi. Nhưng anh trai mặt lạnh thì khác, kẻ đó cau mày, cố tháo người cô bé đang yêu kia ra khỏi chân.

Tôi sợ con bé tuổi thân nên vội đi đến, đưa cho nó vài viên kẹo rồi nói:

– Chú đang bị ốm con ạ. Chú sợ lây bệnh cho con nên mới không ngồi với con ấy. Bé ngoan ra ngoài chơi với bạn nhé.

Con bé lập tức gật đầu:

– Vâng ạ.

Sau khi con bé ra sân chơi với bạn, tôi trong này mới hướng tên anh trai, bảo:

– Anh lại đây ngồi đi, không một chút lại có đứa ôm chân anh nữa đấy.

Nghe tôi nói thế, tên nào đó mới chịu đi đến ngồi xuống ghế đối diện tôi.

– Này! Đâu ra một lũ ý như cô thế?

Ý con người ấy là mặt dày, bám đuôi y như tôi ngày bé. Dưới ánh nhìn miệt thị kia, lòng tôi vừa ức vừa tức. Cuối cùng không kìm nén được mà nói thẳng:

– Chúng em đâu có một gia đình chọn vẹn như anh. Thiếu tình yêu thương nên sống rất tình cảm, dễ thân, dễ gần với người khác. Anh cứ thử bị bỏ rơi, bị đánh, bị bán đi rồi biết. Anh nhìn thấy đứa bé đang ngủ trong nôi kia không? Nó bị bệnh tim bẩm sinh, thế là vừa sinh ra đời đã bị mẹ vứt bỏ lại bệnh viện. Còn con bé đang chơi người vườn kia anh thấy chứ? Nó vừa bị cha dượng đánh đập, mẹ nó sợ quá nên phải mang gửi vào chùa. Anh căn bản chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh ấy nên chắc chắn chả thể nào hiểu được.

Hoàn cảnh khi bé của tôi chẳng khác gì so với những đứa trẻ ở đây. Có lẽ do đồng cảm nên khi nghe sư cô kể về cuộc đời của chúng nó, tôi thấy câu chuyện nào cũng đau lòng như chính mình trải qua.

Anh hờ nghe tôi phản ứng gắt như thế có hơi thất thần, sau đó ngồi im lặng, không đả kích tôi như mọi khi. Những đứa trẻ vô tư thì đâu có để tâm đến biểu cảm khó ở của ai đó, vẫn cứ sấn đến bắt chuyện với anh ta. Kẻ ấy mặc dù còn cau mày những thái độ cũng đã mềm mỏng hơn. Anh ta học theo tôi, lấy kẹo trên bàn đưa cho chúng rồi khô khan nói:

– Đi chơi đi.

Tôi lúc đó không biết nên khóc hay nên cười. Kiểu anh trai này ghét bị bám đuôi nhưng lại phải cố tỏ ra mình tinh tế. Cũng may Lũ trẻ rất hiểu chuyện, vòng tay cảm ơn rồi lại ra ngoài tíu tít với nhau. Còn cho rằng kẻ nào đó là người tốt nên mới cho chúng kẹo. Con nít suy nghĩ thật là đơn giản.

Tôi kể xong một tập truyện cổ tích thì em bé bị bệnh tim tỉnh giấc, nghêu ngao khóc tìm người. Tên anh trai ngồi nhàn rỗi nghe thấy lại chỉ chăm chăm nghịch điện thoại, lên giọng nhắc nhở tôi:

– Dậy rồi kìa.

Đến hết nói nổi. Sao trên đời lại có loại hời hợt đến như thế cơ chứ? Biết có nói với con người này thêm nữa thì cũng phí lời. Thế nên tôi nhát tranh luận, chỉ thở dài rồi đi đến nôi ôm bé lên. Có một em bé vừa mới mếu máo vậy mà giờ đã bắt đầu nhìn tôi ngoảnh nhoẻn miệng cười rất tươi. Người ta thường bảo con nít chưa hiểu chuyện. Nhưng tôi thấy chúng nó vừa sinh ra đã hiểu thân phận của mình. Nhìn xem, lũ trẻ ở đây đều rất dễ thương, dễ gần, khiến cho mọi người phải yêu thương. Chứ không phải như loại người được gia đình yêu thương nên bất cần với cả thế giới.

– Dì ơi, bạn Tâm bị ngã.

Một bé gái chạy vào thút thít nói với tôi. Sau đó thì có thêm 2 bé nữa đỡ bạn vào ghế ngồi. Tôi nhìn thấy vết trầy trên chân tuy không nghiêm trọng nhưng vẫn phải sát khuẩn và băng lại để tránh bị nhiễm trùng. Mà tay còn đang vướng ôm em bé khác, hết cách nên mới phải nhờ vả:

– Anh băng bó vết thương cho bé giúp em với.

Kẻ đó ngẩng mặt lên nhìn tôi rồi ngó qua em bé bị thương ngồi ở ghế đối diện. Xong lại tiếp túc dúi mắt vào điện thoại, tỉnh bơ trả lời:

– Có biết đâu mà làm.

Nói thật, nếu tôi mà không phải là em thì tôi đã đánh tên này cho nát mông ra rồi.

– Anh không biết thì để em chỉ anh. Vết thương ấy không sát khuẩn bị nhiễm trùng thì sẽ dẫn tới hoại tử, rất nghiêm trọng đấy anh ạ.

Tên đó vẫn cái kiểu thách thức sự kiên nhẫn của tôi, tiếp tục nói một câu khiến tôi sôi máu:

– Thế thì cô sát khuẩn cho nó đi. Thấy nguy hiểm mà nói mỗi cái mồm vậy thôi à.

– Em đang ôm em bé. Giờ anh không sát khuẩn thì anh lại ôm đi, thế em mới làm được chứ.

Nhìn qua đứa bé trên tay tôi rồi tên anh trai lại nhìn bạn nhỏ chỉ mới 4 tuổi nước mắt giàn giụa vì đau. Cuối cùng quyết định:

– Được rồi! Dụng cụ y tế đâu?

Tôi chỉ lên cái tủ nhỏ ở tường trái:

– Sau lưng anh ấy.

Cũng may, giờ người nào đó đã chịu hợp tác. Anh ta quay người đi đến tủ y tế. Tôi biết họ chả có kinh nghiệm gì nên đi theo hướng dẫn:

– Anh lấy một chai iod màu vàng, bông với băng cá nhân.

Lấy xong kẻ đó đi đến chỗ bé gái bị thương, khuỵu gối chờ tôi hướng dẫn tiếp.

– Anh đổ iod vào bông, lau vết thương trước đã.

Kẻ đó vụng về làm theo, tay chân lóng ngóng đổ ra cả tay. Chưa gì tôi đã thấy để tên này làm là một chuyện không mấy an toàn. Nhưng biết sao được, em bé đang thiu thiu ngủ, giờ mà đặt nó xuống nôi thì ẻm tỉnh giấc ngay.

Tôi mới lơ là một tí mà ai kia chút nữa đã đổ hết lọ iod vào bông.

– Nhiêu đó được rồi.

Sau đó, họ còn đặt bông đã tẩm ido vào trung tâm vết thương chà mạnh khiếm bé đau quá la lên.

– Anh đừng làm vậy. Phải nhẹ thôi, làm một vòng xoắn ốc từ ngoài vào trong như thế thì bé đỡ đau với chỗ bị thương mới không bị trầy ra thêm.

– Nhẹ thêm chút nữa.

– được rồi, giờ anh tháo băng cá nhân ra đi. Để phần ô vuông màu trắng ấy vào miệng vết thương.

Anh trai hờ loay hoay mãi mà không tháo băng ra được. Từ nhỏ đến lớn, tên anh trai cái gì cũng giỏi, tôi cứ nghĩ họ là bất bại thì ra lại thiếu kỹ năng đời sống đến vậy. Tôi ngán ngẩm lắc đầu.

– Ở giữa miếng băng người ta cắt sẵn mối rồi ấy. Anh chỉ cần đặt băng vào vị trí vết thương rồi tháo nhẹ ra là được.

Sau khi chỉ dạy ai đó cách sát khuẩn và băng vết thương xong thì tôi thề tôi cảm thấy mình đã dư điều kiện để được cấp chứng chỉ nhẫn nại.

Chúng tôi ở đấy tầm 30 phút, buổi lễ trao học bỗng mới bắt đầu. Tên anh trai đến đây đúng chất là một bình hoa trang trí. Ngoài việc ngồi bên dưới để những phóng viên như tôi chụp ảnh lấy bằng chứng tham dự thì ngoài ra chẳng động chạm vào bất cứ thứ gì. Trao học bỗng đã có nhân viên làm hộ, đến nhận quà của chùa cũng để người khác làm thay. Giờ tôi mới biết vì sao King group luôn bị réo tên trong những cuộc từ thiện, hóa ra bởi vì lãnh đạo là một kẻ không có tâm.

Buổi lễ kết thúc, trong lúc tiễn khách, nữ trụ trì có mời chúng tôi ở lại để tham dự lễ thả đèn hoa đăng vào tối nay. Tất cả các phóng viên ở tòa soạn khác đều khéo léo từ chối vì họ đã có đủ tư liệu để viết bài và lễ lần này cũng chỉ là hoạt động thường nhật hằng tháng, không có gì nổi trội.

Cứ nghĩ là chỉ có một mình thôi, không ngờ vì đã có công lớn băng bó vết thương cho một em nhỏ mà kẻ nào đó đã bị lũ trẻ bám riết không buông. Cuối cùng thì cũng bị chèo kéo ở lại tham gia.

Ánh trăng rằm sáng tỏ trên nên trời thanh mát. Gió nhè nhẹ lướt qua những khóm hoa. Đêm tĩnh lặng với những ánh đèn cầy nhỏ bé. Âm thầm nhưng lại soi sáng một góc sông.

Tôi và Khiêm ngồi trên một chiếc thuyền nan, theo hướng gió trôi dạc ra giữa lòng nước. Thật ra thì buổi lễ hàng tháng với cả chỉ có tôi và ai đó tham dự nên đáng lý không màu mè như thế. Nhưng vì tôi bảo muốn viết bài thành thử trụ trì liền kiếm cho chúng tôi một chiếc thuyền để tăng tính sống động.

Tôi xếp trên thuyền rất nhiều đèn hoa đăng với đủ màu sắc. Rồi loay hoay chụp vài tấm thật lung linh. Sau đó vì muốn được chụp cảnh thả đèn nên mới nhờ người bên cạnh chụp hộ. Nhưng kẻ đó mắt nhắm, mắt mở kiểu gì kiến mấy tấm hình của tôi nhòe đến không tưởng. Tôi khó chịu bảo:

– Anh có phải dân không nghệ không thế?

– Dân công nghệ thì làm sao?

– Dân công nghệ mà sài đồ công nghệ kém ngoài sức tưởng tượng. Anh chụp em thế này thì ai mà nhận ra.

Nói rồi tôi đưa máy ảnh cho ai đó xem. Thật chứ nhìn như kiểu ma dai lướt sông ấy, mờ đục ra.

Kẻ đó nhìn vào tầm giữa giây liền cao ngạo đáp:

– Máy dỏm thì chả ra thế.

Phận làm em nên tôi không dám cãi lại, chỉ còn biết hậm hực thả đèn một mình. Thật là ngu ngốc khi quyết định ngồi chung thuyền cùng tên anh hờ xấu bụng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương