Mang Thai Hộ

Ngoại truyện 2



Tôi nằm đó đón nhận cái c-h-ế-t đến với mình, tưởng tượng sẽ được gặp lại mẹ, gặp lại đứa con trai ngắn số của mình, và gặp anh, người mà trong lúc hiểm nguy nhất đã không màng sống c-h-ế-t của bản thân mà che chở cho tôi. Người ta nói khi hoạn nạn mới thấy chân tình, một người đánh đổi cả mạng sống, dùng thân thể bảo vệ tôi thì còn hơn cả chân tình mà người ta hay nói.
Thế nhưng, trong mơ hồ tôi bỗng nghe tiếng la thất thanh của Dũng, dường như toàn thân còn bị Dũng lay mạnh kịch liệt:
– Trúc, Trúc có nghe tôi nói không, mau tỉnh lại đi..Trúc..
Dũng gọi tôi, lung lơ cơ thể tôi, sau đó thì bế thốc tôi chạy đi ra xe. Lúc này đầu óc tôi ong ong, choáng váng chứ không mê man bất tỉnh, vẫn nghe rất rõ tiếng hò hét của Dũng cùng cơ thể đang di chuyển trên ô tô đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi vào trong, bác sĩ tiến hành sơ cứu cấp cứu cho tôi, không rõ là bao lâu, đến khi được đẩy ra ngoài thì tôi cũng đã tỉnh táo hẳn còn bị bác sĩ mắng một trận vì cái tội tự t-ử.
Dũng thở dài:
– Sao Trúc lại làm vậy chứ, cũng may tôi linh cảm Trúc có chuyện nên đã quay lại, chậm chút nữa là đã không kịp rồi. Dại quá Trúc à.
Tôi mở đôi mắt vô hồn nhìn lên trần nhà trắng xoá:
– Những người thân nhất đều rời bỏ em cả rồi, mẹ em, rồi anh Đăng, không ai cần em nữa, em phải đi tìm họ..
– Em ngốc quá, sao lại nghĩ tiêu cực như vậy, em nghĩ em ch-ết là được gặp họ sao, thế giới bao la như vậy tìm 1 người sống còn khó huống hồ là một người ch-ết. Việc của em bây giờ tịnh dưỡng cho thật khoẻ, sống tốt phần đời còn lại thì mẹ em và luật sư Đăng trên trời mới thấy an lòng.
Tôi thở dài, cảm thấy cuộc đời dường như rất ghét bỏ tôi. 18 năm làm trâu làm ngựa trong chính gia đình mình, bị đánh đập hành hạ, đến khi lấy chồng thì bị chính ba ruột bán cho một lão già buôn bán m-a t-u-ý, đã vậy còn bị cha con ông ta mưu tính làm công cụ mang thai hộ cho đứa con trai mình, sau đó thì bị phát hiện, bị cho uống thuốc phá thai suýt c-h-ết. Bao nhiêu đau khổ của cuộc đời đổ lên đầu tôi. Rồi tôi gặp anh, anh dang tay che chở cho tôi lúc tôi bơ vơ nhất, anh cho tôi ở trong nhà cao cửa rộng, được ăn ngon mặc đẹp, được học hành và có công việc mà tôi chưa từng nghĩ sẽ có được. Và hơn hết, anh cho tôi được sống như một con người thực thụ, được yêu thương, được chăm sóc, được vỗ về cưng nựng, anh cho tôi biết thế nào là yêu một người, thế nào là ghen tuông khi ai đó có ý với người mình thương. Và bức tranh anh vẽ ra, căn bếp lúc nào cũng ấm nóng với những món ăn tôi nấu, anh nói anh muốn cả đời được ăn cơm tôi nấu, vì đó là hương vị ngon nhất trên đời này.
Những lời nói còn vang vọng bên tai, khuôn mặt tuấn tú của anh còn in hằn trong mắt, thế mà người đã đi xa, bỏ tôi bơ vơ trong cung đường rộng lớn đầy lạc lõng…
– Tôi biết hiện tại Trúc rất đau lòng nhưng thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương, chúng ta vẫn phải sống tiếp, sống thay cho những người đã mất nữa, Trúc phải trân quý mạng sống của mình, ngoài kia có rất nhiều người đang từng giây từng phút giành giật sự sống, tại sao Trúc lại chọn kết thúc cuộc đời, Trúc kém cỏi như vậy sao?
Anh Dũng nói rất nhiều, tôi im lặng không đáp, chỉ có nước mắt trào ra.
Ở hết một hôm, khi sức khoẻ tôi đã ổn định thì bác sĩ cho tôi xuất hiện. Lúc khám lại lần cuối bác sĩ nói thuốc ngủ tôi uống liều thấp, và được phát hiện sớm nên không nguy hiểm, nhưng bác sĩ cũng mắng tôi dại dột, không biết quý trọng mạng mà lại chọn cách t-ự v-ẫ-n. Tôi cúi gằm mặt, khẽ nói:
– Tôi không còn lý do gì để cố gắng sống trên đời này nữa. Ai cũng rời bỏ tôi..
– Cô còn rất trẻ, tương lai còn dài, đừng bi quan như vậy. Cố gắng lên, cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp lắm.
Tôi thở dài theo Dũng ra về, nhưng không phải là về nhà, anh ấy đưa tôi đến một mái ấm nhỏ, tôi hỏi:
– Sao anh đưa em đến đây?
– Thì em cứ vào đi.
Dũng mở cửa xe dẫn tôi vào trong, anh ấy giới thiệu đây là mái ấm dành cho những đứa trẻ bị bỏ rơi, có người bỏ trước cửa mái ấm, có người thì vứt con bên vệ đường, có kẻ ác hơn là con trong thùng rác, trong bụi cây, thầy phát hiện và đem về nuôi dưỡng chăm sóc. Tôi nhìn xung quanh khu vực này đã thấy khoảng mấy chục bé lớn nhỏ có đủ, có những bé nhỏ nhất thì chắc vài ba tháng tuổi, đang nằm san sát nhau ngủ ngon lành.
Anh Dũng nói:
– Các em bé ở đây rất tội nghiệp, toàn bị bỏ rơi, có đứa còn chưa được cắt dây rốn, cứ thế mà vứt vào bụi cây, khi phát hiện đã bị côn trùng cắn đầy mình, sưng tấy. Còn có đứa thì sinh ra không được lành lặn nên bị bỏ, thầy đem về nuôi hết, chăm sóc tận tình. Hằng tháng hoặc khi rảnh rỗi anh đều đến đây giúp thầy một tay, bởi vì anh cũng xuất thân là một trẻ mồ côi, năm 10 tuổi thì được nhận nuôi, nhưng anh không quên nơi đã cưu mang mình suốt 10 năm đầu đời.
– Anh lớn lên ở đây hả?
– Ừ, em nhìn đi, cuộc sống có nhiều bi kịch nhưng cũng có những điều tuyệt vời, sư thầy là một trong những điều tuyệt vời ấy khi đã dang tay nuôi dưỡng bao nhiêu sinh mạng bị ruồng bỏ. Thay vì em muốn chết thì em hãy đến đây dùng sức của mình chăm sóc bọn nhỏ, như vậy chẳng phải tốt hơn gấp vạn lần hay sao, lại còn tích được phước đức cho bản thân, vừa giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Tôi nhìn bọn nhỏ, bên tai Dũng tiếp tục kể về hoàn cảnh của các bé, thậm chí có bé còn bị mù, bị tim bẩm sinh, có bé bị câm điếc, có bé thì bị down không phát triển bình thường, nhìn thấy mà tôi không cầm được nước mắt, bế lấy một bé trong số mấy chục bé bất hạnh tại đây.
Sau khi được Dũng đã thông đầu óc, tôi gạt nước mắt không muốn c-h-ế-t nữa mà sẽ chung tay với Dũng chăm sóc những em bé đáng thương ở mái ấm này. Hiện tại thì tôi vẫn ở nhà của Đăng, theo như lời của Dũng thì anh và những luật sư khác sẽ cố gắng để giúp tôi đứng tên một phần tài sản của anh.
Tôi ngơ ngác:
– Em đứng tên? Sao được?
– Được hết, chúng tôi sẽ có cách. Luật sư Đăng mất rồi, tài sản hiện tại của anh ấy không nhỏ, nhưng theo luật thì tài sản của người mất khi chưa có di chúc sẽ chia ra nhiều hàng thừa kế, đầu tiên là vợ chồng, cha mẹ, con cái. Chúng tôi cũng có bàn với nhau sẽ làm nhân chứng xác nhận hai người chuẩn bị kết hôn để đưa Trúc vào hàng thừa kế tài sản, tôi nghĩ căn nhà với 1 sổ tiết kiệm cố gắng thì cũng được.
– Nhưng còn ba mẹ anh Đăng thì sao?.
– Chúng tôi sẽ trao đổi với ông ấy.
– Em thấy .. ngại lắm.. không nên như vậy đâu anh Dũng. Em sẽ thuê trọ, trả nhà lại cho ba mẹ anh Đăng.
– Sao lại không nên, hiện tại Trúc còn phải nghỉ ngơi thêm một thời gian, nếu có được căn nhà và 1 số tiền phòng thân thì tốt hơn.
– Nhưng mà..
Dũng cắt lời tôi:
– Cứ để đó chúng tôi lo, ngày trước luật sư Đăng rất tốt với tôi, bây giờ Trúc là người anh ấy yêu thương, tôi nhất định sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ Trúc.
Thật tình thì tôi không muốn như vậy. Chúng tôi chỉ mới yêu nhau, chưa là vợ chồng, chuyện thừa kế có vẻ như tham lam và không đúng, thế nhưng nhắc đến ba mẹ Đăng tôi chợt thắc mắc tại sao không nghe họ đến hương khói cho anh mà để thư ký Dũng ngày ngày qua đó. Tôi đem thắc mắc đó hỏi Dũng thì anh ấy nói:
– Sau khi luật sư Đăng mất hai người họ sốc quá đổ bệnh nên sang nước ngoài điều trị.
– Sang nước ngoài?
– Ừ.
Nghe vậy tôi cũng không hỏi thêm, cùng Dũng ở mái ấm đến chiều mới về nhà, trước khi về, Dũng khuyên nhủ tôi một lượt nữa mới lái xe đi và hứa thường xuyên sang đây với tôi cho đỡ buồn
Một mình trong căn nhà thênh thang, tôi không biết làm gì ngoài ngắm ảnh của anh, nhớ về những ngày anh còn sống, những kỷ niệm ấy như thước phim quay chậm, hiện rõ ràng trong mắt, nhưng hiện thực chỉ có mình tôi trong căn nhà này, cảm giác vô cùng trống trải và đơn độc..
Nhất là khi màn đêm buông xuống, thành phố hoa lệ bậc nhất Việt Nam trong mắt tôi lại trở thành nơi đau lòng nhất, vì nơi này tôi mất đi người tôi yêu..
Thời gian lại trôi qua đúng với quy luật của tạo hoá. Hiện tại văn phòng luật của anh vẫn hoạt động như bình thường, tôi nghe Dũng nói trước đó là Đăng mời những luật sư kia về làm và chi trả theo lương tháng, bây giờ anh mất rồi số lượng khách hàng cũng ít đi vì đa phần họ đến tìm anh là chủ yếu, nếu một thời gian nữa mà thấy không ổn thì một là thay tên văn phòng, hai là đóng cửa.
Tôi thì không rành mấy chuyện này bằng Dũng, hiện tại cũng chưa đi làm lại, sau vụ tai nạn bác sĩ dặn dò phải nghỉ ngơi cho thật hồi phục, tái khám theo định kỳ. Về phần ba tôi dưới quê tôi có nghe nói ông bây giờ yếu dữ lắm, nằm một chỗ trên giường mọi việc đều dựa vào người khác chăm sóc. Con Cam nó có đến thăm tôi, nó kể là nghe mẹ nó nói chị Hoa sau khi bị tên đó lừa đảo thì mắc cỡ với bạn bè hàng xóm, do lúc trước huênh hoang khoe mẽ lấy được đại gia giàu có, khinh thường bọn con gái gần nhà không bằng chị ta, mặt mũi lúc nào cũng câng câng rất chướng mắt, bây giờ vỡ lẽ ai cũng cười nhạo, chị ta chui rúc trong nhà không dám ló mặt ra gặp ai, cuối cùng bỏ đi đâu đó không ai biết. Còn chị Hạnh thì đi làm được mấy ngày thì bị đuổi do trước giờ không quen cực khổ, đi làm cãi nhau với khách bị chủ đuổi việc.
– Nói chung bây giờ bọn họ bây giờ thê thảm lắm, tao thấy hả hê vãi cả lờ luôn mày. Nhất là ông già mày, quả báo đó, nằm đó chờ ch-ết mà không c-h-ế-t. Nhưng như vậy còn khổ hơn ch-ết, mẹ tao nói á bà lớn suốt ngày bỏ ba mày nằm co ro trên giường, không lo ăn uống vệ sinh gì hết, bà ta ngược xuôi đi kiếm tiền chuộc nhà mà không ai cho, còn thằng Hào thì cũng bỏ học tụ tập với mấy thằng quậy phá trong làng, có người còn thấy nó chơi đá nữa, hư rồi…
– Đâu ai nghĩ có ngày ba tao thê thảm như vậy, trước đó tiền bạc phủ phê, nghĩ sao dám đem hết tài sản giao cho thằng rể, bó tay.
– Hình như thằng cha đó có bùa mày ơi chứ bình thường ai ngu như vậy, không những ba mày mà có mấy người dính đòn của nó nhưng số tiền không lớn như nhà mày. Người ta kể với má tao là lúc đó nó nói cái gì cũng nghe hết, không tiền thì đi vay mượn về đưa nó đầu tư, lạ lắm, bỏ bùa là cái chắc luôn.
– Thế thì chắc vậy, nhưng còn nhà tao thì do tham nhiều hơn bùa.
– Cho ch-ết luôn, ai biểu trước đó ăn ở thất đức, xóm làng không ai ưa 1 người, bị phá sản người ta còn cười hả hê nữa là thương xót giúp đỡ, ai cũng nói quả báo nhãn tiền. Mà mày định làm gì, có đi làm lại không?
– Hiện tại thì chưa, bác sĩ kêu nghỉ ngơi cho thật khoẻ mới được đi làm lại.
– Nhưng làm gì, đến văn phòng đó nữa hay sao?
– Văn phòng đó trước là của anh Đăng thì sao cũng được, giờ anh ấy mất rồi, sắp tới có vài thay đổi, sợ là với trình độ của tao người ta không nhận.
– Sao lại không, mày là bạn gái anh Đăng, mấy người đó ít nhiều cũng nể mặt anh ấy mà nhận mày thôi, nếu mà không nhận thì qua làm với tao, thiếu gì chuyện làm. À mày còn tiền không, tao có đem qua một ít nè.
Vừa nói con Cam vừa mở túi xách lấy tiền ra đưa cho tôi, tôi lắc đầu:
– Tao còn, trước đó anh Đăng cho tao nhiều để dành mua quần áo mỹ phẩm, rồi tiền đi chợ, tao còn nhiều lắm, mày cất lại đi.
– Ừm khi nào cần thì gọi cho tao nha. Nghĩ tích cực lên nha Trúc, mày còn trẻ, còn cả một quãng đường dài phía trước, đừng buồn nữa.
Tôi thở ra:
– Làm sao không buồn. Nhiều lúc tao nghĩ tao có số sát chồng, lấy ông kia mấy tháng ông ta ch-ết, bây giờ đến anh Đăng.
– Không phải đâu, mày lại nghĩ lung tung rồi đó, ông kia sớm muộn gì mà không bị bắt t-ử hình, buôn ma toé kiểu đó sống gì được. Mà khoan, cái nhà này thì sao, ba mẹ anh Đăng có lấy lại không, họ có nói gì không Trúc?
– Tao đã gặp mặt họ đâu, nghe nói là sau khi anh Đăng mất họ đổ bệnh đi nước ngoài điều trị cả rồi, Tao chưa gặp một lần nào cả.
– Lúc mày trong bệnh viện tao vào thăm cũng không thấy họ ghé?
– Ừ, không có vào, lúc đó anh Đăng mất, chắc họ lu bu sau đó thì đi nước ngoài luôn.
Con Cam nhíu mày:
– Rồi con người yêu cũ của anh Đăng thì sao, nó có tìm mày không?
– Không luôn. Mọi người nghi ngờ là cô ta chính là hung thủ gây ra tai nạn vì hôm gặp nạn có 2 chiếc xe cứ gây sự với tụi tao, sau đó anh Đăng tăng tốc cắt đuôi chúng thì bị tai nạn. Nhưng nhà cô ta có thế lực, thư ký của anh Đăng không tìm được bằng chứng, mà có tìm ra cũng không đủ năng lực phanh phui cô ta. Anh ấy dặn tao bỏ qua, nếu làm lớn chuyện e rằng cô ta xử tao luôn.
– Đúng đó, mày đừng làm lớn chuyện, chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Còn sống là tốt rồi…
– Nhưng anh Đăng thì đi rồi…
Nói xong mũi tôi cay xè, cổ họng ứ nghẹn, nước mắt chảy ướt đẫm khuôn mặt hốc hác. Dù anh đi đã hơn 1 tháng nhưng chưa đêm nào tôi không nhớ anh, chưa đêm nào tôi ngủ một giấc ngủ trọn vẹn, hình ảnh của anh cứ xuất hiện trong mơ, mỗi lần giật mình thức giấc hai bên thái dương đều ướt sũng, lòng đau như cắt…
Tôi nhớ anh… thật sự rất nhớ anh…
Rồi một tháng nữa lại trôi qua, thi thoảng điện thoại tôi cũng nhận được vài tin nhắn chửi rủa tại sao tôi không c.h.ế.t luôn đi, tôi đưa cho Dũng coi thì anh Dũng nói là sim rác, và nghi ngờ mấy tin đó là của Hằng.
– Anh Dũng,em thắc mắc sao cô ta không đến tìm em?
– Anh cũng không biết nữa, nhưng không tìm thì tốt chứ sao. Cô ta đến thì chỉ có gây sự.
– Dạ. À chuyện văn phòng thế nào rồi, mọi người quyết định thế nào.
– Anh qua cũng vì chuyện này,ba của luật sư Đăng nói là cứ giữ tên văn phòng đó, không được thay đổi tên hay bất cứ thứ gì, ông ấy sẽ sắp xếp thời gian để về.
– Vậy ông ấy có nhắc gì đến em không?
– Ông ấy bảo em cứ yên tâm ở đây đi. Không phải dọn đi đâu cả nhưng cũng chưa đồng ý để em đứng tên căn nhà này. Để tôi xem như thế nào rồi báo cho Trúc hay.
– Thôi đi anh Dũng, tài sản này của anh Đăng, anh ấy mất thì em phải trả cho ba anh ấy là hợp tình hợp lý rồi, không thể chiếm đoạt được đâu.
– Cái gì mà chiếm đoạt. Coi như an ủi và để em được sống trong căn nhà hai người từng có nhiều kỷ niệm bên nhau.
– Căn nhà này quy ra tiền cũng giá trị cao, đâu phải con số nhỏ.
– Thì cứ để thêm thời gian ba của luật sư Đăng về rồi tính tiếp. Thôi tôi có việc phải đi.
– Anh ở lại ăn cơm.
– Hôm khác, hôm nay hẹn với khách hàng nên không thể đến muộn.
Tôi đi ra mở cổng cho Dũng về. Sau đó vào trong bắt tay vào nấu nướng, hôm nay tôi nấu món canh anh thích và món thịt kho mẹ hay ăn. Hôm nào cũng vậy, nấu xong tôi sẽ dọn ra 3 cái chén 3 đôi đũa, 1 cho mẹ, 1 cho anh và 1 cái chén cho tôi. Đang loay hoay quay mặt vào bồn nước rửa mấy cái dụng cụ vừa nấu xong cho gọn gàng thì có một tiếng nói quen thuộc vang lên:
– Thơm quá, cơm đã chín chưa, anh đói lắm rồi…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương