Nghe Đăng hỏi xong tôi muốn tìm chỗ mà chui xuống cho đỡ nhục nhưng lúc đó hai chân như bị xiềng xích đứng yên một chỗ không thể cử động được, cái lưỡi cũng cứng đờ, cứ ú ớ:
– Tôi.. tôi..
– Tôi làm sao? Hửm..?
– Tôi..tôi..
Thề là lúc đó tôi bối rối kinh khủng, lại mắc cỡ với Vũ Hoàng Đăng, sau đó chỉ đành cười hề hề :
– Tôi nói chơi con Cam thôi, anh đừng tưởng thiệt nha.
– Ồ nói chơi sao mặt cô đỏ dữ vậy.
– Hả?
Tôi sờ tay lên mặt mình, nghiêng đầu nhìn vào bàn trang điểm thì đúng là đỏ thật, cứ như đang đứng dưới trời nắng chang chang. Biết không thể qua mặt cái tên luật sư này, tôi đành giả bộ bắt bẻ anh ta nghe trộm người khác nói chuyện, thật là vô duyên. Vũ Hoàng Đăng vẫn bộ dạng bình thản ấy mà dùng giọng điệu của một luật sư nói với tôi:
– Từ khi nào mà đứng ở nhà mình lại thành kẻ nghe trộm, trong khi cô mở cửa tang hoang thế này.
– Nhưng mà.. nhưng mà lúc nãy anh đã đi ra rồi mà.
– Tôi đã ra đâu, tôi đứng đó từ lúc cô nghe điện thoại, sao ta, mỗi lần gần tôi tim cô loạn nhịp à, đâu, loạn nhịp như thế nào tả lại tôi nghe với?
Vũ Hoàng Đăng còn bỏ chân đi tới gần chỗ tôi nữa chứ, tôi sợ anh ta làm bậy nên vội lùi người lại:
– Nè nè anh định làm gì, đừng có làm bậy nghe, tôi la làng lên đó.
– Để tôi nghe thử tim cô đập nhanh như thế nào, nhịp đập bao nhiêu trên một phút.
Anh ta vừa nói vừa cứ thế mà đến gần, tôi sợ quá nên đâm ra hoảng loạn c.h.ử.i luôn:
– Nè, luật sư kia, anh đừng có mà giở trò đồi bại ở đây nha, đường đường cũng là một luật sư giỏi mà b.ệ.n.h h.o.ạ.n như vậy hả? Tôi sẽ kiện anh rồi tung tin lên cho người ta biết bộ mặt thật của anh.
Không biết sao lúc đó tôi ăn cái gì mà gan dữ thần, chửi Đăng quá trời quá đất. Vũ Hoàng Đăng không những không cáu giận còn cười :
– Cái miệng thế này mà bảo hiền. Đùa cô thôi, chứ cô nghĩ tôi làm gì cô?
– Ai biết được, nhìn mặt anh gian lắm. Lỡ như anh c-ư-ỡ-n-g h-i-ế-p tôi thì sao.
Vũ Hoàng Đăng phì cười, xong còn chắp tay xá tôi nữa chứ:
– Tôi lạy cô đấy. Cô biết tôi làm nghề gì không, bớt tưởng tượng lại cho tôi nhờ. Đầu óc đen tối.
– Thì.. thì lại anh chọc tôi, anh đòi nghe nhịp tim, mà tim thì ngay ngực, tôi tưởng anh đòi áp mặt vô ngực tôi nên tôi chả chửi? Cũng tại anh đó, cứ thích đùa dai.
– Tôi đùa nhưng chốt lại là cô thích tôi thật.
Tôi cứng họng, chơi bài cùn:
– Thì sao, tôi là con gái tôi thích con trai là chuyện hết sức bình thường, khi nào tôi đi thích con gái thì mới có chuyện đáng nói.
– Ừ, thì tôi có nói gì đâu. Tôi cho phép cô thích tôi đấy, cứ vô tư đi.
Biết bản thân không nói lại cái con người này nên tôi không cãi nhau với anh ta nữa, bất lực gật đầu:
– Tôi chịu thua anh rồi. Nhưng bao giờ tôi mới được vào làm và bao giờ đi học?
– Ngày mốt tôi đưa đi đăng ký rồi vào làm luôn.
– Anh Đăng, cảm ơn anh nha.
Vũ Hoàng Đăng nhếch một bên môi lên:
– Con người cô lật mặt hơn cả bánh tráng nướng, vừa chửi tôi xong lại quay sang cảm ơn. Đa nhân cách à?
– Thì ai biểu anh đòi nghe nhịp tim tôi tôi chẳng chửi.
Đăng lắc đầu thái độ ngao ngán rồi đi ra ngoài, còn tiện tay đóng cửa lại giúp tôi. Hôm sau sau khi dọn dẹp nhà cửa xong tôi lấy tiền của Đăng đi mua mấy bộ quần áo, ban đầu định mua những bộ rẻ rẻ nhưng nghĩ lại dù sao cũng mang tiếng là phụ việc cho đại luật sư nên tôi cũng bấm bụng chọn đồ tốt một chút và một ít mỹ phẩm cơ bản, vừa đẹp cho bản thân cũng làm đẹp mặt Đăng.
Ngày đầu tiên đi làm tôi hồi hộp kinh khủng, cứ ngắm nghía trong gương xem như vậy đã ổn chưa, sợ có chỗ nào sai sót lại mất mặt Đăng nên lúc trên xe cứ hỏi vào đó tôi nên làm thế nào, Đăng chỉ nói:
– Cô cứ là cô thôi là được.
Đến nơi, là một văn phòng không quá lớn nhưng cũng không nhỏ, cùng cái biển hiệu đề tên Văn Phòng Luật Sư Vũ Hoàng Đăng to đùng, nhìn oách lắm.
Tiếng Đăng gọi kéo tôi lại thực tại, liền đi theo luật sư vào bên trong văn phòng. Ban đầu tôi nghĩ là văn phòng của Đăng thì chỉ Đăng là luật sư, nhưng vào rồi mới biết còn 2 3 luật sư nữa, chưa kể còn có thư ký cùng nhân viên tiếp tân ngồi trực ở ngày phòng tiếp khách.
– Đây là Trúc, nhân viên mới của văn phòng mình, cô ấy sẽ hỗ trợ cho Dũng để tăng hiệu suất công việc.
Tôi cúi đầu chào mọi người, nghe Đăng giới thiệu từng người trong văn phòng, toàn là con trai thôi, chỉ có một mình tôi là con gái. Theo chân thư ký Dũng, anh ấy chỉ cái bàn ghế đã được kê sẵn:
– Đây là chỗ ngồi của Trúc, tôi ngồi đối diện, còn luật sư Đăng thì ngồi ở đó.
– Cảm ơn anh.
– Trước mắt thì tôi sẽ hướng dẫn Trúc công việc cụ thể.
– Dạ, nhờ anh hướng dẫn giúp tôi.
Anh Dũng tận tình hướng dẫn cho tôi phải làm gì, ban đầu cũng chỉ là sắp xếp giấy tờ, phân loại hồ sơ và phô tô những loại giấy tờ cần thiết, tuy luôn chân luôn tay nhưng công việc nhẹ nhàng, lại còn trong máy lạnh mát rượi, tới trưa thì đi ra quán gần đó ăn cơm.
– Thấy công việc thế nào?
– Công việc rất tốt, lại nhẹ nhàng nữa, tôi sẽ cố gắng không để anh thất vọng.
– Khoan hãy nói trước, đó chỉ mới là 1 phần công việc thôi. Nếu gặp vụ kiện phức tạp thì phải đi tìm hiểu thu thập chứng cứ, lấy tư liệu, chưa kể nguy hiểm rình rập.
Tôi nghe Đăng nói thì chỉ biết gật gù, đúng là dù công việc gì cũng có cái khó riêng.
– Ăn đi còn vào nghỉ ngơi.
Lúc ăn cơm xong, nghe nhân viên tính tiền mà tôi hú hồn, 2 phần cơm với 2 ly nước mà gần 200 ngàn. Tôi hỏi Đăng:
– Sao đắt vậy, chỉ là cơm bình thường thôi chứ mà gần 200 ngàn cho 2 phần ăn.
– Tiền mặt bằng, tiền nhân viên, tiền thuế các kiểu nữa. Cô không cho người ta lãi à.
– Biết là vậy nhưng 2 phần mà gần hai trăm, một tháng 30 ngày là gần 6 triệu, tôi tiếc lắm. Hay là từ mai tôi nấu cơm đem theo chúng ta ăn, vừa ngon vừa tiết kiệm.
– Thôi, tiết kiệm được mấy đồng mà bày vẽ chi cho mệt.
– Sao lại được mấy đồng, bình thường cơm tối chúng ta ăn cũng tầm trên dưới 100 ngàn, hôm nào ngon hơn thì 200 cho hai người ăn, tích tiểu thành đại, từ mai tôi dậy sớm hơn để nấu đem theo.
– Tuỳ cô, muốn làm gì thì làm.
Tôi nghiêng đầu ghẹo Đăng:
– Có thật là tôi muốn làm gì thì làm không? Ví dụ như..
Tôi còn cố tình lấp lửng ỡm ờ trêu chọc luật sư chứ tôi không có ý gì. Anh ta chau mày, nhìn tôi:
– Lại có ý gì đây, cô muốn làm gì nói nghe thử coi?
– Thì tôi đang suy nghĩ phải làm cái gì cho ngầu.
– Có đó, muốn làm không?
– Làm gì?
Tôi hỏi vậy thôi chứ tôi đoán anh ta sẽ nói mấy câu ngôn tình đại loại như làm người yêu tôi hoặc là “làm vợ tôi” chẳng hạn. Nhưng không, cái tên luật sư này lại ghé tai tôi mà nói:
– Làm khùng làm điên, muốn làm không?
– Anh.. ? Vô duyên, mắc gì tôi phải làm khùng làm điên.
– Thì cô mới nói làm gì cho ngầu, tôi bày cho còn không cảm ơn. chứ cô muốn làm gì?
– Tôi muốn .. muốn..
– Muốn gì?
– Tôi chẳng muốn gì cả.
Nói xong tôi bỏ đi vào trước. Hôm đó đi làm về Đăng ghé đăng ký cho tôi đi học ở một trung tâm gần nhà. Thời gian học là từ buổi tối, Đăng nói ban ngày tôi cứ đi làm như bình thường, tối thì đi học, như vậy vừa có kinh nghiệm công việc lại vừa có lương mà còn đi học được, một công 3 việc.
– Cảm ơn anh đã tạo điều kiện cho tôi được đi học và đi làm. Đăng, tôi thật lòng cảm ơn anh.
Đăng vẫn tập trung lái xe:
– Tôi nói rồi, chỉ cần cô nấu cơm dọn nhà cho tôi là ok hết.
– Nhưng những thứ đó anh có thể thuê giúp việc mà, tại sao phải đầu tư vào một cuộc làm ăn lỗ vốn này.
Đăng vẫn chăm chú cầm vô lăng, tôi thấy anh ta cười nhẹ:
– Tôi đâu phải dân kinh doanh mà tính lỗ hay lãi, chỉ cần nấu cơm ngon cho tôi ăn là được rồi.
Nghe Đăng trả lời như vậy tôi cũng không hỏi nữa. Từ đó về sau thì tôi vô cùng bận bịu, sáng dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả hai, sau đó đi làm trong văn phòng luật với Đăng, chiều về nhà tất bật cơm nước, sau đó lại chạy đến trung tâm để học đến 22 giờ Đăng sẽ đến đón. Thấy ngày nào cũng bắt anh ta đưa đón tôi cũng ngại nên dè dặt nói:
– Tôi biết tôi nói ra điều này có hơi quá đáng nhưng tôi vẫn muốn nhờ anh.
– Nói thử.
– Anh bận rộn trăm công ngàn việc thế này mà hôm nào cũng đưa đón tôi thì bất tiện quá, hay là anh mua cho tôi cái xe máy cũ để tôi tự chủ động, tiền thì anh cứ trừ vào lương hàng tháng của tôi được không?
– Cô có biết chạy xe không?
– Tôi biết chứ.
Thấy mấy phút trôi qua mà Đăng không trả lời, không biết là anh ta có đồng ý không nên tôi hỏi lại lần nữa:
– Có được không anh?
– Mua xe cho cô thì được nhưng đường xá đông đúc, không phải ai cũng chạy đàng hoàng.
– Anh yên tâm đi, tôi sẽ chạy chậm, không phóng nhanh vượt ẩu đâu.
– Nhưng tôi không yên tâm người khác chạy, tôi lo cô gặp nguy hiểm.
Tôi còn đang hăng hái để nói với Đăng rằng lúc ở quê tôi từng chạy xe cà tàng đi xách nước cơm cặn về cho đàn heo ăn, hai cái thùng cặn cơm hay bên, đường quên thì nhỏ nhưng tôi chạy ngon lành nữa là lộ lớn như thế này. Thế nhưng còn chưa kịp khoe chiến tích thì nghe Đăng nói anh ta lo cho tôi, làm cổ họng tôi ứ nghẹn, có cảm giác mũi mình cay cay, chạyĐể tôi suy nghĩ tôi lo cô gặp nguy hiểm. Để tôi suy nggix thêm.
xúc động không nói thành lời,
Có lẽ không nghe tôi nói gì nên Đăng nhìn sang, mà xe cũng vừa hay về đến nhà. Đăng dừng xe lại, thấy đôi mắt đỏ của tôi thì hỏi:
– Sao vậy, sao tự nhiê lại khóc, tôi nói là suy nghĩ chứ có nói không mua đâu mà khóc rồi.
Tôi lắc đầu, nước mắt không hiểu sao cứ chảy xuống không nghe lý trí của tôi đang khống chế:
– Không phải. Tôi không phải khóc vì anh không mua xe, mà vì.. vì..
Tôi bị tiếng nấc làm bỏ dở câu nói. Đăng lấy ra miếng khăn giấy lau cho tôi:
– Nín, đừng khóc, có gì từ từ nói. đừng có khóc..
Anh ta càng dỗ dành tôi càng khóc. Tôi không biết Đăng đã lau bao nhiêu khăn giấy, đến khi anh ta đưa miếng giấy trước mặt tôi mà nói:
– Ôi trời ơi, cô khóc rớt cả lông mi giả ra rồi nè, siêu vậy?
Tôi đang khóc mà thấy khuôn mặt của Đăng lúc đó phải bật cười, đánh vào người anh ta một cái:
– Anh này, tôi gắn lông mi giả lúc nào mà rớt.
– Thế hả, ai biết đâu. Thôi đừng khóc nữa. Mai tôi mua xe cho, nín đi.
– Không phải vậy đâu.
– Vậy sao mà khóc?
– Tại vì..vì anh quan tâm tôi, anh lo cho tôi nên tôi xúc động không kìm được nước mắt. Trừ mẹ tôi ra, chẳng ai lo lắng và quan tâm tôi như anh cả. Anh cho tôi ăn ở không lấy tiền, mua quần áo cho tôi mặc, cho tiền tôi xài, còn lo cho tôi đi học, tạo điều kiện giúp tôi được đi làm.. Tôi… tôi mang ơn anh lắm.. tôi.. tôi không biết nói sao nữa nhưng anh là ân nhân kiếp này của tôi. Tôi mãi không quên cái ngày anh xuất hiện cứu tôi thoát khỏi vòng vây của gia đình mình, nếu hôm đó không có anh thì đã không có tôi ngày hôm nay. Anh Đăng, tôi thật lòng thật dạ cảm ơn anh. Tôi hứa đời này không bao giờ quên ơn của anh.
Trước những lời chân thành của tôi, Đăng chỉ cười. Tôi lại nói”:
– Tôi nói thật đó, không phải nịnh anh để anh mua xe cho tôi đâu. Những lời này đều là thật lòng tự tận đáy lòng tôi.
– Được rồi, tôi hiểu rồi. Cố gắng học tốt là được.
– Tôi sẽ cố gắng hết khả năng của mình, không để phí tiền của anh đâu. Nhưng mà..
Đăng nhìn tôi như chờ đợi điều tôi sắp nói:
– Lỡ như tôi đang học mà anh có người yêu thì sao, rồi lỡ như người yêu anh không cho tôi ở cùng nhà với anh nữa, không cho anh lo cho tôi học nữa có phải anh sẽ tống cổ tôi ra đường không?
Đăng bật cười thành tiếng, dù là cười hay bất cứ biểu cảm nào thì Vũ Hoàng Đăng cũng đẹp không một góc chết, làm cho lòng tôi cứ xôn xao, náo loạn từng phút giây.
– Sao tự nhiên lại hỏi vậy?
– Thì anh cứ trả lời đi. Có phải là như thế không?
– Có thể, vì không ai đồng ý để người yêu mình ở cùng một cô gái khác , tôi cũng thế thôi, không để bạn gái mình ở cùng người đàn ông khác kể cả là bạn thân của cô ấy. Tình yêu là ích kỷ mà.
Đăng trả lời hợp lý như vậy nhưng sao tôi cứ thấy buồn buồn, đêm đó còn không ngủ được, đầu óc trống rỗng chẳng nghĩ được gì nhưng lại cảm thấy có tảng đá đè vào lòng.
Mấy hôm sau nghe Đăng nói Đức Tiến sắp được xét xử, cụ thể là đầu tuần sau, anh ta hỏi tôi có muốn về quê không. Tôi không suy nghĩ mà gật đầu luôn:
– Có, tôi muốn về thăm mẹ tôi. Với lại kiểu gì người ta cũng gọi tôi để lấy lời khai hoặc nhân chứng vụ hôm đó.
– Vụ đó cô có thể không đến mà ủy quyền cho tôi cũng được. Nhưng nếu cô muốn về thăm nhà thì về.
– Tôi chỉ thăm mẹ tôi thôi. Mà anh Đăng này, theo anh thì mẹ tôi có được công nhận là vợ của ba tôi không?
– Theo pháp lý là không.
– Vậy tôi.. thì sao?
– Cô thì vẫn là con của ba cô nhưng được gọi là con ngoài giá thú, vẫn được tính là con trên giấy tờ nhưng mẹ cô thì không được công nhận là vợ. Pháp luật có quy định rõ ràng hôn nhân chỉ có 1 vợ 1 chồng. Hiểu không?
Tôi gật đầu. Không được công nhận là vợ nhưng mẹ ở đó quần quật bao nhiêu năm nay không một ngày nghỉ, cũng chẳng có lương, vui buồn gì cũng bị người ta đánh chửi, tôi thật muốn ngay lập tức đem mẹ ra khỏi nơi đó nhưng bản thân bây giờ còn ăn nhờ ở đậu người ta, làm sao dám mở miệng xin cho cả mẹ ở cùng.
Thoắt đến cuối tuần, vì đường xa nên từ hôm chủ nhật tôi và Đăng đã xuất phát về quê trước để chuẩn bị mọi thứ tốt nhất, đoạn đường dài hơn 300km mà tôi cứ trông ngóng, không biết thời gian qua mẹ như thế nào, thấy tôi chắc mẹ sẽ bất ngờ lắm, sẽ khóc cho mà coi.
Sau hơn 6 tiếng lái xe cuối cùng chiếc xe cũng đã đến con đường quê mà tôi đã lớn lên, khung cảnh vẫn như vậy, vẫn con đường này, những căn nhà của bà con lối xóm. Tôi đếm từng căn nhà, đến khi nhìn thấy cánh cổng kiên cố đã trói buộc cuộc đời mẹ tôi trong đó mà không ngăn được cảm giác hồi hộp.
Chiếc xe dừng lại, tôi nhìn vào căn nhà to lớn kia thì những hình ảnh bị đánh đập lại ùa về.
Tôi không từ chối vì tôi biết rõ những người trong nhà này là người như thế nào, ít ra có Đăng thì vẫn đỡ hơn.
Chúng tôi xuống xe đi vào trong nhà. Thấy tôi thì người làm nhận ra ngay, liền chạy vào báo cho ba tôi và bà lớn hay. Nghe tin tôi về, bọn họ liền kéo ra. Nhất là bà lớn, chống nạnh hỏi:
– Mày đi đâu đây, nhà tao chứ không phải cái chợ mà muốn đi chừng nào thì đi muốn về chừng nào thì về nghe con kia.
– Con về có việc nên ghé thăm mọi người.
– Ghê hông? Làm như là đi làm công chuyện gì to tát lắm bày đặt có việc.. việc gì nói tao nghe coi?
Biết bà ta không có ý tốt đẹp gì nhưng vì mẹ tôi đang ở đây nên tôi cố gắng để giọng nói nhẹ nhàng nhất có thể:
– Con có chút việc cá nhân thôi, bà cho con gặp mẹ con một chút.
Tôi nói đến đó thì nghe tiếng chạy huỳnh huỵch và giọng nói của mẹ vang lên:
– Trúc ơi, mẹ ở đây, mẹ đây nè con ơi..
Nhìn mẹ vừa chạy vừa gọi, dáng người gầy gò mà tôi cũng vội vàng chạy về phía mẹ, ôm lấy cơ thể gầy nhom mà bật khóc:
– Mẹ.. mẹ ơi.. con nhớ mẹ quá.
Mẹ ôm chầm cả người tôi vào vòng tay của mẹ,. vuốt tóc vuốt lưng, giọng nói hòa cùng nước mắt:
– Mẹ cũng nhớ con, bấy lâu nay con ở đâu con làm gì hả con,sao đi mà không nói với mẹ một lời, mẹ lo cho con lắm Trúc ơi..
– Con đi gấp quá nên không kịp nói với mẹ. Mẹ, mẹ ốm đi nhiều quá.
Mẹ buông tôi ra, chạm vào mặt mũi tóc tai của tôi, nước mắt cứ trào khỏi khuôn mặt khắc khổ:
– Thời gian qua con ở đâu con làm gì?
Mẹ hỏi xong thì bỗng ho sụ sụ. Tôi vội vàng vuốt ngực cho mẹ liên tục:
– Mẹ có sao không mẹ.
– Mẹ không.. hụ hụ.. không sao..
– Sao mẹ ho dữ vậy mẹ.. mẹ có sao không mẹ…
Qua vài tiếng ho liên hồi, mẹ lắc đầu:
– Mẹ không sao, con trả lời mẹ đi, thời gian qua con ở đâu?
– Con đi làm rồi mẹ. Bây giờ con làm trong văn phòng luật sư. À, mẹ đây là anh Đăng bạn của con, cũng là ân nhân đã giúp đỡ con trong thời gian vừa qua.
Tôi giới thiệu Đăng cho mẹ. Mẹ thấy Đăng ăn mặc lịch sự như vậy thì rụt rè dù Đăng khẽ cười chào mẹ:
– Chào dì.
– Chào.. chào cậu..
– Dì cứ gọi tên con là Đăng được rồi.
– Dạ. Khụ khụ
Mẹ lại ho, mỗi lần ho như vậy ho rất nhiều cái. Tôi lo lắng hỏi thì bà lớn trề môi:
– Gớm… làm như cao quý lắm mà sốt sắng như sắp chết đến nơi. Yên tâm đi con mẹ mày chưa chết được đâu, vẫn còn khỏe ngày nào cũng lết ra cửa trông mày không biết mày đi ăn ở với thằng nào mà không về nhà. Haix chắc là cũng mồi chài được thằng ngu nào nên nhìn cũng ra hồn hơn rồi, có điều cái cốt cách đĩ điếm vẫn không lẫn đâu được.
Tôi căm phẫn nhìn bà lớn, bên này mẹ bấu tay vào tay áo tôi, lắc đầu ý nói tôi đừng cãi lại bà lớn.
– Mẹ ho nhiều quá,mẹ có uống thuốc gì không mẹ.
– Ờ có.. có chứ nhưng không thấy đỡ..
Tôi nhìn mẹ ngập trong cơn ho mà lòng lo lắng không yên, quay sang người đàn ông đã lừa bán tôi cho ông Hổ:
– Ba, mẹ ho nhiều thế này con lo quá, để con đưa mẹ đi khám thử coi bị gì chứ ho kiểu này chịu gì nổi.
Ba tôi còn chưa kịp trả lời bà lớn đã nhảy đỏng lên không cho tôi đưa mẹ đi đâu, bà ta sợ tôi giả bộ rồi đưa mẹ đi luôn như lần trước mẹ con tôi lừa cả nhà.
– Mẹ con ho như thế này chắc đã lâu rồi chứ có phải mới vừa thấy con là ho đâu mà bà nói con giả bộ.
– Tao không tin chúng mày.. mẹ con mày ghê gớm lắm, ghê gớm từ con mẹ lẫn con, đều ma ranh đĩ điếm như nhau. Chồng mới chết mà đã mấy lần đi với trai rồi.
Tôi quay sang nhìn ba nhưng ông cũng dửng dưng trước con ho sù sụ của mẹ. Nhìn cơ thể gầy gò,gân xanh nổi cộm lên là tôi biết thời gian qua mẹ đã vất vả đến nhường nào. Tôi nói:
– Nếu ba không tin thì có thể đi cùng con và mẹ đến bệnh viện, chứ nhìn mẹ như vậy con không chịu được.
– Mày tưởng mày là ai mà về đây bắt buộc chúng tao phải nghe theo ý mày. Mày cút khỏi nhà tao, từ đây về sau cấm mày đặt chân vào nhà tao nghe chưa, còn mà ngoan cố tao thả chó ra cắn ch-ết mẹ chúng mày đấy. Cút.. Cút ngay…
Tôi vẫn giương mắt nhìn về phía ba, ông ấy thấy vậy mới lên tiếng:
– Chỉ là ho một chút, không có gì đáng ngại mà mày la lối om sòm. Chuyện nhà tao tao tự giải quyết, không liên quan đến mày.
– Như vậy mà ba nói là ho một chút hả ba, không lẽ đến chuyện đưa mẹ đi khám khó như vậy sao? Còn nữa, ba nói chuyện nhà ba không liên quan đến con là sao?
Ông ấy nói bằng giọng nói vô cùng bình thản:
– Tao cắt tên mày khỏi sổ hộ khẩu rồi, mày không còn là con tao từ cái hôm mày dẫn người đến đây hăm dọa kiện cáo tao, tao đã thề là không có đứa con mất dạy như mày, vậy nên chuyện nhà họ Lê tao không mượn người ngoài can thiệp, cũng không hoan nghênh người ngoài bước chân vào cái nhà này. Ai không phận sự mời đi cho..
Mẹ tôi bình thường hiền lành đến thế nào cũng phải kêu lên, hỏi vì sao ba cắt tên tôi khỏi hộ khẩu. Người đàn ông sinh ra tôi đáp rằng:
– Tôi không có đứa con như nó.
– Vâng, ba không nhận con nữa cũng đúng vì bây giờ con đã hết giá trị lợi dụng đâu còn trong trắng để ba đem gả bán cho người khác để đổi lấy chuyện làm ăn của ba, ba cắt tên con cũng có lý mà.
Ba tôi tức giận nghiến răng chỉ tay vào mặt tôi mà quát lớn:
– Mày.. mày đừng có mất dạy. Cút ra khỏi nhà tao ngay.
Đến bây giờ tôi cũng chẳng kiêng dè gì nữa, bật lại luôn:
– Được, con sẽ đem mẹ con đi, từ đây về sau cũng không về đây nữa.
Ba tôi vẫn khuôn mặt ghét bỏ tôi, nói lớn:
– Mày đi.. bà ta ở lại.
– Vì sao mẹ phải ở lại đây trong khi mẹ không phải là vợ ba, ba không có quyền gì mà giữ người lại cả, như vậy là vi phạm pháp luật. Mẹ, chúng ta đi.
Tôi nắm tay kéo mẹ đi thì ba tôi lao tới, giơ tay lên đánh tôi, thế nhưng không có cơn đau nào đập lên người tôi cả, mà chỉ có giọng nói đầy nội lực của Đăng :
– Ông định làm gì?
– Mày tránh ra, chuyện nhà tao không liên quan đến mày.
– Chuyện nhà ông dĩ nhiên không liên quan đến tôi nhưng chuyện của Trúc thì có liên quan đến tôi. Tôi không cho phép ông đánh cô ấy.
– Mày lấy tư cách gì, tao là ba nó tao có quyền đánh nó.
Vũ Hoàng Đăng nhếch môi cười nhạo:
– Ba? Ông là ba của ai chứ đâu phải ba của Trúc, ông vừa nói đã xoá tên cô ấy khỏi hộ khẩu rồi còn gì?
– Mày…
Đăng hất cánh tay của ba tôi ra, phủi phủi tay mình. Còn bà lớn thì la làng lên gọi tất cả người làm và tên Ngọ ra biểu bọn họ tống cổ tôi và Đăng ra khỏi nhà, còn mẹ tôi thì giữ lại không cho đi cùng. Đối diện với những người này Đăng chỉ cười nhạt và hỏi:
– Mấy người chắc chắn muốn đánh nhau với tôi chứ?
Tên Ngọ thấy hôm nay đông người nên có vẻ không sợ Đăng dù lần bị Đăng đánh tơi tả:
– Hôm nay tao sẽ dạy cho mày một bài học vì tội chĩa mồm vào chuyện người khác.
Đăng cởi áo vét bên ngoài ra đưa cho tôi, trên môi vẫn là nụ cười, nhàn nhã nói:
– Lâu rồi không đánh nhau, hôm nay lại có dịp vận động rồi.
Tôi thấy bọn họ đông, còn Đăng thì chỉ có 1 mình nên sợ anh ta bị đánh, kéo tay Đăng lại:
– Đăng..
– Yên tâm, làm luật sư chỉ là phụ, đánh nhau mới là đam mê của tôi.
– Nhưng mà bọn họ đông hơn anh.
– Sợ gì, đánh không thắng thì tôi dùng cái miệng này kiện chết mẹ chúng nó vì đánh hội đồng, trên 10% thương tích là đủ cho chúng đi tù rồi, đường nào chúng ta cũng thắng.
Nói xong Vũ Hoàng Đăng còn nhếch nhếch chân mày lên, tôi đang lo mà cũng phải bật cười trước độ bá đạo và cũng có phần ngang ngược của anh ta, đánh thắng thì thôi, thua thì kiện, tính khí ngang ngược như vậy chỉ có mỗi mình Vũ Hoàng Đăng có mà thôi.