Giá Của Cái Nghèo

Chương 26



… Gạo được giải thẳng lên xã , ở đây, ngoài một cán bộ trực ra thì không còn ai cả. Bà Bảy vẫn sồn sồn lên sai người giao nộp Gạo cho chính quyền. Đẩy cô vào trong trạm, bà Bảy sẵng giọng nói:
– Anh cán bộ đây rồi, phiền các anh nhốt con ranh con này vào trại, đánh cho tuốt xác nhà nó ra. Mới nứt mắt ra đã làm ba cái chuyện hại người. Cái loại này phải cho đi tù mọt gông,không những thế, phải bắt thằng thầy nó trả cho tôi tiền bồi thường ao cá. Của một đống tiền chứ chả phải lá mít.
– C ô Bảy! Cháu đã nói rồi , cháu không làm chuyện đó. Trước khi cô buộc tội cháu thì cô phải có bằng chứng rõ ràng chứ ?
Bà Bảy nghe Gạo vẫn không chịu im thì càng thêm tức, giơ tay lên dọa đánh, mụ lại nói với công an:
– Đấy anh xem, đến nước này nó còn già mồm ngoan cố. Các anh cứ nhốt nó mấy đêm xem nó có chịu nhận không. Bảy tao xưa nay làm kinh tế, chưa bao giờ nói không cho người hiền lành bao giờ. Nếu người nhà mày không chịu chạy tiền đền cá cho tao, thì đừng trách tao cho mày đi tù.
Viên công công nhìn Gạo bị trói tay trói chân, anh không lạ gì Gạo, bởi năm ngoái cô còn được cử đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Chính anh đại diện bên xã xuống tận trường trao quà. Vậy mà giờ bị người ta nói đánh bả cá , anh cũng không thể tin nổi.
Cởi trói cho Gạo anh chỉ ghế cho cô ngồi , anh nói:
– hay thế này đi,giờ cũng muộn ròii, tôi còn phải trực ở đây. Có gì điều tra phải để đến mai, tôi cũng cần cho người xuống ao cá để xác mi xem thế nào nữa. Cô cứ về đi…
– Vậy còn còn con ranh con này, anh định thả nó về à? Thả nó mà nó trốn tôi biết kêu ai?
Công an nhẹ giọng phân trần:
– Không!chúng tôi sẽ tạm giữ cô bé này, sáng mai sẽ có người lấy lời khai. Mà trông người bé bé xinh xinh thế này, tôi không dám tin là nó thả bả nhà cô đâu.
Cô Bảy chau mày, khoanh tay trước ngực ra chiều không đồng tình, cô nói:
– Các anh đừng trông vẻ ngoài hiền lành mà bị nó lừa mắt. Bảo việc nặng nhọc, khuân vác gì nó còn không có sức làm, chứ quăng bả vào ao thả cái tõm là xong chứ có gì khó. Anh phải giúp tôi làm cho ra lẽ vụ này, hết bao nhiêu tiền phí tôi chịu.
Anh cán bộ gật đầu, đưa Gạo vào một cái buồng kín, gọi là cái buồng, nhưng đúng hơn là giống trại nhốt tù . Xung quanh là song sắt, bên trong độc nhất một cái giường. Gạo hoảng không muốn vào, cô run giọng van xin:
– Chú ơi!chú tha cho cháu, cháu không làm gì cả. Cháu bị oan, cháu không thả bả cá nhà bà ấy. Cháu muốn gặp anh Kiên, anh Kiên làm công an xã ấy . Cháu muốn đi về.
– Em cứ bình tĩnh , bây giờ chưa có thể về được. Tuy không nắm rõ được sự tình, nhưng anh có cảm giác không phải do em. Nhưng bọn anh khônh thể làm việc theo trực giác, hay cảm tính.vậy nên trobg lúc điều tra, em phải ở trong này. Anh biết là em oan nên đưa em vào đây ,chứ phải bọn ngang ngược vênh váo,không cần biết oan sai thế nào ,cứ phải tẩn trước đã. Ngồi im ở đây, có gì mai anh sẽ báo chuyện sau. .
. Nói xong thì anh ta đi, không quên khóa sắt cẩn thận bên ngoài, tạm giam thế này chả phải đi tù sao. Gạo ức đến phát khóc, chỉ vì đôi ba câu của mụ Bảy mà tống cô vào đây quả thực là vô lí.
Cán bộ ra đến nơi, bà Bảy vẫn ngồi đấy đợi. Lật cuốn sổ ghi lời khai, anh hỏi bà bảy:
– Sao cô có thể chắc chắn là đứa này thả bả cá nhà cô. Nếu không đủ cơ sở, chúng tôi không giữ được người đâu đấy.
Cô Bảy kéo cái ghế gỗ ngồi gần, cô khẳng định:
-Tôi khẳng định với anh con ranh này chứ không phải ai khác. Ngày hôm qua nó cũbg câu nhà tôi nó đi rất sớm ,ấy vậy mà hôm nay nó lại ở nhà, anh nghĩ thử xem, nó chẳng biết cá nhà tôi nghẻo hết rồi thì tới làm cái gì phải không?
Bà Bảy nói , người công ai nghi chép lại lời khai, bà ta nói đến đây, anh lại hỏi tiếp:
– Vậy trước đó bà với cô bé này có hiềm khích gì với nhau từ trước không.
– Không anh ạ, nhà nó nghèo nhất làng ai thèm chơi. Hôm tôi mở ao cho mọi người vào câu,con này cũng đến câu cơ mà. Bởi tôi nghĩ thương hoàn cảnh nhà nó khó khăn, nó câu được nhiều lắm,còn đem đi bán cơ. Đấy!làm ơn phải tội, con đĩ ấy còn làm chết cá nhà tôi.
Bà Bảy làu bàu trình bày, cán bộ nghe đến đây thì nhíu mày ,anh hỏi lại:
-Cô bé này từng câu cá nhà cô, trước đó không có hiềm khích gì. Thì làm gì có động cơ, nguyên nhân nào khiến nó giết cá. Cô nói nghe chả có cơ sở tí nào. Nói cô hay, con bé này hình như là người nhà anh Nhân cũng làm bên xã này đấy, nếu bà đổ oan cho nó, không khéo bà đi tù cũng là.
Cán bộ hỏi ngược lại và đe dọa bà Bảy, không những mụ không sợ, ngược lại còn đáp:
– Không phải người nhà hay gì đâu, chẳng qua thầy nó với ông Lang thầy thằng Kiên chơi với nhau thôi. Mà nếu là họ hàng mà giết cá nhà người ta chẳng lẽ không phải đi tù à. Tôi nói anh hay, không phải tự dưng tôi khẳng định con bé ấy hại nhà tôi . Bởi thứ nhất, nhà nó khó khăn, cái ăn không có, người ta nói, chó cùng dứt giậu đúng không nào. Thêm nữa ,cả làng này nói chị em nhà nó lười chảy thây ra không chịu làm lụng ,thế nên câu thì mất tiền lâu mà được ít, mà còn tính theo giờ. Nếu thả bả, thì cá nhà tôi chết ,nó sẽ mua với giá rẻ. Mà có chi tiết này quan trọng hơn này ,lúc sớm tôi đi ra ao cá, phát hiện cá chết hàng loạt , trên bờ có ba lọ thuốc trừ sâu, được bọc trong tờ giấy ghi của học sinh. Tôi nhận ra chữ nó, bởi nó nổi tiếng học giỏi , viết chữ rất đẹp, mà trong làng có mấy đứa con gái học hành tới lớp mười hai như nó đâu. Khi tôi chìa tờ giấy ra, nó không nói được vào đâu ,thầy nó cũbg khẳng định đấy là chữ nó viết. Anh bảo xem ,không nó thì còn ai vào đây.
Anh cán bộ ghi rất chi tiết, khi vẫn còn đang viết ,thì bà Bảy mắt láo liên nhìn quanh không thấy bóng ai, nhanh tay rút ra ít tiền nhét vào túi áo ngực anh công an rồi nhẹ giọng nói lấy lòmg:
– Đêm hôm đến đây nhờ vả các anh tôi cũng áy náy,thôi thì có bao thuốc lá, anh cầm giúp tôi. Là người lớn, tôi cũng không muốn bắt nhốt đứa trẻ con, chỉ cần thầy nó đền tôi tiền số cá ấy là được.
Gập cuốn sổ lại, người cán bộ đáp:
-Thôi được rồi, cô cứ về đi, mai tôi sẽ dẫn người tới ao kiểm tra lần nữa. Có thông tin gì, nhất định tôi sẽ gọi.
Bà Bảy gật đầu, nhanh chóng ra về, anh công an cũng cởi quân phục treo lên cây ,rồi tắt hết đèn. Bómg tối bao phủ khiến Gạo trong này sợ vô cùng khẽ kéo cái chăn chùm Lên người tránh cơn lạnh khiến cô run lên từng chập liên hồi. Liệu ai là người cứu cô đây?
Tám giờ tối Quý vẫn đứng ngoài cổng chờ Gạo sang dạy kèm hắn học bài . Hôm trước đã giao kèo nhau là đến lúc sáu giờ, vậy mà giờ tám giờ vẫn khômg thấy mặt mũi đâu.
– Cứ vào nhà ngồi đi đã, chắc nó bận cái gì nên sang muộn thôi. Khiếp trông nó kìa, đi đi lại lại xót hết cả ruột
Ông Long nghe vợ nói thì cũng ngoái đầu ra xem, đúng là Quý đang sót ruột thật. Bật cười, ông nói với vợ:
– Nó chẳng thích cái gạo quá ấy chứ. Mình kệ nó!đang đến tuổi gáy mà.
Bà Thanh không nói thêm cũng vào tromg nhà ngồi. Một lúc sau , thấy Quý vào trong nhà, hắn nói với thầy:
-Thầy cho con mượn xe, con sang bên nhà cái gạo xem thế nào. Bình thường nó có bao giờ đến muộn thế này đâu. Tự dưng con nóng ruột quá thầy ạ.
Trông con vội vàng, ông Long cũng không nói gì, lấy trong túi ra chìa khóa xe, bà Thanh ngồi đấy nhắc con:
– Vội vàng gì? Đi chậm thôi không lại lao ủm cái xuống ao như đợt trước đấy
Quý vồ lấy cái chìa khóa rồi chạy thẳng ra xe ,nổ máy phóng đi mất hút.
Nhìn con trai đi khỏi ,bà Thanh nói chồng:
– Ông không sang mà nói chuyện với nhà bên ấy dần là vừa. Cái Gạo nó cũng mười tám tuổi rồi, tôi sợ mình không nhanh, có người nhòm mất đấy.
– Không vội, cái gạo sẽ là dâu nhà mình thôi . Bà quên là nhà nó nghèo nhất làng à, có thằng con trai lấy vợ lâu lắm rồi, năm xưa sang nhà mình mượn tiền mà mình không cho đấy. Bà nghĩ xem, nghèo người ta thích gì nhất? Là thích giàu nhất chứ gì nữa. Quăng cho nhà ấy ít tiền , lão chẳng sướng quá ấy chứ. Gả con vào nhà giàu, có kẻ thần kinh mới không thích.
Bà Thanh gật đầu, nghe chồng nói cũng có lí. Chungg qui lại, dù người tốt hay xấu, biết điều hay sống đểu,thì khi con cái lớn, người ta cũng mong con mình lấy được người giỏi giang, và quán xuyến được tất cả.
Quý phóng như điên về hướng nhà ông Đỏ, vì nhà giàu, lại là con trai, nên Quý được thầy u chiều hết mực. Khi ông bà hỏi con xem đã để ý đến ai chưa, Quý không ngần ngại mà nói thẳng với thầy u là thích Gạo. Hôm sinh nhật đó cũng chỉ là cái cớ để mời Gạo đến nhà cho thầy u mình xem mặt.
Gọi là cùng làng , xong vì nhà giàu kín cổng cao tường, nhà Quý không chơi với ai . Ông bà Long cũng dặn con không chơi với nhà nghèo, như thế sẽ tụt hậu và không có chí tiến thủ . Thế nên, Quý không thèm nhìn mặt ai. Đến họ hàng như nghèo khó đi qua gặp mặt hắn cũng chẳng Chào bao giờ . Ấy vậy mà hắn lại siêu lòng yêu một người con gái thôn quê hiền dịu, học lại giỏi nhất làng. Tính Quý lên trường học hành nỗi gì đâu,chỉ đánh nhau là tài ,cho nên ở lại lớp quanh năm. Nhưng khi học chung với Gạo, hắn bớt ngổ ngáo hẳn.
Tuy học với Gạo năm học này, xong cuối năm học Quý mới mạnh dạn tấn công là bởi, Gạo đã đủ mười tám, chín chắn và suy nghĩ thấu đáo nhiều. Lại được thầy u ở nhà hỏi đã để ý đứa nào chưa, mang về nhà ngắm thử ,thì Quý lúc ấy mới chỉ đích danh Gạo. Chuyện hắn cho cô mượn tiền, mời đi ăn sinh nhật, hay nói Gạo đến nhà kèm học là có mục đích trục lợi cả. Tại sao nhà Quý lại giàu? Bởi nhà hắn chẳng bao giờ làm không công điều gì cho ai nếu như không có lợi cho mình.
Xe dừng ngay trước cổng nhà Gạo, cửa cổng khép hờ, điện đèn sân vẫn bật nhưng trong nhà lại không nghe thấy tiếng ai.
Đẩy cổng đi vào, tiếng cửa va vào nhau khiến cái Thảo ngồi ngoài hè nghĩ thầy vì không cứu được cái Gạo liền quay về. Thảo đang quay lưng về bóng điện cắt móng chân, nghĩ chắc là thầy nó liền nói chỏng lỏn;
-Thế nào hả thầy! Không cứu được nó chứ gì? Con bảo ngay mà, tầm này nó bị đưa lên đấy không khéo nhừ tử rồi cũbg là. Thóc với chẳng gạo, mang danh ăn cắp thì cũng xấu mặt như nhau cả thôi.
-Sao… sao cơ…. chị nói Gạo bị làm sao cơ?
Quý không khỏi thắc mắc liền lên tiếng hỏi. Nghe là người lạ, Thảo giật mình quay ra. Nó như chết sững không nói được lên câu khi nhìn thấy Quý. Trong cái làng rộng lớn nhưng nghèo nàn này, lấy đâu ra được người đẹp trai như Quý. Hắn cao hơn hẳn Thảo chắc nó chỉ bằng tới nách Quý, là đàn ông nhưng da hắn trắng như trứng gà,khuôn mặt vuông vức, trán rộng , cái mũi lõ cao như tây . Tuy hắn trắng, nhưng lại khỏe khoắn lạ kì, từng múi cơ săn chắc ẩn dưới cái áo sơ mi trắng khiến Thảo không thể rời mắt. Nói trắng ra, nó như thể chết lâm sàng khi chạm phải ánh mắt sắc của Quý ngay từ lần đầu tiên.
– Này Chị….
Quý thấy Thảo đơ đơ ,thì chạm vào người nó lần lần nữa, khiến Thảo giật mình lúng túng , nó lấy tay che miệng ho lên mấy cái. Nhưng thực chất là vớt vát hàng nước dãi đang chuẩn bị tràn bờ chảy ra khỏi mồm. Hít vào một hơi, Thảo lấy lại bình tĩnh rồi hỏi lại:
– Cậu là ai ? Đến đây có việc gì?
– Tôi là Quý, là bạn cùng lớp với Gạo. Chị là chị gái của Gạo phải không? Tôi muốn hỏi Gạo đi đâu rồi.
Thảo nghe giới thiệu là bạn cùng lớp thì lại càng mừng, nó mặt tỏ vẻ buồn, xong đích thị là muốn bêu xấu, nó đáp:
-À ,tìm cái Gạo chứ gì? Khổ!chẳng biết là đi đánh thuốc chết cá nhà người ta, nãy người ta bắt đi lên công an xã rồi. Rõ khổ, nhà đói nhưng đến nông nỗi nào đâu mà làm cái trò mèo ấy.
Thảo chép miệng kể cho Quý nghe. Hắn sững người hỏi lại:
– Gạo bị bắt rồi ư? Bắt khi nao thế chị?
– phải, bắt rồi, bị bắt đi tầm chiều tối ấy. Chắc tầm này bị ăn tẩn không biết gì đâu.
Quý nghe Thảo nói thì quay ngoắt đi về. Thảo thấy trai đẹp chạy đi thì nói với:
-Này!à thế à… có nhắn gì không , biết đâu tí nó lại được cho về tôi còn biết đường mà chuyển lời….
– Không cần!
Quý nói một câu cụt ngủn khiến Thảo tụt cả hứng. Trông theo Quý quay xe đi, Thảo không nói năng gì. Nó vẫn còn đang say Quý như điếu đổ, tuy chưa kịp hỏi hắn nhà ở đâu, xong thảo biết chắc chắn Quý là con nhà giàu. Nó nhủ khi nào Gạo về phải hỏi cô xem Quý là con cái nhà ai mà lại khí chất,đẹp trai đến vậy. Tuy nó cũng muốn lấy chồng, như Thảo chưa rung động với ai, cho đến khi nó gặp được Quý.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương